Giáo án Lớp 3 Tuần 9 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 9 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Tập đọc - Kể chuyện

Tiết 25 Bài: ÔN TẬP Tiết 1 + ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Ôn tập đọc các bài từ tuần 1 đến tuần 8

- Đọc đúng , rành mạch đoạn văn, bài văn đã học( tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài.

Ôn tập phép so sánh:

 Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho.( BT2)

 Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh.( BT 3)

- Học sinh có ý thức ôn tập tốt.

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

- Đọc trôi chảy cả bài. chú ý đọc đúng các từ ngữ: Liên đội, Điều lệ, rèn luyện, thiếu niên, chỉ huy, xin hứa.

- Biết đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.

2. Rèn kĩ năng đọc-hiểu:

Nắm được nghĩa của các từ mới (Điều lệ, danh dự, ).

- Hiểu nội dung bài.

- Bước đầu có hiểu biết về đơn từ và cách viết đơn.

3. Giáo dục ý thức phấn đấu vào Đội.

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 9 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 10 / 10/ 2009
 Ngày dạy: Thứ hai: 12 / 10 / 2009
TUẦN 9
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Hoạt động tập thể
2
Tập đọc + Kể chuyện
Ôn tập tiết 1 + Đơn xin vào Đội.
3
Tập đọc + Kể chuyện
Ôn tập tiết 2 + Khi mẹ vắng nhà.
4
Toán
Góc vuông – Góc không vuông.
5
Đạo đức
Chia sẻ vui buồn cùng bạn.
Môn: Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 25 Bài: ÔN TẬP Tiết 1 + ĐƠN XIN VÀO ĐỘI 
TUẦN 9
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
Ôn tập đọc các bài từ tuần 1 đến tuần 8
Đọc đúng , rành mạch đoạn văn, bài văn đã học( tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
Ôn tập phép so sánh:
 Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho.( BT2)
 Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh.( BT 3)
Học sinh có ý thức ôn tập tốt.
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
Đọc trôi chảy cả bài. chú ý đọc đúng các từ ngữ: Liên đội, Điều lệ, rèn luyện, thiếu niên, chỉ huy, xin hứa.
Biết đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.
2. Rèn kĩ năng đọc-hiểu:
Nắm được nghĩa của các từ mới (Điều lệ, danh dự,).
Hiểu nội dung bài.
Bước đầu có hiểu biết về đơn từ và cách viết đơn.
3. Giáo dục ý thức phấn đấu vào Đội.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV :phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8, bảng phụ ghi nội dung bài 2,3.
Bảng phụ cần viết đoạn văn hướng dẫn học sinh luyện đọc.
 1 lá đơn xin vào Đội của học sinh trong trường (Học sinh lớp 3 năm học trước).
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 2 học sinh lên đọc bài Tiếng ru và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
Giáo viên nhận xét - Ghi điểm.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
ÔN TẬP Tiết 1
Ôn luyện đọc, học thuộc 
lòng .
GV cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
 Cho học sinh lên bảng bốc thăm bài đọc.
Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Hướng dẫn học sinh làm bài
Bài tập 2: 
Giáo viên mở bảng phụ
Yêu cầu học sinh làm miệng: Tìm hình ảnh so sánh trong câu a
Giáo viên gạch dưới tên hai sự vật được so sánh với nhau.
Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu học sinh chỉ ghi những từ cần điền ứng với mỗi câu a, b, c.
1 Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Lần lượt từng em lên bốc thăm, về chỗ chuẩn bị 
 khoảng 2 phút. 
- HS đọc đoạn và trả lời câu hỏi .
Bài tập 2: 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- Đọc mẫu - Phân tích mẫu.
- Hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ.
- Học sinh làm bài vào vở, 4 học sinh tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- Học sinh nhận xét.
Hình ảnh so sánh
Sự vật 1
Sự vật 2
a) Hồ nước như một chiếc gương bầu dục khổng lồ.
b) Cầu Thê Húc cong cong như con tôm.
c) Con rùa đầu to như trái bưởi.
Hồ nước
Cầu Thê Húc
Đầu con rùa.
Chiếc gương bầu dục khổng lồ
Con tôm.
Trái bưởi.
Bài tập 3: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập
Lớp làm việc cá nhân.
- 2 học sinh lên bảng thi viết.
- Lớp nhận xét.
Giải: 
+ Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như một cánh diều.
+ Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo.
+ Sương sớm long lanh tựa những hạt ngọc.
Đọc thêm bài tập đọc trong SGK: Đơn xin vào Đội, ( Tuần 1)
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc
a) Giáo viên đọc toàn bài.
b) Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
*Đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng các từ ngữ khó (Nếu học sinh đọc sai).
*Đọc từng đoạn trước lớp, chia bài làm 4 đoạn để luyện đọc
Giáo viên kết hợp hướng dẫn các em ngắt nghỉ hơi đúng.
Giáo viên kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong từng bài.
Đọc từng đoạn trong nhóm.
Giáo viên theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Đơn này là của ai, gửi cho ai?
Nhờ đâu em biết điều đó?
Nêu nhận xét về cách trình bày đơn:
Phần đầu đơn viết những gì?
3 dòng cuối đơn viết những gì?
Giáo viên giới thiệu đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của 1 học sinh.
Luyện đọc lại:
Giáo viên hướng dẫn đọc rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ hơi đúng
Học sinh lắng nghe
Học sinh lắng nghe
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu
Học sinh theo dõi nhận xét đọc đúng các từ ngữ khó (Nếu học sinh đọc sai).
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu đến đơn xin vào Đội.
Đoạn 2: Từ kính gửi
học sinh lớp 3c, trường tiểu học Kim Đồng.
Đoạn 3: Từ sau khi được họccó ích cho đất nước.
Đoạn 4: Còn lại
Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài (một vài lượt), các bạn nghe, góp ý.
Học sinh đọc cả bài.
Đọc thầm và trả lời.
Đơn của bạn Lưu Tường Vân gửi Ban phụ trách đội và Ban chỉ huy Liên đội trường tiểu học Kim Đồng.
Nhờ nội dung đơn ghi rất rõ địa chỉ gửi đến.
Nhờ người viết đơn tự giới thiệu rất rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, tên lớp học của mình.
Phần đầu đơn ghi rõ.
Tên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (Ở góc trái).
Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn (Ở góc phải).
Tên đơn ở chính giữa.
Địa chỉ gửi đơn đến.
3 dòng cuối của đơn tên và chữ kí của ngườiø viết đơn.
1 học sinh khá giỏi đọc lại toàn bộ đơn.
- Môät số học sinh thi đọc đơn.
3. Củng cố: 1 học sinh đọc lại đơn xin vào Đội. Bạn học sinh viết đơn để làm gì? - Bạn viết đơn để xin vào Đội. 
4. Dặn dò: Về học thuộc những câu văn có hình ảnh đẹp trong bài tập 2,3.
Về nhà tìm hiểu về tổ chức Đội qua bạn bè, người thân. Mượn đọc sổ tay đội viên. Chuẩn bị tốt bài tập 1 của tiết tập làm văn.
Về nhà luyện đọc các bài đã học.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
Môn: Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 26 Bài: ÔN TẬP (TIẾT 2 ) + KHI MẸ VẮNG NHÀ 
TUẦN 9
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Ôn tập đọc các bài từ tuần 1 đến tuần 8
Đọc đúng , rành mạch đoạn văn, bài văn đã học( tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai là gì? ( BT2)
Nhớ và kể lại lưu loát, trôi chảy, đúng diễn biến một câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.
Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học ( BT3)
Học sinh có ý thức ôn tập tốt.
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc trôi chảy cả bài. chú ý đọc đúng các từ: luộc khoai, nắng cháy, giã gạo, quét cổng, quang vườn.
Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa khổ thơ.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa ở sau bài học (nghĩa, quang)
Hiểu tình cảm thương yêu mẹ rất sâu nặng của bạn nhỏ: Bạn tự nhận là mình chưa ngoan vì chưa làm cho mẹ hết vất vả, khó nhọc.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
Giáo dục học sinh học tập bạn nhỏ thương yêu me,ï chăm, ngoan biết giúp đỡ bố mẹ làm những công việc nhỏ phù hợp với sức mình.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng viết những khổ thơ cần hướng dẫn học sinh luyện đọc và học thuộc lòng.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Kiểm tra bài cũ: 
