Giáo án Thể dục 3 tiết 9 đến 12

Giáo án Thể dục 3 tiết 9 đến 12

Tiết 9:

ÔN ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT

I. MỤC TIÊU

- Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải, quay trái. Yêu cầu biết và thực hiện được công tác tương đối chính xác.

- Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.

- Chơi trò chơi “Thi xếp hàng”. Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN

- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.

- Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân, vạch, chuẩn bị dụng cho phần tập đi vượt chướng ngại vật và trò chơi vận động.

III. LÊN LỚP

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thể dục 3 tiết 9 đến 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ , ngày tháng năm
Tiết 9:
ÔN ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT
I. MỤC TIÊU 
Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải, quay trái. Yêu cầu biết và thực hiện được công tác tương đối chính xác.
Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
Chơi trò chơi “Thi xếp hàng”. Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân, vạch, chuẩn bị dụng cho phần tập đi vượt chướng ngại vật và trò chơi vận động.
III. LÊN LỚP
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Mở đầu 5’
Trò chơi
_ Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
* Chạy chậm theo vòng tròn rộng.
_ Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
_ Trò chơi “Có chúng em”
2. Phần cơ bản 20’
Ôn tập
10’
5’
Trò chơi
* Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải, quay trái.
_ Những lần đầu giáo viên cho lớp tập, những lần sau cán sự điều khiển, giáo viên đi uốn nắn hoặc nhắc nhở các em thực hiện chưa tốt.
* Ôn đi vượt chướng ngại vật.
_ Cả lớp thực hiện theo hàng ngang (hình dung có chướng ngại vật trước mỗi em để sẵn sàng vượt qua). Mỗi động tác vượt chướng ngại vật thực hiện 2-3 lần. Sau đó mới cho tập theo 2-4 hàng dọc, tùy theo sự chuẩn bị đồ dùng dạy học. Cách tập theo dòng nước chảy, em nọ cách em kia 3-4m.
_ Giáo viên cần chú ý một số sai học sinh thường mắc như: Khi đi cúi đầu, mất thăng bằng, đặt bàn chân không thẳng hướng, đi lệch ra ngoài đường kẻ sẵn, sợ không dám bước dài và nhảy qua.
_ Cách sửa: Giáo viên chỉ ra động tác mà học sinh làm chưa đúng hoặc làm lại động tác sai của học sinh, sau đó hướng dẫn lại động tác đồng thời làm mậu đúng cho học sinh cùng tập. Cần uốn nắn kịp thời những động tác sai cho học sinh. Nếu tập đi theo hàng , nên để những em thực hiện tốt đi trước, những em thực hiện chưa tốt đi theo để bắt chước theo.
* Trò chơi “Thi xếp hàng”
_ Khi tập luyện chú ý đảm bảo trật tự, kỷ luận và phòng tránh chấn thương. Có thể thay đổi hình thức chơi hoặc thêm yêu cầu đối với học sinh cho trò chơi thâm hào hứng.
3. Phần kết thúc 5’
Dặn dò
_ Giáo viên cùng hợp đồng hệ thống bài
_ Giáo viên nhận xét giờ tập luyện
_ Bài tập về nhà: Ôn luyện đi vượt chướng ngại vật
_ Đi thường theo nhịp và hát
Những điều cần lưu ý:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Giáo viên sọan giảng
 Nguyễn Phượng Ánh
Thứ , ngày tháng năm
Tiết 10:
TRÒ CHƠI “MÈO ĐUỔI CHUỘT”
I. MỤC TIÊU 
Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Yêu cầu biết và thực hiện được động tác tương đối chính xác.
Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
Học trò chơi “Mèo đuổi chuột”.Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia vào trò chơi.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện. 
Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ vạch, chuẩn bị dụng cụ cho phần tập đi vượt chướng ngại vật thấp và trò chơi.
III. LÊN LỚP
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Mở đầu 5’
Kiểm tra
Trò chơi
_ Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giời học.
