Giáo án Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thị Duyên

Giáo án Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thị Duyên

I. Mục tiêu:

 - Kiểm tra đọc (lấy điểm):

 + Nội dung: các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8;

 - Ôn luyện về phép so sánh:

 - Đọc thêm các bài tập đọc trong sách: Đơn xin vào Đội, Khi mẹ vắng nhà, Chú sẻ và bông hoa bằng lăng.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8

 - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2

 

doc 27 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 926Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thị Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc – kể chuyện
Ôn tập giữa học kỳ I (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
 - Kiểm tra đọc (lấy điểm):
 + Nội dung: các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8;
 - Ôn luyện về phép so sánh:
 - Đọc thêm các bài tập đọc trong sách: Đơn xin vào Đội, Khi mẹ vắng nhà, Chú sẻ và bông hoa bằng lăng.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8
	- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức
- Hát 
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu, ghi đầu bài
 2. Kiểm tra tập đọc:
- Cho học sinh lên bảng gắp thăm bài đọc
- Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi 1,2 câu về nội dung bài đọc
- Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc
- Cho điểm từng học sinh
- Lần lượt từng học sinh gắp thăm bài (khoảng 8 đến 10 học sinh), về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút.
- Đọc và trả lời câu hỏi
- Theo dõi và nhận xét.
 3. Ôn luyện về phép so sánh:
* Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Mở bảng phụ
- Gọi học sinh đọc câu mẫu
GV hướng dẫn mẫu 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở theo mẫu trên bảng
- 1 học sinh đọc yêu cầu 
- 1 học sinh đọc
- Học sinh tự làm
- 2 học sinh đọc phần lời giải, 2 học sinh nhận xét
* Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Chia lớp thành 3 nhóm
- Yêu cầu học sinh làm tiếp sức
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc
- Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn tập hợp với mỗi chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh.
- Các nhóm cử đại diện học sinh lên thi, mỗi học sinh điền vào 1 chỗ trống.
- 1 học sinh đọc lại bài làm của mình
- Học sinh làm bài vào vở:
(Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiểm tra đọc : Các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8. Đọc thêm các bài tập đọc còn lại.
2. Ôn luyện cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận của kiểu câu Ai (cái gì, con gì) là gì?
3. Nhớ và kể lại chôi chảy, đúng diễn biến một trong các câu chuyện đã học từ tuần 1 đến tuần 8.
II. Đồ dùng dạy – học
	- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8.
	- Bảng lớp ghi sẵn bài tập 2 và bảng phụ tên các câu chuyện đã học từ 1 đến tuần 8.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
2. Kiểm tra tập đọc:
- Tiến hành như tiết 1
- 10 em
3. Ôn luyện cách đặt câu hỏi cho bộ phận câu Ai là gì?
* Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 2:
- Các con đã được học những mẫu câu nào?
- GV hướng dẫn phần a
- Yêu cầu tự làm phần b
- Gọi học sinh đọc lời giải.
- 2 học sinh đọc yêu cầu trong SGK
HS trả lời
- Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường?
- Tự làm bài tập
- 3 học sinh đọc lại lời giải sau đó cả lớp làm vào vở
+ Câu lạc bộ thiếu nhi là gì?
* Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Gọi học sinh nhắc lại tên các chuyện đã được học trong tiết tập đọc và được nghe trong tiết TLV.
- HS trả lời
- Học sinh nhắc lại tên các chuyện 
- Khen học sinh đã nhớ tên truyện và mở bảng phụ để học sinh đọc lại
- Gọi học sinh lên thi kể. 
- Cho điểm học sinh
- Thi kể chuyện mình thích
- Học sinh khác nhận xét bạn kể về các yêu cầu đã nêu trong tiết kể chuyện
3. Củng cố, dặn dò:
 Nhắc học sinh chuẩn bị bài sau
Toán
Tiết 41: Góc vuông, góc không vuông
I. Mục tiêu:
 	Giúp học sinh:
	- Làm quen với các khái niệm: góc vuông, góc không vuông.
	- Biết dùng êke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ góc vuông.
II. Đồ dùng dạy – học:
Êke, thước dài, phấn màu
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra các bài tập tiết 40
- 3 học sinh làm bài trên bảng
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm 
B. Dạy – học bài mới:
1. Giới thiệu: Ghi đầu bài
2. Giới thiệu về góc:
* Chỉ mô hình đồng hồ lúc 3 giờ và chỉ cho hs biết: đâu là điểm gốc của 2 kim.
