Giáo án Lớp 3 Tuần 9 - GV: Quách Văn Quyền

Giáo án Lớp 3 Tuần 9 - GV: Quách Văn Quyền

TIẾT 2: TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP - TIẾT 1

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Ôn tập (ÔT): Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về ND đoạn, bài.

 Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho (BT2); chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh (BT3).

II.CHUẨN BỊ: Phiếu ghi sẵn tên bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8 .

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 40 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 904Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 9 - GV: Quách Văn Quyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ hai ngày 14 tháng 10 năm 2013
Tiết 1: chào cờ
Tiết 2: Tiếng việt
ôn tập - tiết 1 
I. Mục đích yêu cầu:
- Ôn tập (ÔT): Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về ND đoạn, bài.
 Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho (BT2); chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh (BT3).
II.Chuẩn bị: Phiếu ghi sẵn tên bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8 . 
III.Các hoạt động dạy học: 
HĐ của thầy.
A.Bài cũ 
-2 HS đọc thuộc lòng bài thơ (hai bàn tay em) và trả lời câu hỏi 4
-GV nhận xét - Đánh giá.
B.Dạy bài mới:Giới thiệu bài: 
HĐ1:Kiểm tra tập đọc.
-Yêu cầu Hs lên bảng bắt thăm bài đọc.
-Gọi Hs đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. Yêu cầu em khác nhận xét.
-GV cho điểm.
HĐ2: HD ôn tập phép so sánhVBT:
-Bài tập 2: Viết tên các sự vật được so sánh
với nhau trong những câu sau:
-GV hướng dẫn nêu tên sự vật trong các hình ảnh so sánh.
-GV cùng Hs nhận xét chọn lời giải đúng.
-Bài tập 3: điền các TN thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống sau để tạo thành hình ảnh so sánh .
-GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
C.Củng cố dặn dò.
-Nhận xét tiết học .
-Về nhà đọc lại bài tập đọc vừa ôn.
HĐ của trò.
-Lần lượt từng Hs lên bắt thăm, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét
-1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
-Lớp đọc thầm ở vở bài tập.
-1 HS làm mẫu câu a.
-Hs làm bài vào vở.
 Sự vật1
Sự vật 2
Hồ nước.
Chiếc gương bầu dục khổng lồ
Cầu Thê Húc
Con tôm
đầu con rùa
trái bưởi
-4 HS khác nêu bài làm của mình.
-1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
-Lớp làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm, lớp nhận xét .
a............một cánh diều.
b...........tiếng sáo.
c...........những hạt ngọc.
Tiết 3: tiếng việt
ôn tập - tiết 2
I. Mục đích ,yêu cầu :
- Ôn tập: Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1.
 Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu kiểu Ai là gì ? (BT2).
 Kể lại được một đoạn câu chuyện đã học (BT3).
II.Chuẩn bị : Phiếu ghi sẵn tên bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8. 
 II. Các hoạt động dạy học: 
HĐ của thầy
A.Kiểm tra bài cũ 
-Yêu cầu HS kể lại từng đoạn của câu truyện “Ai có lỗi ” Bằng lời của mình .
B.Bài mới :*Giới thiệu bài 
HĐ 1: Kỉêm tra đọc: 
-Yêu cầu Hs lên bảng gắp thăm bài đọc.
-Gọi Hs đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.Yêu cầu em khác nhận xét.
-GV cho điểm.
HĐ 2. HD ôn mẫu câu Ai là gi?VBT:
-Bài tập 2: Đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm dưới đây:
-Trong 8 tuần đầu em đã học những mẫu câu nào?
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Bài tập 3: 
-Các em đã học những chuyện nào?
-Ghi tên các chuyện lên bảng.
-Tuyên dương các học sinh kể hay 
HĐ của trò 
-5 HS kể, lớp nhận xét 
-Lần lượt từng Hs lên gắp thăm về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét
- 1HS nêu yêu cầu, Lớp đọc thầm.
-Ai là gì? Ai làm gì?
-Làm bài vào vở. Hs đặt câu và nêu câu hỏi.
