Giáo án Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2022-2023 - Hoàng Văn Lam

Giáo án Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2022-2023 - Hoàng Văn Lam

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng:

+ Xếp các từ ngữ được gạch chân vào nhóm thích hợp.

+ Tìm và viết các từ ngữ vào nhóm thích hợp.

+ Củng cố kĩ năng đọc đúng từ ngữ, biết ngắt, nghỉ sau các dấu câu, đảm bảo đúng tốc độ đọc, đọc bài lưu loát, biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ trong bài.

+ Hiểu nội dung bài đọc (nhận biết được chi tiết và nội dung chính, nội dung hàm ẩn của văn bản và những suy luận đơn giản), tìm được ý chính của từng đoạn văn, hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản dựa vào gợi ý.

 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực chung:

Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết được vấn đề với các dạng bài tập Tiếng Việt.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: giao tiếp với thầy cô, bạn bè trong các hoạt động học tập.

 - Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất:

Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động học tập để hoàn thành nhiệm vụ.

Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Vở bài tập Tiếng Việt; Bảng phụ

2. Học sinh: Vở bài tập Tiếng Việt.

 

docx 48 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2022-2023 - Hoàng Văn Lam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG LỚP 3A: TUẦN 9
Thứ /ngày
Môn dạy
Bài dạy
Thứ 2
sáng
31/10/2022
HĐNG
Phong trào xd: tủ sách lớp học 
Toán
Vẽ hình tròn vẽ trang trí 
Anh văn
TNXH
Ôn tập chủ đề trường học
Thứ 3
sáng
Toán
Khối hộp lập phương, khối hộp chữ nhật
Tiếng Việt
Ôn tập giữa học kì 1(tiết 1) 
Tiếng Việt
Ôn tập giữa học kì 1(tiết 2)
Công N
Sử dụng máy thu thanh
Buổi Chiều
TCL
Tin học
Â.nhạc
Thứ 4
sáng
Thể dục
Thể dục
Tiếng Việt
Ôn tập giữa học kì 1(tiết 3) 
Tiếng Việt
Ôn tập giữa học kì 1(tiết 4) 
Buổi Chiều
Anh văn
Anh văn
Toán
Luyện tập
Thứ 5
sáng
Toán
Luyện tập
Tiếng Việt
Ôn tập giữa học kì 1(tiết 5)
TTNXH
Ôn tập chủ đề trường học
HĐTN
Lớp học của em
Buổi Chiều
Anh văn
TCL(TN)
TCL(TN)
Thứ 6
4/11/2022
Toán
Nhân số có hai chữ số với só có 1 chữ số...
Tiếng Việt
Ôn tập giữa học kì 1(tiết 6) 
Tiếng Việt
Ôn tập giữa học kì 1(tiết 7) 
HĐTN
Sinh hoạt theo chủ đề: lớp học thân thương
Đạo đức
 ( tiết1) 
 Thứ hai ngày 31tháng 10 năm 2022
(Tiết 1)
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 
Phong trào xây dựng “tủ sách lớp học ”
I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT
HS có khả năng:
1. Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. 
2. Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,...
3. HS nhận biết được những việc làm thể hiện tình bạn.
II. ĐỒ DÙNG
1. Giáo viên:
	- Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video hài...
	- Văn nghệ: tiết mục với nội dung hát, múa vể tình bạn
 2. Học sinh: Văn nghệ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Chào cờ (15 - 17’)
- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.
- Thực hiện nghi lễ chào cờ.
- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.
- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
2. Sinh hoạt dưới cờ: Hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời (15 - 16’)
* Khởi động:
- GV yêu cầu HS khởi động hát
- GV dẫn dắt vào hoạt động.
- GV cho HS quan sát tủ sách anh em.
- GV cho HS hiểu ý nghĩa tủ sách
- GV lần lượt cho HS ủng hộ sách mà đã chuẩn bị trước.
- GV nêu quy tắc đọc sách
- GV cho HS trao đổi sách trong tủ và đọc
3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề 
- HS điểu khiển lễ chào cờ.
- HS lắng nghe.
- HS hát.
- HS lắng nghe
- HS quan sát tủ sách anh em.
- HS hiểu ý nghĩa tủ sách
- HS ủng hộ sách mà đã chuẩn bị trước.
-HS nêu quy tắc đọc sách
- HS trao đổi sách trong tủ và đọc
- HS thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
..
 ***************************************
(Tiết 2)
TOÁN
 VẼ HÌNH TRÒN, VẼ TRANG TRÍ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 -Thực hiện được việc vẽ đường tròn bằng com pa, vẽ trang trí.
