LUYỆN TẬP TỐN
- Cũng cố cho HS một số kiến thức về nhn, chia trong bản nhn 7.
- Luyện tập về tốn tìm x v giải tốn cĩ lời văn.
-Bi tập
1/ Đặt tính rồi tính:
25 x 6 40x3 72 x 7 27 x 4
63 : 7 77: 7 54 : 4 80 : 5
2/ Tìm ¼ của cc số sau:
12kg ; 44 lít ; 32 giờ ; 52m
3/ Tìm x
X : 6 = 42 49 : X = 7
4/ Đoạn dây thứ nhất dài 56m đoạn dây thứ hai dài gấp đôi đoạn dây thứ hai . Hỏi :
a. Đoạn dây thứ hai dài bao nhiêu mét.
b. Cả hai đoạn dài bao nhêu mét.
TUẦN 8 Từ ngày 11 – 10 đến ngày 15 – 10 Nhật tụng: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” *** LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 8 Thứ ngày Môn học Tên bài dạy ĐDDH 2 – 11 Tập đọc Kể chuyện Mĩ thuật Toán L.T.T.Việt Các em nhỏ và cụ già Nt Có giáo viên chuyên Luyện tập Tranh 3 – 12 Chính tả Tiếng anh Toán Đạo đức Thủ công Nghe-viết: Các em nhỏ và cụ già Có giáo viên chuyên Giảm đi một số lần Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, em Gấp, cắt, dán bông hoa (tiết 2). Mô hình Tranh Mẫu hoa 4 – 13 Tập đọc Thể dục Toán TH-XH Tập viết Tiếng ru Có giáo viên chuyên Luyện tập Vệ sinh thần kinh (tiết 1) Ôn chữ hoa G Tranh Tranh Mẫu chữ 5 – 14 LT và câu Toán Tiếng anh Chính tả L.T.Tốn Từ ngữ về cộng đồng. Ôn tập Ai làm gì ? Tìm số chia Có giáo viên chuyên Nhớ-viết: Tiếng ru Tranh Mô hình 6 – 15 Thể dục Tập làm văn Toán Aâm nhạc TN-XH Sinh hoạt Có giáo viên chuyên Kể về người hàng xóm Luyện tập Có giáo viên chuyên Vệ sinh thần kinh (tiết 2). Sinh hoạt tuần 8 Tranh LUYỆN TẬP TỐN - Cũng cố cho HS một số kiến thức về nhân, chia trong bản nhân 7. - Luyện tập về tốn tìm x và giải tốn cĩ lời văn. -Bài tập 1/ Đặt tính rồi tính: 25 x 6 40x3 72 x 7 27 x 4 63 : 7 77: 7 54 : 4 80 : 5 2/ Tìm ¼ của các số sau: 12kg ; 44 lít ; 32 giờ ; 52m 3/ Tìm x X : 6 = 42 49 : X = 7 4/ Đoạn dây thứ nhất dài 56m đoạn dây thứ hai dài gấp đơi đoạn dây thứ hai . Hỏi : Đoạn dây thứ hai dài bao nhiêu mét. Cả hai đoạn dài bao nhêu mét. Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010 Tập đọc – kể chuyện CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ. I- MỤC TIÊU A- TẬP ĐỌC 1. Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: sải cánh, ríu rít, sôi nổi, lộ rõ vẻ u sầu, thở nặng nhọc, nghẹn ngào, lặng đi - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đâu biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. 2. Đọc hiểu. - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: sếu, u sầu, nghẹn ngào - Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Chúng ta cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh ta, biết quan tâm, giúp đỡ và chia xẻ nổi buồn niềm vui với mọi người thì cuộc sống của mỗi người sẽ tươi đẹp hơn. B- KỂ CHUYỆN - Kể lại được câu chuyện theo lời của một bạn nhỏ trong bài. - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 1- GV:Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. Một bức tranh vẽ hoặc ảnh chụp chim sếu. 2- HS: SGK IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1’ 5’ 1’ 15’ 12’ 6’ 35’ 2’ 1- Ổn định lớp: 2- Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Bận. 3- Bài mới: a. Giới thiệu bài ghi đề b- Vào bài * Luyện đọc - Giáo viên đọc mẫu toàn bài 1 lượt với giọng thong thả - Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. - Hướng dẫn đọc từng đoạn trước lớp. (đọc 2 lượt). - Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. - Yêu cầu 5 học sinh tiếp nối nhau đọc bài trước lớp - Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. * Hướng dẫn tìm hiểu bài. - 1 học sinh đọc lại cả bài trước lớp. Yêu cầu 1 học sinh đọc lại đoạn 1 H: Các bạn nhỏ làm gì? -Đọc đoạn 2. H: Các bạn nhỏ gặp ai trên đường về? H: Vì sao các bạn dừng cả lại? H: Các bạn quan tâm đến ông cụ già như thế nào? H: Theo