Giáo án lớp 3 Tuần 9 - Đỗ Hoàng Tùng

Giáo án lớp 3 Tuần 9 - Đỗ Hoàng Tùng

Tuần 9: Tiết (25): Tập đọc - Kể chuyện.

 Bài: Ôn tập - Kiểm tra Tập đọc và học thuộc lòng. (T1)

I. Mục tiêu:

* Kiểm tra lấy điểm tập đọc yêu cầu: Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng 4 -> 6 HS : Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 55 tiếng / phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc. (HSKG tốc độ đọc mức trên 55tiếng / phút, viết trên 55 chữ/ 15 phút).

- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho.(BT2)

- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống tạo phép so sánh (BT3)

Luyện đọc bài đọc thêm Tuần1- 2

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần 9 - Đỗ Hoàng Tùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ bảy ngày 5 tháng 10 năm 2013. 
Ngày dạy : Thứ hai ngày 7 tháng 10 năm 2013.
 (Chuyển day : Ngày ... / ./)
Tuần 9: Tiết (25): Tập đọc - Kể chuyện.
 	 	 Bài: Ôn tập - Kiểm tra Tập đọc và học thuộc lòng. (T1)
I. Mục tiêu: 
* Kiểm tra lấy điểm tập đọc yêu cầu: Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng 4 -> 6 HS : Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 55 tiếng / phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc. (HSKG tốc độ đọc mức trên 55tiếng / phút, viết trên 55 chữ/ 15 phút). 
- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho.(BT2)
- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống tạo phép so sánh (BT3)
Luyện đọc bài đọc thêm Tuần1- 2
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Phiếu tên từng bài tập đọc . 
	- HS : Vở, nháp. 
III. Các hoạt động dạy- học: 
	1. ổn định tổ chức: Hát đầu giờ. 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: (ghi đầu bài )
b. Kiểm tra tập đọc : Khoảng 4- 6 HS trong lớp 
- Gv gọi HS nối tiêp và kế tiếp bốc thăm và- xem bài khoảng 1 phút.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc 
- GV gọi HS đọc bài 
- HS đọc bài theo phiéu bốc thăm 
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc 
- HS trả lời 
- GV cho điểm theo hướng dẫn của vụ giáo dục tiểu học .
- GV nhận xét - ghi điểm .
c. Hướng dẫn bài tập:
 -Trong khi các HS đọc bài thì dưới lớp đọc bài đọc thêm của tuần 1 &2 và trả lời các câu hỏi ở SGK 
 Bài tập 2: 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- GV gọi - HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV mở bảng phụ viết sẵn bài tập mời HS phân tích mẫu câu 
1 HS làm mẫu một câu
- HS làm bài vào vở 
- GV gọi HS nêu kết quả 
- 4 – 5 HS đọc bài làm 
- HS nhận xét 
- GV nhận xét – chốt lại lời giải đúng 
Hình ảnh so sánh 
Sự vật 1 
Sự vật 2
(a). Hồ nước như một chiếc gương khổng lồ
hồ nước 
chiếc gương bầu 
dục khổng lồ
(b). Cầu Thê Húc cong như con tôm 
Cầu Thê Húc 
con tôm
(c). Con rùa đầu to như trái bưởi 
đầu con rùa 
trái bưởi 
 Bài tập 3:
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập 3
- GV yêu cầu HS làm vào vở 
- HS làm độc lập vào vở 
- GV gọi hai HS nhận xét 
- Vài HS nhận xét 
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng 
(a). Một cánh diều 
(b). Tiếng sáo 
(c). Như hạt ngọc 
	4. Củng cố - Dặn dò: Nêu lại ND bài ? 
 - GV Đánh giá tiết học , biểu dương các em nào có cố gắng . 
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
Tuần 9: Tiết (26): Tập đọc - Kể chuyện .
 	 	Bài : Ôn tập - Kiểm tra Tập đọc và học thuộc lòng. (T2)
I. Mục tiêu: 
* Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc (yêu cầu như tiết 1 )
- Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng 4-> 6 HS : Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 55 tiếng / phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc (HSKG tốc độ đọc mức trên 55tiếng / phút, viết trên 55 chữ/ 15 phút. Luyện đọc bài đọc thêm Tuần 2- 3
- Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai, là gì?(BT2)
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học ở (bài tập 3)
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Phiếu tên từng bài tập đọc. 
