Giáo án Lớp 3 - Tuần 9 (Chuẩn kiến thức kỹ năng)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 9 (Chuẩn kiến thức kỹ năng)

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

ÔN TẬP GIỮA KỲ I

(Tiết 1)

I. Mục đích yêu cầu:

- Đọc đúng, rành mạch đoận văn ,bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 55tiếng / phút);trả lời được 1 CHvề nội dung đoạn bài.

- Tìm đúng những sự vật được so sánhvới nhau trong các câu đã cho (BT2) .

- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh (BT3) II. Đồ dùng dạy học:

 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc.

 - Bảng phụ chép sẵn BT2; - Bảng lớp viết 2 lần BT3.

 

doc 18 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 9 (Chuẩn kiến thức kỹ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2011
Tập đọc – Kể chuyện
Ôn tập giữa kỳ I 
(Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc đúng, rành mạch đoận văn ,bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 55tiếng / phút);trả lời được 1 CHvề nội dung đoạn bài.
- Tìm đúng những sự vật được so sánhvới nhau trong các câu đã cho (BT2) .
- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh (BT3) II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu viết tên từng bài tập đọc.
	- Bảng phụ chép sẵn BT2; 	- Bảng lớp viết 2 lần BT3.
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
1. Giới thiệu bài ( 2’)
2. Kiểm tra đọc ( 15’)
 Các bài đọc:
 1) Cậu bé thông minh
 2) Đơn xin vào đội
 3) Ai có lỗi
 4) Cô giáo tí hon
3. Bài tập: (20’)
Bài 1:
Ghi lại tên các sự vật được so sánh với nhau trong các câu văn sau:
Hồ – chiếc gương bầu dục
B) Cầu thê húc – con tôm
Đầu con rùa – trái bưởi
Bài 2 :
Chọn những từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh:
a) Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như cách diều.
b) Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo.
c) Sương sớm long lanh như hạt ngọc.
Bài 3:
Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh: 
4. Củng cố – dặn dò ( 3’)
G: nêu yêu cầu tiết học
8H: bốc thăm chọn bài tập đọc
G : chỉ định H đọc từng đoạn hay cả bài
Đặt câu hỏi cho đoạn vừa đọc
G+H: nhận xét cho điểm từng em.
1H: đọc yêu cầu bài tập
2H : phân tích và làm mẫu câu a
Cả lớp làm vào vở
3H: nêu miệng kết quả
Lớp và G nhận xét chọn kết quả đúng
Củng cố sự vật so sánh
G: treo bảng phụ
H: nêu yêu cầu bài tập
Cả lớp đọc thầm
H: làm vào nháp theo nhóm
Đại diện các nhóm nêu kết quả
Lớp và G nhận xét chọn lời giải đúng
Củng cố về hình ảnh so sánh
G : Nêu yc – H theo dõi lên bảng
H : từng cặp trao đổi thảo luận
 G : gọi H lên điền kết quả 
 H+G: nhận xét chốt câu trả lời đúng
G: Hệ thống – giao bài tập về nhà
( Tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu:
 - Mức độ , yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
 - Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai là gì ;(BT2).
 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học (BT3).
II. Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
 - Bảng phụ chép sẵn 2 câu văn BT2 -ghi tên các chuyện đã học trong 8 tuần đầu.
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
1. Giới thiệu bài ( 2’)
2. Kiểm tra tập đọc ( 15’)
Các bài:
Chú Sẻ và bông hoa bằng lăng.
Mẹ vắng nhà ngày bão
Ông ngoại
Người lính dũng cảm
3. Bài tập: (20’)
Bài 1:
Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm dưới đây:
a) Ai là hội viên câu lạc bộ........?
b) Câu lạc bộ Thiếu nhi là gì?
Bài 2:
Kể lại một câu chuyện đã học trong tuần 8:
- Cậu bé thông minh, Ai có lỗi, Chiếc áo len, Người mẹ, Trận bóng dưới lòng đường, Lừa và Ngựa, Các em nhỏ và cụ già.