 - HS quan sát
 - Giáo viên nói:Hai kim của các mặt đồng hồ trên có chung 1 điểm gốc, ta nói hai kim đồng hồ tạo thành 1 góc.
- HS lắng nghe
*Cho học sinh quan sát tiếp đồng hồ thứ hai, đồng hồ thứ 3 tương tự
- Quan sát theo hướng dẫn của GV
* Tiểu kết:Hai kim trong các mặt đồng hồ đều có chung một điểm gốc. Vậy ta nói 2 kim tạo thành 1 góc.
* Giới thiệu về góc:
- Giáo viên giới thiệu khái niệm chung về góc:
+ Góc được tạo bởi 2 cạnh có chung 1 điểm gốc.
+ Cạnh của góc thứ nhất là OA, OB
HS tự tìm các cạnh của các góc còn lại.
- Giáo viên giới thiệu khái niệm chung về đỉnh của góc: đỉnh của góc là điểm chung của hai cạnh.
 + Giáo viên chỉ đỉnh của góc thứ nhất. 
+ HS chỉ đỉnh của các góc còn lại
 3. Giới thiệu góc vuông và góc không vuông:
- GV chỉ hình 1 nói: đây là góc vuông.
- Hãy nêu tên đỉnh và các cạnh tạo thành của góc vuông AOB?
- Đỉnh O, Cạnh OA và OB. 
- Chỉ hai góc 1, 2 nói: góc MPN và góc CED là góc không vuông.
- Học sinh quan sát.
- Yêu cầu học sinh nêu tên đỉnh, các cạnh của từng góc
- Góc đỉnh P: cạnh là PN và PM ; Góc đỉnh E: cạnh là EC và ED.
 4. Giới thiệu êke:
- Giáo viên giơ thước ê ke loại to và giới thiệu
- Học sinh quan sát
- Tìm góc vuông trong thước êke?
- Học sinh quan sát và chỉ vào góc vuông trong êke của mình.
- Hai góc còn lại có vuông không?
- Hai góc còn lại là 2 góc không vuông.
5. Hướng dẫn dùng êke để kiểm tra góc vuông, góc không vuông:
- Giáo viên vừa hướng dẫn vừa thực hiện thao tác
- Quan sát GV hướng dẫn và làm theo
C. Luyện tập:
* Bài 1:(Làm phiếu)
- Hướng dẫn học sinh dùng êke để kiểm tra các góc của hình chữ nhật. Có thể làm mẫu 1 góc.
- Tiến hành dùng êke để kiểm tra góc
* Bài 2:(Trò chơi)
- Yêu cầu học sinh đọc đề tài
- HD: Dùng êke để kiểm tra xem góc nào là góc vuông, đánh dấu các góc vuông theo đúng qui ước.
- Giáo viên nêu cách chơi, luật chơi.
Chốt ý: Hình vẽ có 6 góc thì có tất cả 3 góc vuông. Mỗi góc vuông được vẽ 1 kiểu khác nhau.
- Học sinh chơi
* Bài 3:( làm nhóm)
- Đọc đề bài, phân tích đề.
- Tứ giác MNPQ có các góc nào?
- Góc đỉnh M, đỉnh N, đỉnh P, đỉnh Q
- Yêu cầu học sinh dùng êke để kiểm tra các góc theo nhóm đôi rồi trả lời câu hỏi
- Các góc vuông là góc đỉnh M, đỉnh N, đỉnh P, đỉnh Q.
- Đại diện nhóm trình bày, dùng ký hiệu đánh dấu góc vuông.
* Bài 4:( Giơ thẻ)
- Học sinh đọc đề
- Hướng dẫn: Dùng êke để kiểm tra từng góc, đánh dấu vào các góc vuông, sau đó đếm số góc vuông
- Học sinh tự kiểm tra trong sách
- Hình bên có bao nhiêu góc?
- HS giơ thẻ số ( Hình bên có 4 góc)
- Yêu cầu học sinh lên bảng chỉ các góc vuông có trong hình
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét.
D. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về góc vuông, góc không vuông.
- Nhận xét tiết học
chính tả
Ôn tập giữa kỳ I (Tiết 4)
I. Mục tiêu
	- Kiểm tra đọc : Kiểm tra đọc tất cả các học sinh chưa được kiểm tra	
	- Ôn luyện cách đặt câu hỏi cho các bộ phận câu: Ai làm gì?
	- Nghe - viết chính xác đoạn văn “ Gió heo may”. 	
II. Đồ dùng dạy – học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8.
- Bài tập 2 chép sẵn trên bảng lớp
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
2. Kiểm tra tập đọc:
Tiến hành tương tự các tiết trước
3. Ôn luyện cách đặt câu hỏi cho các bộ phận câu: Ai làm gì?
* Bài 1:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
- 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK
- Gọi học sinh đọc câu văn phần a
- Bộ phận nào trong câu trên được in đậm
- Chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa.
- Vậy ta đặt câu hỏi nào cho bộ phận này?
- Làm gì?
- Yêu cầu học sinh tự làm phần b
- Tự làm bài tập
- Gọi học sinh đọc lại lời giải
- 3 học sinh đọc: Ai thường đến câu lạc bộ vào ngày nghỉ
*.Bài 2: Nghe – viết chính tả
- GV đọc đoạn văn “ Gió heo may” 1 lượt
- Theo dõi, sau đó 2 học sinh đọc lại 
- Hỏi: Gió heo may báo hiệu mùa nào?
- Gió heo may báo hiệu mùa thu
- Cái nắng của mùa hè đi đâu?
- Cái nắng thành thóc vàng, ẩn vào quả na, quả mít, quả hồng, quả bưởi
- Yêu cầu học sinh tìm những từ khó, dễ lẫn
- làm gió, nắng, giữa trưa, dìu dịu, dễ chịu
- Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được
- 3 học sinh lên bảng viết, học sinh dưới lớp viết bảng con.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết
- Nghe giáo viên đọc và viết bài
- Thu chấm 10 bài tại lớp
- Nhận xét bài của học sinh
D. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn hs về nhà đọc thuộc lòng những bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8.
Toán
Tiết 42:Thực hành nhận biết và
vẽ góc vuông bằng êke
I. Mục tiêu
Giúp học sinh
- Tiến hành dùng êke để kiểm tra góc vuông, góc không vuông
 - Biết cách dùng êke để vẽ góc vuông.
II. Đồ dùng dạy – học:
	- Thước êke
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 học sinh làm bài tiết trước trên bảng
- Hỏi: + Một góc có mấy đỉnh, mấy cạnh?
 + Chúng ta đã học các loại góc nào?
 + Muốn kiểm tra góc vuông, góc không vuông ta dùng dụng cụ gì?
+ Một góc có1 đỉnh, 2 cạnh.
+ Góc vuông, góc không vuông.
+Muốn kiểm tra góc vuông, góc không vuông ta dùng êke
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng
2. Hướng dẫn thực hành:
Bài 1:
- Hướng dẫn học sinh thực hành vẽ góc vuông đỉnh O: Đặt đỉnh của góc vuông của êke trùng với O và 1 cạnh góc vuông của êke trùng với cạnh đã cho. Vẽ cạnh còn lại của góc vuông êke. Ta được góc vuông đỉnh O.
- Tiến hành vẽ góc vuông đỉnh O theo hướng dẫn và tự vẽ các góc còn lại.
- Yêu cầu học sinh kiểm tra bài của nhau
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
* Bài 2:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh tự làm bài và trả lời
- Hình thứ nhất có 4 góc vuông, hình thứ 2 có 2 cạnh góc vuông
* Bài 3:
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ và tưởng tượng xem mỗi hình A, B được ghép từ các hình nào?
- Hình A được ghép từ hình 1 và 4
- Hình B được ghép từ hình 2 và 3
* Bài 4:
- Yêu cầu mỗi học sinh trong lớp lấy 1 mảnh giấy bất kỳ thực hành gấp, giáo viên đến từng học sinh để kiểm tra
- Gấp giấy như hướng dẫn 
D. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về góc vuông, góc không vuông
- Nhận xét tiết học
tự nhiên – xã hội
Ôn tập : Con người và sức khoẻ ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
- Củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về cấu tạo, vị trí, chức năng của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh, những việc  ...  khác nhận xét bổ sung
- Chốt lại lời giải đúng
- Làm bài vào vở
4. Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy
* Bài 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- 1 học sinh đọc yêu cầu sách giáo khoa.
