Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Trường Tiểu học, THCS, THPT Thái Bình Dương

Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Trường Tiểu học, THCS, THPT Thái Bình Dương

Tuần 8

Tập đọc – Kể chuyện

Các em nhỏ và cụ già

I/ Mục tiêu:

A. Tập đọc.

a) Kiến thức:

- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: sếu, u sầu, nhgẹn ngào.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớy và cuộc sống tốt đẹp hơn.

b) Kỹ năng: Rèn Hs

- Đọc đúng các kiểu câu.

- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: sải cánh, ríu rít, vệ cỏ, mệt mỏi.

- Biết phân biệt lời người kể và với các nhân vật.

c) Thái độ:

- Giáo dục Hs biết quan tâm đến mọi người.

 

doc 31 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1016Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Trường Tiểu học, THCS, THPT Thái Bình Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Tập đọc – Kể chuyện
Các em nhỏ và cụ già
I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc.
Kiến thức: 
Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: sếu, u sầu, nhgẹn ngào.
Hiểu nội dung câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớy và cuộc sống tốt đẹp hơn.
Kỹ năng: Rèn Hs
Đọc đúng các kiểu câu.
Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: sải cánh, ríu rít, vệ cỏ, mệt mỏi.
Biết phân biệt lời người kể và với các nhân vật.
Thái độ: 
Giáo dục Hs biết quan tâm đến mọi người.
B. Kể Chuyện.
Biết nhận vai một bạn nhỏ trong truyện, kể lại được toàn bộ câu chuyện.
Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị:
* GV: 
Tranh minh họa bài học trong SGK.
Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. 
	HS: SGK, vở.
 III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Bận. (5’)
- Gv mời 2 Hs đọc bài thơ “Bận” và hỏi.
+ Mọi vật mọi người xung quanh bé bận việc gì?
+ Bè bận những việc gì?
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
Phát triển các hoạt động. (25’)
* Hoạt động 1: Luyện đọc.	(5’)
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
Gv đọc mẫu bài văn.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
Gv mời Hs đọc từng câu.
Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài.
Gv mời Hs giải thích từ mới: u sầu, nghẹn ngào.
Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Năm nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 5 đoạn.
- Gv mời 1 Hs đọc lại toàn truyện.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.	(10’)
- Mục tiêu: Giúp Hs nắn được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
- Gv đưa ra câu hỏi:
- Hs đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi:
 + Các bạn nhỏ đi đâu đâu?
 + Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?
+ Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào?
 + Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy?
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3, 4.
- Gv cho Hs thảo luận từng nhóm đôi để trả lời câu hỏi :
+Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
+ Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ ông cụ cảm thấy nhẹ nhàng hơn?
 + Câu chuyện nói với em điều gì?
- Gv chốt lại: Con người phải quan tâm giúp đỡ nhau. Sự quan tâm giúp đỡ nhau là rất cần thiết, rất đáng quý.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.	(4’)
- Mục tiêu: Giúp HS kể lại được câu chuyện theo lời từng nhân vật nhân vật.
- GV chia Hs thành 5 nhóm. Hs sẽ phân vai (người dẫn truyện, ông cụ, 4 bạn nhỏ).
- 4 Hs tiếp nối nhau thi đọc các đoạn 2, 3, 4, 5.
- Gv nhận xét, bạn nào đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện. 	(7’)