em, vì sao không quen biết ông cụ mà các bạn vẫn băn khoăn, lo lắng cho ông cụ nhiều như vậy? H: Cuối cùng, các bạn nhỏ quyết định như thế nào? * GV: Chúng ta cùng tìm hiểu xem đoạn 3, 4 để biết chuyện gì đã xảy ra với ông cụ. H: Ông cụ gặp chuyện gì buồn? - Vì sao khi trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn? - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 5. - Gọi 1 học sinh khác đọc câu hỏi 5, sau đó yêu cầu học sinh thảo luận để trả lời câu hỏi này. - Gọi đại diện của các nhóm trình bày ý kiến. Chú ý yêu cầu học sinh nêu rõ lý do vì sao nhóm em lại chọn tên đó cho câu chuyện. * Luyện đọc lại bài. - Giáo viên đọc mẫu bài. Chú ý nhấn giọng các từ: dừng lại, mệt mỏi, lộ rõ vẻ u sầu, bị ốm, đánh mất, có thể giúp gì, nặng nhọc, ấm áp, nằm viện, mấy tháng, ốm nặng, khó qua khỏi, lặng đi, thương cảm - Yêu cầu học sinh luyện đọc theo vai. - Tổ chức cho học sinh thi đọc. - Tuyên dương nhóm đọc tốt. KỂ CHUYỆN + Xác định yêu cầu. - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của phần kể chuyện, trang 63/SGK. - Khi kể lại câu chuyện theo lời của bạn nhỏ, em cần chú ý gì về cách xưng hô? + Kể mẫu. - Giáo viên chọn 3 học sinh khá cho các em tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện trước lớp. + Kể theo nhóm. + Kể trước lớp. - Tuyên dương học sinh kể tốt. 4- Củng cố, dặn dò: H: Em học được bài học gì từ các bạn nhỏ trong truyện? - Nhận xét tiết học, dặn học sinh chuẩn bị bài sau. - 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu. - Nghe giáo viên giới thiệu. - Theo dõi giáo viên đọc mẫu. - Mỗi học sinh đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên. - Mỗi học sinh đọc 1 đoạn trước lớp. - Thực hiện yêu cầu của giáo viên. - 5 học sinh tiếp nối nhau đọc bài -Đọc nhóm đôi - 2 nhóm thi đọc tiếp nối. - 1 học sinh đọc, cả lớp cùng theo dõi - Các bạn nhỏ đang ríu rít ra về sau 1 cuộc dạo chơi. - 1 học sinh đọc đoạn 2 - Các bạn nhỏ gặp một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. - Vì các bạn thấy cụ già trông thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu. - Các bạn băn khoăn không biết có chuyện gì xảy ra với ông cụ và bàn tán . - Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan/ Vì các bạn rất yêu thương mọi người xung quanh. - Các bạn quyết định hỏi xem ông cụ như thế nào? - 1 học sinh đọc đoạn 3, 4 trước lớp, - Ông cụ buồn vì bà cụ nhà ông bị ốm nặng, đã nằm viện mấy tháng nay và rất khó qua khỏi. - Học sinh thảo luận cặp đôi và trả lời: - 1 học sinh đọc trước lớp. - Đại diện học sinh trả lời. Các nhóm khác nghe và nhận xét. - Theo dõi bài đọc mẫu. Có thể dùng bút chì gạch chèn dưới các từ cần nhấn giọng. - 6 học sinh tạo thành 1 nhóm và luyện đọc bài theo vai. - 2-3 nhóm thi đọc. - Kể lại câu chuyện các em nhỏ và cụ già theo lời 1 bạn nhỏ. - Xưng hô là tôi (mình, em) và giữ nguyên cách xưng hô từ đầu đến cuối câu chuyện. - Học sinh 1 kể đoạn 1, 2; học sinh 2 kể đoạn 3; học sinh 3 kể đoạn 4, 5. - Cả lớp theo dõi và nhận xét. - Mỗi nhóm 3 học sinh - 1 học sinh kể trước lớp, - 1 học sinh kể lại cả câu chuyện trước lớp. - Học sinh tự do phát biểu ý kiến - Trả lời RÚTKINHNGHIỆM . LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆN Luyện tập về mơn : Luyện từ và câu Cho HS làm một số bài tập sau: * Bài 1: Đặt 2 cau theo mẫu Ai là gì? * Bài 2: Gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi :là gì ? của 2 câu trên. * Bài 3: Đặt câu vớ các từ sau: chăm chỉ, nhà trường, bở ngỡ, hkai giảng, * Bài 4: Đặt 2 câu cĩ hình ảnh so sánh, gạch chân các sự vật được so sánh. Toán: LUYỆN TẬP I- MỤC TIÊU - Củng cố về phép chia trong bảng chia 7. - Tìm 1/7 của 1 số. - Áp dụng để giải bài toán có lời văn bằng 1 phép tính chia. II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 