	- HS : Vở, nháp. 
III. Các hoạt động dạy- học:	
	1. ổn định tổ chức: Hát đầu giờ. 	
	2. Kiểm tra bài cũ: 	
	3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: (ghi đầu bài )
b. Kiểm tra tập đọc : Khoảng 4- 6 HS trong lớp 
- Gv gọi HS nối tiêp và kế tiếp bốc thăm và- xem bài khoảng 1 phút.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc 
- GV gọi HS đọc bài 
- HS đọc bài theo phiéu bốc thăm 
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc 
- HS trả lời 
- GV cho điểm theo hướng dẫn của vụ giáo dục tiểu học .
- GV nhận xét – ghi điểm .
c. Hướng dẫn bài tập :
 -Trong khi các HS đọc bài thì dưới lớp đọc bài đọc thêm của tuần 2 & 3 và trả lời các câu hỏi ở SGK 
Bài tập 2
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS đọc yêu cầu bài tập + lớp đọc thầm 
- GV nhắc HS: Để làm đúng bài tập, các em phải xem các câu văn được cấu tạo theo mẫu nào
- HS chú ý nghe 
- GV yêu cầu HS làm nhẩm 
- HS làm nhẩm 
- GV gọi HS nêu miệng 
- Nhiều HS tiếp nối nhau nêu câu hỏi mình đạt được 
- GV nhận xét - viết nhanh nên bảng câu hỏi đúng 
+ Ai là hội viên của câu lạc bộ 
+ Câu lạc bộ thiếu nhi là gì ?
- Cả lớp chữa bài vào vở.
Bài tập 3
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 1 HS nêu cầu bài tập 
- GV gọi HS nói nhanh tên các truyện đã học 
- Vài HS nêu 
- HS suy nghĩ tự chọn nội dung hình thức 
- GV gọi HS thi kể 
- HS thi kể 
- HS nhận xét, bình chọn những bạn kể chuyện hay nhất 
- GV nhận xét - ghi điểm 
	4. Củng cố - Dặn dò: - Nêu nội dung bài ?	
	- GV Đánh giá tiết học , biểu dương các em nào có cố gắng . 
	- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Tuần 9: Tiết 41: Toán. 
 	 Bài: Góc vuông, góc không vuông	
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu có biểu tượng về góc: góc vuông, góc không vuông.
- Biết sử dụng Ê- ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông theo mẫu. (Làm các bài tập: Bài 1; bài 2(3 hình dòng 1); bài 3 ; bài 4).
II. Đồ dùng dạy học:
- Ê ke (dùng cho GV + HS ) 
III. Các hoạt động dạy- học:
	1. ổn định tổ chức: Hát đầu giờ.
	2. Kiểm tra bài cũ: Ê ke 
- Nêu quy tắc tìm số chia ? (2HS) à HS + GV nhận xét .
	3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: (ghi đầu bài )
b. Hướng dẫn hoạt động học tập: 	
Hoạt động 1: Giới thiệu về góc 
- HS làm quen với biểu tượng về góc. 
- GV cho HS xem hình ảnh 2 trên kim đồng hồ tạo thành 1 góc (vẽ 2 tia như SGK).
- HS quan sát 
- GV mô tả: Góc gồm 2 cạnh xuất phát từ một điểm - GV đưa ra hình vẽ góc 
Ta có góc đỉnh O; 
 N
Cạnh OM, ON 
 O M
- HS chú ý quan sát và lắng nghe 
 Hoạt động 2: Giới thiệu góc vuông, góc không vuông. 
- Nắm được khái niệm về góc vuông và không vuông.
- GV vẽ 1 góc vuông lên bảng và giới thiệu thiệu đây là góc vuông.