-2 HS đọc lại câu hỏi đúng.
a)Ai là đội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường?
b)Câu lạc bộ thiếu nhi là gì?
-1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-Nêu tên các chuyện đã học ở các tiết tập đọc và tập làm văn.
-Chon nội dung và thi kể. Lớp nhận xét.
Tiết 4: Toán
góc vuông, góc không vuông.
I. Mục tiêu
- Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông.
- Biết sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông (theo mẫu). 
II. Chuẩn bị : Ê ke dùng cho giáo viên và học sinh. 
III.Các hoạt động dạy học:
HĐ của thầy.
A.Kiểm tra bài cũ:
-2 HS lên làm lớp làm vào vở nháp20 : x =5 54 : x = 9
-GV nhận xét cho điểm.
B.Bài mới:-Giới thiệu bài.
HĐ1: Làm quen với biểu tượng về góc:
-GV hướng dẫn học sinh xem tranh sách giáo khoa.
-GV mô tả về góc cho học sinh hiểu. Đưa ra các hình vẽ về góc
HĐ2: Giới thiệu góc vuông, góc không vuông
-Vẽ góc vuông, giới thiệu góc vuông, giới thiệu đỉnh và cạnh của góc vuông: Đỉnh 0 cạnh 0A, 0B.
-Vẽ các hình MPN; CED
- GV khẳng định: Đây là góc không vuông.
HĐ3: Giới thiệu ê ke.
-Giáo viên đưa cái ê ke để giới thiệu. Nêu về chất liệu cũng như ứng dụng của nó .
-HD cho HS cách sử dụng ê ke để kiểm tra góc vuông .
HĐ4: Thực hành
Bài 1: Dùng ê ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông .
Bài 2: Dùng ê ke để vẽ góc vuông có:
 a)AOB
b)PMQ.
-HD HS cách vẽ .
- Gv nhận xét.
Bài 3: Nêu tên góc nào là góc vuông? Góc nào là góc không vuông?.
-Giáo viên nhận xét, chỉ vào hình cho HS thấy được đỉnh và tên các cạnh của hình.
Giáo viên củng cố về biểu tượng góc vuông và góc không vuông .
Bài tập 4: 
-Số góc vuông trong hình bên là:
-Chấm bài, nhận xét.
 C. Củng cố-Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học 
-Dặn dò: Về nhà ôn và nắm vững như thế nào là góc vuông và góc không vuông. Làm bài tập 
HĐ của trò.
-Xem ảnh 2 kim đồng hồ tạo thành một góc .
-Quan sát. 
-Đọc tên mỗi hình.
- Hs theo dõi
Tự làm bài và chữa bài.
-Kiểm tra đánh dấu góc vuông vào VBT.
Vẽ vào vở, 2 em vẽ trên bảng, lớp nhận xét
-Nêu miệng bài tập, HS khác nhận xét.
a)Các góc vuông: Đỉnh O, cạnh OP, OQ; Đỉnh A, cạnh AB, AC; Đỉnh I, cạnh IH, IK.
b)Các góc không vuông: Đỉnh T, cạnh TR, TS; Đỉnh M, cạnh MN, MP; Đỉnh D, cạnh DE, DG.
1Hs lên bảng đo và nêu, lớp nhận xét.
Góc vuông: Đỉnh B, cạnh AB, AC. Đỉnh D, cạnh: DA, DC
Góc không vuông: Đỉnh A, cạnh AB, AD. Đỉnh C, cạnh CB, CD.
+ Một HS làm bài, HS khác nhận xét nêu miệng.
Tiết 5: đạo đức
chia sẻ buồn vui cùng bạn (Tiết 1)
i. mục tiêu: 
- Biết được: bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn. 
-Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.
* GDKNS: KN lắng nghe ý kiến của bạn, KN thể hiện sự cảm thông, chia sẻ.
II. Chuẩn bị : Vở bài tập đạo đức
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của thầy
1.Kiểm tra bài cũ.
-Trong gia đình trẻ em có quyền và bổn phận gì?.
 2.Bài mới: - Giới thiệu bài.
-Khởi động.