* Chơi trò chơi “Qua đường lội”
_ Chạy chậm theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập.
_ Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
2. Phần cơ bản 20’
10’
Thực hành
10’
Thực hành
5’
Trò chơi
* Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
_ Tập theo các tổ, các em thay nhau làm chỉ huy. Đặc biệt chú ý khâu dóng hàng ngang làm sao cho thẳng, không bị lệch hàng, khoảng sách phù hợp. Sau mỗi lần thực hiện tập hợp hàng ngang xong, có thể cho giải tán rồi tập trung lại để các em nhớ được vị trí của mình trong hàng và dóng hàng cho thẳng.
* Ôn đi vượt chướng ngại vật.
_ Cả lớp tập theo đội hình hàng dọc, cách tập theo dóng nước chảy, mỗi em cách nhau 2-3m. Cần chú ý tránh để các em đ quá gần nhau, gây cản trở cho bạn trong khi thực hiện. Trước khi cho học sinh đi, giáo viên cho các em xoay khớp cổ chân một số lần sau đó mới đi. Trong quá trình học sinh thực hiện, giáo viên chú ý kiếm tra, uốn nắn động tác cho các em.
_ Những nơi có điều kiện, có thể tăng thêm hình thức hoặc dụng cụ tập để các em tập luyện, ví dụ như đi qua hố cát, bật nhảy trong hố cát hoặc trên đệm, thảm. 
* Học trò chơi “Mèo đuổi chuột”
_ Giáo viên nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. Giáo viên cho các em học thuộc vần điệu trước khi chơi trò chơi. Cho các em chơi thử 1-2 lần sau đó mới chơi chính thức. Trong quá trình chơi giáo viên phải giám sát cuộc chơi, kịp thời nhắc nhở các em chú ý tránh vi phạm luật chơi, đặc biệt là không được ngáng chân, ngáng tay cản đường chạy của bạn.
3. Phần kết thúc
Dặn dò
_ Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài và nhận xét
_ Giáo viên giao bài tập về nhà: Ôn đi đều và đi vượt chướng ngại vật.
_ Đứng vỗ tay và hát.
	Những điều cần lưu ý:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Giáo viên sọan giảng
 Nguyễn Phượng Ánh
Thứ ______, ngày ____ tháng ____ năm 200
Tiết 11:
ÔN ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT
I. MỤC TIÊU 
Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1-4 hàng dọc. Yêu cầu biết và thực hiện được động tác tương đối chính xác.
Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu chơi đúng luật.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện. 
Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ vạch, chuẩn bị dụng cụ cho phần tập đi vượt chướng ngại vật và trò chơi.
III. LÊN LỚP
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Mở đầu 5’
_ Giáo viên nhận lớp, phố biến nội dung, yêu cầu giờ học.
_ Đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
_ Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
_ Trò chơi “Chui qua hầm”
2. Phần cơ bản 20’
5’
Ôn tập 
10’
Thực hành
5’
Trò chơi
* Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 –4 hàng dọc.
* Ôn đi vượt chướng ngại vật.
_ Giáo viên cho cả lớp đứng tại chỗ xoay các khới cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai một số lần, sau đó mới tập. Trong quá trình thực hiện, giáo viên chú ý kiểm tram uốn nắn động tác cho các em, phân công giúp đỡ bảo hiểm đề phòng chấn thương.
* Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”
_ Trong quá trình chơi, giáo viên cần giám sát, kịp thời nhắc nhở các em bảo đảm an toàn trong khi chơi, đặc biệt là không được ngáng chân, ngáng tay cản đường chạy của các bạn. Trước khi chơi yêu cầu các em chọn bạn chơi theo từng đội có sức khỏe tương đương nhau. Có thể quy định thêm yêu cầu cho từng đôi để trò chơi thêm phần hào hứng.
_ Mỗi động tác chỉ thực hiện 1-2 lần, riêng đi đều thực hiện khoảng 2-3 lần cự ly khoảng 20m, chú ý nhiều đến động tác chân và đánh tay.
_ Cả lớp tập theo đội hình hàng dọc như dòng nước chảy với khoảng cách thích hợp trước khi cho học sinh đi .
3. Phần kết thúc 5’
_ Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài và nhận xét.
_ Giáo viên giao bài tập về nhà: Ôn đi đều và đi vượt chướng ngại vật.
_ Đi theo vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng hít thở sâu.
Những điều cần lưu ý:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Giáo viên sọan giảng
 Nguyễn Phượng Ánh
Thứ , ngày tháng năm
Tiết 12:
ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI 
TRÒ CHƠI “MÈO ĐUỔI CHUỘT”
I. MỤC TIÊU 
Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng. Yêu cầu biết và thực hiện được động tác tương đối chính xác.
Học động tác di chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối đúng.
Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”. Yêu cầu biết cách chơi và chơi trò chơi đúng luật.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ vạch, chuẩn bị dụng cụ cho phần tập đi chuyển hướng phải, trái.
III. LÊN LỚP
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Mở đầu 5’
Trò chơi
_ Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
_ Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”
_ Đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
_ Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
2. Phần cơ bản 20’
5’
Luyện tập 
Ôn tập 5’
10’
Giảng giải
Ôn tập
Thi đua
5’
* Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng.
_ Tập theo tổ ở các khu vực quy định, các tổ cử người chỉ huy. Giáo viên phát lệnh tập hợp bằng còi, sau đó bao quát chung. Tổ nào tạâp hợp nhanh, dóng hàng thẳng sẽ được biểu dương.
* Học đi chuyển hướng phải, trái 
_ Giáo viên nêu tên, làm mẫu và giải thích động tác.
_ Giáo viên có thể dùng tiếng vỗ tay hoặc tiếng gõ với nhịp điệu đều để điều khiển học sinh tập luyện.
_ Cho học sinh ôn tập đi theo đường thẳng trước, rồi mới đi chuyển hướng. Lúc đầu nên đi chậm để định hình động tác, sau đó đi với tốc độ trung bình và nhanh dần. Cự ly giữa các vật chuyển lúc mới tập nên để khoảng cách lớn hơn, dần dần khoảng cách đó có thể thu hẹp lại (độ khó sẽ tăng lên).
_ Trong quá trình tập luyện giáo viên luôn nhắc nhở uốn nắn động tác cho từng em hoặc cả nhóm. Nên tập theo hình thức nước chảy, song phải đảm bảo trật tự, kỷ luật. Nếu tập đi thành hàng dọc, nên cho những em thực hiện tốt đi trước, những em thực hiện chưa tốt đi sau để bắt chước theo.
_ Khi tập luyện nên áp dụng nhiều hình thức khác nhau dưới dạng thi đua, trò chơi hoặc trình diện cho thêm phần sinh động.
* Một số vai thường mắc và cách sửa.
+ Sai : Đi không tự nhiên, thay đổi hướng đi quá đột ngột, thân người không ngay ngắn, quá nghiêng về hướng di chuyển, bàn chân không xoay dần theo hướng định chuyển hướng đi, v.v
+ Cách sửa: Giáo viên có thể mô phỏng lại những động tác sai của học sinh, sau đó dẫn và uốn nắn chỗ sai lại cho đúng, rồi học sinh tập theo động tác mẫu của giáo viên.
_ Giáo viên tập đi chuyển hướng, giáo viên cần thường xuyên nhắc nhở học sinh chú ý đặt bàn chân cho đúng hướng, trước khi tập nên thống nhất hướng đi tập nên thống nhất hướng đi (phải, trái) trước và quy định đến đâu mới được chuyển hướng. Sau khi đã thực hiện thành thạo thì có thể chưởng hướng bất kì lúc nào theo hiệu lệnh.
* Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”
_ Sau đó học sinh bắt chước làm theo. Lúc đầu đi chậm, sau tốc độ tăng nhanh dần.
_ Đội hình tập luyện 2-4 hàng dọc, khi thực hiện từng em đi theo đường quy định, người trước cách người sau.
3. Phần kết thúc 5’
_ Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài.
_ Giáo viên nhận xét, giao bài tập về nhà: Ôn đi chuyển hướng phải, trái.
_ Cả lớp đi chậm theo vòng tròn, vỗ tay và hát.
Những điều cần lưu ý:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Giáo viên sọan giảng

Tài liệu đính kèm:

  • docTD5.doc