1- GV: Viết sẵn đề BT3 2- HS: VBT IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1’ 5’ 1’ 31’ 2’ 1- Ổn định lớp: 2- Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra học thuộc lòng bảng chia 7. - Nhận xét ghi điểm. 3- Bài mới: a. Giới thiệu bài trực tiếp và ghi đề b. Hướng dẫn luyện tập. BT1: - Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm phần a. - Hỏi: Khi đã biết 7 x 8 = 56, có thể ghi ngay kết quả của 56 : 7 được không? Vì sao? - Yêu cầu học sinh giải thích tương tự với các trường hợp còn lại. - Yêu cầu học sinh từng cặp phép tính trong bài. - Cho học sinh tự làm tiếp phần b. BT2: - Xác định yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu học sinh làm bài. - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. GV thu vở chấm. Gọi vài HS đọc bài làm của mình. GV nhận xét. BT3: - Gọi 1 học sinh đọc đề bài. - Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài. - GV nhận xét ghi điểm. BT4: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Hình a có tất cả bao nhiêu con mèo? - Muốn tìm một phần bảng số con mèo có trong hình a ta phải làm như thế nào? - Hướng dẫn học sinh khoanh tròn vào 3 con mèo trong hình a. - Tiến hành tương tự với phần b. 4- Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về phép chia trong bảng chia 7. - Nhận xét tiết học. - 3 học sinh đọc thuộc lòng. Lớp nhận xét. - 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở. - Khi đã biết 7 x 8 = 56 có thể ghi ngay kết quả của 56 : 7 = 8 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia. - Học sinh đọc. - Học sinh làm bài - 4 học sinh lên bảng làm, học sinh cả lớp làm vào vở. - 1 học sinh đọc. 1 HS lên bảng giải. Lóp làm vào bảng con. Bài giải Số nhóm chia được là: 35 : 7 = 5 (nhóm). ĐS: 5 nhóm. ... g 2 khổ thơ. H: Con người muốn sống phải làm gì? H: Đoạn thơ khuyên chúng ta điều gì? + Hướng dẫn cách trình bày. .- Bài thơ viết theo thể thơ gì? - Trình bày thể thơ này như thế nào cho đẹp? - Dòng thơ nào có dấu chấm, phẩy? + Hướng dẫn viết từ khó. - Yêu cầu học sinh viết từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được. + Nhớ - viết chính tả. - Giáo viên theo dõi từng học sinh viết bài. + Soát bài. + Chấm bài 10 HS - GV nhận xét chung * Hướng dẫn làm bài tập chính tả. BT2: Cho học sinh làm bài tập 2b. + Yêu cầu học sinh tự làm bài. + Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở bài tập. + Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 4- Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh. - Dặn học sinh về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. - 3 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp. - Con người muốn sống phải yêu thương đồng loại. - Đoạn thơ khuyên chúng ta phải sống cùng cộng đồng và yêu thương nhau - Bài thơ viết theo thể thơ lục bát. - Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô, dòng 8 chữ viết sát lề. - Các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa. - Chẳng, mùa vàng, nhân gian. - 2 học sinh lên bảng viết, học sinh dưới lớp viết vào bảng con. - Học sinh tự nhơ lại và viết bài. - Số HS còn lại đổi vở soát lỗi ghi ra lề vở. - 1 học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh thực hiện. - cuộn cuộn, chuông, luống. RÚTKINHNGHIỆM Toán LUYỆN TẬP I-MỤC TIÊU Giúp học sinh củng cố về: - Tìm số hạng, số bị trừ, số trừ, số bị chia, số chia chưa biết. - Giải bài toán có liên quan đến tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số. - Xem giờ trên đồng hồ. II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 1- GV: Chép sẵn đề bài tập 3 2- HS: VBT IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1’ 5’ 1’ 30’ 2’ 1- Ổn định lớp: 2- Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh làm các bài tập sau: x : 5 = 7; 56 : x = 7; 42 : x = 6 49 :x =7 3- Bài mới: a- Giới thiệu bài: trực tiếp và ghi đề b- Hướng dẫn luyện tập. BT1: - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - Chữa bài, cho điểm học sinh. BT2: - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - Chữa bài, cho điểm học sinh. BT3: - Gọi 1 học sinh đọc đề bài. - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - Hãy nêu cách tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số. BT4: - Yêu cầu học sinh quan sát đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ. H: Vậy khoanh vào câu trả lời nào? 4- Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về tìm thành phần chưa biết của phép tính. Nhận xét tiết học. - 4 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở nháp. - 3 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. - Học sinh nêu cách tìm số hạng, số bị trừ chưa biết. - 3 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở. - 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - 1 học sinh đọc. Bài giải Số dầu còn lại là: 36 : 3 = 12 (l) ĐS: 12 l dầu. - Muốn tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số ta lấy số đó chia cho số phần bằng nhau. - Đồng hồ chỉ 1 giờ 25 phút. - Khoanh vào câu b. RÚTKINHNGHIỆM .. Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2010 Tập làm văn KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM. I- MỤC TIÊU - Kể lại 1 cách chân thật, tự nhiên về 1 người hàng xóm. - Viết lại những điều vừa kể thành 1 đoạn văn khoảng 5-7 câu. Diễn đạt thành câu rõ ràng. II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1- GV: Viết sẵn các câu hỏi gợi ý để kể trên bảng. 2- HS: VBT IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TG Hoạt động giáo viên Hoạt động hocï sinh 1’ 5’ 1’ 30’ 2’ 1- Ổn định lớp: 2- Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 học sinh lên bảng kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn và nêu nội dung câu chuyện. - GV nhận xét ghi điểm 3- Bài mới: a- Giới thiệu bài :trực tiếp và ghi đề b- Hướng dẫn làm bài tập. BT1: - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu học sinh suy nghĩ và nhớ lại những đặc điểm của người hàng xóm mà mình định kể theo định hướng. H: Người đó tên là gì? Bao nhiêu tuổi? Người đó làm nghề gì? Hình dáng, tính tình của người đó như thế nào? Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm đó như thế nào? Tình cảm của người hàng xóm đó đối với gia đình em như thế nào? - Gọi học sinh khá kể mẫu. - Yêu cầu học sinh kể cho bạn bàn bên cạnh nghe về người hàng xóm mà mình yêu quý. - Gọi một số họcï sinh kể trước lớp. - Giáo viên nhận xét, bổ sung vào bài kể cho từng học sinh. BT2: - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 2. - Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó gọi 1 số học sinh đọc bài trước lớp. - Nhận xét bài viết của học sinh. 4- Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò học sinh về nhà xem lại và bổ sung cho bài viết hoàn chỉnh, chuẩn bị bài sau. - 2 học sinh lên bảng kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. - 2 học sinh đọc trước lớp. - Suy nghĩ về người hàng xóm. - 1 học sinh kể trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Làm việc theo cặp. - 5-6 học sinh kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. - 1 học sinh đọc. - Làm bài. RÚtKINHNGHIỆM TN-XH VỆ SINH THẦN KINH (TT) I- MỤC TIÊU Giúp học sinh: - Hiểu làm việc điều độ, có kế hoạch khoa học là có lợi cho cơ quan thần kinh, đặc biệt là vai trò của giấc ngủ. - Lập được thời gian biểu hàng ngày hợp lý. - Có ý thức thực hiện thời gian biểu. II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 1- GV: Bảng mẫu 1 thời gian biểu và phóng to. Phiếu