- HS chú ý quan sát 
- Ta có góc vuông 
- Đỉnh O	
- Cạnh OA, OB
 A 
 O B
( GV vừa nói vừa chỉ vào hình vẽ)
- GV vẽ tiếp góc đỉnh P, cạnh PM, PN và vẽ góc đỉnh E, cạnh EC, ED (như SGK) 
- HS quan sát 
- GV giới thiệu: Đây là các góc không vuông 
- HS nghe 
- GV đọc tên góc 
- Nhiều HS đọc lại 
Hoạt động 3: Giới thiệu Ê ke 
- HS nắm được tác dụng của ê ke 
- HS quan sát 
- GV cho HS xem cái ê ke và nêu cấu tạo của e ke. Sau đó giới thiệu: Ê ke dùng để nhận biết (hoặc kiểm tra) góc vuông. 
- HS chú ý nghe. 
- GV gọi HS lên dùng e ke đê kiểm tra.
- 1HS dùng ê ke để kiểm tra góc vuông trên bảng.
Hoạt động 4: Thực hành.
 Bài 1: HS biết dùng e ke để vẽ và nhận biết góc vuông.
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- Vài HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV vẽ hình lên bảng và mời HS: 
- HS kiểm tra hình trong SGK + 1 HS lên bảng kiểm tra. 
- GV gọi HS đọc kết quả phần a. 
a. Vài HS nêu kết quả - HS nhận xét.
- GV nhận xét 
- GV hướng dẫn HS kẻ phần b
- HS đặt E ke, lấy điểm của 3 góc ê kevà đặt tên 
- GV kiểm tra, HD học sinh 
 B
- GV nhận xét 
O A
Bài 2: Củng cố về cách đọc tên đỉnh, cạnh và kiểm tra góc. (Lam 3 hình dòng 1)
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS thảo luận 
- HS thảo luận để kiểm tra góc và tìm ra góc vuông. 
- Trong các hình vẽ đó có mấy góc vuông 
- 2 góc vuông 
- Nêu tên đỉnh, góc?
- A, cạnh AD, AE; đỉnh B, cạnh BG, BH
- GV kết luận .
Bài 3 : GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
 GV hướng dẫn nắm yêu cầu 
- Nhận biết (bằng trực giác)
- Góc có đỉnh Q, M là góc vuông.
- HS dùng ê ke kiểm tra lại 2 góc này 
- HS quan sát 
- GV hướng dẫn đánh dấu góc vuông 
- Dùng bút chì đánh dấu góc vuông 
- Góc đỉnh: M, N.
- GV cho HS củng cố
 Bài 4: GV gọi HS đọc yêu cầu 
- 1HS đọc - nêu 4 điều kiện của bài.
- GV nhận xét
- HS dùng Ê- ke để kiểm tra sau đó dùng bút chì khoanh vào các ý đúng
	4. Củng cố - Dặn dò: 
 - Tìm trong lớp những đồ vật nào và những gì có góc vuông? 
 - GV Đánh giá tiết học , biểu dương các em nào có cố gắng . 
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
	Tuần 9: Tiết 25: Tự học
Ngày soạn: Thứ bảy ngày 6 tháng 10 năm 2013. 
Ngày dạy : Thứ ba ngày 8 tháng 10 năm 2013. 
 ( Chuyển day : Ngày ... / ./)
Tuần 9 : 	 Tiết 42: Toán
 	 Bài: Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng Ê ke
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết sử dụng ê ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông Vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản.(Làm các bài tập: Bài1; bài2:bài 3).
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: SGK, ê ke 
	- HS : Vở, bảng, phấn, nháp, ê ke. 
III. Các hoạt động dạy- học:
	1. ổn định tổ chức: Hát đầu giờ. 	
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Làm lại BT 2, 3 (2HS) à HS + GV nhận xét.	
	3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài )
b. Hướng dẫn hoạt động học tập: 
 Bài 1: Củng cố về vẽ góc vuông 
- GV gọi HS quan sát và nêu yêu cầu 
- Vài HS nêu yêu cầu 
- GV hướng dẫn HS vẽ góc vuông đỉnh O: Đặt Ê-ke sao cho đỉnh góc vuông của e ke trùng với điểm O và 1 cạnh Ê-ke trùng với cạnh cho trước. Dọc theo cạnh kia của eke vẽ tia ON ta được góc vuông
- HS quan sát GV hướng dẫn và làm mẫu - HS thực hành vẽ
GV yêu cầu HS làm BT
- HS tiếp tục vẽ các góc vuông còn lại vào nháp + 2 HS lên bảng vẽ
- GV nhận xét 
- HS nhận xét 
Bài 2: HS dùng Ê ke kiểm tra được góc vuông 
- GV gọi HS đọc yêu cầu 
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS quan sát, tưởng tượng nếu khó thì dùng e ke để kiểm tra. 
- HS quan sát
- HS dùng Ê- ke kiểm tra góc vuông và điểm số góc vuông ở mỗi hình.
- GV gọi HS đọc kết quả 
- HS nêu miệng:
+ Hình bên phải có 4 góc vuông 
- GV nhận xét 
+ Hình bên trái có 2 góc vuông 
Bài 3: HS dùng miếng bìa ghép lại được góc vuông.
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV gọi HS nêu kết quả 
- HS quan sát hình trong SGK, tưởng tượng rồi nêu miệng 2 miếng bìa có đánh số 1 và 4 hoặc 2 và 3 có thể ghép lại được góc vuông (2HS nêu)
- GV nhận xét chung
- HS nhận xét 
Bài 4: HS thực hành gấp được 1 góc vuông Bỏ 
	4. Củng cố - Dặn dò: 
 - GV Đánh giá tiết học , biểu dương các em nào có cố gắng . 
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
	Tuần 9 : Tiết 17: Chính tả ( Nghe - viết ) .
 	Bài : Ôn tập - Kiểm tra Tập đọc và học thuộc lòng. (T3) 
I. Mục tiêu: 
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc ( yêu cầu như tiết 1)
2. Đặt được 2-3 câu theo đúng mẫu Ai, là gì ?(BT2)
3. Hoàn thành đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu. (HSKG tốc độ đọc mức trên 55tiếng / phút, viết trên 55 chữ/ 15 phút. Luyện đọc bài đọc thêm Tuần 3- 4
II. Đồ dù ... c (yêu cầu như tiết 1 )
 (HSKG tốc độ đọc mức trên 55tiếng / phút, viết trên 55 chữ/ 15 phút.)
Luyện đọc bài đọc thêm Tuần 5- 7
2. Chọn được từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật.(BT2)
3. Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu. (BT3)
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV : Phiếu tên từng bài tập đọc. Hai tờ phiếu bài tập 2
Bảng lớp viết ND bài tập 3
	- HS : Vở, nháp. 
III. Các hoạt động dạy- học:	
	1. ổn định tổ chức: Hát đầu giờ.	
	2. Kiểm tra bài cũ: 	
	3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài )
b. Kiểm tra tập đọc: Khoảng 4- 6 HS trong lớp 
- Gv gọi HS nối tiêp và kế tiếp bốc thăm và- xem bài khoảng 1 phút.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc 
- GV gọi HS đọc bài 
- HS đọc bài theo phiéu bốc thăm 
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc 
- HS trả lời 
- GV cho điểm theo hướng dẫn của vụ giáo dục tiểu học .
- GV nhận xét – ghi điểm .
 -Trong khi các HS đọc bài thì dưới lớp đọc bài đọc thêm của tuần 6 & 7và trả lời các câu hỏi ở SGK 
c. Hướng dẫn bài tập:
Bài tập 2
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 2
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu BT
- HS nghe 
- GV cho HS xem mấy bông hoa hồng, hoa huệ, hoa cúc. 
- HS quan sát 
- HS đọc thầm đoạn văn - làm bài cá nhân 
- GV mời HS lên bảng làm bài 
- 2 HS lên bảng thi làm bài trên phiếu - đọc kết quả - HS nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm 
- 2-3 HS đọc lại bài hoàn chỉnh,
- Cả lớp sửa bài đúng vào vở.
- VD: Từ cần điền là: 
Bài tập 3:
 Màu, hoa huệ, hoa cúc,hoa hồng, vườn xuân.
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- 2HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS làm bài vào vở 
- GV gọi HS lên bảng làm 
- 3 HS lên bảng làm bài 
- HS nhận xét . Chữa bài cho bạn 
- GV nhận xét - chốt lại lời giải đúng
- Hằng năm cứ vào....tháng 9, các trường ...năm học mới 
+ Sau 3 tháng hè....trường, chúng em ....gặp thầy, gặp bạn
Giải ô chữ (Nếu còn thời gian )
- Gv gọi 2 HS nêu yêu cầu bài tập + mẫu
- GV yêu cầu HS quan sát ô chữ trong SGK, HD HS làm bài 
- HS đọc yêu cầu 
- B1: Dựa theo gợi ý (dòng 1) phán đoán từ ngữ đó là gì? không được quên điều kiện của bài 
- HS dán bài lên bảng lớp -> đại diện
- B2: Ghi từ tìm được vào ô trống theo dòng hàng ngang. Các từ này phải có ý nghĩa như lời gợi ý. 
 nhóm đọc bài - HS nhận xét 
* Lời giải 
Dòng 1: Trẻ em 5 Tương lai 
- B3: Sau khi điền đủ 8 chữ ở hàng ngang đọc từ mới xuất hiện ở hàng dọc 
 2. Trả lời 6: Tươi tốt 
- GV chia lớp thành các nhóm sau đó phát phiếu 
- GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc 
 3. Thuỷ thủ 7. Tập thể
 4 Trưng nhị 8 Tô màu 
- Từ mới: Trung thu
	4. Củng cố - Dặn dò: 
	- GV Đánh giá tiết học , biểu dương các em nào có cố gắng. 
	- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
	Tuần 9: 	Tiết 9: BDHSG Toỏn
	Bài : Giảm đi một số lần.
	( Hướng dẫn học sinh thao tác bài trên máy tính vòng 1,2,3)
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS: Củng cố và nâng cao giải toán “Giảm đi một số lần và giải toán”. (Làm 2 - 4 bài tập) còn thời gian hoàn thành bài tập tự học. 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tài liệu Violympic toán 3 vòng 9.
- HS : Vở, nháp, chép đầu bài tập trong tuần 8
III. Các hoạt động dạy học: 
 	1. Ổn định tổ chức: Hát đầu giờ & Kiểm tra sĩ số .
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra sách vở + đồ dùng của HS . GV nhận xét.
 3. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài )
Bài 1: 
- Một số giảm đi 4 lần rồi cộng với 25 thì được 64. Số đó là?
Bài 1: Bài giải:
X: 4 + 25 = 64
 X: 4 = 64- 25
 X = 39x4
	X = 156
Thử lại:
156: 4 =39
39 + 25= 64
Bài 2: 
- Một số gấp lên 6 lần rồi giảm đi 4 lần thì được 12. Số đó là..?
Bài 2: Bài giải:
X x 6 : 4 = 12
X x 6 = 12 x 4
X x 6 = 48
X = 48 : 6
X = 8
Thử lại:
8x 6 =48
48 : 4 = 12
Bài 3: Một phép chia có SBC là 56, thương là 6 và số dư là 2. Số chia của phép chia đó là..?
Bài 3: Bài giải:
56: X= 6 (dư 2)
 X = (56-2): 6
 X = 9
Thử lại:
56: 9 = 6( dư2)
Bài 4: Một phép chia có SBC là số lớn nhất có hai chữ số, thương bằng 5, số dư kém thương 1 đơn vị. Số chia của phép chia đó là.?
Bài 4: Bài giải:
99: X = 5 (dư 4)
 X = (99-4) :5
 X = 19
Thử lại:
99: 19 = 5( dư 4)
Bài 5: 
a) Nếu 25 : y = 5 thì y = .
b) Nếu 42 : y+3 = 10 thì y = .
c) Nếu 56-54 : y = 50 thì y = .
a) y = 25: 5 = 5
b) y = 42: (10-3) = 6
c) Chia trước, trừ sau, coi (54 : y) là số trừ ta có: 54 : Y = 56-50
 54 : Y = 6
 Y = 54 : 6 => Y = 9
	4. Củng cố- Dặn dò: 
	- GV Đánh giá tiết học , biểu dương các em nào có cố gắng . 
 	- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
Ngày soạn: Thứ bảy ngày 5 tháng 10 năm 2013. 
Ngày dạy : Thứ sáu ngày 11 tháng 10 năm 2013. 
( Chuyển dạy : Ngày ... / ./)	 
	Tuần 9: 	Tiết 45: Toán	
	Bài : Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS.
- Bước đầu biết đọc, viết số đo độ dài có 2 tên đơn vị đo.
- Biết cách đổi số đo độ dài có 2 tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo (nhỏ hơn đơn vị đo kia).
(Làm các bài tập: Bài 1b (dòng 1,2,3); bài 2; bài 3(cột1).
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK 
- HS : Vở, bảng, phấn, nháp. 
III. Các hoạt động dạy- học:
	1. ổn định tổ chức: Hát đầu giờ. 	
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng bảng đơn vi đo độ dài (2HS) HS + GV nhận xét. 	
	3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài )
b. Hướng dẫn hoạt động luyện tập:
Bài tập 1: b(dòng 1-2-3) 
 Củng cố về đổi số đo độ dài có 2 tên ĐV đo thành số đo độ dài có 1 tên đơn vị đo
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 2 HS nêu yêu cầu và đọc mẫu 
- GV gọi HS nêu cách làm 
- HS nêu cách làm - làm vào nháp 
- GV gọi HS đọc bài - GV nhận xét 
- 1 số HS đọc bài - HS nhận xét
VD: 3m 2cm = 302 cm
4m 7dm = 47 dm
4m 7cm = 407 cm 
 Bài 2: Củng cố về cộng, trừ , nhân, chia các số đo độ dài 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bảng con 
8 dam + 5dam = 13 dam 
12 km x 4 = 48 km 
57 hm - 28 hm = 29 hm 
- GV sửa sai cho HS 
27 mm : 3 = 9 mm
 Bài 3: ( cột 1) Củng cố cho HS về so sánh số
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm vở
6m 3cm < 7m
6m 3 cm > 6 m 
- GV sửa sai cho HS 
5m 6cm = 506 cm
	4. Củng cố -Dặn dò: Nêu lại nội dung bài ?
 - GV Đánh giá tiết học , biểu dương các em nào có cố gắng. 
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
 	 Tuần 9: Tiết 18: Chính tả ( Kiểm tra)
 Bài : Ôn tập - Kiểm tra Tập đọc và học thuộc lòng. (T7) 
 Kiểm tra Đọc và Luyện từ và Câu .
I. Mục tiêu:
1. Kiểm tra phần Đọc (Mức độ đọc như yêu cầu tiết 1) 
2. Học sinh vận dụng kiến thức làm bài độc lập cá nhân .
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Đề bài - Đáp án - Thang điểm & Phô tô 22 tờ đề
- HS : Đồ dùng phục vụ làm bài 
III. Các hoạt động dạy- học:	
	1. ổn định tổ chức: Hát đầu giờ.	
	2. Kiểm tra bài cũ: GV thu các sách vở không cần thiết 
	3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: (ghi đầu bài )
b. Hướng dẫn KT: ( GV tổ chức phát đề, soát đề ,bao quát HS làm bài, thu bài 	
	4. Củng cố-Dặn dò : 
 - GV:Tóm tắt nội dung nhận xết giờ học, biểu dương các em nào có cố gắng 
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài. 
Đề bài:
Trường th&thcs minh tiến 
 Bài kiểm tra giữa HọC kỳ I - môn TIếNG VIệT 3 ( Đọc-hiểu lt&c ) 
Họ và tên 
lớp 3A (Năm học : 2013 - 2014)
A.Đọc thầm : (Khoảng 30phút )
Mùa hoa sấu
 Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loại cây khác đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới chuyển mình thay lá. Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm. Nó quay tròn trước mặt, đậu lên đầu, lên vai ta rồi mới bay đi. Nhưng ít ai nắm được một chiếc lá đang rơi như vậy .
 Từ những cành sấu non bật ra những chùm hoa trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa sấu thơm nhẹ. Vị hoa chua chua thấm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại. 
 BĂNG SƠN
B. Em hãy hoàn thành các câu hỏi và bài tập sau :
1. Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu như thế nào ? (Ghi lại câu trả lời đúng)
 a. Cây sấu ra hoa. 
 b. Cây sấu thay lá.
 c. Cây sấu thay lá và ra hoa. 
2. Hình dạng hoa sấu như thế nào ? (Khoanh vào câu trả lời đúng)
 a. Hoa sấu nhỏ li ti.
 b. Hoa sấu trông như chiếc chuông nhỏ xíu. 
 c. Hoa sấu thơm nhẹ. 
3 . Mùi vị hoa sấu như thế nào ? (Ghi lại câu trả lời đúng)
 a. Hoa sấu thơm nhẹ có vị chua. 
 b. Hoa sấu hăng hắc. 
 c. Hoa sấu nở từng chùm trắng muốt.
4 . Bài đọc trên có mấy hình ảnh so sánh ?
 a. 1 hình ảnh. b. 2 hình ảnh. c. 3 hình ảnh.
 (Khoanh vào câu trả lời đúng rồi viết rõ đó là hình ảnh nào)
5 . Trong câu Đi dưới rặng sấu ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm , em có thể thay từ nghịch ngợm bằng từ nào ? (Khoanh vào ý trả lời đúng)
 a. Tinh nghịch b. Bướng bỉnh c. Dại dột. 
Đáp án: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu 1: ý c (1 đ) Câu 3: ý a (1 đ)	 Câu 5 ý a (1 đ)
Câu 2: ý b ( 1đ) 	 Câu 4: ý b (1 đ) 	
Tuần 9: Tiết 9: Tập làm văn ( Kiểm tra) 
 Bài: Ôn tập - Kiểm tra Tập đọc và học thuộc lòng. (T8) 
 	Viết (Chính tả + Tập làm văn) 
I.Mục tiêu:
1. Kiểm tra phần Viết (Mức độ viết như yêu cầu tiết 4 ; 55 tiếng/15 phút)
2. Học sinh vận dụng kiến thức làm bài độc lập cá nhân .
3. Có ý thức trung thực, tích cực, viết sạch đẹp, đúng cỡ chữ..v..v
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Đề bài - Đáp án - Thang điểm Phô tô 22 tờ đề +1KT .
- HS : Đồ dùng phục vụ làm bài Viết. 
III. Các hoạt động dạy- học:
	1. ổn định tổ chức: Hát đầu giờ.
	2. Kiểm tra bài cũ: GV thu các sách vở không cần thiết 
	3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: (ghi đầu bài )
b. Hướng dẫn KT: ( GV tổ chức phát đề, soát đề, bao quát HS làm bài, thu bài 
	4. Củng cố - Dặn dò: 
 - GV:Tóm tắt nội dung nhận xết giờ học , biểu dương các em nào có cố gắng .
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài . 
Đề bài:
1. Chính tả (Nghe viết)
Bài: Nhớ bé ngoan (12 ')55 chữ/15 phút không mắc quá 5 lỗi
2. TLV: Kể về 1 người hàng xóm mà em yêu quý theo gợi ý dưới đây
	- Người đó tên gì ? bao nhiêu tuổi? 
	- Người đó làm nghề gì?
	- Tình cảm của gia đình đối người hàng xóm đó.
	- Tình cảm của người hàng xóm đó với gia đình em.
Đáp án: (10 điểm))
1. Chính tả ( 4đ)
- Nghe viết chính xác, không mắc lỗi, trình bày bài đúng theo thể thơ lục bát, bài viết sạch đẹp, đúng cỡ chữ. 
- Bài viết sai về âm, vần dấu thanh ( sai 1 lỗi trừ 0,25 đ)
2. TLV. (5 đ)
- HS kể được: + Người đó tên là gì ? bao nhiêu tuổi ? (1 đ)
- Người đó làm nghề gì (1 đ)
- Tình cảm của gia đình em với người đó (1,5 đ) 
- Tình cảm của người đó với gia đình em (1,5 đ)
3. Điểm trình bày toàn bài (1đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 09 TUNG 2013- 2014.doc