Giáo án Lớp 3 Tuần 9 - Lương Cao Sơn - Trường tiểu học Quang Trung

Giáo án Lớp 3 Tuần 9 - Lương Cao Sơn - Trường tiểu học Quang Trung

Tập đọc - Kể chuyện

Tiết1 : ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 1)

I Mục đích, yêu cầu.

1- Kiểm tra lấy điểm đọc:

- Chủ yếu kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu L3 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 65 chữ/phút, biết ngừng, nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ).

- Kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc – hiểu: HS trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài học.

2- On tập phép so sánh:

- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho.

- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh.

 

doc 29 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 9 - Lương Cao Sơn - Trường tiểu học Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Thứ hai ngày 5 tháng 11 năm 2007
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
TIẾT 9: PHÁT ĐỘNG THÁNG HỌC TỐT DÂNG THẦY CÔ
(XEM THIẾT KẾ BÀI DẠY CỦA KHỐI)
--------------0o0--------------
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Tiết1 :	 ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 1)
I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
1- Kiểm tra lấy điểm đọc:
- Chủ yếu kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu L3 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 65 chữ/phút, biết ngừng, nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ).
- Kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc – hiểu: HS trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài học.
2- Oân tập phép so sánh:
- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho.
- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc (không có yêu cầu HTL) từ T1 đến T8 trong sách TV3T1.
- Bảng phụ viết sẵn các câu văn ở bài tập 2.
- Bảng lớp viết 2 lần các câu văn ở bài tập 3.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Hoạt động của gìáo viên
 Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ. 
- Gọi 2-3 HS đọc Những chiếc chuông reo+trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc. 
B- Bài mới.
1- Gìới thiệu:
- Giới thiệu nội dung học trong tuần.
- Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Kiểm tra tập đọc: (khoảng ¼ số HS lớp)
- Gọi tõng HS lên bốc thăm bài tập đọc.
- Yêu cầu HS đọc 1 đoạn hay cả bài theo chỉ 
định trong phiếu.
- GV nêu 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc. 
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV mở bảng phụ viết sẵn 3 câu văn, yêu cầu 1 HS phân tích 1 câu làm mẫu: 
+ Tìm hình ảnh so sánh trong câu a? 
- GV gạch dưới tên 2 sự vật được so sánh với nhau: hồ – chiếc gương (chiếc gương bầu dục khổng lồ).
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS làm bảng đọc lên – lớp nhận xét – GV nhận xét, chốt ý đúng.
- Yêu cầu HS chữa bài.
4. Bài tập 3:
- Gọi 1 HS đọc to yêu cầu của bài tập. 
+ Bài tập yêu cầu làm gì? 
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 8, ghi vào phiếu.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng – gọi HS đọc lại.
5. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS học thuộc những câu văn có hình ảnh so sánh đẹp BT 2,3.
- Nhắc HS đọc lại các truyện đã học trong tiết tập đọc từ đầu năm, nhớ lại các câu chuyện đã nghe trong tiết tập làm văn, chọn kể 1 câu chuyện (1 đoạn) giờ học tới.
- 2-3 HS lần lược lên đọc và trả lời.
- Nghe giới thiệu.
- HS lên bốc thăm, xem lại bài khoảng 2 phút.
- HS đọc theo yêu cầu trong phiếu.
- HS trả lời.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK.
- Thực hiện.
+ Hồ – chiếc gương bầu dục khổng lồ.
- 1 HS lên bảng.
b. Cầu Thê Húc – con tôm.
c. Đầu con rùa – trái bưởi.
- HS chữa bài trong VBT (nếu sai).
- 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK.
+ Chọn các từ ngữ trong ( ) so sánh.