phô tô thời gian biểu cho học sinh. 2- HS: Giấy bút để làm việc theo nhóm. IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1’ 4’ 1’ 10’ 10’ 7’ 1- Ổn định lớp: 2- Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên nêu câu hỏi học sinh trả lời. H: Những việc làm như thế nào thì có lợi cho cơ quan thần kinh? H: Trạng thái, sưc khỏe nào có lợi cho cơ quan thần kinh? - GV nhận xét, ghi điểm. 3- Bài mới: a- Giới thiệu bài :trực tiếp và ghi đề b-Các hoạt động * Hoạt động 1: Giấc ngủ và vai trò của giấc ngủ với sức khỏe. - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận theo các câu hỏi sau: H: Các thành viên đi ngủ và thức dậy lúc mấy giờ? H: Theo em, 1 ngày mỗi người nên ngủ mấy tiếng, từ mấy giờ đến mấy giờ? H: Giấc ngủ ngon có tác dụng gì đối với cơ thể và cơ quan thần kinh? H: Để ngủ ngon, em thường làm gì? * Kết luận. + Khi ngủ cơ thể tạm ngừng mọi hoạt động, các bộ phận hay các cơ quan trong cơ thể cũng được nghỉ ngơi. Lúc đó, cơ quan thần kinh cũng nghỉ ngơi, phục hồi lại các tế bào. + Chúng ta nên ngủ từ 7-8 giờ 1 ngày. Trẻ em cần được ngủ nhiều hơn. Tốt nhất nên ngủ từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng. Nếu mất ngủ thì cần phải đi khám sức khỏe. + Để ngủ ngon, em phải ngủ nơi thoáng, đảm bảo đủ ấm (vào mùa đông) và đủ mát (vào mùa hè). Khi ngủ, em phải mắc màn. Không nên mặc quần áo quá chật. * Hoạt động 2: Lập thời gian biểu hàng ngày. + Bước 1: Hoạt động các nhân. - Giáo viên phô tô sẵn mẫu thời gian biểu trong SGK và phát cho mỗi cá nhân học sinh. - Yêu cầu học sinh trình bày về thời gian biểu của bản thân hoặc của bạn bên cạnh. + Bước 2: Hoạt động nhóm. - Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau: H: Chúng ta lập thời gian biểu để làm gì? H: Hãy đưa ra 1 thời gian biểu mà nhóm em cho là hợp lý. H: Làm việc theo thời gian biểu hợp lý để làm gì? * Kết luận: Thời gian biểu giúp các em sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lí. Các em cần thực hiện đúng thời gian biểu đã lập, nhất là phải biết tận dụng thời gian học tập sao cho tốt nhất. Học tập – nghỉ ngơi hợp lí giúp bảo vệ tốt cơ quan thần kinh. * Hoạt động 3: Trò chơi “Giờ nào việc nấy” + Bước 1: GV tổ chức cuộc chơi - GV phổ biến luật chơi và thời gian chơi - GV tổ chức cho một cặp HS chơi mẫu - Cho HS cả lớp chơi - GV nhận xét. + Bước 2: Hoạt động cả lớp H: Thời gian nào trong gnày em học tập có kết quả nhất ? H: Thời gian nào em thấy mệt mỏi, buồn ngủ ? - GV nhận xét * Kết luận: Bảo vệ cơ quan thần kinh chính là bảo đảm thời gian ăn, ngủ, học tập hợp lí và khoa học. Cần tranh thủ những thời gian hợp lí nhất để làm các việc cho tốt. - Yêu cầu HS đọc mục ghi nhớ SGK trang 35. 4- Củng cố – dặn dò - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau - 2 học sinh thực hiện yêu cầu. - Học sinh tiến hành thảo luận nhóm và ghi lại kết quả ra giấy. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp. Chẳng hạn: - Các nhóm khác theo dõi, bổ sung, nhận xét. - Học sinh lắng nghe, ghi nhớ (giáo viên có thể gọi 2 học sinh lần lượt nhắc lại các ý). - Lắng nghe + Mỗi cá nhân học sinh nhận phiếu, điền đầy đủ các thông tin của bản thân vào phiếu. + Đại diện 3-4 học sinh trình bày thời gian biểu của bản thân . Học sinh dưới lớp theo dõi, bổ sung. + Học sinh tiến hành thảo luận nhóm. + Đại diện các nhóm trình bày kết quả (Nếu nhóm sau có ý trùng với nhóm trước thì trình bày các ý bổ sung để đỡ mất thời gian). - Chúng ta lập thời gian biểu để làm mọi công việc 1 cách khoa học. + Học sinh nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe - 2 HS chơi mẫu - 3 – 4 cặp chơi. Các nhóm khác nhận xét. - Vào lúc buổi sáng. - Vào lúc trưa, lúc tối muộn khoảng 22 giờ. - 2 HS đọc. RÚT KINH N GHIỆM:
Tài liệu đính kèm: