Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Tập đọc + Kể chuyện.

Tiết 22+ 23 Bài: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ.

I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

TẬP ĐỌC

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

- Đọc đúng các từ: lộ rõ, lùi dần, sôi nổi.

- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu: câu kể, câu hỏi.

- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện: sếu, u sầu, nghẹn ngào.

- Nắm được cốt truyện và hiểu ý nghĩa câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. Sự quan tâm sẵn sàng chia sẻ của người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.

KỂ CHUYỆN

- Rèn kĩ năng nói: Biết nhập vai một bạn nhỏ trong truyện kể lại được một đoạn của câu chuyện, giọng kể tự nhiên, phù hợp với diễn biến câu chuyện.

- Rèn kĩ năng nghe.

- Biết chăm chú theo dõi các bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn .

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

- Học sinh khá giỏi kể được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ

- HS biết quan tâm giúp đỡ và chia sẻ niềm vui nỗi buồn của người khác .

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1093Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 3 / 10/ 2009
 Ngày dạy: Thứ hai: 5 / 10 / 2009
TUẦN 8
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Hoạt động tập thể
2
Tập đọc + Kể chuyện
Các em nhỏ và cụ già.
3
Tập đọc + Kể chuyện
Các em nhỏ và cụ già.
4
Toán
Luyện tập
5
Đạo đức
Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ,
anh chị em (tiết 2)
Môn: Tập đọc + Kể chuyện.
Tiết 22+ 23 Bài: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ.
 TUẦN 8
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
TẬP ĐỌC
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
Đọc đúng các từ: lộ rõ, lùi dần, sôi nổi.
Bước đầu đọc đúng các kiểu câu: câu kể, câu hỏi.
Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện: sếu, u sầu, nghẹn ngào.
Nắm được cốt truyện và hiểu ý nghĩa câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. Sự quan tâm sẵn sàng chia sẻ của người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.
KỂ CHUYỆN
Rèn kĩ năng nói: Biết nhập vai một bạn nhỏ trong truyện kể lại được một đoạn của câu chuyện, giọng kể tự nhiên, phù hợp với diễn biến câu chuyện.
Rèn kĩ năng nghe.
Biết chăm chú theo dõi các bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn .
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
Học sinh khá giỏi kể được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ
 HS biết quan tâm giúp đỡ và chia sẻ niềm vui nỗi buồn của người khác . 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 Aûnh môït đàn sếu.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Kiểm tra bài cũ: 
3 học sinh đọc bài thơ Bận và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
Giáo viên nhận xét - Ghi điểm.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Luyện đọc.
Giáo viên đọc mẫu
Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu.
+ Đọc từng đoạn
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
Các bạn nhỏ đi đâu?
 Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?
 Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào?
 Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy?
 Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
 Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ ông cụ thấy lòng nhẹ hơn?
 Chọn môït tên khác cho truyện?
 Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
Nội dung chính : Các em nhỏ đã biết quan tâm và thông cảm với niềm vui, nỗi buồn của người khác .
Luyện đọc lại.
 KỂ CHUYỆN
Giáo viên nêu nhiệm vụ
Hướng dẫn học sinh :
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện. 
Yêu cầu học sinh lên kể mẫu1 đoạn của câu chuyện.