- HS thảo luận nhóm, ghi vào phiếu dán lên bảng, đại diện nhóm đọc.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc lại.
a. Mảnh trăng non . . . như một cánh diều.
b. Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo.
c. Su7o7ng sớm long lanh tựa những hạt ngọc.
Tiết 2: ÔN TẬP
KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc (yêu cầu như tiết 1).
- Oân cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu trong kiểu câu Ai là gì?
- Nhớ và kể lại lưu loát, trôi chảy, đúng diển biến một câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc (không có yêu cầu HTL) 8 tuần đầu.
- Bảng phụ chép sẵn 2 câu văn của BT2, ghi tên các truyện đã học trong 8 tuần đầu.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Kiểm tra tập đọc: (1/4 số HS)
- Gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- Yêu cầu HS đọc theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc, yêu cầu HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn. Với những HS không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết sau.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài. 
+ Các câu văn được cấu tạo theo mẫu câu nào?
- Yêu cầu HS tiếp nối nêu câu hỏi mình đặt được?
- Nhận xét, viết nhanh lên bảng những câu đúng
a. Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường?
b. Câu lạc bộ thiếu nhi là gì?
- Gọi HS đọc lại.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS nói nhanh tên các truyện đã học (TĐ) và được nghe (TLV). GV mở bảng phụ viết đủ tên đã học.
 Truyện trong tiết tập đọc: Cậu bé thông minh, Ai có lỗi, Chiếc áo len,  Các em nhỏ và cụ già.
 Truyện trong tiết TLV: Dại gì mà đổi, Không nỡ nhìn.
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Nhận xét,tuyên dương bạn kể chuyện hấp dẫn nhất (kể đúng diễn biến của câu chuyện, kể tự nhiên, thay đổi giọng kể linh hoạt, phù hợp).
5. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi, biểu dương.
- Nhắc những HS chưa kiểm tra đọc, kiểm tra chưa đạt về nhà tiếp tục luyện đọc.
- Nghe giới thiệu.
- HS lên bốc thăm (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoàng 2 phút).
- HS đọc theo yêu cầu.
- HS trả lời.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
+ Ai là gì? Ai thế nào?
- HS thực hiện.
- 2 HS đọc.
- 1 HS đọc, lớp nhẩm.
- HS suy nghĩ tự chọn nội dung (kể chuyện nào, 1 đoạn hay cả câu chuyện) hình thức (kể theo trình tự câu chuyện, kể theo lời một nhân vật hay cùng các bạn kể phân vai.)
- HS thi kể.
- Lớp nhận xét, bình chọn.
----------------------0o0----------------------- 
TOÁN
Tiết 41: GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG
I- MỤC TIÊU: 
Giúp học sinh:
- Bước đầu làm quen với khái niệm góc vuông và góc không vuông.
- Biết dùng ê-ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và để vẽ góc vuông trong trường hợp đơn giản.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ê-ke (dùng cho GV và cho mỗi HS).
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Hoạt động của gìáo viên
 Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ.
- Yêu cầu HS làm bài:
 56 : X = 7
 - Nhận xét, ghi điểm. 
B- Bài mới.
1- Gìới thiệu bài.
- Nêu mục tiêu bài học – ghi tên bài.
2- Giới thiệu về góc:
- Cho HS xem ảnh 2 kim đồng hồ (tạo thành 1 góc) của đồng hồ thứ nhất (trong phần bài học).
- Giới thiệu: Hai kim đồng hồ có chung 1 điểm gốc, ta nói 2 kim đồng hồ tạo thành 1 góc.
- Yêu cầu HS quan sát tiếp đồng hồ thứ 2 – nhận xét về 2 kim?
- Làm tương tự với đồng hồ 3.
- Vẽ lên bảng các hình vẽ về góc và hỏi.
+ Hình vẽ trên có được coi là 1 góc không? Vì sao?
 A E M
 O B G H P N 
+ Cho HS nêu các cạnh của mỗi góc
- Giới thiệu: Điểm chung của 2 cạnh tạo thành góc gọi là đỉnh của góc. Như thế có góc đỉnh O, góc đỉnh - Gọi HS đọc đề bài., góc đỉnh P. Chẳng hạn: góc đỉnh O có cạnh OA và OB.
- Yêu cầu HS đọc tên các góc còn lại.
3. Giới thiệu góc vuông và góc không vuông:
- Vẽ lên bảng góc vuông AOB và giới thiệu. Đây là 1 góc vuông. A