- Mục tiêu: Mỗi Hs tưởng tượng mình là một bạn nhỏ trong truyện và kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gv mời 1 Hs chọn kể mẫu một đoạn của câu chuyện.
- Đoạn 1: kể theo lời 1 bạn nhỏ.
- Đoạn 2: kể theo lời bạn trai.
- Gv mời 1 Hs kể .
- Từng cặp hs kể chuyện.
- Gv mời 3 Hs thi kể một đoạn bất kì của câu chuyện.
- Gv nhận xét, công bố bạn nào kể hay.
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
HT: Cá nhân
Học sinh đọc thầm theo Gv.
Hs xem tranh minh họa.
Hs đọc từng câu.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
5 Hs đọc 5 đoạn trong bài.
Hs giải thích và đặt câu với từ 
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Hs nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trong bài.
1 Hs đọc lại toàn truyện.
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải.
HT: Lớp
Cả lớp đọc thầm.
Đi về sau một cuộc dạo chơi.
Các bạn gặp 1 cụ già đang ngồi ven đường, vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu.
Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau.
Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan, nhn hậu.
Hs đọc đoạn 3, 4.
Bà cụ ốm nặng phải vào viện.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Hs đứng lên trả lới.
Hs nhận xét.
PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
HT: Nhóm
Hs thi đọc toàn truyện theo vai.
Hs thi đọc truyện.
Hs nhận xét.
PP: Quan sát, thực hành, trò chơi.
HT: Lớp
Hs lắngnghe.
Hs nhận xét.
Một Hs kể.
Từng cặp Hs kể.
Ba Hs thi kể chuyện.
Hs nhận xét.
 5. Tổng kềt – dặn dò. (3’)
Về luyện đọc lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài: Tiếng ru.
Nhận xét bài học.
Rút kinh nghiệm:
Tập viết
Bài: G – Gò Công 
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs củng cố cách viết chữ hoa G Viết tên riêng “Gò công ” bằng chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng bằng chữ nhỏ.
Kỹ năng: Rèn Hs viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng.
Thái độ: Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở.
II/ Chuẩn bị:	 
* GV: Mẫu viết hoa G.
	 Các chữ Gò Công và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
* HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: (5’)
- Gv kiểm tra HS viết bài ở nhà.
Một Hs nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước.
Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nê vấn đề. (1’)
Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động: (20’)
* Hoạt động 1: Giới thiệu chữ G hoa. (5’)
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận biết cấu tạo và nét đẹp chữ G.
- Gv treo chữ mẫu cho Hs quan sát.
- Nêu cấu tạo chữ G?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết trên bảng con.	(7’)
- Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng các con chữ, hiểu câu ứng dụng.
Luyện viết chữ hoa.
 Gv cho Hs tìm các chữ hoa có trong bài: 
 G, C, K. 
- Gv viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ.
- Gv yêu cầu Hs viết chữ “G, K” vào bảng con.
Hs luyện viết từ ứng dụng.
- Gv gọi Hs đọc từ ứng dụng: 
 Gò Công
 - Gv giới thiệu: Gò Công là một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, trước đây là nơi đóng quân của ông Trương Định.
- Gv yêu cầu Hs viết vào bảng con.
Luyện viết câu ứng dụng.
Gv mời Hs đọc câu ứng dụng.
 Khôn ngoan đá đáp người ngoài.
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- Gv giải thích câu tục ngữ: Anh em trong nhà phải yêu thương đoàn kết.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs viết vào vở tập viết.	(10’)
- Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.
- Gv nêu yêu cầu:
 + Viết chữ G: 1 dòng cỡ nhỏ.
 + Viế chữ C, Kh: 1 dòng cỡ nhỏ.
 + Viế chữ Gò Công: 2 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết câu tục ngữ: 2 lần.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
* Hoạt động 3: Chấm chữa bài.	(2’)
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận ra những lỗi còn sai để chữa lại cho đúng.
- Gv thu từ 5 đến 7 bài để chấm.
- Gv nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
- Trò chơi: Thi viết chữ đẹp.
- Cho học sinh viết tên một địa danh có chữ cái đầu câu là G. Yêu cầu: viết đúng, sạch, đẹp.
- Gv công bố nhóm thắng cuộc.
PP: Trực quan, vấn đáp.
HT: Lớp
Hs quan sát.
Hs nêu.
PP: Quan sát, thực hành.
HT: Cá nhân
Hs tìm.
Hs quan sát, lắng nghe.
Hs viết các chữ vào bảng con.
Hs đọc: tên riêng Gò Công.
Một Hs nhắc lại.
Hs viết trên bảng con.
Hs đọc câu ứng dụng:
Hs viết trên bảng con các chữ: Khôn, gà.
PP: Thực hành, trò chơi.
HT: Cá nhân
Hs nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
Hs viết vào vở
PP: Kiểm tra đánh giá, trò chơi. 
HT: Lớp
Đại diện 2 dãy lên tham gia.
Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò. (3’)
Về luyện viết thêm phần bài ở nhà.
Chuẩn bị bài: Ôn tập giữa học kì một.
Nhận xét tiết học.
Rt kinh nghiệm: 
Chính tả
Nghe – viết: Các em nhỏ và cụ già
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Nghe và viết chính xác đoạn văn của truyện “Các em nhỏ và cụ già”.
- Biết cách trình bày một doạn văn. 
Kỹ năng: Làm đúng bài tập chính tả, tìm các từ chứa tiếng r/d/gi. Phân biệt một số tiếng có âm đầu dễ lẫn. Học thuộc tên 11 chữ.
Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ v.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ viết BT2.	 
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Bận. (5’)
- GV mời 3 Hs lên viết bảng: nhoẻn cười, nghẹ ngào, trống rỗng, chống chọi.
- Gv mời 2 Hs đọc thuộc bảng chữ.
- Gv nhận xét bài cũ
Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
	Giới thiệu bài + ghi tựa. 
Phát triển các hoạt động: (25’)
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs nhìn - viết.	(10’)
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc đoạn viết chính tả.
 - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại đoạn viết.
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
 + Không kể đầu bài đoạn văn có mấy câu?
 + Những chữ nào trong đoạn viết hoa? 
 + Lời của ông cụ được đánh dấu bằng những dấu gì?
- Gv hướng dẫn Hs viết ra nháp những chữ dễ viết sai: ngừng lại, nghẹn ngào, xe buýt.
Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc thong thả từng cụm từ.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập. (15’)
- Mục tiêu: Giúp Hs tìm được các cặp từ có tiếng đầu r/d/gi biết phân biệt uôn/ uông.
+ Bài tập 2: 
- Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- GV mời 3 Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại:
 Câu a): giặt, rát, dọc
 Câu b): buồn, buồng, chuông.
PP: Phân tích, thực hành.
HT: Lớp
Hs lắng nghe.
1 – 2 Hs đọc lại.
Có 7 câu.
Các chữ đầu câu.
Dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
Hs viết ra nháp.
HS nêu tư thế ngồi.
HS viết vào vở.
HS soát lại bài.
HS tự chữ lỗi.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT: Cá nhân
Một Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Ba Hs lên bảng làm bài.
Cả lớp làm bài vào nháp.
Hs nhận xét.
Cả lớp làm vào vào VBT.
Tổng kết – dặn dò. (3’)
Về xem và tập viết lại từ khó.
Chuẩn bị bài: Tiếng ru.
Nhận xét tiết học.
Rt kinh nghiệm: ... 
Tập đọc
Tiếng ru
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Giúp học sinh nắm được nội dung bài thơ: Con người sống giữ cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
- Hiểu các từ: đồng chí, nhân gian, bồi.
b) Kỹ năng:
 - Đọc đúng các từ dễ phát âm sai, biết nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ dài. 
 - Học thuộc lòng bài thơ. 
c) Thái độ: Giáo dục Hs biết yêu thương đồng chí, anh em.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
	 Bảng phụ ghi đoạn thơ hướng dẫn học thuộc lòng.
 * HS: Xem trước bài học, SGK, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Các em nhỏ và cụ già. (5’)
	- GV gọi 2 học sinh đọc bài “ Các em nhỏ và cụ già ” và trả lời các câu hỏi:
	+ Điều gì trên đường khiến các em nhỏ phải dừng lại?
 + Các bạn nhỏ quan tâm đến ông cụ như thế nào?
	- Gv nhận xét.	
Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động. (25’)
* Hoạt động 1: Luyện đọc. (8’)
- Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các dòng ... i nhóm cử 1 bạn lên trình diễn vẻ mặt của người đang ở trạng thái tâm lí được giao.
- Các nhóm quan sát nhận xét.
- Quan sát theo cặp.
- Trao đổi thảo luận.
-Trình bày trước lớp.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Tự nhiên - xã hội
VỆ SINH THẦN KINH (tiếp theo)
Mục tiêu:
Sau bài học HS có khả năng:
Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
Lập được thời gian biểu qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, vui chơi.một cách hợp lí.
Đồ dùng dạy học:
Hoạt động dạy-học:
Kiểm tra bài cũ :
Bài 1,2/20,21 VBT
Hai HS trả lời.
Nhận xét-ghi điểm.
Giới thiệu bài:
Nêu mục tiêu giờ học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài mới:
+ Bước 1: làm việc theo cặp.
- Yêu cầu học sinh quay mặt vào nhau để thảo luận theo gợi ý.
- Theo bạn khi ngu những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?
- Có khi nào bạn ít ngủ không? Nêu cảm giác của bạn ngay hôm mất ngủ?
- Nêu nhưng điều kiện có giấc ngủ tốt?
- Hàng ngày bạn thức dậy và đi ngủ lúc mấy giờ?
- Bạn làm gì trong cả ngày?
+ Bước 2: làm việc cả lớp.
*Kết luận: Khi ngủ cơ quan thần kinh, đặc biệt là cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi tót nhất.Trẻ em càng nhỏ càng cần được ngủ nhiều.
-Trẻ em 10 tuổi trở lên cần ngủ 7-8 giờ một ngày.
+ Hoạt động 2: Thực hành lập thời gian biểu cá nhân.
+ Bước 1: hướng dẫn cả lớp.
- Thời gian biểu là một bảng gồm các mục.Thời gian gồm các buổi trong ngày và các giờ trong từng buổi của từng công việc.
- GV cho một vài em lên điền thử vào bảng treo trên lớp.
+ Bước 2:làm việc cá nhân :
- GV phát bảng đã phôtô cho HS.
+ Bước 3: làm việc theo cặp.
+ Bước 4: làm việc cả lớp.
- GV nêu câu hỏi:
* Kết luận: Thực hiện thời gian biểu giúp chúng ta làm việc một cách khoa học, vừa bảo vệ hệ thần kinh vừa nâng cao hiệu quả công việc, học tập.
- Cuối giờ yêu cầu 3HS đọc mục bạn cần biết để củng cố bài học.
4. Củng cố –dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà lập thời gian biểu và thực hiên theo đúng thời gian.
- Cùng thảo luận theo cặp.
- Một số em lên trình bày kết quả thảo luận (mỗi em 1 câu).
- Hai bạn ngồi cạnh nhau trao đổi theo cặp cùng góp ý cho nhau.
- Một số em giới thiệu thời gian biểu hàng ngày của mình trước lớp.
- HS cùng trả lời.
Đạo đức
QUAN TÂM CHĂM SÓC 
ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Giúp HS biết:
Chúng ta cần quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em vì đó là những người thân ruột thịt của chúng ta.
Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em làm cho gia đình đầm ấm hơn, hạnh phúc hơn.
Những bạn không có gia đình, ông bà, cha mẹ, anh chị em cần được xã hội quan tâm, giúp đỡ.
2. Thái độ
Yêu quí, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
3. Hành vi
Biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em bằng lời nói, việc làm cụ thể, phù hợp với tình huống.
II. CHUẨN BỊ
Bộ thẻ Xanh (sai) và Đỏ (đúng).
Nội dung trò chơi ”Phản ứng nhanh”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 
1. Ổn định tổ chức (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 85 (VBT) 