- Yêu cầu học sinh tự làm
- 3 học sinh lên bảng, lớp dùng bút chì đánh dấu vào sách giáo khoa.
- Gọi học sinh nhận xét bài của bạn
- Chốt lại lời giải đúng
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà đọc trước các tiết ôn tập và chuẩn bị kiểm tra 
Toán
Tiết 44: Bảng đơn vị đo độ dài
I. Mục tiêu Giúp học sinh:
 - Làm quen với bảng đơn vị đo độ dài
 - Bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn
 -Thực hiện các phép tính nhân, chia với các số đo độ dài	
II. Chuẩn bị:Kẻ bảng như sách giáo khoa nhưng chưa ghi
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài về nhà của tiết 43.
- 2 học sinh chữa bài tập 2
- Nhận xét chữa bài và cho điểm học sinh 
C. Dạy – học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
2.Giới thiệu bảng đơn vị đo độ dài:
- Mở bảng đv đo độ dài (chưa có thông tin)
- Y/c HS nêu tên các đv đo độ dài đã học
- cm, dm, m, mm, km, dam, hm.
- Nêu: Trong các đơn vị đo độ dài thì m được coi là đơn vị cơ bản. Viết m vào bảng đơn vị đo độ dài.
- Lớn hơn m có những đơn vị đo nào?
- dam, hm, km
+ Ta viết các đơn vị đo độ dài lớn hơn m, đơn vi nào gấp m 10 lần?
- dam
+ Viết dam vào cột ngay bên trái của cột m và viết 1 dam = 10m xuống dòng dưới.
+ Đọc 1 dam = 10m
+ Đơn vị nào gấp m 100 lần?
+ Héc – tô - mét
+ Viết hm và kí hiệu hm vào bảng
+ 1hm bằng bao nhiêu dam?
+ 1 hm = 10 dam
+ Viết vào bảng 1 hm = 10 dam = 100m
- Tiến hành tương tự với các đơn vị còn lại để hoàn thành bảng đơn vị đo độ dài
- Y/C HS đọc các đơn vị đo độ dài
3. Luyện tập:
* Bài 1:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp
- Chữa bài và cho điểm học sinh
2 học sinh kiểm tra bài của nhau
* Bài 2:
- Hướng dẫn học sinh làm như bài tập 1
- Học sinh làm bài vào vở
* Bài 3:
- Viết lên bảng 32 dam x 3 = , hỏi: Muốn tính 32 dam nhân 3 ta làm thế nào?
- Lấy 32 x 3 = 96, viết 96 sau đó kí hiệu đơn vị là dam vào sau kết quả
- Hướng dẫn tiếp 96 cm: 3 = 32cm
- Yêu cầu học sinh tự làm tiếp
D. Củng cố, dặn dò:
Yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập thêm
Tự nhiên và xã hội
Tiết 18: Ôn tập Con người và sức khoẻ (Tiếp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh thực hành vẽ tranh vận động với mọi người cùng thể hiện để có sức khoẻ tốt, cuộc sống lành mạnh.
2. Kỹ năng: Biết cách vẽ và vẽ đúng chủ đề.	
3. Giáo dục: Có ý thức bảo vệ sức khoẻ.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Vở bài tập
	- Màu vẽ, bút chì
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài về nhà của tiết 43.
- Nhận xét chữa bài và cho điểm học sinh 
C. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
2. Hướng dẫn học sinh vẽ tranh:
- Mỗi đội cử đại biểu bốc thăm chủ đề vẽ.
- Cử đại diện bốc thăm
- Yêu cầu các đội vẽ tranh theo nội dung đã bốc thăm được
- Giáo viên giúp đỡ học sinh vướng mắc
- Học sinh các đội làm bài
- Gọi đại diện các đội lên trình bày tranh vẽ của mình
- Các đội lên trình bày nội dung tranh
- Nhận xét, thi vẽ tranh
D. Củng cố, dặn dò:
- Hoàn chỉnh màu cho tranh vẽ
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 4 tháng 11 năm 2008
Tập viết
Ôn tập giữa học kỳ I (tiết 3)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Kiểm tra đọc ( thực hiện như tiết1,2 ), hoàn thành các bài đọc thêm.