học sinh lên tiếp nối nhau kể 5 đoạn của câu chuyện Ai có lỗi? Bằng lời của mình.
Giáo viên nhận xét - Ghi điểm.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
* ÔN TẬP (TIẾT 2 ) 
Ôn luyện đọc, học thuộc lòng .
GV cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
 Cho học sinh lên bảng bốc thăm bài đọc
Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập
-Trong 8 tuần vừa qua các em đã được học những mẫu câu nào?
Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Giáo viên mở bảng phụ đã viết đủ tên truyện đã học.
- Truyện trong tiết tập đọc: Cậu bé thông minh, Ai có lỗi?, Chiếc áo len, Người mẹ, Người lính dũng cảm, Bài tập làm văn, Trận bóng dưới lòng đường, Các em nhỏ và cụ già
- Truyện trong tiết tập làm văn : Dại gì mà đổi, Không nỡ nhìn.
Cho học sinh suy nghĩ, tự chọn nội dung hình thức. Thi kể chuyện.
Cho lớp nhận xét bình chọn bạn kể hay hấp dẫn nhất.
Giáo viên nhận xét - bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn nhất.( kể đúng diễn biến của câu chuyện, kể tự nhiên, thay đổi giọng kể linh hoạt phù hợp với nội dung câu chuyện.
* Đọc thêm tập đọc trong SGK: Khi mẹ vắng nhà, ( Tuần 2 ).
*Luyện đọc
Giáo viên đọc bài thơ
Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
Hướng dẫn đọc từng dòng thơ.
Hướng dẫn học sinh đọc các từ khó.
Đọc từng khổ thơ trước lớp.
Giáo viên theo dõi nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi đúng.
Theo em buổi là vào khoảng thời gian nào?
Quang nghĩa là gì?
Hướng dẫn tìm hiểu bài
Bạn nhỏ làm những việc gì giúp đỡ mẹ?
Kết quả công việc của bạn nhỏ thế nào?
Vì sao bạn nhỏ không dám nhận lời khen của mẹ?
Em thấy bạn nhỏ có ngoan không? Vì sao?
Em có thương mẹ như bạn nhỏ trong bài không?
Ở nhà, em đã làm gì để giúp đỡ cha mẹ?
Học thuộc lòng bài thơ
Giáo viên xoá dần bảng để học sinh học thuộc lòng bài thơ.
-1 Học sinh đọc yêu cầu bài.
Lần lượt từng em lên bốc thăm, về chỗ 
chuẩn bị khoảng 2 phút. 
HS đọc đoạn và trả lời câu hỏi .
Bài tập 1: 2 học sinh đọc yêu cầu của bài. cả lớp đọc thầm.
Ai -la ... hững học trò chăm ngoan.
Mẹ em là giáo viên tiểu học.
Bài tập 3: 2 học sinh đọc yêu cầu của bài và mẫu đơn. -Lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài vào vở bài tập.
5 học sinh đọc lá đơn của mình trước lớp.
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc thêm bài: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng, ( Tuần 3 ).
Lớp theo dõi, đọc thầm.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu.
Luyện đọc từ khó.
Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
Đọc từ chú giải cuối bài.
Đọc từng đoạn trong nhóm.
Các nhóm tiếp nối nhau đọc.
Bằng lăng, Sẻ non, bé Thơ.
Cho bé Thơ.
Vì bé Thơ ốm phải nằm viện suốt mùa bằng lăng nở hoa. Bé Thơ không được ngắm hoa.
Vì bé không thấy một bông hoa nào trên cây.
Nó bay về phía cành bằng lăng mảnh mai, đáp xuống làm cho cành hoa chao qua, đảo lại, bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa nơi bé Thơ đang nằm và bé đã nhìn thấy bông hoa.
Cây bằng lăng tốt vì muốn để dành một bông hoa cho bé Thơ vui.
Sẻ non bay chưa vững đã dũng cảm đáp xuống.
Học sinh thi đọc lại đoạn văn.
học sinh đọc cả bài.
Lớp nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.
3. Củng cố: Nội dung bài muốn nói lên điều gì? - Tình cảm đẹp đẽ, cảm động mà bông hoa bằng lăng và sẻ non giành cho bé Thơ.
Học sinh đọc lại bài tập.
4. Dặn dò: Ghi nhớ mẫu đơn để biết viết 1 lá đơn đúng thủ tục khi cần thiết.
Về nhà tiếp tục luyện đọc bài.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
Môn: Chính tả
Tiết 17 Bài: ÔN TẬP (TIẾT 4 ) + MẸ VẮNG NHÀ NGÀY BÃO
TUẦN 9
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Ôn tập đọc các bài từ tuần 1 đến tuần 8
- Học sinh đọc thông các bài tập đọc ( Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 65chữ / phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ ), trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài. Đọc đúng , rành mạch đoạn văn, bài văn đã học( tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai làm gì? ( BT2).
Nghe-Viết chính xác đoạn văn Gió heo may.