- Phát triển năng lực sử dụng công cụ toán học và năng lực giao tiếp toán học thể hiện qua việc biết quy cách sử dụng ê ke, com pa và ứng dụng vào giải quyết các vấn đé toán học. Thực hiện nhiệm vụ trang trí hình học, HS sẽ phát triển cảm nhận thấm mĩ đặc biệt là tính lôgic trong thầm mĩ.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực.Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
- Góp phần hình thành và phát triển Phẩm chất.
Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. Ê ke và com pa.
+ Giấy kẻ lưới ô vuông cho bài tập 3 tiết 1 và bài tập 1,2 tiết 2.
+ Màu vẽ để tô màu trang trí.
+ Một sổ hình ảnh vi dụ vẽ các vật mang góc vuông.
+ Một Số hình vẽ hoạ tiết hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn.
+ Phiếu học tập nếu tổ chức một số hoạt động theo nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: nêu cách dùng ê ke để kiểm tra góc vuông
+ Câu 2: nêu cách vẽ góc vuông
+ Câu 3: Nêu kiết quả kiểm tra các đồ dùng trong gia đình có các góc vuông và chọn bạn tìm giỏi nhất
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
+ Trả lời: đặt 2 cạnh góc vuông của e ke trùng với 2 cạnh của góc vuông định kiểm tra.
+ Đặt ê ke và đặt thước kẻ để vẽ theo 2 cạnh góc vuông của ê ke rồi kéo dài thêm các cạnh góc vuông
- HS lắng nghe và chọn.
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
HS được phát triển trí tưởng tượng thông qua về những sự vật tạo thành từ các hình vuông và hình chữ nhật; biết dùng com pa để vẽ đường tròn với bán kính cho trước theo số đơn vị là cạnh ô vuông; vẽ trang trí đơn giản bằng hình tròn.
- Cách tiến hành:
Bài 1. (Làm việc cá nhân) Vẽ một hình em thích từ các hình vuông và hình chữ nhật?
- GV hướng dẫn cho HS nhận biết câu 1.
- Cho học sinh làm bảng con, vở
- GV nhận xét, tuyên dương các em biết vẽ và kết hợp được nhiều hình đẹp, với học sinh chậm hơn có thể vẽ thao hình sách giáo khoa.
Bài 2: (Làm việc nhóm , cá nhân) 
a. quan sát rồi vẽ hình tròn theo mẫu?
- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm Lưu ý học sinh vẽ các hình tròn cần khép kín trọn trong bản vẽ, nếu bị trượt ra ngoài thì thu nhỏ bớt ý ke và vẽ lại.
- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.
b/ Tô màu trang trí cho hình vừa vẽ được
- GV Nhận xét, tuyên dươngLưu ý không vẽ hình bị che khuyết như hình 2
. Hình 1 Hình 2
- HS thực hành và nêu các hình mình vẽ được, liên hệ lấy từ hình thực tế nào?hay nhìn được từ đâu?
- HS lần lượt thực hiện, đổi vở nêu nhận xét
- HS làm việc theo nhóm, cá nhân
+ Thực hiện vẽ theo ý của mình tự cách gợi ý của GV và hình vẽ.
+ Vẽ 1 hình tròn có đường kính 4cm
+ Đặt êke lên cạnh đường tròn vẽ tiếp đường tròn tiếp theo, tiếp tục vẽ thêm 1 hai nhiều hình nữa
+ Tô màu vào hình theo ý cá nhân
+ Trao đổi vở quan sát nhận xét.
- HS nhận xét lẫn nhau.
3. Vận dụng.
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, tiếp sức,...sau bài học để học sinh nhận biết vẽ hình vuông , hình tròn vận dụng trong trang trí thực tế
+ Bài toán:Tìm các đồ dùng, hình ảnh mình nhìn thấy khi làm trang trí các đồ dùng xung quanh mình
+ Vận dụng vẽ trang trí hình mình thích.
Chuẩn bị bài về khối lập phương, khối hộp chữ nhật: Tìm và nêu các đồ vật có hình khối lập phương , khối hộp chữ nhật, quan sát và dự toán so sánh đặc điểm hai hình đó.
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ HS trả lời:miệng túi, đường diềm gấu váy áo, các hình đục trạm trổ đồ gỗ, hình vẽ trến gốm sứ, tranh ảnh...
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
 *****************************************
(Tiết 4)
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRƯỜNG HỌC (T1) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hệ thống được những kiến thức đã học về chủ đề trường học.
Nhiệt tình, trách nhiệm khi tham gia các hoạt động kết nối trường học với cộng đồng.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực chung.
Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.
- Góp phần hình thành và phát triển Phẩm chất.
Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.
Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV mở bài hát “Em yêu trường em” để khởi động bài học. 
+ GV yêu cầu HS nhớ lại và nói tên hoặc những nội dung về chủ đề Trường học.
+ Kể những nội dung đã học trong chủ đề Trường học?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS lắng nghe bài hát.