Học sinh khá giỏi kể được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ
Giáo viên nhận xét.
Học sinh theo dõi - đọc thầm.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu.
Đọc từ khó.
Học sinh tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài.
Đọc từ chú giải cuối bài.
Đọc từng đoạn trong nhóm.
5 học sinh tiếp nối nhau đọc 5 đoạn .
Học sinh đọc thầm từng đoạn TLCH.
Đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ.
Các bạn gặp một cụ già đang ngồi ven đường, vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu.
Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau. Có bạn đoán cụ bị mất cái gì đó. Cuối cùng cả tốp đến tận nơi hỏi thăm ông.
Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan, nhân hậu. Các bạn muốn giúp đỡ ông cụ.
Cụ bà bị ốm nặng, đang nằm trong bệnh viện, rất khó qua khỏi.
Ông cảm thấy nỗi buồn được chia sẻ./ Ông cảm thấy đỡ cô đơn vì có người cùng trò chuyện./ Ông cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ.
Những đứa trẻ tốt bụng./ Chia sẻ./ Cảm ơn các cháu.
Con người phải quan tâm giúp đỡ nhau.Sự quan tâm là cần thiết, rất đáng quý.
Học sinh nhắclại.
4 học sinh tiếp nối nhau thi đọc các đoạn 2,3,4,5
1 tốp 6 em nối nhau thi đọc truyện theo vai.
Cả lớp và giáo viên bình chọn cá nhân đọc tốt.
Học sinh lắng nghe.
1 học sinh lên kể mẫu 1 đoạn của câu chuyện.
Từng cặp học sinh tập kể từng đoạn của câu chuyện.
Học sinh thi kể trước lớp.
Lớp nhận xét bình chọn bạn kể hay
Học sinh khá giỏi kể được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ
1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện
3. Củng cố: Các em đã bao giờ làm việc gì để thể hiện sự quan tâm đến người khác, sẵn sàng giúp đỡ người khác như các bạn nhỏ trong truyện chưa? – Học sinh trả lời.
Các em cần quan tâm đến người khác, sẵn sàng giúp đỡ người khác giúp đỡ và chia sẻ niềm vui nỗi buồn của người khác như các bạn nhỏ trong truyện
4. Dặn dò: Về nhà tập kể cho bạn bè, người thân nghe.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
Môn: Toán
Tiết 36 Bài: LUYỆN TẬP
TUẦN 8
I – MỤC TIÊU 
Giúp học sinh của cố và vận dụng bảng nhân 7 để làm tính và giải toán liên quan đến bảng chia 7.
 Rèn kĩ năng tính và giải toán. 
Thuộc bảng chia 7 và vận dụng phép chia 7 trong giải toán..
Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản.
Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.
II - CHUẨN BỊ:
GV: bảng phụ ghi nội dung bài tập 1, phiếu bài tập ghi nội dung bài 4.
 HS: Vở, SGK.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Kiểm tra bài cũ: 
học sinh lên bảng đọc bảng chia 7
1 học sinh làm bài tập 2/vở BT/44
1 học sinh làm bài 3/vở bài tập/44. Giáo viên nhận xét - ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
- Hướng dẫn học sinh tự làm bài và chữa bài.
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
Giáo viên nhận xét, sửa bài.
- Nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
Bài 2: Cột 1,2,3
- Nêu cách tính.
Cột 4 dành cho học sinh khá giỏi.
Bài 3:
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng nào?
- Để biết chia được bao nhiêu nhóm ta làm như thế nào?
Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài 4:
- Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào?
Bài 1: Tính nhẩm.
- Học sinh nhẩm miệng và ghi kết quả.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
7 x 8 = 56 7 x 9 = 63
56 : 7 = 8 63 : 7 = 9
70 : 7 = 10 28 : 7 = 4
63 : 7 = 9 42 : 6 = 7
- Lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia.
Bài 2: Tính.
- Học sinh nêu. 2 học sinh lên bảng làm bài
- Lớp làm vào vở.
 28 7 35 7 42 7 42 6
 28 4 35 5 42 6 42 7 
 0 0 0 0
Bài 3: Học sinh đọc đề bài.
 - Nêu dữ kiện bài toán.
- Bài toán thuộc dạng toán chia theo nhóm 7.
- Để biết chia được bao nhiêu nhóm ta làm phép tính chia.