	- Ôn luyện cách đặt câu hỏi theo mẫu: Ai là gì?
	- Viết đúng đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi (phường, xã, quận, huyện) theo mẫu đã học.
II. Đồ dùng dạy – học:
	- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 - 8
	- Giấy to và bút dạ
	- Phô tô mẫu đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ phát cho học sinh
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
2. Kiểm tra tập đọc:
- Tiến hành như các tiết trước
3. Ôn luyện cách đặt câu theo mẫu: Ai là gì?
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- 1 HS đọc yêu cầu sgk
- Phát giấy và bút cho các nhóm
- Nhận đồ dùng học tập
- Yêu cầu học sinh tự làm
- Hs tự làm bài trong nhóm
- Gọi các nhóm dán bài của mình lên bảng, nhóm trưởng đọc các câu mà nhóm mình đặt được
- Dán bài và đọc phần bài làm
- Gọi học sinh nhận xét từng câu của từng nhóm
- Nhận xét
- Tuyên dương nhóm đặt được nhiều câu đúng theo mẫu và có nội dung hay
- Đọc lại bài và làm vào vở
4. Viết đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường:
- Phát phiếu cho học sinh.
- Nhận phiếu
- Gọi học sinh đọc mẫu câu
- 1 HS đọc mẫu đơn có sẵn
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa từ “ban chủ nhiệm” (tập thể chịu trách nhiệm chính của 1 tổ chức), câu lạc bộ (tổ chức lập ra cho nhiều người tham gia sinh hoạt như vui chơi, giải trí, văn hoá, thể thao) 
- 3 đến 4 học sinh nhắc lại nghĩa từ và tìm thêm tên các câu lạc bộ có ở địa phương
- Yêu cầu học sinh tự làm
- Học sinh tự điền vào mẫu
- Gọi học sinh khá đọc lá đơn của mình và các học sinh khác nhận xét
- 7 em đọc đơn của mình
D. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Nhắc học sinh về nhà tập đặt câu theo mẫu Ai là gì? và luyện tập
Tập làm văn
Kiểm tra viết
( Chính tả, Tập làm văn)
( Theo đề của nhà trường)
Luyện từ và câu
Kiểm tra đọc
(Đọc hiểu, luyện từ và câu)
(Kiểm tra theo đề bài của nhà trường)
Toán
Tiết 45: Luyện tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 - Làm quen với cách viết số đo độ dài là ghép của 2 đơn vị
 - Làm quen với việc đổi số đo độ dài có 2 đơn vị sang số đo độ dài có1 đơn vị
 - Củng cố khái niệm thực hành tính cộng, trừ, nhân, chia các số đo độ dài.
 - Củng cố khái niệm so sánh các số đo độ dài.
2. Kỹ năng: Thực hiện tốt các bài luyện tập.
3. Giáo dục: Chính xác, tự tin với công việc.	
II. Đồ dùng dạy – học:
	Bài tập luyện tập
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài về nhà của tiết 43.
- 3 học sinh làm bài trên bảng
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh
C. Dạy – học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học- Ghi đầu bài
2. Giới thiệu về số đo có 2 đơn vị đo:
- Vẽ lên bảng đoạn thẳng AB dài 1m 9cm và yêu cầu học sinh đo độ dài đoạn thẳng này bằng thước m
- Đoạn thẳng AB dài 1m 9cm
- Đoạn thẳng AB dài 1m 9cm ta có thể viết tắt 1m và 9cm là 1m 9cm và được đọc là 1m 9cm
- Đọc là 1m 9cm
- Viết lên bảng 3m 2dm =  dm và yêu cầu học sinh đọc
- Đọc: 3m 2dm =  dm 
- Muốn đổi 3m 2dm thành dm ta thực hiện như sau:
+ 3m bằng ? dm?
+ 3m = 30 dm
+ Vậy 3m 2dm bằng 30dm cộng 2 dm bằng 32 dm
+ Thực hiện phép cộng 30dm + 2 dm = 32dm
- Vậy khi muốn đổi số đo có 2 đơn vị thành số đo có 1 đơn vị nào đó ta đổi từng thành phần của số đo có 2 đơn vị ra đơn vị cần đổi, sau đó cộng các thành phần đã đổi được với nhau
- Yêu cầu học sinh tiếp tục làm các phần còn lại của bài, sau đó chữa bài và cho điểm học sinh.