- Yêu cầu HS nêu
 tên đỉnh, các cạnh 
tạo thành của góc O B
vuông AOB.
- Vẽ 2 góc MPN; CED lên bảng và giới thiệu: góc MPN, CED là góc không vuông.
 M C
 P N E D 
- Yêu cầu HS nêu tên đỉnh, các cạnh của từng góc.
4. Giới thiệu ê-ke:
- GV cho HS quan sat ê-ke loại to và giới thiệu: Đây là cái ê-ke, ê-ke dùng để kiểm tra một góc vuông hay không vuông và để vẽ góc vuông.
+ Ê-ke có hình gì?
+ Ê-ke có mấy cạnh và mấy góc.
+ Tìm góc vuông trong ê-ke?
+ Hai góc còn lại có vuông không?
5. Thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề yêu cầu, nội dung bài tập 1.
+ Bài tập yêu cầu làm gì? 
- Cho HS dùng ê-ke để kiểm tra trực tiếp 4 góc của hình chữ nhật có là góc vuông không sau đó đánh dấu góc vuông theo mẫu.
- GV hướng dẫn tỉ mỉ cách cầm ê-ke để kiểm tra.
+ Hình chữ nhật có mấy góc vuông?
- Hướng dẫn HS dùng ê-ke để vẽ góc vuống có đỉnh O, cạnh OA và OB.
 Chấm 1 điểm và coi là đỉnh O của góc vuông cần vẽ.
 Đặt đỉnh của ê-ke trùng với điểm vừa chọn.
 Vẽ 2 cạnh OA và OB theo 2 cạnh góc vuông của ê-ke.
- Yêu cầu HS tự vẽ góc vuông đỉnh M và cạnh MC,MD.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài. 
- Hướng dẫn HS: Dùng ê-ke để kiểm tra xem góc nào là góc vuông, đánh dấu các góc vuông và trả lời.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài. 
+ Tứ giác MNPQ có các góc nào?
- Hướng dẫn HS dùng ê-ke để kiểm tra các góc.
+ Góc nào là góc vuông?
Bài 4:
- Yêu cầu HS quan sát để khoanh vào chữ đặt trước cấu trả lời đúng (có thể dùng ê-ke).
6. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về góc vuông và góc không vuông.
- 1 HS lên bảng thực hiện – lớp bảng con.
HS làm bảng nêu rõ cách làm.
- Nghe gìới thiệu.
- Quan sát mẫu.
- Lắng nghe.
- Hai kim của đồng hồ có chung 1 điểm gốc, vậy hai kim đồng hồ này cũng tạo thành 1 góc.
- Thực hiện theo yêu cầu.
+ Các hình vẽ trên được coi là 1 góc. Vì có chung 1 điểm gốc.
+ Góc thứ nhất có 2 cạnh OA và OB. Góc thứ 2 có 2 cạnh GE và GH. Góc thứ 3 có 2 cạnh PM và PN.
- Theo dõi.
+ Góc đỉnh - Gọi HS đọc đề bài.; cạnh GE và GH.
+ Góc đỉnh P; cạnh PM và PN.
+ Góc vuông: đỉnh O; cạnh OA, OB.
+ Góc dỉnh P; cạnh PM, PN.
+ Góc đỉnh E; cạnh EC và ED.
- HS quan sát.
+ Hình tam giác.
+ Có 3 cạnh và 3 góc.
+ HS quan sát và chỉ vào góc vuông.
+ Hai góc còn lại là hai gó ... p bạn.
c. Đúng 8 giờ, trong  tráng,  cột cờ.
----------------------0o0----------------------- 
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 18: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE.
I- MỤC TIÊU: 
- Như tiết 17.
II- CHUẨN BỊ:
- Như tiết 17.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ.
B- Bài mới.
1- Gìới thiệu:
- Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài. 
2. Hoạt động 1: Vẽ tranh.
* Mục tiêu: HS vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh không dùng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma túy.
* Cách tiến hành: 
- Chia lớp thành 3 nhóm.
- GV yêu cầu mỗi nhóm chọn 1 nội dung để vẽ tranh vận động.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, vẽ tranh.
- GV tới các nhóm kiểm tra, giúp đỡ bảo đảm mọi HS đều tham gia.
* Yêu cầu HS trình bày và đánh giá.
- Nhận xét,tuyên dương. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về ôn lại bài.
- Nghe giới thiệu.
- Ngồi theo nhóm.
N1: Đề tài vận động không hút thuốc lá.
N2: không uống rượu. 
N3: không sử dụng ma túy. 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng thảo luận để đưa ra các ý tưởng nên vẽ như thế nào và ai đảm nhiệm phần nào và thực hiện.
- Các nhóm treo sản phẩm, cử đại diện nêu ý tưởng của bức tranh. Các nhóm khác nhận xét, góp ý.
----------------------0o0----------------------- 
THỂ DỤC
Tiết 18: ÔN 2 ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ VÀ TAY CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
I- MỤC TIÊU.
- Oân động tác vươn thở và động tác tay của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