- 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Lớp làm vào vở.
Tóm tắt :
7 học sinh : 1 nhóm
35 học sinh : ? nhóm
Bài giải:
Số nhóm học sinh chia được là:
 35 : 7 = 5 (nhóm)
 Đáp số : 5 nhóm.
Bài 4: 
Học sinh nêu cách tìm. - Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số : Ta làm tính chia .
Hình a : Có 21 con mèo số con mèo trong hình a là :
 21 : 7 = 3 ( con mèo ) 
Hình b : Có 14 con mèo số con mèo trong hình b là :
 14 : 7 = 2 ( con mèo )
3. Củng cố: 2 học sinh đọc lại bảng chia 7
4. Dặn dò: Về nhà làm bài. 
Nhận xét tiết học: Tuyên dương - nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
.
Môn: Đạo đức
Tiết 8 Bài: QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (Tiết 2)
TUẦN 8
I – MỤC TIÊU
Tiếp tục cho học sinh thực hành để thể hiện sự quan tâm chăm sóc những người thận trong gia đình
HS biết thể hiện sự quan tân chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em bằng lời nói và việc làm cụ thể, phù hợp với tình huống.
HS yêu quý, biết quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình.
Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
Hs khá giỏi:
Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
II - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Vở bài tập đạo đức 3.
- Các tấm bìa nhỏ có màu đỏ, màu xanh và màu trắng.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Kiểm tra bài cũ: 
1 học sinh: - Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình đã dành cho em? - Đó là quyền mà mọi trẻ em được hưởng.
1 học sinh: - Đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em; em cần có bổn phận gì đối với họ? - Con cháu có bổn phận quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình.
Giáo viên nhận xét – Đánh giá.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1
Xử lí tình huống và đóng vai
Giáo viên chia nhóm yêu cầu học sinh thảo luận và đóng vai một tình huống sau: 
Tình huống 1: Lan ngồi học trong nhà thì thấy em bé đang chơi trò chơi nguy hiểm ở ngoài sân (như trèo cây , nghịch lửa , chơi ở bờ ao )
: Nếu em là bạn Lan , em sẽ làm gì ? 
Tình huống 2: Ông của Huy có thói quen đọc báo hằng ngày. Nhưng mấy hôm nay ông bị đau mắt nên không đọc báo được.
Nếu em là bạn Huy, em sẽ làm gì ?Vì sao ?
Kết luận: 
Tình huống 1: Lan cần chạy ra khuyên ngăn em không được nghịch dại. 
 Tình huống 2: Huy nên giành thời gian đọc báo cho ông nghe.
Học sinh thảo luận nhóm, đóng vai.
Các nhóm lên đóng vai.
Lớp nhận xét cách ứng xử của nhóm bạn.
Lan cần chạy ra khuyên ngăn em không được ngh ... ính nhẩm độ dài đoạn thẳng MN: 8cm - 4 cm = 4 cm
 4 cm
M N
3. Củng cố: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào? - Muốn giảm một số đi nhiều lần ta lấy số đó chia cho số lần.
4. Dặn dò: Về nhà làm bài trong vở bài tập
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
Môn: Tập đọc
Tiết 24 Bài: TIẾNG RU
TUẦN 8
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
Đọc đúng các từ: làm mật, yêu nước, thân lúa, núi cao.
Nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ: nghỉ hơi sau khổ thơ dài hoặc mỗi dòng thơ, câu thơ. Biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, thiết tha.
Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, ngắt nhịp hợp lý.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu.
Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: Đồng chí, nhân gian, bồi.
Hiểu ý nghĩa: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc hai khổ thơ trong bài)
Học sinh khá giỏi thuộc cả bài thơ.
Học thuộc lòng bài thơ.
Học sinh có ý thức đoàn kết, biết yêu thương nhau. 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh hoạ bài thơ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Kiểm tra bài cũ: 
1 học sinh: kể đoạn 1,2; 1 học sinh: kể đoạn 3,4 của bài Các em nhỏ và cụ già. 