HĐ1: Biết một số biểu hiện của sự quan tâm chia sẻ buồn vui cùng bạn 
-Cách tiến hành.
-Giới thiệu các tình huống.(BT1)
*KL:Khi bạn gặp chuyện buồn em cần động viên, an ủi, giúp bạn bằng việc hợp với khả năng của mình.
 HĐ2: Biết cách chia sẻ buồn vui cùng bạn trong các tình huống .
-Chia lớp làm 4 nhóm, nêu nhiệm vụ của bài tập 2. Mỗi nhóm đóng một tình huống.
-Trình bày trước lớp 
KL:Khi bạn có chuyện vui cần chúc mừng chung vui. Khi bạn có chuyện buồn an ủi động viên và giúp bằng những việc làm vừa với khả năng của mình.
HĐ3:Bày tỏ thái độ . 
-GV đọc các ý kiến của bài tập 3:
*KL?-ý kiến a,c,d,đ,e đúng
 -ý kiến b sai 
HĐ4 : HĐ nối tiếp:
-Quan tâm, chia sẻ với bạn trong lớp, trong trường, nơi ở.
-Về nhà sưu tầm truyện, tấm gương, ca dao tục ngữ ...nói về tình bạn sự cảm thông chia sẻ buồn vui cùng bạn.
HĐ của trò
- 1 em trả lời
-Cả lớp hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết.
-Quan sát tranh tình huống bài tập 1 nêu nội dung tranh.
-4 nhóm thảo luận cách ứng sử trong tình huống.
-Đại diện các nhóm nêu cách ứng xử của nhóm mình đã thảo luận .nhóm khác nhận xét, bổ sung, phân tích kết quả mỗi cách ứng xử.
-Các nhóm thảo luận đóng vai.
-Các nhóm lên trình diễn. Lớp nhận xét, rút kinh nghiệm .
-Hs nếu tán thành thì giơ tay, không tán thành thì không giơ tay.
-Nêu lý do tán thành, không tán thành.
Thứ ba ngày 15 tháng 10 năm 2013
Tiết 1: Toán
Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông
I. Mục tiêu: 
- Biết sử dụng ê ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản. 
II. Chuẩn bị : -Ê ke dùng cho giáo viên và học sinh. 
III.Các hoạt động dạy học. 
HĐ của thầy.
A.Kiểm tra bài cũ: 
B.Bài mới:-Giới thiệu bài. 
HĐ1: Vẽ góc vuông bằng ê ke: 
 Bài 1VBT: Dùng ê ke để vẽ góc vuông
-Thầy HD HS cách đọc tên đỉnh, các cạnh.
(Hs có thể vẽ phía trên hoặc phía dưới)
Bài 2VBT: Dùng ê ke để kiểm tra số góc vuông trên mỗi hình.
-HD HS cách đặt ê ke để kiểm tra góc vuông.
HĐ2: Ghép gấp giấy bìa để tạo thành góc vuông : 
 Bài 3VBT: Hai miếng bìa nào có thể để ghép lại tạo thành 1 góc vuông .
-GV hướng dẫn để HS nối được như hình A, B
C. Củng cố-Dặn dò. 
- Nhận xét tiết học. 
-Dặn dò: Về nhà thực hành kẻ các hình và xác định góc vuông. Làm bài tập trong vở bài tập.
HĐ của trò.
-Một HS nêu yêu cầu, lớp đọc thầm 
-Làm vào vở, 2 HS lên chữa bài, một số HS đọc tên góc.
 B P
 O A M Q
-Một HS nêu yêu cầu, lớp đọc thầm.
-HS làm vào vở, nêu miệng số góc vuông ở mỗi hình.
-Một HS đọc yêu cầu đề. Lớp đọc thầm .
-Nối và nêu miệng.
Ghép hình 1, 3 thành hình A.
Ghép hình 2, 4 thành hình B.
Tiết 2: Tiếng việt 
Ôn tập - tiết 3 
I. Mục đích ,yêu cầu :
- Ôn tập: Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1.
- Đặt được 1 câu theo mẫu Ai là gì ? (BT2).
- Hoàn thành được lá đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu (BT3).
II Chuẩn bị : Phiếu ghi sẵn tên bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8 
III. Các hoạt động dạy học: 
HĐ của thầy
A. Kiểm tra bài cũ 
B.Bài mới :
*Giới thiệu bài 
HĐ 1: Kiểm tra đọc 
-Yêu cầu Hs lên bảng gắp thăm bài đọc.
-Gọi Hs đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.Yêu cầu em khác nhận xét.
-GV cho điểm.
HĐ của trò 
-Lần lượt từng Hs lên gắp thăm về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét
HĐ2: Học sinh làm bài tập 
-Bài tập 2:Đặt câu hỏi Ai là gì?
-Lưu ý để học sinh không nhầm lẫn với mẫu Ai làm gì?
-Giúp học sinh yếu kém làm bài.
-Ghi lời giải lên bảngvà chốt ý đúng.
-Bài tập 3: Điền vào đơn in sẵn.
-GV nhận xét, bổ sung về nội dung và hình thức trình bày đơn.
-Chấm bài, nhận xét.
C. Củng cố, Dặn dò: 
Về nhà ôn tập bài tập đọc mà tuần 4 chúng ta chưa học và làm bài tập LTVC của bài sau.
-1 HS nêu yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm 
-Hs làm bài vào vở.
-1 số HS nêu miệng .
Bố em là công nhân nhà máy điện.
Chúng em là học trò chăm ngoan.
Mẹ em là cô giáo.
......
-1 HS đọc yêu cầu đề bài, lớp đọc thầm.
-Hs làm bài vào vở.
-4 HS đọc đơn.
Tiết 3: tự nhiên xã hội
Ôn tập con người và sức khoẻ.
I. Mục tiêu: 
- Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh: cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh.
- Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khỏe như thuốc lá, ma túy, rượu. 
II. Chuẩn bị:- Các hình SGK trang 36, SGK. Bộ phiếu rời ghi câu hỏi ôn tập ... huyện nào?
-Ghi tên các chuyện lên bảng.
-Tuyên dương các học sinh kể hay 
HĐ của trò 
-5 HS kể, lớp nhận xét 
-Lần lượt từng Hs lên gắp thăm về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét
- 1HS nêu yêu cầu, Lớp đọc thầm.
-Ai là gì? Ai làm gì?
-Làm bài vào vở. Hs đặt câu và nêu câu hỏi.
-2 HS đọc lại câu hỏi đúng.
a)Ai là đội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường?
b)Câu lạc bộ thiếu nhi là gì?
-1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-Nêu tên các chuyện đã học ở các tiết tập đọc và tập làm văn.
-Chon nội dung và thi kể. Lớp nhận xét.
--------------------------------------------------------
Rút kinh nghiêm sau buổi dạy
.......
------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: luyện Toán
Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông
I.Mục tiêu: 
- Biết sử dụng ê ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản. 
II. Chuẩn bị : -Ê ke dùng cho giáo viên và học sinh. 
III.Các hoạt động cơ bản.
HĐ của thầy.
A.Kiểm tra bài cũ:
B.Bài mới:-Giới thiệu bài. 
HĐ1:Vẽ góc vuông bằng ê ke: 
 Bài 1: Dùng ê ke để vẽ góc vuông
-Thầy HD HS cách đọc tên đỉnh, các cạnh.
(Hs có thể vẽ phía trên hoặc phía dưới)
Bài 2: Dùng ê ke để kiểm tra số góc vuông trên mỗi hình.
-HD HS cách đặt ê ke để kiểm tra góc vuông.
HĐ2: Ghép gấp giấy bìa để tạo thành góc vuông : 
 Bài 3: Hai miếng bìa nào có thể để ghép lại tạo thành 1 góc vuông .
-GV hướng dẫn để HS nối được như hình A, B
-Bài 4:Thực hành
-GV HD HS gấp theo hình trong SGK.
-Chấm bài, nhận xét.
 C. Củng cố-Dặn dò.
- Nhận xét tiết học. 
-Dặn dò: Về nhà thực hành kẻ các hình và xác định góc vuông. Làm bài tập trong vở bài tập.
HĐ của trò.
-Một HS nêu yêu cầu, lớp đọc thầm 
-Làm vào vở, 2 HS lên chữa bài, một số HS đọc tên góc.
 A P
 O B M Q
-Một HS nêu yêu cầu, lớp đọc thầm.
-HS làm vào vở, nêu miệng số góc vuông ở mỗi hình.
-Một HS đọc yêu cầu đề. Lớp đọc thầm .
-Nối và nêu miệng.
Ghép hình 1, 4 thành hình B.
Ghép hình 2, 3 thành hình A.
-Thực hành gấp giấy.
------------------------------------------
Tiết 2: luyện Luyện từ và câu 
Tuần 8
I.Mục đích yêu cầu : 
- Hiểu và phân loại được một số từ ngữ về cộng đồng (BT1). 
- Biết tìm các bộ phận của câu trả lời câu hỏi : Ai (cái gì, con gì) ? Làm gì ? (BT3). 
- Đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định (BT 4).
II. Đồ dùng : -Bảng lớp viết bài tập 1, 3, 4 
III. Các hoạt động cơ bản 
HĐ của thầy
A.Bài cũ : yêu cầu HS nêu miệng bài tập 2, 3 tiết LTVC tuần 7. 
-GV cùng cả lớp nhận xét - đánh giá.
B. Bài mới 
Giới thiệu bài. Mở rộng vốn từ về cộng đồng và ôn tập kiểu câu Ai làm gì?
HĐ1: Mở rộng vốn từ về cộng đồng.
-Bài tập 1: Xếp những từ dưới đây vào ô trống thích hợp trong bảng:
-Cộng đồng, đồng đội, cộng tác, đồng tâm, đồng hương.
-GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
-Bài tập 2: 
-GV giúp HS hiểu các câu tục ngữ. 
HĐ2:HD ôn kiểu câu Ai, làm gì? 
-Bài tập 3: Gạch một gạch dưới bộ phận trả lới cho câu hỏi Ai, cái gì, con gì?
-Yêu cầu HS trả lời vì sao có kết quả như vậy?
-Bài tập 4:Viết vào chỗ trốngcâu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm .
-Ba câu văn được viết theo mẫu câu nào? 
-Vì sao em đặt câu hỏi như vậy?
-Chấm bài, nhận xét. 
C. Củng cố -Dặn dò 
-Nhắc lại nội dung bài học.
-Nhận xét tiết học. 
-Về nhà học thuộc các thành ngữ, tục ngữ 
HĐ của trò.
-Nêu yêu cầu bài tập ,lớp đọc thầm .
-1H làm mẫu, HS làm vào vở bài tập, một HS lên chữa bài, H khác đọc kết quả bài làm của mình.
Những người trong cộng đồng
Thái độ hoạt động trong cộng đồng
Cộng đồng, đồng bào, đồng đội, đồng hương
Cộng tác, đồng tâm.
-2 HS nêu yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm SGK. 
-Trao đổi nhóm đôi, làm vào vở và nêu miệng kết quả.
 + Chung lưng đấu cật.
 Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại.
 + ăn ở như chén nước đầy.
-Làm bài tập 3 (VBT)
-Nêu yêu cầu bài tập 2,lớp làm vào vở.
-3 HS lên bảng chữa bài,lớp nhận xét.
a.Đàn sếu đang sải cánh trên cao.
b. Sau một cuộc dạo chơi đám trẻ ra về.
c.Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi.
-Nêu vì sao mình lựa chon như vậy.
-1 HS đọc nội dung, lớp đọc thầm.
-Ai làm gì?
-Hs làm bài vào vở, 3 HS lên làm bài, lớp nhận xét.
-Ai bỡ ngỡ đứng trước....
-Ông ngoại làm gì?
-Mẹ bạn làm gì?
-Dựa vào phần in đậm là câu trả lời.
---------------------------------------
Tiết 3: Tiếng việt 
Ôn tập 
I.Mục đích ,yêu cầu :
- Ôn tập: Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1.
- Đặt được 1 câu theo mẫu Ai là gì ? 
- Hoàn thành được lá đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu 
II Chuẩn bị : Phiếu ghi sẵn tên bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8 
III. Các hoạt động dạy học cơ bản: 
HĐ của thầy
A. Kiểm tra bài cũ 
B.Bài mới :
*Giới thiệu bài 
HĐ 1: Kiểm tra đọc 
-Yêu cầu Hs lên bảng gắp thăm bài đọc.
-Gọi Hs đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.Yêu cầu em khác nhận xét.
-GV cho điểm.
HĐ của trò 
-Lần lượt từng Hs lên gắp thăm về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét
HĐ2: Học sinh làm bài tập 
-Bài tập 2:Đặt câu hỏi Ai là gì?
-Lưu ý để học sinh không nhầm lẫn với mẫu Ai làm gì?
-Giúp học sinh yếu kém làm bài.
-Ghi lời giải lên bảngvà chốt ý đúng.
-Bài tập 3: Điền vào đơn in sẵn.
-GV nhận xét, bổ sung về nội dung và hình thức trình bày đơn.
-Chấm bài, nhận xét.
C. Củng cố, Dặn dò: 
Về nhà ôn tập bài tập đọc mà tuần 4 chúng ta chưa học và làm bài tập LTVC của bài sau.
-1 HS nêu yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm 
-Hs làm bài vào vở.
-1 số HS nêu miệng .
Bố em là công nhân nhà máy điện.
Chúng em là học trò chăm ngoan.
Mẹ em là cô giáo.
......
-1 HS đọc yêu cầu đề bài, lớp đọc thầm.
-Hs làm bài vào vở.
-4 HS đọc đơn.
---------------------------------------
Rút kinh nghiêm sau buổi dạy
.......
------------------------------------------
--------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: luyện Toán
Bảng đơn vị đo độ dài. 
I.Mục tiêu: 
- Biết và bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và ngược lại.
- Biết quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng (km và m; m và mm).
- Biết làm các phép tính với các số đo độ dài
II. Chuẩn bị : 
III.Các hoạt động cơ bản:
HĐcủa thầy.
A.Kiểm tra bài cũ
B.Bài mới:
-Giới thiệu bài. 
HĐ1:Ôn bảng đơn vị đo độ dài.
- GV đưa ra bảng đơn vị đo độ dài
Lớn hơn mét
mét
Nhỏ hơn mét
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
1km
=10
hm
=100
cm
1hm
=10
dam
=100m
1m
1m
=10dm
=100mm
1dm=
=10cm
=100
mm
1cm=10mm
1mm
-Hai đơn vị đo độ dài liên tiếp có đặc điểm gì ?
HĐ2 : HD thực hành 
-Bài 1: Số? 
-GV củng cố bảng đơn vị đo độ dài 
-Bài 2: Số? 
-Vì sao tính 7dam =70m 
Bài 3: Tính theo mẫu. 
- Mẫu: 
32dam x3=96dam 96cm :3 =32cm
Lưu ý viết danh số vào phép tính .
-Yêu cầu HS nêu cách làm
-Chấm chữa bài, nhận xét
 C.Củng cố-Dặn dò. 
-Nhận xét tiết học.
-Làm bài tập ở nhà 
HĐcủa trò.
- Hs đọc lại
-Nêu lại quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài .
-Nhìn bảng nêu lên mối quan hệ giữa hai đơn vị đo : 1m= 10 dm
1dm=10cm
-Hs đọc và làm bài vào vở, chữa bài.
-2 HS lên điền kết quả, lớp nhận xét.
1km=10hm 1m= 10dm
1km=1000m 1m=100cm
1hm=10dam 1m=1000cm
1hm=100m 1dm=10cm 1dam=10m 1cm=10mm
-2 HS lên làm, HS khác nhận xét, nêu kết quả bài làm của mình.
-Vì 1dam = 10m.Vậy 7 dam=70m
-2 HS làm bài, lớp nhận xét
25 m x 2 =50m 36m: 3=12m
15kmx 4 =60km 70km:7=10km
34cmx 6 =204cm 55dm:5 =11dm
-------------------------------------
Tiết 3: Tiếng việt 
Tập đọc: khi mẹ vắng nhà 
I.Mục đích ,yêu cầu :
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng 
-Đọc trôi chảy cả bài .Chú ý đọc đúng :
+Các từ dễ phát âm sai do phương ngữ :Luộc khoai, giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ, quét cổng .
-Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ .
2 .Rèn kỹ năng đọc hiểu .
-Nắm được ý nghĩa và biết dùng các từ mới: Quang, buổi và những từ chú giải nghĩa ở sau bài đọc .
-Hiểu được tình cảm thương yêu mẹ của bạn nhỏ . 
II. Các hoạt động dạy học cơ bản: 
HĐ của thầy
A.Kiểm tra bài cũ 
-Yêu cầu HS đọc lại bài những chiếc chuông reo.
B.Bài mới :
*Giới thiệu bài. Thiếu nhi rất thông minh, đáng yêu, biết quý tình bạn - Thiếu nhi còn biết yêu thương, giúp đỡ cha mẹ 
HĐ 1: HD luyện đọc 
a.Giáo viên đọc bài thơ-Hướng dẫn chung cách đọc .
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
-Đọc từng dòng thơ 
+Yêu cầu mỗi em đọc nối tiếp 2 dòng thơ đến hết bài (hai lần )
-GV hướng dẫn học sinh phát âm đúng 
-Đọc từng khổ thơ 
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ đúng; giọng đọc vui vẻ, dịu dàng ,tình cảm 
+Giúp HS hiểu một số từ: quang, buổi . 
-Yêu cầu HS đọc mục chú giải 
-Đọc từng khổ thơ trong nhóm 
-GV quan sát hướng dẫn học sinh 
-Đọc đồng thanh 
-Yêu cầu HS đọc đồng thanh cả bài 
HĐ 2.HD tìm hiểu bài 
-HD HS tìm hiểu theo từng khổ thơ 
-Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 1 và trả lời câu hỏi :
+Bạn nhỏ đã làm những việc gì để giúp đỡ mẹ ?
-Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ còn lại 
+Kết quả công việc của bạn nhỏ như thế nào? 
+Vì sao bạn nhỏ không giám nhận lời khen của mẹ ?
Yêu cầu HS đọc thầm cả bài thơ và trả lời câu hỏi :Em thấy bạn nhỏ có ngoan không ? vì sao ?
-Em có thương mẹ như bạn nhỏ không ? Em làm gì để giúp đỡ mẹ ?
HĐ 3:HD học thuộc lòng bài thơ 
-Yêu cầu HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ, bài thơ theo hình thức xoá dần 
-Đọc thuộc lòng 
C.Củng cố -Dặn dò 
-Bài thơ này cho ta hiểu điều gì ?
-Nhận xét tiết học 
-Dặn dò HS HTL bài thơ 
HĐ của trò 
-5 HS kể, lớp nhận xét. 
-Theo dõi 
-Đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ 
-Lưu ý đọc đúng theo yêu cầu 
-Đọc nối tiếp từng khổ thơ theo hướng dẫn của GV
-Nhận xét góp ý cho nhau 
-Đọc mục chú giải SGK
-Đọc từng khổ thơ, góp ý nhận xét cho nhau .
-Luộc khoai, nhổ cỏ ,thổi cơm, ... 
-Lúc mẹ đi làm về đã thấy con làm xong đâu vào đấy ....
-Bạn nhỏ thấy mình chưa ngoan vì chưa giúp mẹ được nhiều hơn ...mẹ vẫn vất vã khó nhọc .
-Bạn nhỏ rất ngoan vì đã biết giúp đỡ mẹ 
-Hs nêu 
-Từng dãy HS đọc thuộc lòng mỗi em một dòng - Chọn tổ đọc nhanh ,đúng.
-Hs đọc thuộc lòng cả bài 
-Chọn bạn đọc đúng, hay .
-Tình cảm thương yêu mẹ của bạn nhỏ 
-Về nhà HTL bài thơ và chuẩn bị bài sau 
------------------------------
Rút kinh nghiêm sau buổi dạy
.......
------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 9.doc