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1: Xử lí tình huống 
Mục tiêu :
- HS biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong những tình huống cụ thể.
Cách tiến hành : 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, xử lí 2 tình huống sau bằng cách sắm vai.
Tình huống 1
- Bố mẹ đều đi công tác, nhà vắng hoe. Mấy hôm nay trở trời, bà Ngân bị mệt, đang nằm nghỉ trên giường. Ngân định ở nhà chăm sóc bà nhưng các bạn lại kéo đến rủ Ngân đi sinh nhật. Ngân phải làm gì?
Tình huống 2
- Ngày mai, em của Nam sẽ kiểm tra Toán. Bố mẹ bảo Nam cùng giúp em ôn tập Toán. Nhưng cùng lúc ấy trên ti vi lại chiếu bộ phim mà Nam rất thích. Nam cần hành động như thế nào?
- Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
Kết luận: gia đình cần biết thu xếp công việc riêng của mình để dành. Thời gian quan tâm, chăm sóc đến các thành viên khác. 
Hoạt động2: Liên hệ bản thân
Mục tiêu :
HS biết tự đánh giá về những công việc mà mình đã làm hoặc chưa tự làm.
Cách tiến hành : 
- Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân, kể lại những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của bản thân tới ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình. Định hướng:
 + Hằng ngày em thường làm gì để quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em?
 + Kể lại một lần khi ông bà,cha mẹ, anh chị em ốm đau (hoặc gặp khó khăn, có chuyện buồn) em đã làm gì để quan tâm giúp đỡ họ.
- Tuyên dương những HS đã biết quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. Khuyên nhủ những HS còn chưa biết quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
Hoạt động 3: Trò chơi”Phản ứng nhanh”
Mục tiêu :
Củng cố bài học.
Cách tiến hành : 
- GV phổ biến luật chơi:
 + Mỗi nhóm sé được phát thẻ màu”Đỏ” và màu”Xanh” để ra dấu hiệu xin được trả lời “Đúng” hay “Sai”. Các nhóm sẽ được nghe các câu hỏi, các tình huống từ phía GV. Nếu đội nào muốn trả lời, đội đó sẽ giơ thẻ. Đội giơ trước được trả lời trước. Nếu trả lời sai đội bạn sẽ được trả lời.
 + Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm.
 + Câu trả lời sai, không có điểm.
 + Đội ghi nhiều điểm hơn sẽ thắng.
 Nội dung:
 1. Biết mẹ hôm nay đi làm về muộn, Tuấn la cà sang nhà bạn Minh chơi.
 2. Ông bị đau mắt. Thúy đọc báo giúp ông.
 3. Bố vừa đi làm về. Tuấn nài nỉ gấp đồ chơi cho mình.
 4. Em ốm, thấy bố mẹ quan tâm, chăm sóc. Hoa dằn dỗi để bố mẹ chú ý hơn.
 5. Nam hướng dẫn em giải được bài toán khó.
 6. Hai chị em Linh cùng giúp bố mẹ dọn dẹp nha cửa.
 7. Ông bà đang xem chương trình thời sự, Việt đòi ông bà bật kênh khác để xem chương trình thời sự.
 8. Loan cố gắng học giỏi để dành nhiều điểm 10 tặng mẹ.
 9. Buổi trưa, cả nhà đang ngủ, anh em Tuấn vẫn còn nô đùa ầm ĩ.
 10. Được bác hàng xóm cho quả táo ngon, Phong cất đi để dành cho em cùng ăn. 
 Đáp án:1-S; 2-Đ; 3-S; 4-S; 5-Đ; 6-Đ; 7-S; 8-Đ; 9-S; 10-Đ.
-Dặn dò HS phải luôn quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm lên thể hiện cách xử lí tình huống.
Cách xử lí đúng:
Tình huống 1
- Bà bị mệt, Ngân nên ở nhà chăm sóc Bà. Vậy bà mới yên tâm, mau khỏi bệnh. Ngân có thể chuyển lời xin lỗi tới bạn. Chắc chắn bạn ấy cũng thông cảm với Ngân.
 Tình huống 2
- Phim Nam không xem ngày hôm nay thì có thể xem ngày mai và nếu không xem được, Nam có thể nghe người khác kể lại. Còn việc quan trọng là bài kiểm tra ngày mai của em. Nếu không được Nam giúp, em Nam sẽ khó có thể làm bài kiểm tra.tốt và đạt kết quả cao được. Bởi vậy, Nam nên giúp em ôn lại kiến thức cũ. Nếu em Nam thi tốt, Nam sẽ rất vui và bố mẹ Nam cũng rất vui.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, nếu cần.
- 1 đến 2 HS nhắc lại.
Mỗi nhóm cử ra 2-3 đại diện.
