Giáo án Lớp 3 Tuần 8 và 9

Giáo án Lớp 3 Tuần 8 và 9

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN:CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ.

I. Mục tiêu:

A – Tập đọc:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Chú ý đọc đúng các từ ngữ: sải cánh, ríu rít, vệ cỏ, mệt mỏi.

- Đọc đúng các kiểu câu: Câu kể, câu hỏi.

- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ trong truyện: sếu, u sầu, nghẹn ngào.

- Nắm được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện:Mọi người trong cộng đồng phải biết yêu thương, chăm sóc, quan tâm đến nhau để cuộc sống tốt đẹp hơn.

 

doc 32 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1039Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 8 và 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Ngày soạn: 15/ 10/2010.
Ngày dạy: Thứ 2 ngày 17/ 10/2010
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN:CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ.
I. Mục tiêu:
A – Tập đọc:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý đọc đúng các từ ngữ: sải cánh, ríu rít, vệ cỏ, mệt mỏi.
- Đọc đúng các kiểu câu: Câu kể, câu hỏi.
- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ trong truyện: sếu, u sầu, nghẹn ngào...
- Nắm được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện:Mọi người trong cộng đồng phải biết yêu thương, chăm sóc, quan tâm đến nhau để cuộc sống tốt đẹp hơn.
B – Kể chuyện:
1. Rèn kỹ năng nói: Biết nhập vai và kể lại được toàn bộ câu chuyện. Kể tự nhiên và phù hợp với diễn biến câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe.
II. Đồ dùng:
GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
Hs: Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3phút
32phút
12phút
4phút
17phút
2phút
A – Bài cũ: "Bận"
- Gọi 2, 3 HS đọc thuộc lòng bài và trả lời câu hỏi:
+ Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc gì?
- GV nhận xét – Ghi điểm.
B – Bài mới:
A – Tập đọc:
ª Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
ª Hoạt động 2: Luyện đọc.
a) GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
- GV nhắc nhở các em ngắt, nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng câu kể, câu hỏi.
- GV kết hợp giúp HS giải nghĩa những từ khó (SGK). Có thể yêu cầu HS đặt câu với những từ: u sầu, nghẹn ngào.

ª Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
+ Các bạn nhỏ đi đâu?
+ Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?
+ Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào?
+ Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

ª Hoạt động 4: Luyện đọc lại.
- GV bình chọn CN đọc tốt.
B - Kể chuyện:
1) GV nêu nhiệm vụ.
1) Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện theo lời một bạn nhỏ.
- GV chọn 1 HS kể mẫu.
- Ví dụ (sách giáo viên).
- GV và cả lớp bình chọn.
ª Củng cố - Dặn dò:
- Các em đã bao giờ làm việc gì để thể hiện sự quan tâm đến người khác như các bạn nhỏ chưa?
- GV nhận xét.
- 2 hoặc 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ "Bận" và trả lời câu hỏi về nội dung.
+ Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời.
- Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài.
+ Sau tai họa ấy, gương mặt mẹ tôi không bao giờ hết vẻ u sầu.
+ Em bé nói trong tiếng nức nở, nghẹn ngào.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn của bài.
- HS đọc thầm đoạn 1, 2, trả lời các câu hỏi:
+ Các bạn đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ.
+ Các bạn gặp một cụ già đang ngồi ven đường, vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu.
+ Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau .....
- HS đọc thầm đoạn 3 và 4.
+ Cụ bà bị ốm nặng, đang nằm trong bệnh viện, rất khó qua khỏi.
-Mọi người trong cộng đồng phải biết yêu thương, chăm sóc, quan tâm đến nhau để cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 5, trao đổi theo nhóm để chọn một tên khác cho chuyện.
- 4 HS tiếp nối nhau thi đọc các đoạn 2, 3, 4, 5. Thi đọc truyện theo vai.
- Cả lớp bình chọn.
- 4 em đóng 4 vai.
- Một HS kể mẫu.
+ Đoạn 1: kể theo lời một bạn nhỏ.
+ Đoạn 2: Kể theo lời bạn trai.
- Từng cặp HS kể theo lời nhân vật.
- Một vài HS thi kể trước lớp.
- Một HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp bình chọn.
- HS về nhà tiếp tục tập kể.
;;;¥;;;
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố và vận dụng bảng nhân 7 để làm tính và giải bài toán liên quan đến bảng chia 7.
- Làm đúng các bài tập.
- Tự giác học, yêu thích giờ toán.
II. Đồ dùng:
GV: Ghi sẵn các bài tập.
Hs: Sách giáo khoa
III. Hoạt động dạy - học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4 phút
32 phút
3 phút.
A- Bài cũ: Bảng chia 7.
- Chữa bài 3, 4
B- Bài mới:
ª Hoạt động 1: Giới thiệu bài
ª Hoạt động 2: Hướng dẫn bài.
- Gv hướng dẫn HS tự làm và chữa các bài tập.
* Bài 1: Cho HS tự làm rồi chữa bài. (phần a và b).
* Bài 2: ( cột 1,2,3)Gọi HS lên bảng làm bài.
* Bài 3: Cho HS tự đọc thầm bài toán rồi giải và chữa bài.
* Bài 4: HS có thể giải bài toán bằng 1 trong 2 cách.
ª Củng cố - Dặn dò:
Giáo viên chốt lại bài học.
Nhận xét giờ học.
Dặn về nhà làm bài tập trong VBT
- 3, 4 em đọc bảng chia 7.
- HS chữa bài 3 và 4.
 28 7
	28 4
	 0
- Để cả lớp cùng nhớ lại cách làm khi làm bài nên kết hợp nói và viết.
- HS làm bài theo mẫu trên rồi chữa bài.
	Bài giải:
- Số nhóm học sinh được chia là:
	35 : 7 = 5 (nhóm)
	Đáp số: 5 nhóm
* Cách 1: Phần a hình vẽ có 7 cột, mỗi cột có 3 con mèo, như vậy số con mèo là sso scon mèo trong mỗi cột, tức là có 3 con mèo.
* Cách 2: Đếm số con vật trong mỗi hình a hoặc b rồi chia cho 7 được số con vật. Chẳng hạn, phần b có 14 con mèo, số con mèo là: 14 : 7 = 2 (con).
;;;¥;;;
Ngày soạn: 16/ 10/2010.
Ngày dạy: Thứ 3 ngày 18/ 10/2010
CHÍNH TẢ: Nghe viết) CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ.
I. Mục tiêu:
Nghe – viết chính xác, trình bày đúng đoạn 4 của truyện "Các em nhỏ và cụ già".
- Làm đúng bài tập chính tả tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r / d / gi.
- Chịu khó viết bài, tự giác. Thích học Chính tả.
II. Đồ dùng:- 
GV:- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2a hoặc 2b.
- SGK, vở bài tập, vở ô li, bảng con.
III. Các hoạt động:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3phút 
18phút 
12phút 
2phút
A – Bài cũ: 
- GV đọc cho 2, 3 HS viết bảng.
- GV nhận xét – Ghi điểm.
B – Bài mới:
ª Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
ª Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe – viết.
a) Hướng dẫn chuẩn bị.
- GV đọc diễn cảm đoạn 4 của truyện.
- GV hỏi:
+ Đoạn này kể chuyện gì?
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả.
+ Không kể đầu bài, đoạn văn trên có mấy câu?
+ Những chữ nào trong đoạn văn viết hoa?
+ HS tập viết chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn.
b) HS nghe GV đọc, viết bài vào vở.
c) Chấm, chữa bài.
 ª Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả (2) lựa chọn.
ª Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc những HS viết bài chính tả còn mắc lỗi về nhà viết lại cho đúng 3 lần mỗi chữ viết sai.
- 2, 3 HS viết bảng con, các tiếng chứa âm, vần khó đã luyện ở bài trước: nhoẻn cười, nghẹn ngào, hèn nhác, kiêng nể.
- Lớp nhận xét.
+ Cụ già nói với các bạn nhỏ lý do khiến cụ buồn. Cụ bà ốm nặng, nằm viện ... Các bạn làm cụ cảm thấy lòng nhẹ hơn.
+ Đoạn văn trên có 7 câu
+ Các chữ đầu câu.
+ Ngừng lại, nghẹn ngào, xe buýt ...
- HS làm bài 2a.
+ Câu a: giặt – rát – dọc.
- HS viết sai về nhà viết lại.


;;;¥;;;
TOÁN: GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN
I. Mục tiêu:
- Biết cách giảm 1 số đi nhiều lần và vận dụng để giải các bài tập.
- Phân biệt giảm đi 1 số lần với giảm đi 1 số đơn vị.
- Ham thích học toán.
II. Đồ dùng: 
GV:- Các tranh vẽ 8 con gà sắp xếp thành từng hàng như SGK.
HS: Sách vở toán.
III. Hoạt động dạy - học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4 phút
12 phút
32 phút
2 phút
A- Bài cũ: Luyện tập.
- Mời 2 em đọc bảng chia 7.
- Một em chữa bài 3.
B- Bài mới:
ª Hoạt động 1: Giới thiệu bài
ª Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách giảm một số đi nhiều lần.
- GV hướng dẫn HS sắp xếp các con gà như hình vẽ trong SGK rồi đặt câu hỏi.
? Hàng trên có mấy con gà?
? Số con gà hàng trên so với hàng dưới giảm đi mấy lần?
- GV ghi bảng như SGK
- GV hướng dẫn tương tự như trên đối với trường hợp độ dài các đoạn thẳng AB và CD (SGK).
ª Hoạt động 3: Thực hành.
* Bài 1 GV hướng dẫn
* Bài 2: 
	 30 giờ
- Làm bằng tay
- Làm bằng máy 
	 ? giờ
* Bài 3 Lưu ý HS giảm 4 lần với giảm đi 4 cm. 
ª Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài.
- Làm các bài tập trong VBT
- 2 HS đọc bảng chia 7.
- HS chữa bài 3.
- HS trả lời.
+ Số con gà ở hàng trên (6 con gà).
+ Số con gà ở hàng dưới so với hàng trên: Số con gà ở hàng trên giảm 3 lần thì có số con gà ở hàng dưới (6 : 3 = 2 con gà).
- HS nhắc lại:
+ Hàng trên: 6 con gà.
+ Hàng dưới: 6 : 3 = 2 (con gà)
+ Số con gà ở hàng trên giảm 3 lần thì được số con gà ở hàng dưới.
- HS trả lời câu hỏi: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần.
- Vài HS nhắc lại.
- HS tính nhẩm: 48 giảm đi 4 lần là: 48 : 4 – 12,...
- HS tự đọc đề toán.
	Bài giải:
- Thời gian làm công việc đó bằng máy là:
	30 : 5 = 6 (giờ)
	Đáp số: 6 
;;;¥;;;
Ngày soạn: 16/ 10/2010.
Ngày dạy: Thứ 4 ngày 19/ 10/2010
TẬP ĐỌC: TIẾNG RU.
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ: làm mật, yêu nước, nhân gian, đốm lửa.
- Nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ dài hơn sau mỗi dòng, mỗi câu thơ. Biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, thiết tha.
2. Rèn kỹ năng dọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài: đồng chí, nhân gian, bồi.
- Hiểu bài thơ muốn nói với em: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng:
 GV: Tranh minh họa bài thơ.
 HS: Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3phút
2phút
18phút
10phút
4phút
2 phút
A – Bài cũ: "Các em nhỏ và cụ già"
+ Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
- Nhận xét – Ghi điểm.
B – Bài mới:
ª Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
ª Hoạt động 2: Luyện đọc.
a) GV đọc diễn cảm bài thơ.
b) Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

ª Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV hướng dẫn HS đọc từng khổ, cả bài.
+ Con ong, con cá, con chim yêu những gì? Vì sao?
- GV chốt lại.
+ Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2.
- GV khuyến khích các em diễn đạt mỗi câu thơ theo nhiều cách.
* Bài thơ khuyên con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
ª Hoạt động 4: Học thuộc lòng.
ª Củng cố - Dặn dò:
 GV nhận xét.Dặn về nhà đọc thuộc bài thơ cho người thân nghe.
- 2 HS kể lại câu chuyện "các em nhỏ và cụ già" theo lời một bạn nhỏ.
+ Con người phải yêu thương nhau, quan tâm đến nhau để làm cho mỗi người .....
- Đọc từng câu thơ (HS tiếp nối đọc).
- Đọc từng khổ.
- Cả lớp đồng thanh bài thơ.
- HS đọc từng khổ, cả bài hoặc HS trao đổi nhóm.
- Một HS đọc khổ thơ 1.
- HS phát biểu:
+ Con ong yêu hoa vì hoa coa mật ngọt giúp ong làm mật.
+ Con cá ...không có nước cá sẽ chết.
+ Con chim ... hót ca, bay lượn.
- Một HS đọc câu hỏi 2.
+ Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng (xem sách giáo viên).
¨ một thân lúa chín không làm nên  ... – Ghi điểm.
B- Bài mới:
ª Hoạt động 1: Giới thiệu bài
ª Hoạt động 2: Hướng dẫn bài
* Bài 1: GV có thể hướng dẫn cách vẽ góc vuông đỉnh O.
* Bài 2: GV yêu cầu HS quan sát.
* Bài 3: Cho HS quan sát hình trong SGK.
ª Củng cố - Dặn dò:
- HS nêu yêu cầu của bài 2 và bài 3.
- Bài 2: dùng ê ke để kiểm tra góc nào là góc vuông, góc nào là góc không vuông.
- Về nhà các em xem lại bài.
- Một HS làm bài 1.
- HS chỉ ra được các góc vuông trong hình có đỉnh là: đỉnh M, đỉnh Q, các góc không vuông trong hình có đỉnh là: đỉnh N, đỉnh P.
- Lớp nhận xét.
	O
- HS tự vẽ góc vuông đỉnh O, đỉnh A, B.
- HS quan sát, dùng ê ke để kiểm tra góc nào là góc vuông, góc nào là góc không vuông rồi đếm số ô vuông trong mỗi hình (hình bên trái có 4 góc vuông, hình bên phải có 2 góc vuông)
- HS thực hành ghép các miếng bìa đã cắt sẵn để được góc vuông.
- HS lấy 1 tờ giấy và tập gấp thành 1 góc vuông.
- Lấy góc vuông thay ê ke để kiểm tra nhận biết góc vuông.
;;;¥;;;
Ngày soạn: 24/ 10/2010.
Ngày dạy: Thứ 4 ngày 26/ 10/2010
 TẬP ĐỌC : ÔN TẬPCÁC TIẾT LT&C 1,2,3.
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm Tập đọc. Đọc thông các bài Tập đọc đã học trong 8 tuần đầu lớp 3.
- Luyện tập đặt câu theo đúng mẫu: Ai là gì?
- Hoàn thành đơn xin tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ.
- Chịu khó học ôn thi để có kết quả tốt.
II. Đồ dùng:
Gv:- Phiếu ghi tên từng bài Tập đọc (8 tuần đầu).
 - Bản photo đơn xin tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ.
Hs: - Vở bài tập.
III. Các hoạt động:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3 phút
15 phút
7 phút
10 phút
3phút
ª Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
ª Hoạt động 2: Kiểm tra tập đọc ( số HS).
- GV đặt 1 câu hỏi trong bài (đoạn HS vừa đọc).
- GV hướng dẫn theo hướng dẫn.
* Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài.
- GV giúp đỡ những em yếu, cả lớp và GV nhận xét, chốt lại câu đúng.
* Bài tập 3: 
- GV giải thích thêm: Nội dung phần kính gửi em chỉ cần viết tên Phường (xã, quận, huyện). GV giải đáp thắc mắc của HS (nếu có).
- GV nhận xét.
ª Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu HS ghi nhớ.
- Từng HS bốc thăm chọn bài tập đọc
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời.
- Mẫu câu cần đặt: Ai là gì?
- HS làm việc cá nhân. Mỗi em suy nghĩ viết vào vở.
+ Bố em là công nhân nhà máy điện / Chúng em là những học trò chăm ngoan / ...
- Một hoặc 2 HS đọc yêu cầu của bài và mẫu đơn. Cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân. Điền nội dung vào mẫu đơn trong vở bài tập.
- 4 hoặc 5 HS đọc lá đơn của mình trước lớp.
;;;¥;;;
TOÁN : :ĐỀ - CA – MÉT & HÉC – TÔ - MÉT
I. Mục tiêu:
- Nắm được tên gọi, ký hiệu của Đề – ca – mét và Héc – tô – mét.
- Nắm được tên quan hệ giữa Đề – ca – mét và Héc – tô – mét .
- Biến đổi từ Đề – ca – mét và Héc – tô – mét ra mét.
- Ham thích học toán.
II. Hoạt động dạy - học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3 phút
12 phút
7 phút
8 phút
6phút
3 phút
A- Bài cũ: Bài 2.
B- Bài mới:
ª Hoạt động 1: Giới thiệu bài
ª Hoạt động 2: Giới thiệu đơn vị đo độ dài Đề – ca – mét và Héc – tô – mét.
ª Hoạt động 3: Thực hành.
* Bài 1: 
- GV hướng dẫn HS làm cột thứ nhất, phần còn lại HS tự làm, sau đó GV chữa bài.
	1 hm = 100 m
- GV cho HS tiếp tục như vậy.
- GV chữa bài.
* Bài 2: GV cho HS nêu yêu cầu của bài.
* Bài 3: GV cho HS quan sát mẫu để làm bài.
ª Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà các em xem lại bài
- HS quan sát, dùng ê ke để kiểm tra góc nào là góc vuông, góc nào là góc không vuông.
- Đề – ca – mét và Héc – tô – mét là đơn vị đo độ dài. 
+ Đề – ca – mét viết tắt là dam
+ Héc – tô – mét viết tắt là hm
- HS nêu nhiệm vụ câu thứ nhất là: ghi sự liên hệ giữa đơn vị Héc – tô – mét và đơn vị mét. Một HS khác nêu sự liên hệ này (1 hm = 100 m).
- HS chữa bài.
a) HS đọc kỹ bài mẫu SGK.
	4 dam 	= 1 dam O 4
	 	= 10 m O 4
	= 40 m
b) 	7 dam	= 70 m
	9 dam	= 90 m
- Quan hệ giữa km và hm (1 km = 10 km)
;;;¥;;;
Ngày soạn: 24/ 10/2010.
Ngày dạy: Thứ 5 ngày 27/ 10/2010
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : ÔN TẬP TIẾT LT&C 4,5.6.
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc (như tiết 1)
- Ôn cách đặt câu hỏi cho các bộ phận câu: Ai làm gì?
- Nghe – Viết chính xác đoạn văn "Gió heo may"
II. Đồ dùng:
Gv:- Phiếu ghi tên bài tập đọc.
Bảng chép sẵn 2 câu ở bài tập 2.
Hs: Vở BTTV.
 III. Các hoạt động:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3 phút
15 phút
7 phút
10 phút
3phút
ª Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
ª Hoạt động 2: Kiểm tra tập đọc (số HS còn lại).
* Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hỏi: Hai câu này được cấu tạo theo mẫu câu nào?
- Đối với lớp có nhiều HS yếu, GV cho làm bài vào vở.
- GV nhận xét viết lên bảng.
- Lưu ý HS khi đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm ở câu.
a) Cần chuyển từ chúng em thành các em, các bạn,...
* Bài tập 3: 
- GV đọc 1 lần đoạn văn. 2 hoặc 3 HS đọc lại.
- GV đọc thong thả từng cụm từ, từng câu cho HS viết bài.
- GV chấm, chữa – GV thu bài chấm.
ª Củng cố - Dặn dò:
- Cả lớp về nhà đọc lại những bài tập đọc và học thuộc lòng. 
- HS đọc yêu cầu của bài.
+ Ai làm gì?
- HS làm nhẩm.
- Nhiều HS tiếp nối nhau nêu câu hỏi mình đặt được.
- 2 hoặc 3 HS đọc lại 2 câu hỏi đúng.
+ Câu a: Ai thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ?
- 2, 3 HS đọc lại.
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS viết ra giấy nháp.
- HS gấp SGK.
- HS viết bài.

;;;¥;;;
TẬP VIẾT: ÔN TẬP CÁC TIẾT TLV 1,2,3,4,5,6.
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
- Củng cố và mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ.
- Ham thích học tiếng Việt.
II. Đồ dùng:
- 9 phiếu, mỗi phiếu ghi tên một bài thơ.
 III. Các hoạt động:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3 phút
35 phút
3phút
ª Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
ª Hoạt động 2: Kiểm tra học thuộc lòng.
ª Hoạt động 3: Giải ô chữ.
- Một hoặc 2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
+ Bước 1: Dựa theo lời gợi ý (dòng 1) phán đoán từ ngữ đó là gì? (Mẫu 1: Trẻ em)
+ Bước 2: Ghi từ ngữ vào các ô trống theo dòng hàng ngang.
+ Bước 3: Sau khi điền đủ 8 từ ngữ vào các ô trống theo dòng ngang, đọc từ mới xuất hiện ở dãy ô chữ in màu.
ª Củng cố - Dặn dò:
Giáo viên nhận xét giờ học.
Dặn về nhà làm bài tập trong VBT
- Một hoặc 2 đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm lại.
- HS quan sát ô chữ trong SGK, hướng dẫn HS làm bài.
- Một ô trống ghi 1 chữ cái, các từ này phải có ý nghĩa đúng như lời gợi ý và có số chữ khớp với các ô trống trên từng dòng.
- Một nhóm 1 tờ phiếu, HS làm bài theo nhóm.
- Một HS đọc gợi ý từng dòng, mỗi HS của các nhóm tham gia thi phải điền nhanh từ vào ô trống.
- Cả lớp nhận xét – Sửa chữa.
;;;¥;;;
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu:
- Nắm được bảng đơn vị đo độ dài, bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
- Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Biết làm các phép tính với các số đo độ dài.
II. Đồ dùng: 
- 1 bảng có kẻ sẵn các dòng các cột như ở khung bài học nhưng chưa viết chữ và số.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ: Đề – ca – mét và Héc – tô – mét.
- Gọi 2 HS lên bảng làm.
B- Bài mới:
ª Hoạt động 1: Giới thiệu bài
ª Hoạt động 2: Hướng dẫn bài
- GV yêu cầu HS chú ý lên bảng để thành lập bẳng đơn vị đo độ dài.
- Cho HS chữa bài tập 2a, 2b.
- HS điền vào bảng.
Lớn hơn mét
Mét
Nhỏ hơn mét
km
1 km
= 10 hm
= 100 dam
hm
1 hm
= 10 dam
= 100 m
dam
1 dam
= 10 m
m
1 m
= 10 dm
= 100 cm
= 1000 mm
dm
1 dm
= 10 cm
= 100 mm
cm
1 cm
= 10 mm
mm
1 mm
ª Hoạt động 3: Thực hành.
* Bài 1: GV cho HS tự làm.
* Bài 2: 
- GV cho HS lần lượt làm từng câu của bài.
- Nêu sự liên hệ giữa 2 đơn vị đo (chẳng hạn 1hm = 100m)
* Bài 3: GV cho HS quan sát mẫu.
* Bài 4: 
ª Củng cố - Dặn dò:
	Giáo viên nhận xét giờ học.
Dặn về nhà làm bài tập trong VBT.
- HS tự làm:
	1m = 100cm
	1m = 1000mm
- Từ sự liên hệ trên suy ra kết quả: 
	8hm = 800m