3. Củng cố –dặn dò ( 3’)
G : nêu yêu cầu tiết học
8H: lên bảng bốc thăm bài đọc và trả lời câu hỏi
G: đánh giá từng em
1H : nêu yêu cầu bài tập
G: yêu cầu H đọc và xác đinh mẫu câu nào?
H : làm vào nháp
H: nối tiếp nhau nêu câu hỏi của mình
G: nhận xét ghi nhanh lên bảng
Củng cố về tìm các bộ phận của câu
G: nêu yêu cầu bài tập
1H : nói nhanh tên các chuyện đã học
H: suy nghĩ chọn chuyện kể
4H: thi kể chuyện
Lớp và G nhận xét đánh giá
G: nhận xét tiết học
Dặn về nhà ôn lại bài
Toán
Góc vuông – góc không vuông
I. Mục tiêu:
 + Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông .
 + Biết dùng ê-ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông (theo mẫu ).
	KT: Biết vẽ góc vuông
II. Đồ dùng dạy học :
 + Ê ke dùng cho giáo viên và học sinh
 + Mô hình đồng hồ. Bảng phụ BT4.
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra ( 3’)
 Ê ke
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài ( 2’)
2. Giới thiệu về góc ( 5’):
* Góc gồm 2 cạch xuất phát từ một điểm.
3.Giới thiệu góc vuông- không vuông(5’)
A
O
B
 Ta có góc vuông:
 + Đỉnh 0
 + Cạnh OA, OB
M
N
C
E
D
P
- Góc đỉnh P - Góc đỉnh E
cạnh PM, PN cạnh EC, ED
4. Giới thiệu ê ke ( 3’)
 - Cái ê ke 
- Dùng để kiểm tra 
 góc vuông
5. Thực hành: (20’)
Bài 1 : 
a/ Dùng Ê ke để nhận biết góc vuông của hình bên rồi đánh dấu góc vuông (theo mẫu)
 b/ Dùng Ê ke để vẽ.
- Góc vuông đỉnh O, cạnh OA, OB
- Góc vuông đỉnh M ; cạnh MC, MD.
Bài 2: Trong các hình dưới đây
a- Nêu tên đỉnh và cạnh các góc vuông
b- Nêu tên đỉnh và cạnh các góc không vuông
( 3 hình dòng 2 dành cho H khá giỏi)
Bài 3: Trong hình tức giác MNPQ, góc nào là góc vuông ? Góc nào là góc không vuông?
 M N
 Q P
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- Số góc vuông trong hình bên là:
 A. 1 C. 3
 B. 2 D. 4
5. Củng cố – dặn dò ( 2’)
G: Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng tiết học của H
G: Nêu yêu cầu tiết học
G: Cho H xem hình ảnh 2 kim đồng hồ tạo thành 1 góc
3H: Tìm 1 số đồ vật tạo góc
G: Giúp H nắm được biểu tượng về góc
3H: Nhắc lại
G: Vẽ một góc vuông như SGK giới thiệu đây là góc vuông
Giới thiệu tên đỉnh và góc vuông vừa nói vừa chỉ
G : Vẽ góc đỉnh P cạnh PM, PN và góc đỉnh E cạnh EC, ED như SGK
Giới thiệu đây là góc không vuông
2H: Đọc đỉnh và cạnh của góc
G: Cho H quan sát cái ê ke rồi giới thiệu
- Đây là cái ê ke
- Giới thiệu cấu tạo của ê ke
- Ê ke dùng để đo góc và nhận biết góc vuông
1H: Nêu yêu cầu bài tập
H: Làm bài theo cặp ( 2 em)
1H: Lên bảng thực hành đo để nhận biết góc vuông
H& G: Nhận xét đánh giá
Dùng ê ke kiểm tra góc vuông
- H: Nêu yêu cầu bài tập
- G: Nêu phát phiếu học tập
- H: Thảo luận nhóm nêu tên đỉnh, cạnh các góc vuông, góc không vuông.
- H: Đại diện nhóm trình bày miệng
- H+G: Nhận xét đánh giá các nhóm
- H: Nêu yêu cầu bài tập.
- H: XĐ yêu cầu của bài
- H: Dùng Ê ke kiểm tra và nêu miệng 
 (2 bạn)
- H+G: Nhận xét đánh giá
- H: Nêu yêu cầu bài tập.
- H: XĐ yêu cầu của bài
- H: Dùng 
Ê ke kiểm tra và khoanh
- H: Nêu miệng kết quả
- H+G: Nhận xét đánh giá
G: yêu cầu H nhắc lại nội dung bài học
Dặn về nhà ôn lại bài
Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2011
chính tả
Ôn tập giữa kỳ I ( Tiết 3)
I. Mục đích yêu cầu:
 - Mức độ , yêu cầu kĩ năng đọc như tiết 1.
 - đặt được 2- 3 câu theo mẫu câu ai là gì? ( BT 2 )?
 - Hoàn thành đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường , xã,quận , huyện . theo mẫu BT3.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
 - Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
1. Giới thiệu bài ( 2’)
2. Kiểm tra tập đọc ( 15’)
Các bài:
Cuộc họp của chữ viết
Nhớ lại buổi đầu đi học
Những chiếc chuông reo
Tiếng ru
Bận
3. Bài tập 3: (20’)
 - Hãy hoàn thành đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu niên phường theo mẫu SGK.
4 Củng cố- dặn dò.( 3’)
G: Nêu yêu cầu tiêt học.
G:Tổ chức cho H bốc thăm chọn bài tập.
8H: Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
Lớp và G nhận xét đánh giá từng em.
1H : Đọc yêu cầu bài tập và mẫu đơn.
 Cả lớp đọc thầm.
G: Giải thích thêm: Nội dung phần kính gửi chỉ viết tên phường .
 H: Thảo luận nhóm
5H: Đọc bài trước lớp.
Lớp và G nhận xét từng bài về nội dung và cách diễn đạt.
G: nhận xét tiết học.
Yêu cầu H nhớ mẫu đơn để viết khi cần thiết.
 Chuẩn bị bài các bài tập đọc cho tiết sau.
Toán
Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng ê ke
I. Mục tiêu:
 + Biết cách dùng ê ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản .
II. Đồ dùng:
	+ G: ê ke to
	+ H: ê ke học sinh
III. Các hoạt động dạy học.
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra (5’)
 - Dùng ê ke để vẽ góc vuông có:
Đỉnh N cạnh NC, NB
Đỉnh C cạnh CD, CE
B Bài mới
1. Giới thiệu bài( 2’)
2. Thực hành: (30’)
Bài 1: Dùng e ke để vẽ góc vuông
a) Có đỉnh O cạnh OA, OB
A
O
B
Có đỉnh M canh MP, MQ
M
Q
P
Bài 2 :
Dùng e ke kiểm tra trong mỗi hình sau có mấy góc vuông:
có 4 góc vuông 
có 2 góc vuông
Bài 3:
Thực hành gấp tờ giấy để được góc vuông
Bài 4: Dành cho H khá giỏi
3. Củng cố – dặn dò ( 3’)
 2 H: lên bảng thực hành vẽ
Lớp và G nhận xét đánh giá từng em.
2H: lên bảng kiểm tra góc vuông mà 2 bạn vừa vẽ
G: Nêu yêu cầu tiết học
1H: nêu yêu cầu bài tập
G : gọi H nêu lại cách vẽ góc vuông bằng ê ke
H: thực hành vẽ( cả lớp)
2H: lên bảng vẽ
H&G : nhận xét 
Củng cố cách dùng ê ke để vẽ góc vuông
H : nêu yêu cầu bài tập:
H: trao đổi nhóm đôi vànêu kết quả
H&G: đánh giá- Củng cố cách kiểm tra hình
1H: nêu yêu cầu
H: thực hành gấp tờ giấy thành 1 góc vuông- thay ê ke để kiểm tra góc vuông.
G : nhận xét tiết học
Dặn về nhà ôn lại bài
Đạo đức
Chia sẻ vui buồn cùng bạn (Tiết 1)
I.Mục tiêu:
- Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn.
- Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hàng ngày.
II.Đồ dùng dạy – học:
- HS: Vở bài tập đạo đức 3.
- GV: Tranh minh hoạ cho tình huống hoạt động 1. Phiếu học tập.
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: (3’)
 - Hát “Lớp chúng ta đoàn kết”
B.Bài mới:
 1,Giới thiệu bài: (2’)
 2,Nội dung: (25’)
a) Một số biểu hiện của quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn(10phút)
MT: Học sinh biết biểu hiện của quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn
Kết luận: (SGV – T49)
b) Đóng vai 
MT: Học sinh biết cách chia sẻ vui buồn với bạn trong các tình huống
Kết luận: SGV – T50
c) Bày tỏ thái độ: 
MT: Học sinh biết bày tỏ thái độ trước các ý kiến có liên quan đến nội dung bài
C,Củng cố – dặn dò: (5’) 
H: Lớp hát tập thể bài hát: “Lớp chúng ta đoàn kết” nhạc và lời Mộng Lân
G: Giới thiệu trực tiếp
G: Nêu yêu cầu, treo tranh
H: Quan sát tranh tình huống và nêu nội dung tranh (2H)
G: Giới thiệu tình huống qua bài tập 1
H: Thảo luận nhóm nhỏ về cách ứng xử trong tình huống và phân tích kết quả của mỗi cách ứng xử (N3)
G: Kết luận
G: Chia nhóm (4N)
G: Giao nhiệm vụ cho các nhóm
H: Thảo luận xây dựng kịch bản, đóng vai
H: Lên đóng vai trước lớp (4N)
H+G: Nhận xét, rút kinh nghiệm
G: Kết luận
G: Nêu lần lượt từng ý kiến (BT3)
H: Suy nghĩ và bày tỏ thái độ nếu đồng ý, không đồng ý
H: Thảo luận về lý do tán thành và không tán thành
H+G: Nhận xét, kết luận
G: Củng cố nội dung bài, nhận xét giờ
G: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị chi tiết thực hành
Tự nhiên xã hội
Ôn tập: Con người và sức khoẻ
I.Mục tiêu:
- Khắc sâu kiến thức đã học về cơ qu ...  độ dài đã học.
1H: nêu yêu cầu bài
G: cho H đọc kỹ bài mẫu hướng dẫn mẫu
G: - 1dam bằng mấy m?
 - 4dam bằng bao nhiêu m?
H : cả lớp làm bài vào vở
3H: chữa bài lên bảng
Lớp và G nhận xét đánh giá
Củng cố quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học( hm, dam, m)
H: đổi vở KT chéo kết quả theo đáp án
1H : nêu yêu cầu bài tập
2H: làm mẫu- Lớp quan sát nhận xét
H: tự nhẩm kết quả vào vở
2H :chữa bài trên bảng
Lớp và G nhận xét đánh giá
G nhận xét tiết học
H đọc lại các đơn vị đo độ dài
Về học thuộc các đon vị đo độ dài, mối quan hệ giữa các đơn vị đó
Hoàn thành bài tập vào vở
Luyện từ và câu
Ôn tập giữa học kì I ( Tiết 5 )
I. Mục đích yêu cầu:
 - Mức độ , yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
 - Chọn từ ngữ thích hợp bổ xung ý nghĩa cho từ ngữ chỉ sự vật BT2 .
 - Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu BT3.
I. Đồ dùng dạy học:
 - 9 phiếu ghi tên các bài HTL.
 - Bảng lớp chép bài tập 2, 3(tr71)
 - 1 tờ phiếu to ghi ô chữ.
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
1. Giới thiệu bài ( 2’)
2. Kiểm tra học thuộc lòng ( 15’)
 Các bài trong 8 tuần đầu
3. Bài tập: (20’)
Bài 2 :
Chọn các từ thích hợp trong ngoặc đơn để bổ sung ý nghĩa cho danh từ in đậm:
- Thứ tự cần điền: xanh non, trắng mịn, vàng tươi, đỏ thắm, rực rỡ.
- Từ im đậm là từ chỉ sự vật
Bài 3 :
Điền dấu phẩy vào những câu sau:
a) Hằng năm, cứ vào đầu tháng 9, các trường.....mới
b) Sau ba tháng hè tạm xa trường, chúng em......gặp thầy, 
4. Củng cố – dặn dò( 3’)
G : nêu yêu cầu tiết học
G: Tiến hành như tiết 5
8H: lên bốc thăm tên bài đọc, về chuẩn bị 
 H: đọc theo yêu cầu ghi trong phiếu
Lớp và G nhận xét đánh giá 
H : đọc yêu cầu –lớp đọc thầm
G: giúp H nắm yêu cầu. Lựa chọn lấy từng từ để lần lượt điền cho phù hợp
H: thảo luận theo từng cặp .
1 HHHH: lên bảng điền .
Lớp và G nhận xét đánh giá
G: Các từ in đậm và hỏi : đó là từ chỉ gì?
G: chốt lại đó là từ chỉ sự vật
1H :đọc yêu cầu của bài
2H: đọc lại các câu văn trên bảng phụ
H: tự điền dấu phẩy vào SGK
3H : nối tiếp điền dấu phẩy
G: Nhận xét tiết học
 Dặn về nhà ôn lại bài
Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2011
Tập viết
Ôn tập giữa học kì I ( Tiết 6 )
I. Mục đích yêu cầu:
Mức độ, yêu cầu kĩ năng đọc như tiết 1.
Lựa chọn từ ngữ thích hợp bồ xung ý nghĩa cho từ ngữ chỉ sự vật .BT2.
Đặt được 2-3 câu theo mẫu Ai làm gì? BT3.
I. Đồ dùng dạy học:
 - 9 phiếu ghi tên các bài HTL.
 - Bảng lớp chép bài tập 2
 - 3 tờ giấy A4
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
1. Giới thiệu bài ( 2’)
2. Kiểm tra học thuộc lòng ( 15’)
 - Hai bàn tay em
 - Khi mẹ vắng nhà
 - Quạt cho bà ngủ
 - Mẹ vắng nhà ngày bão
 - Mùa thu của em
 - Ngày khai trường
 - Bận
 - Tiếng ru
3. Bài tập: (20’)
Bài 1:
Chọn các từ thích hợp trong ngoặc đơn để bổ sung ý nghĩa cho danh từ in đậm:
- tháp xinh xắn
- bàn tay tinh sảo
- Công trình đẹp đẽ
Bài 2 :
Đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
- Đàn cò đang bay lượn trên cách đồng
- Mẹ dẫn em đến trường
- Em quét nhà giúp mẹ
4. Củng cố – dặn dò( 3’)
G: nêu yêu cầu tiết học
9H: tổ chức cho H bốc thăm bài
H: đọc thuộc lòng
Lớp và G nhận xét đánh giá từng em
1H: đọc yêu cầu bài tập
1H: đọc đoạn văn trên bảng
G: nhắc H đọc kỹ – chọn từ bổ sung ý nghĩa cho từ in đậm đứng dưới.
H: trao đổi cặp ( 2 em)
3H: lên bảng ghi và giải thích vì sao chọn
Cả lớp và G nhận xét đánh giá
1H: nêu yêu cầu của bài
 - làm việc cá nhân
G: phát cho 3 nhóm mỗi nhóm 1 tờ giấy A4
H: làm xong dán lên bảng. dưới lớp theo dõi nhận xét.
H+ G: nhận xét đánh gi
G: nhận xét tiết học
Nhắc H về nhà luyện đọc thuộc lòng
Toán
Bảng đơn vị đo độ dài
I. Mục tiêu:
+ Bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và ngược lại 
 + Biết mối quan hệ giữa các đơn vị đothong dụng (kmvà m; m và mm).
 + Biết làm các phép tính với các số đo dộ dài .
 KT: Biết được bảng đơn vị đo độ dài.
II. Đồ dùng dạy học:
	Kẻ sẵn các dòng, cột như ở khung bài học
II. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra( 5’)
- Kể tên các đơn vị đo độ dài
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( 2’)
2.Giới thiệu bảng đơn vị đo đọ dài (10’)
Các đơn vị đo độ dài: 
+ Lớn hơn mét: Km, hm, dam
+ Mét: m
+ Nhỏ hơn mét: dm, cm, mm
 1m = 10 dm, 1 dm = 10 cm
 1 cm = 10 mm.
 1 km = 10 hm, 1 hm = 10 dam
 1 km = 1000 m, 1 m = 1000 mm
3. Thực hành: (20’)
Bài : điền số
 1km = .....hm 1m = ....dm
 1km = .....m 1m = ....cm
 1hm = ...dam 1m = ....mm
 (Dòng 4, 5 – dành cho H khá giỏi)
 Bài 2 : Điền số
8hm = .....m	8m = ......dm
9hm = .....m	6m = ......cm
7dam = ...m	8cm = ...mm
(Dòng 4 – Dành cho H khá giỏi)
Bài 3: Tính theo mẫu
25m x 2 = 	36hm: 3 = 
15km x 4 = 	70km : 7 =
(Dòng 3 – Dành cho H khá giỏi) 
3. Củng cố – dặn dò( 3’)
3H: Kể lần lượt các đơn vị đo độ dài
Lớp và G nhận xét - đánh giá
G: :Giới thiệu bài mới
G: Đưa bảng đã kẻ sẵn như SGK
2H: Lần lượt nêu các đơn vị đo độ dài theo bảng
1H: Nêu đơn vị đo độ dài cơ bản
Nêu các đơn vị lớn hơn mét và nhỏ hơn mét
G : Cho H lần lượt nêu mối quan hệ giữa các đơn vị liền kề
Cả lớp đọc nhiều lần bảng đơn vị đo độ dài ( học thuộc)
1H: Nêu yêu cầu bài tập
H: Làm vào vở
2H: nêu miệng kết quả
Lớp và G nhận xét đánh giá
Củng cố kỹ năng đổi đơn vị đo độ dài từ lớn sang bé
1H: nêu yêu cầu bài
G : yc H làm vào vở
3H: lên bảng chữa bài
Lớp nhận xét – G đánh giá
1H: nêu yêu cầu bài
1H: làm mẫu
Cả lớp làm vào vở – 1H lên bảng giải
Lớp nhận xét – G đánh giá
Củng cố cách đổi đơn vị đo độ dài
G: Hệ thống, giao bài về nhà.
Thủ công
Ôn tập chủ đề: phối hợp gấp, cắt, dán hình
I. Mục tiêu:
- Ôn tập, củng cố kiến thức, kỹ năng phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồ chơi.
- Làm được ít nhất 2 đồ chơi đã học.
II. Đồ dùng dạy – học:
- G: Mẫu của các bài 1,2,3,4 
- H: Giấy thủ công, hồ dán, kéo, thước, 
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. KTBC: ( 2’)
B. Bài mới:
1, Giới thiệu bài: ( 1’ )
2, Nội dung: ( 30’)
a)Nhắc lại qui trình gấp, cắt, dán hình: 
- Gấp tàu thuỷ 2 ống khói
- Gấp con ếch
- Gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ
- Gấp, cắt, dán bông hoa
b) Thực hành:
Gấp: Tàu thuỷ 2 ống khói; con ếch
 Gấp cắt, dán: Ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng; bông hoa
c) Đánh giá sản phẩm
3.Củng cố – dặn dò: ( 3’ )
G: KT đồ dùng học tập của học sinh.
G: Nêu rõ yêu cầu giờ ôn tập và kiểm tra
G: Nêu yêu cầu
H: Lần lượt nhăc lại qui trình gấp, cắt, dán hình
H+G: Nhận xét, bổ sung. 
G: Nêu yêu cầu cần kiểm tra
H: Lấy giấy thủ công 
H: Thực hành gấp, cắt, dán hình theo nội dung các em đã lựa chọn ( 1 trong 4 bài đã học)
- Gấp tàu thuỷ 2 ống khói
- Gấp con ếch
- Gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ
- Gấp, cắt, dán bông hoa
G: Quan sát, uốn nắn giúp đỡ để mọi HS đều hoàn thành sản phẩm.
H: Trưng bày kết quả 
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành( chỉ rõ điểm chưa hoàn thành để HS rút kinh nghiệm)
G: Hệ thống, giao bài về nhà
Tự nhiên xã hội
Ôn tập: Con người và sức khoẻ (Tiếp)
I.Mục tiêu:
- Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh: Cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh.
- Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khoẻ như thuốc lá, ma tuý, rượu.
II.Đồ dùng dạy – học:
G: Hình SGK T36, 37, phiếu thảo luận.
H: Vở bài tập.
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: (4’)
 Bài: “Vai trò của giấc ngủ”
B.Bài mới:
 1,Giới thiệu bài: (2’)
 2,Nội dung: (25’)
a) Chơi trò chơi Ai nhanh? Ai đúng? MT: Giúp học sinh củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về cấu tạo ngoài và chức năng của cơ quan: hô hấp tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh
- Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan: hô hấp tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh
b) Vẽ tranh 
MT: Học sinh vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma tuý
C.Củng cố – dặn dò: (4’)
H: Nêu vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ (1H)
H+G: Nhận xét, đánh giá
G: Giới thiệu trực tiếp
G: Chia lớp thành 4 nhóm
G: Nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơ i
H: Cử 5 học sinh làm giám khảo, cùng theo dõi ghi lại các câu trả lời các đội
H: Hội ý trước khi vào cuộc chơi
G: Hội ý với học sinh được cử vào ban giám khảo, thống nhất cách đánh giá, ghi chép
H: Đọc câu hỏi, điều khiển cuộc chơi
H: Các đội trả lời lần lượt
H+G: Nhận xét, đánh giá kết quả các đội
H: Đọc yêu cầu bài 2 (VBT T25)
G: Giao nhiệm vụ cho các nhóm
H: Các nhóm vẽ theo đề tài
G: Theo dõi giúp đỡ
H: Nêu ý tưởng về bức tranh nhóm mình
H+G: Nhận xét, đánh giá các nhóm
G: Củng cố nội dung bài, nhận xét giờ
H: Về ôn lại bài, chuẩn bị bài sau kiểm tra
Thứ 6 ngày 21 tháng 10 năm 2011
Chính tả 
Kiểm tra giữa kỳ I
(Đề do PGD ra)
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 - Bước đầu biết đọc ,viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo. 
 - Biết đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một đơn vị đo(nhỏ hơn đơn vị đo kia).
 - KT: Biết được một số kiến thức cơ bản của các tiết trước.
II. Các hoạt động dạy- học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra ( 5’)
- Tên các đơn vị đo độ dài
- Điền vào chỗ chấm:
 1km = m 1km = hm
 1m = dm 1m = cm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài ( 2’)
2. Luyện tập: (30’)
 Bài 1b: Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm
Cách làm: 3m4dm = 30dm + 4dm = 34dm
 3m4cm = 300cm + 4cm = 304cm
 Mẫu: 3m2dm = 32dm
3m2cm = 302cm
4m7dm = 47dm
4m7cm = 407cm
Bài 1: Phần a ; phần b (dòng 4,5) – Dành cho H khá giỏi
Bài 2:Tính
a.8dam + 5dam = 13dam b. 720m + 43m =763m
 57hm – 28hm = 29hm 403cm - 52cm = 351cm 
 12km x 4 = 48km 27mm : 3 = 9mm
Bài 3:
 6m3cm 6m 
 6m3cm < 630cm 6m3cm = 603cm 
(Cột 2 dành cho H khá giỏi)
4. Củng cố – dặn dò ( 3’)
H nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học.
Lớp nhận xét – G đánh giá
G: Nêu yêu cầu tiết học
1H: Nêu yêu cầu bài tập
1H: Làm mẫu
Cả lớp làm vào vở – 2H lên bảng làm
Lớp và G nhận xét đánh giá 
Củng cố cách đổi số đo độ dài
1H: Nêu yêu cầu bài tập
Cả lớp làm vào vở
2H: Lên bảng giải
Lớp nhận xét – G đánh giá
H đổi vở KT chéo
1H: Nêu yêu cầu bài
H: Trao đổi cặp
3H: Nêu kết quả thảo luận
Lớp và G nhận xét đánh giá
G: Hệ thống, giao bài tập về nhà 
tập làm văn
Kiểm tra giữa kỳ I
(Đề do PGD ra)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_9_chuan_kien_thuc_ky_nang.doc