- Thực hiện
+ Hoạt động kết nối với cộng đồng, Truyền thống trường em, Giữ an toàn và vệ sinh trường em.
2. Thực hành:
Hoạt động 1. Trưng bày tranh, ảnh về chủ đề trường học.
- GV tổ chức cho HS thảo luận và trưng bày tranh ảnh của nhóm mình theo nội dung đã chọn.
- HS làm việc nhóm trưng bày các tranh, ảnh của nhóm mình vào khu vực đã quy định.
Hoạt động 2. Giới thiệu về tranh, ảnh đã chọn và nêu ý nghĩa về hoạt động đó.
- GV hướng dẫn các nhóm giới thiệu sản phẩm của nhóm mình trước lớp và giải thích vì sao nhóm lại chọn những bức tranh đó.
+ Nói ý nghĩa của hoạt động và cảm nghĩ khi tham gia hoạt động này.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- GV tổ chức cho HS trình bày.
- GV tổng hợp ý kiến, tuyên dương nhóm có tranh, ảnh đẹp, phong phú và giới thiệu hấp dẫn.
- Các nhóm thảo luận giải thích vì sao nhóm lại chọn những bức tranh đó. Nói ý nghĩa của hoạt động và cảm nghĩ khi tham gia hoạt động này.
- Đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày.
- Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- Theo dõi
3. Vận dụng:
- Mục tiêu: 
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ V ... Cả lớp nhận xét.
5. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
 ************************************************
(Tiết 3+4)
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I ( TIẾT 6 – 7 )
BÀI LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Viết đúng bài chính tả theo hình thức nghe – viết , trong khoảng 15 phút.
Viết được đoạn văn kể về một ngày ở trường của em hoặc nêu cảm nghĩ của em về một người bạn.
Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực chung.
Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
- Góp phần hình thành và phát triển Phẩm chất.
Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua bài thơ.
Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bà và những người thân qua bài thơ.
Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
2.1. Hoạt động 1: Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.
- GV nhắc lại các bước đọc. Chú ý các từ khó. Giải nghĩa 1 số từ khó trong bài.
+Tìm đoạn văn/câu văn có chứa từ ngữ trả lời cho câu hỏi.
+ Đọc thầm lại đoạn văn và trả lời câu hỏi.
- GV cho HS trả lời trước lớp. HS khác nhận xét và bổ sung.
Mấy chị em đang chơi trò dạy học.
Các em của bé tên: Anh, Thanh, Hiển.
(HS tự trả lời)
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS nhắc lại các bước chuẩn bị đọc thành tiếng.
- HS đọc diễn cảm toàn bài.
- HS quan sát
- HS nhắc lại các bước trả lời câu hỏi:
2.2. Hoạt động 2: Đọc hiểu
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bước đọc hiểu 
+ Đọc thầm bài thơ
+ Đọc thầm câu hỏi
+ Tìm câu thơ chứa nội dung trả lời.
GV cho HS trả lời câu hỏi trước lớp.
a.Chiếc bút chì có 2 đầu, 2 màu khác nhau: xanh, đỏ.
b.Các từ chỉ màu sắc: xanh, xanh tươi, xanh mát, xanh ngắt. Đỏ, đỏ thắm, đỏ tươi, đỏ chót.
c.( HS tự trả lời)
d.Từ ngữ chỉ sự vật:bút chì, cây gạo,làng xóm..
Từ ngữ chỉ hoạt động: tô, vẽ..
e. Điền dấu câu: Bức tranh của bạn nhỏ có nhiều cảnh vật: làng xóm, sông máng, trường học,...
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS nhắc lại các bước.
HS nhận xét , bổ sung
B. Viết
Hoạt động 1: Nghe – viết : Vẽ quê hương
- GV giới thiệu nội dung bài thơ .
- GV đọc toàn bài thơ.
- GV hướng dẫn cách viết bài thơ:
+ Viết theo khổ thơ 4 chữ như trong SGK
+ Viết hoa tên bài và các chữ đầu dòng.
+ Chú ý các dấu chấm cuối câu.
+ Cách viết một số từ dễ nhầm lẫn: gọt, thắm, xóm, sông máng...
- GV đọc từng dòng thơ cho HS viết.
- GV đọc lại bài thơ cho HS soát lỗi.
- GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau.
- GV nhận xét chung.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại bài thơ
- HS lắng nghe.
- HS viết bài.
- HS nghe, dò bài.
- HS đổi vở dò bài cho nhau.
Hoạt động 2: Lựa chọn 1 trong 2 đề dưới đây, viết đoạn văn (4-5 câu) theo yêu cầu
GV nhắc HS chú ý cách trình bày bài.
GV theo dõi và hướng dẫn HS thêm.
GV chấm và chữa bài cho HS
HS đọc yêu cầu của bài.
HS chọn 1 đề bài
HS viết bài vào vở
HS đọc bài cho bạn nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
 ***********************************************
(Tiết 5)