- HS về nhà coi lại bài.
;;;¥;;;
Ngày soạn: 24/ 10/2010.
Ngày dạy: Thứ 6 ngày 28/ 10/2010
CHÍNH TẢ : KIỂM TRA ĐỌC HIỂU
Chuyên môn ra đề.
TẬP LÀM VĂN : KIỂM TRA CHÍNH TẢ, LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Chuyên môn ra đề.
;;;¥;;;
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Làm quen với việc đọc, viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo.
- Làm quen với việc đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo.
- Học tập nghiêm túc, tự giác chịu khó học toán.
II. Hoạt động dạy - học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ: Bảng đơn vị đo độ dài.
B- Bài mới:
ª Hoạt động 1: Giới thiệu bài
ª Hoạt động 2: Hướng dẫn bài
* Bài 1: GV giúp HS hiểu kỹ bài mẫu rồi tự làm bài.
* Bài 2: 
* Bài 3: 
- GV tổ chức cho HS suy nghĩ để tìm cách giải.
- GV nhận định về từng cách làm, giúp HS tự tin để làm các câu tiếp.
ª Củng cố - Dặn dò:
- HS đọc thuộc bảng đơn vị đo độ dài.
* Bài 1:
	3m 4dm = 30dm + 4dm
	 = 34dm
	3m 4cm = 300cm + 4cm
	 = 304cm
- Một vài HS lên bảng làm.
	6m 3cm ; 7m
- HS nêu cách làm:
	6m 3cm = 603cm
	7m = 700cm
- Từ đó suy ra được:
	6m 3cm < 7m
- Một em 1 thước thẳng loại 20cm hoặc 30cm
- Mỗi nhóm 5, 6 em chuẩn bị thêm thước 1m.
;;;¥;;;
SINH HOAT: SINH HOẠT LỚP.
I/Mục tiêu:
-Sau tiết học học sinh nhận thức được việt làm giờ học sinh hoạt 
-Học sinh có ý thức được sau một tuần học , có nhận định thi đua báo cáo của các tổ .
-Học sinh yêu thích có ý chí phấn đấu. trong giờ học .
II/Hoạt động dạy học :
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A/Hoạt động 1:
Giáo viên nhận xét trong tuần 
+Báo cáo các nhận xét chung trong tuần .
-Giáo viên nhận xét bài cùng lớp.
-Quá trình học tập và giữ gìn sách vở: Nhìn chung các em giữ gìn sách vở, dụng cụ học tập tốt.Có các bạn viết có tiền bộ: Thảo, Thịnh, Tùng.
 Ý thực giữ giữ gìn sách vở dụng cụ học tập của mình chưa cao Trang, Lộc, Hà.
Bạn Thảo, Chuẩn , Lộc tuy chữ viết có tiến bộ Song còn mắc nhiều lỗi chính tả.
 B/Hoạt động 2:
-Hoạt động thi đua của 3 tổ .
+Nhằm các tổ đánh giá cho nhau 
+Nội dung chẩn bị từ cả tuần 
-Giao nhiệm vụ cho 3 tổ làm nhóm .
 Thi đua giữ vở sạch Viết chữ đẹp.
Giữ vệ sinh chung.
III/Củng cố dặn dò :
-Dặn thêm một số công việc tuần đến 
 -Nhận xét tiết học 
-Học sinh thấy vai trò trách nhiệm của mình
-Lớp theo dõi nhận xét của tổ mình 
-Từng tổ báo cáo lại 
-Nội dung chẩn bị từ cả tuần 
Học sinh lắng nghe thực hiện 
;;;¥;;;

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI SOAN LOP 3 TUAN 89 CKTKN.doc