3. Cộng, trừ, nhân, chia các số đo độ dài:
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài 2, sau đó chữa bài. Khi chữa bài yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện phép tính với các đơn vị đo
- Khi thực hiện các phép tính với các số đo ta cũng thực hiện bình thường như với các số tự nhiên, sau đó ghi tên các đơn vị vào kết quả
4. So sánh các số đo độ dài:
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập 3
- So sánh các số đo độ dài và điền dấu so sánh vào chỗ chấm
- Viết lên bảng 6m3cm  7m yêu cầu học sinh suy nghĩ và cho kết quả so sánh
- 6m 3cm < 7m vì 6m và 3cm không đủ để thành 7 m.
 + 6m 3cm = 603 cm; 7 m = 700 cm
 603 cm < 700 cm
- Yêu cầu học sinh tự làm tiếp bài
- 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở bài tập
- Gọi học sinh nhận xét bài của bạn
- Học sinh cả lớp đọc lại bài làm sau khi đã chữa
- Chữa bài và cho điểm học sinh
D. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm
- Nhận xét tiết học
Tập đọc
Ôn tập giữa học kỳ I (Tiết 4)
I. Mục tiêu: 1.Kiến thức:
	- Kiểm tra đọc: Thực hiện như tiết trước.	
	- Ôn luyện cách đặt câu hỏi cho các bộ phận câu: Ai làm gì?
	- Nghe - viết chính xác đoạn văn “ Gió heo may”
2. Kỹ năng: Thực hiện tốt các bài luyện tập.
3. Giáo dục: Có ý thức nói đúng, viết đẹp. 
II. Đồ dùng dạy - học: - Bài tập 2 chép sẵn trên bảng lớp
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
2. Kiểm tra tập đọc:
Tiến hành tương tự tiết trước
3. Ôn luyện cách đặt câu hỏi cho các bộ phận câu: Ai làm gì?
* Bài 2:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
- 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK
-Gọi học sinh đọc câu văn trong phần a
- Bộ phận nào trong câu trên được in đậm?
- Chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa.
- Vậy ta đặt câu hỏi nào cho bộ phận này?
- Làm gì?
- Yêu cầu học sinh tự làm phần b
- Tự làm bài tập
- Gọi học sinh đọc lại lời giải
- 3 học sinh đọc: Ai thường đến câu lạc bộ vào ngày nghỉ
4. Nghe – viết chính tả
- Giáo viên đọc đoạn văn “ Gió heo may” 1 lượt
- Theo dõi, sau đó 2 học sinh đọc lại 
- Hỏi: Gió heo may báo hiệu mùa nào?
- Gió heo may báo hiệu mùa thu
- Cái nắng của mùa hè đi đâu?
- Cái nắng thành thóc vàng, ẩn vào quả na, quả mít, quả hồng, quả bưởi
- Yêu cầu học sinh tìm những từ khó, dễ lẫn
- làm gió, nắng, giữa trưa, dìu dịu, dễ chịu
- Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được
- 3 học sinh lên bảng viết, học sinh dưới lớp viết bảng con.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết
- Nghe giáo viên đọc và viết bài
- Thu chấm 10 bài tại lớp
- Nhận xét bài của học sinh
D. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò
- Học sinh về nhà đọc thuộc lòng những bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8.
Tuần 9
Thứ hai ngày 3 tháng 11 năm 2008
Mĩ thuật
Vẽ trang trí: Vẽ màu vào hình có sẵn
( Đồng chí giáo viên bộ môn dạy)
Thứ ba ngày 4 tháng 11 năm 2008
Thủ công
Ôn tập chương I: Phối hợp gấp, cắt, dán hình (Tiết 1)
( Đồng chí giáo viên bộ môn dạy)
Thứ năm ngày 6 tháng 11 năm 2008
Âm nhạc
Học hát: Ôn tập 3 bài hát đã học
( Đồng chí giáo viên bộ môn dạy)
Mĩ thuật
Thường thức mĩ thuật:Xem tranh tĩnh vật
( Đồng chí giáo viên bộ môn dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan9.doc