Nêu ý nghĩa ? - Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. 
Giáo viên nhận xét - Ghi điểm.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Luyện đọc:
Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ ( giọng thiết tha tình cảm ).
Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu thơ.
+ Đọc từng khổ thơ trước lớp.
Giáo viên nhắc các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn nghỉ hơi kết thúc mỗi khổ thơ.
+ Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Con ong, con cá, con chim yêu những gì?
Nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ?
Vì sao núi không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ ?
Câu lục bát nào trong khổ thơ nói lên ý chính của bài thơ ?
GV giảng : Đó chính là điều mà bài thơ muốn nói với chúng ta. Con người sống trong cộng đồng phải biết yêu thương, đùm bọc đồng chí, anh em, bạn bè .
Học thuộc lòng bài thơ.
GV đọc diễn cảm bài thơ. Sau đó hướng dẫn học sinh đọc khổ thơ 1 (Giọng tha thiết, tình cảm, nghỉ hơi hợp lý ).
Con ong làm mật, / yêu hoa /
Con cá bơi, / yêu nước ; // con chim ca ,/ yêu trời /
Con người muốn sống, / con ơi / 
Phải yêu đồng chí, / yêu người anh em.// 
Yêu cầu HS đọc bài.
 Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ, cả bài thơ .
Học sinh theo dõi - đọc thầm.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu.
Đọc từ khó.
Đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp - đọc từ chú giải cuối bài.
Học sinh đọc từng khổ thơ trong nhóm.
1 học sinh đọc khổ thơ 1 - Lớp đọc thầm.
Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt giúp ong làm mật . 
Con cá yêu nước vì có nước cá mới bơi lội được, mới sống được. Không có nước cá sẽ chết.
Con chim yêu trời vì có bầu trời cao rộng, chim mới thả sức tung cánh hót ca, bay lượn .
Học sinh đọc câu hỏi - câu mẫu.
Lớp đọc thầm khổ thơ 2.
Một thân lúa chín không làm nên mùa lúa chín./ Nhiều thân lúa chín mới làm nên mùa lúa chín.
Một người không phải là cả loài người./ Sống một mình giống như một đốm lửa đang tàn lụi.
1 học sinh đọc khổ thơ cuối.
Núi không chê đất thấp vì núi nhờ có đất bồi mà cao. Biển không chê sông bé vì biển nhờ có nước của muôn dòng sông mà đầy.
 Con người muốn sống con ơi./
Phải yêu đồng chí yêu người anh em.
Học sinh luyện đọc từng khổ thơ, cả bài thơ.
Học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ.
3. Củng cố: Nêu nội dung bài. - Bài thơ khuyên con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
4. Dặn dò: Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
Môn : Chính tả (Nghe – viết)
Tiết 15 Bài : CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ.
TUẦN 8
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Rèn kĩ năng viết chính tả.
Nghe- viết chính xác, trình bày đúng đoạn 4 của truyện Các em nhỏ và cụ già .
Làm đúng bài tập chính tả tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/ d/ gi.
Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 Làm đúng ( BT2 a)
Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ viết nội dung bài tập 2a.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 2 học sinh lên bảng viết bài . Lớp viết bảng con: nhoẻn cười , nghẹn ngào , trống rỗng, chống chọi.
Giáo viên nhận xét - Ghi điểm.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Hướng dẫn học sinh nghe viết:
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị .
Giáo viên đọc đoạn viết
Đoạn này kể chuyện gì ?
Không kể đầu bài đoạn văn có mấy câu?
Những chữ nào trong đoạn viết hoa ?
Lời ông cụ được viết sau dấu gì ?
Giáo viên đọc cho học sinh luyện viết từ khó.
HD viết vở, nhắc nhở cách trình bày bài, tư thế ngồi viết.
Đọc cho học sinh viết bài vào vở .
Đọc cho học sinh soát lại bài.
Chấm- chữa bài .
Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả .
GV treo bảng phụ 
Yêu cầu HS đọc đề .
Cho lớp đọc thầm ghi nhanh kết quả vào bảng con.
Hướng dẫn làm vào vở .
GV theo dõi HS làm bài .
Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Học sinh lắng nghe.
2 học sinh đọc lại đoạn viết .
Cụ già nói với các bạn nhỏ lí do khiến cụ buồn: cụ bà nằm viện đã mấy tháng nay, bà ốm nặng khó mà qua khỏi. Cụ cảm ơn lòng tốt của các bạn. Các bạn làm cho cụ cảm thấy lòng nhẹ hơn.
7 câu.
Các chữ đầu câu.
Dấu 2 chấm, xuống dòng, viết lùi vào 1 chữ.
Học sinh viết từ khó vào bảng con: nghẹn ngào, bệnh viện, xe buýt, lòng tốt.
Học sinh nghe viết bài vào vở.
Học sinh soát –sửa lỗi.
Bài tập 2a:
HS đọc đề .
Lớp đọc thầm ghi nhanh kết quả vào bảng con.
-Lớp làm bài vào vở.
Tìm các từ : 
Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau :
Làm sạch quần áo, chăn màn bằng cách vò, chải, giũ, trong nước: ( giặt ).
Có cảm giác khó chịu ở da , như bị bỏng.(rát ).
Trái nghĩa với ngang .(dọc )
Củng cố: Học sinh nhắc lại nội dung bài viết.
4. Dặn dò: Về viết lại những lỗi sai .
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
Môn: Mĩ thuật
Tiết 8 Bài: Vẽ tranh: VẼ CHÂN DUNG
TUẦN 8
I – MỤC TIÊU
Học sinh tập quan sát, nhận xét về đặc điểm khuôn mặt của người.
Biết cách vẽ và vẽ được chân dung người thân trong gia đình hoặc bạn bè.
Hiểu đặc điểm, hình dáng khuôn mặt người.
Biết cách vẽ chân dung.
Vẽ được chân dung người thân trong gia đình hoặc bạn bè.
Học sinh khá giỏi:
Vẽ rõ được khuôn mặt, đối tượng, sắp xếp được hình ảnh cân đối, màu sắc phù hợp.
Yêu quý người thân và bạn bè.
II - CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sưu tầm một số tranh, ảnh chân dung các lứa tuổi.
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Một số bài vẽ chân dung của học sinh lớp trước.
Học sinh: Vở vẽ, bút chì, màu, tẩy.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
Giáo viên nhận xét – Đánh giá.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1
Tìm hiểu về tranh chân dung.
Giáo viên cho học sinh xem một số tranh chân dung của hoạ sĩ và thiếu nhi.
Các bức tranh này vẽ khuôn mặt, vẽ nửa người hay vẽ toàn thân?
Tranh chân dung vẽ những gì?
Ngoài khuôn mặt còn có thể vẽ thêm gì nữa?
Nét mặt người trong tranh thế nào?
Trong các bức tranh em thích bức tranh nào? Vì sao?
Học sinh xem, quan sát và nhận xét.
Thường vẽ khuôn mặt người là chủ yếu.
Hình dáng khuôn mặt, các chi tiết: mắt, mũi, miệng, tóc, tai.
Cổ, vai, thân.
Vui, buồn, hiền hậu, tươi cười, hóm hỉnh, trầm tư.
Học sinh phát biểu.
Hoạt động 2
Cách vẽ chân dung.
Có thể quan sát các bạn trong lớp hoặc vẽ theo trí nhớ.
Dự định vẽ khuôn mặt, nửa người hay toàn thân để đặt bố cục cho phù hợp với giấy vẽ.
Khi vẽ em nên vẽ gì trước?
Nên vẽ màu ở bộ phận nào trước?
Khuôn mặt, mái tóc; cổ vai vẽ sau.
Sau đó vẽ chi tiết mắt, mũi, miệng, tai.
Vẽ màu ở các bộ phận lớn trước (khuôn mặt, áo, tóc, nền xung quanh) sau đó vẽ màu ở các chi tiết.
Hoạt động 3
Thực hành.
Giáo viên theo dõi, động viên, nhắc nhở cho các em.
Học sinh thực hành vẽ vào vở.
Hoạt động 4
. Nhận xét, đánh giá.
Giáo viên chọn một số bài treo lên bảng, đánh giá.
Học sinh quan sát nhận xét – đánh giá.
3. Củng cố: Học sinh nhắc lại cách vẽ tranh chân dung.
4. Dặn dò: Về nhà tập vẽ thêm cho đẹp.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương-Nhắc nhở.
-----------------------------------0-----------------------------------
TUẦN 8
I – MỤC TIÊU
II - CHUẨN BỊ:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Kiểm tra bài cũ: 
Giáo viên nhận xét – Đánh giá.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
Hoạt động 4
. 
3. Củng cố: 
4. Dặn dò: 
Nhận xét tiết học: Tuyên dương-Nhắc nhở.
-----------------------------------0-----------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8, thu 2,3.doc