- Chơi trò chơi “chim về tổ”. Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.
II- SÂN TẬP, DỤNG CỤ:
- Trên sân trường vệ sinh sạch sẻ.
- Còi, kẻ các vạch hoặc vẽ vòng cho trò chơi.
III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC:
Nội dung 
Đ/lượng
 Phương pháp tổ chức
1- Phần mở đầu.
- Oân định tổ chức, nhận lớp.
- Phổ biến nội dung, yêu cầu gìờ học.
- Khởi động: Chạy chậm vòng xung quanh sân. 
 Khởi động các khớp tay, chân, hông.
2- Phần cơ bản.
a. Oân động tác vươn thở và động tác tay của bài thể dục.
- Oân tập từng động tác.
L1: GV hô + làm mẫu – HS tập. Lần sau cán sự hô. GV theo dõi - sửa sai.
- Tập liên hoàn 2 động tác, mỗi động tác 2x8 nhịp.
Lần 1: GV làm mẫu – hô nhịp – HS tập. Từ lần 2 cán sự làm mẫu – hô. 
GV quan sát, sửa chữa động tác sai.
- Cho từng tổ trình diễn.
b. Chơi trò chơi: “chim về tổ”:
- GV giới thiệu trò chơi.
- Phổ biến cách chơi.
 Như tiết trước.
- Tổ chức cho HS chơi.
- Đánh giá (thưởng - phạt).
3- Phần kết thúc.
- Thả lỏng: Thực hiện động tác đi thường theo nhịp và hát.
- Nhận xét gìờ học.
- BTVN: Oân 2 động tác vươn thở và tay.
5’
17’
8’
5’
4 hàng dọc
- Vòng tròn
- Vòng tròn
4 hàng ngang
 x x x x x 
 x x x x x
 x x x x x
 x x x x x
 ¯
----------------------0o0----------------------- 
THỦ CÔNG
Tiết 9: Ô TẬP CHƯƠNG I: PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH.
I- MỤC TIÊU: 
- Củng cố kiến thức, kỹ năng cho HS về gấp, cắt, dán hình.
- Rèn tính cẩn thận, khéo léo.
II-CHUẨN BỊ: 
GV: - Các mẫu của bài 1, 2, 3, 4.
 - Tranh quy trình của các bài trên. 
HS: - Gìấy thủ công, kéo, hồ dán, chì, bút màu,...
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ môn học.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài. 
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
+ Yêu cầu HS nêu lại tên các vật đã được gấp, cắt, dán trong các tiết học trước.
- GV giới thiệu lại các mẫu vật đã học: tàu thủy hai ống khói, con ếch, ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng, bông hoa.
- Yêu cầu HS mở vật mẫu và nêu quy trình thực hiện các bước để gấp nên vật mẫu ấy.
- Nếu HS lúng túng thì GV treo tranh quy trình cho HS nhắc lại.
- GV chốt lại các bước thực hiện từng vật mẫu.
b. Hoạt động 2: Thực hành.
- Chia lớp thành các nhóm (bàn). Yêu cầu các nhóm tiến hành gấp, cắt, dán các vật mẫu đã học.
- GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm cò lúng túng.
c. Nhận xét, dặn dò: 
- Nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập của HS.
- Dặn dòHS giờ học sau mang giấy thủ công, kéo, màu, hồ dán để thực hành tiếp.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nghe giới thiệu.
- HS nêu.
- HS quan sát mẫu.
- Lần lượt từng HS lên thực hiện một vật mẫu.
- HS lắng nghe.
- HS ngồi theo nhóm và thực hiện.
----------------------0o0----------------------- 
 Thứ sáu ngày 9 tháng 11 năm 2007
TẬP ĐỌC
Tiết : ÔN TẬP – KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HTL (Tiết 7)
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm HTL.
- Củng cố và mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- 9 phiếu ghi tên 9 bài HTL.
- Một số tờ phiếu phô tô cỡ to, ô chữ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC.
Hoạt động của gìáo viên
 Hoạt động của học sinh
1- Gìới thiệu bài.
- Nêu mục đích, yêu cầu bài học-ghi đề bài. 
2- Kiểm tra HTL: (số HS còn lại)
- Thực hiện như tiết 5 và 6.
3. Giải ô chữ:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập + mẫu.
- Yêu cầu HS quan sát ô chữ SGK, hướng dẫn:
+ Dựa theo gợi ý dòng 1, phán đoán từ ngữ đó là gì?
 Ghi từ đó vào các ô trống theo hàng ngang, mỗi ô trống ghi một chữ cái. Các từ này phải có nghĩa đúng như lời gợi ý và số chữ khớp với các ô trống trên từng dòng.
 Sau khi điền đủ 8 từ, đọc từ mới ở dãy ô chữ in màu.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ phiếu.
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng, kết luận nhóm thắng cuộc.
- Yêu cầu cả lớp làm chì vào SGK.
4. Củng cố, dặn dò:
- Những em nào chưa xong b2 về nhà làm hoàn thành.
- Chuẩn bị làm bài KT giữa HKI.
- Nghe giới thiệu.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Quan sát ô chữ.
- Trẻ em.
- HS làm bài theo nhóm. Cả nhóm trao đổi, điền nhanh từ tìm được lần lượt từ dòng 2 đến 8.
- Các nhóm dán nhanh bài lên bảng lớp, đại diện đọc kết quả.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
Dòng 1: Trẻ em D5: TƯƠNG LAI
Dòng 2: Trả lời D6: TƯƠI TỐT
Dòng 3: THỦY THỦ D7: TẬP THỂ 
Dòng 4: TRƯNG NHỊ D8: TÔ MÀU.
Từ mới xuất hiện ở ô chữ in màu: TRUNG THU.
----------------------0o0----------------------- 
CHÍNH TẢ
Tiết 18: KIỂM TRA ĐỌC (ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU) KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I.
Theo đề của Sở Giáo Dục.
----------------------0o0----------------------- 
TOÁN
Tiết 45: LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU: Giúp học sinh.
- Làm quen với việc đọc, viết số đo độ dài có 2 tên đơn vị đo.
- Làm quen với việc đổi số đo độ dài có 2 tên đơn vị đo thành số đo độ dài có 1 tên đơn vị đo.
- Củng cố kỹ năng thực hành tính cộng, trừ, nhân, chia các số đo độ dài.
- Củng cố cách so sánh các độ dài dựa vào số đo của chúng.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của gìáo viên
 Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ.
- Gọi HS lên đọc thuộc lòng bảng đo độ dài từ nhỏ đến lớn và từ lớn đến nhỏ.
- Yêu cầu HS viết số thích hợp vào chỗ chấm.
 1hm =  dam
 3hm =  m.
B- Bài mới.
1. Gìới thiệu:
- Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài. 
2. Giới thiệu số đo có 2 đơn vị đo:
- Vẽ lên bảng đoạn thẳng AB dài 1m9cm.
- Yêu cầu HS lên đo độ dài đoạn thẳng này.
- Nêu cách viết tắt 1m và 9cm là 1m9cm. Đọc 1 mét 9 xăng ti mét.
- Viết lên bảng 3m2dm =  dm.
+ Muốn đổi 3m2dmthành dm ta thực hiện như thế nào?
+ 3m bằng bao nhiêu dm?
+ Vậy 3m2dm = bao nhiêu dm?
--> + Vậy khi đổi số đo có 2 đơn vị thành số đo có 1 đơn vị nào đó ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm tiếp các bài còn lại.
- Nhận xét, chữa bài. 
3. Cộng, trừ, nhân, chia các số đo độ dài:
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, chữa bài. 
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện.
4. So sánh các số đo độ dài:
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài tập 3. 
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn tìm cách giải.
- Gọi đại diện nêu cách làm.
- Yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, điền vào phiếu, đại diện nhóm dán lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài. 
5. Củng cố, dặn dò: 
- Yêu cầu HS về luyện tập thêm đổi số đo độ dài.
- Nhận xét tiết học. 
- 2-3 HS lên đọc.
- 1 HS lên bảng, lớp bảng con.
- Nghe giới thiệu.
- Đo và đọc lên đoạn thẳng AB dài 1m và 9cm.
- Đọc: 1mét 9 xăng ti mét.
+ 3m bằng 30dm.
+ Thực hiện phép cộng 30dm+2dm = 32dm.
+ Ta đổi từng thành phần của số đo có 2 đơn vị ra đơn vị cần đổi, sau đó cộng các thành phần đã được đổi với nhau.
- 1 HS lên bảng, lớp làm SGK.
 3m2cm = 302cm
 4m7dm = 47dm
 4m7cm = 407cm
 9m3cm = 903cm
 9m3dm = 93dm
- 1HS đọc.
- 2HS lên bảng, lớp vở.
8dam + 5dam = 13dam; 720m + 43m = 
57hm – 28hm = 29hm ; 403cm – 52cm = 
12km x 4 = 48km; 27mm : 3 = 
+ Ta thực hiện các phép tính bình thường như với các số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả.
- 1 HS nêu: So sánh  và điền dấu.
- Nhóm thảo luận để tìm cách giải.
- 1-2 nhóm nêu.
6m3cm < 7m. Vì 6m và 3cm không đủ để thành 7m. (Hoặc 6m3cm = 603cm, 7m = 700cm, mà 603cm<700cm).
- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu.
6m3cm> 6m 5m6cm . . . 5m
6m3cm< 630cm 5m6cm . . . 6m
6m3cm= 603cm 5m6cm . . . 506cm
 5m6cm . . . 560cm
----------------------0o0----------------------- 
TẬP LÀM VĂN
Tiết 9: KIỂM TRA VIẾT (CHÍNH TẢ, TLV)
Thực hiện theo đề ra của Sở Giáo dục.
----------------------0o0----------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN - 9.doc