- HS dưới lớp nghe, nhận xét xem bạn đã quan tâm, chăm sóc đến những người thân trong gia đình chưa?
- Nghe GV phỏ biến luật chơi và tiến hành chơi.
Thủ công
GẤP - CẮT - DÁN BÔNG HOA (Tiết 2)
I. Mục tiêu
- HS biết ứng dụng cách gấp, cắt ngôi sao 5 cánh để cắt được bông hoa 5 cánh. Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa 4 cánh, 8 cánh.
- Gấp, cắt, dán bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh đúng quy trình kỹ thuật. 
- Trang trí được những bông hoa theo ý thích.
- Có hứng thú với giờ học gấp, cắt, dán hình.
II. Chuẩn bị
- Mẫu các bông hoa 5, 4, 8 cánh.
- Quy trình gấp, cắt, dán hoa.
- Giấy màu.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
* Hoạt động 1: HS thực hành gấp, cắt, dán bông hoa. 
- HS thực hiện.
Mục tiêu:
- HS biết ứng dụng cách gấp, cắt ngôi sao 5 cánh để cắt được bông hoa 5 cánh. Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa 4 cánh, 8 cánh.
- Gấp, cắt, dán bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh đúng quy trình kỹ thuật. 
- Trang trí được những bông hoa theo ý thích.
- Có hứng thú với giờ học gấp, cắt, dán hình.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp, cắt, dán để được hình các bông hoa 5, 4, 8 cánh. GV nhận xét và cho HS quan sát lại tranh quy trình:
+ Gấp, cắt bông hoa 5 cánh.
+ Gấp, cắt bông hoa 4 cánh.
+ Gấp, cắt bông hoa 8 cánh.
- GV tổ chức cho HS thực hành và trang trí sản phẩm.
- Trong quá trình HS thực hành, GV quan sát, uốn nắn những HS còn lúng túng.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và nhận xét.
- Đánh giá kết quả thực hành của HS.
* Hoạt động cuối: Nhận xét, dặn dò (5’)
- GV nhận xét sự chuẩn bị, thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. 
- Dặn dò HS ôn lại ncác bài đã học, mang theo đầy đủ dụng cụ để tiết sau làm bài kiểm tra cuối chương:” Phối hợp gấp, cắt, dán hình”
Rút kinh nghiệm: ....
Hát nhạc
Ôn bài hát: Gà gáy
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Thuộc bài, biết thể hiện bài hát với tình cảm tươi vui.
Kỹ năng: 
Tập hát kết hợp vận động phụ họa.
Thái độ: 
Giáo dục lòng yêu quý đối với dân ca.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Thuộc bài hát.
 - Băng nhạc, máy nghe, các nhạc cụ gõ. Động tác phụ họa.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Bài Gà gáy.
- Gv gọi 2 Hs lên hát lại bài Gà gáy.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát
- Mục tiêu: Giúp Hs ôn tập, củng cố lại bài hát
- Gv cho Hs nghe băng bài hát Gà gáy.
- Sau đó Gv cho Hs hát với sắc thái vui tươi, vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp 2/4.
 Con gà gáy te le sáng rồi ai ơi!
 x x x 
* Hoạt động 2: Tập vận động phụ họa và biểu diễn bài hát.
- Mục tiêu: Giúp Hs vừa hát vừa kèm theo các động tác phụ họa.
- Gv hướng dẫn Hs làm.
+ Động tác 1: Gà gáy sáng (phụ họa cho 2 câu hát 1, 2). Đưa 2 tay lên miệng thành hình loa, đầu ngẩng cao, chân nhún nhịp nhàng.
+ Động tác 2: Đi lên nương (phu họa cho 2 câu hát 3 và 4). Đưa 2 tay lên cao rồi thả dần xuống, chân nhún nhịp nhàng.
- Sau đó Gv cho một hoặc 2 nhóm biểu diễn trước lớp, vừa hát vừa múa phụ họa.
- Gv nhận xét.
- Gv cho hai nhóm thi với nhau vừa hát vừa múa phụ họa.
- Gv nhận xét, công bố nhómhát hay múa đẹp.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs nghe băng.
Hs quan sát.
Hs vừa hát vừa gõ đệm.
Hs đọc lời ca.
PP: Luyện tập, thực hành.
 Hs quan sát.
Hs hai nhóm biễu diễn.
Hai nhóm thi đua với nhau
Hs nhận xét.
5.Tổng kềt – dặn dò.
Về tập hát lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Ôn tập 3 bài : Bài ca đi học, Đếm sao, Gà gáy.
Nhận xét bài học.
Rút kinh nghiệm: ................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8.doc