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Sinh hoạt theo chủ đề: LỚP HỌC THÂN THƯƠNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Học sinh chia sẻ cảm xúc sau khi thực hiện trang trí lớp học.
Có ý thức giữ an toàn trong khi trang trí lớp học.
- Góp phần hình thành và phát triển Năng lực tự chủ, tự học: bản thân tự tin về bản thân Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết đưa ra ý tưởng trang trí, lao động vệ sinh lớp học và thực hiện cùng bạn.
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh cảu bạn..
Phẩm chất chăm chỉ: Có ý tưởng trang trí, lao động vệ sinh lớp học trước các bạn.Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng ý tưởng trang trí, lao động vệ sinh lớp học của các bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hát tập thể bài Ngôi trường của em, GV chia đôi lớp: Nhóm 1 hát lời 1, nhóm 2 lúc đó làm động tác mà không hát theo. Hết lời 1, đổi ngược lại. – Trường ai đây ai đây, thật xinh tươi xin tươi ... Ngói mới tường vôi trắng còn vườn hoa xinh tuyệt vời ... – Trường em đây em đây, là nơi em thi đua ... Mai mốt rồi khôn lớn, không quên ngôi trường bé xinh ...
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào nội dung chủ đề về lớp học của chúng ta. Ngôi trường xinh thì có những lớp học xinh.
- HS hát và thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
2. Sinh hoạt cuối tuần:
- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..
- Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)
 - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại nội dung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt chủ đề.
- Mục tiêu: 
+ Học sinh chia sẻ thêm ý tưởng và thực hiện ý tưởng.
+ Có ý thức giữ an toàn trong khi trang trí lớp học.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 3Thực hiện trang trí lớp học. (Làm việc nhóm 4)
- GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 và chia sẻ:
+ Chia sẻ cùng bạn về những ý tưởng mới mà người thân khuyên mình thực hiện.
+ Cả nhóm nhận xét và bổ sung thêm ý tưởng vào những công việc đã phân công từ tiết trước.
- GV mời các nhóm thực hiện hoạt động đã thống nhất.
Lưu ý: Trong quá trình thực hiện, GV đề nghị HS nhắc nhau giữ an toàn khi sử dụng dụng cụ, khi treo và dán sản phẩm.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương và kết luận:
Cùng ngắm các sản phẩm của mình sau khi thực hiện.
- Học sinh chia nhóm 4chia sẻ với bạn
- Nhóm bổ sung ý tưởng
- Các nhóm thực hiện ý tưởng
-Các nhóm NX
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Thực hành.
- Mục tiêu: 
+ HS chia sẻ cảm xúc sau khi thực hiện trang trí lớp học.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 4: Chia sẻ cảm xúc sau khi thực hiện trang trí lớp học(Làm việc cá nhân)
- GV để nghị HS nêu kinh nghiệm sử dụng dụng cụ sao cho an toàn (không chồng ghế lên nhau để trèo; khi sử dụng dao, kéo, không được đi lại; keo sữa sau khí dùng xong phải đậy nắp kín, chuẩn bị giẻ lau để lau tay cho khỏi dính, ăn tay):
+ Khi cầm kéo, nên...
+ Khi treo dây, lưu ý:..
+ Khi dùng keo dán, phải...
+ Nếu đứng lên ghế, không được...
+ Khi buộc dây, không nên...
-GV mời HS chia sẻ cảm xúc theo nhóm về các sản phẩm trang trí lớp của mỗi nhóm, tổ.
+ GV để nghị cả lớp bình luận về nét đẹp của những sản phẩm trang trí của mỗi nhóm.
+ GV đề nghị HS nói một lời yêu thương với lớp học của mỉnh.
- GV nhận xét chung, tuyên dương và kết luận:
- GV mời cả lớp đọc đoạn thơ:
“Chổi, xẻng làm lớp sạch,
“Chậu cây làm lớp xanh.
Bàn tay nhỏ thanh thanh,
Làm lớp mình thêm đẹp!”
- Học sinh nối tiếp nêu
- HS chia sẻ cảm xúc
- Cả lớp bình luận về sản phẩm của các nhóm
-HS thực hiện
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
-Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ
5. Vận dụng.
- GV để nghị HS mỗi ngày đến lớp, hãy dừng lại trước khi vào lớp để ngắm lớp mình.
- GV gợi ý để các tổ phân công nhau chăm sóc vệ sinh sạch đẹp, tưới cây, lau bụi cho lớp mình.
- Đề nghị HS vẽ một bức tranh về chủ để Tình bạn để chuẩn bị tham gia triển lãm vào tiết SHDC thứ Hai tới.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu 
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_09_nam_hoc_2022_2023_giao_vien_h.docx