Nghe – viết đúng , trình bày sạch sẽ, đúng quy định bàiCT (BT3) ; tốc độ viết khoảng 55 chữ/ 15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
Học sinh khá giỏi viết đúng tương đối đẹp bài CT ( tốc độ trên 55 chữ/ 15 phút).
Học sinh có ý thức ôn tập tốt.
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
Đọc đúng các từ: bão nổi, chặn lối, thao thức, no bữa.
Ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ.
Rèn kĩ năng đọc hiểu.
Nắm được nghĩa của các từ được chú giải sau bài hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ: Thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm, mọi người luôn nghĩ dến nhau, hết lòng thương yêu nhau.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn luyện đọc.
Bảng phụ chép sẵn 2 câu ở bài tập 2.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 6 học sinh kể chuyện Người mẹ theo vai.
Giáo viên nhận xét - Ghi điểm.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
ÔN TẬP (TIẾT 4)
Ôn luyện đọc, học thuộc lòng .
GV cho học sinh đọc yêu cầu bài 
tập 1.
- Cho học sinh lên bảng bốc thăm bài 
đọc
Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc.
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
Bài tập 2:
2 câu này được cấu tạo theo mẫu câu nào?
Giáo viên nhận xét ghi bảng câu hỏi đúng.
Bài tập 3:
Giáo viên đọc bài viết
Giáo viên đọc cho học sinh viết từ khó vào bảng con.
Giáo viên nhận xét – sửa sai.
Giáo viên nhắc nhở tư thế trước khi viết.
Giáo viên đọc bài cho học sinh viết. 
Giáo viên đọc cho học sinh soát lỗi.
Chấm-Chữa bài. Nhận xét
Đọc thêm các bài tập đọc trong SGK: Mẹ vắng nhà ngày bão, ( Tuần 4 )
Luyện đọc
Giáo viên đọc bài thơ.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu.
+ Đọc từng đoạn.
*Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Vì sao mẹ vắng nhà ngày bão?
Ngày bão vắng mẹ, ba bố con vất vả như thế nào?
Tìm những câu thơ cho thấy cả nhà luôn nghĩ đến nhau?
Tìm những hình ảnh nói lên niềm vui khi mẹ về?
*Học thuộc lòng bài thơ.
-1 Học sinh đọc yêu cầu bài.
Lần lượt từng em lên bốc thăm, về chỗ 
chuẩn bị khoảng 2 phút. 
HS đọc đoạn và trả lời câu hỏi .
Bài tập 2:
Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Ai làm gì?
Học sinh làm nhẩm
Ghi vào vở bài tập.
Học sinh đọc câu hỏi mình đặt được.
2 học sinh đọc lại câu hỏi đúng.
Giải: a) Ở câu lạc bộ, các em làm gì?
b) Ai thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ ?
Bài tập 3:
Học sinh lắng nghe.
2 học sinh đọc lại bài - lớp theo dõi.
Học sinh nghe viết bảng con từ khó, dễ viết sai: làn gió, nắng gay gắt, quả na, dù nắng, giữa trưa.
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh nghe soát-sửa lỗi.
Học sinh đọc thêm bài : Mẹ vắng nhà ngày bão, ( Tuần 4 )
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu.
Luyện đọc từ khó.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
Đọc từ chú giải cuối bài.
Đọc từng khổ thơ trong nhóm
Các nhóm thi đọc.
Vì mẹ về quê gặp bão, mưa to gió lớn làm mẹ không về nhà được
Giường có hai chiếc, ướt một vì nước mưa. Củi mùn nấu cơm ướt, ba bố con thay mẹ làm mọi việc.
Ba người nằm chung một chiếc giường vẫn thấy trống phía trong. Vì thiếu mẹ nên nằm ấm mà thao thức.
Ở quê mẹ cũng không ngủ được vì thương bố con vụng về.
Mẹ về như nắng mới làm cả gian nhà sáng ấm lên.
Học sinh luyện đọc từng khổ thơ. Cả bài thơ.
- Học sinh thi đọc thuộc 8 dòng thơ trên lớp.
3. Củng cố: Nêu nội dung bài.- Thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm, mọi người luôn nghĩ dến nhau, hết lòng thương yêu nhau.
Học sinh đọc lại bài tập 3
4. Dặn dò: Về luyện đọc thuộc bài thơ. Ôn các bài tập đọc đã học.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
Môn: Mĩ thuật
Tiết 9 Bài: Vẽ trang trí: VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN.
TUẦN 9
I – MỤC TIÊU 
Học sinh hiểu thêm về cách sử dụng màu.
Biết cách vẽ màu vào hình có sẵn .
Hoàn thành được bài tập theo yêu cầu.
Học sinh khá giỏi: Tô màu đều gọn trong hình , màu sắc phù hợp làm rõ hình ảnh.
II - CHUẨN BỊ
Giáo viên: Sưu tầm một số tranh có màu đẹp của thiếu nhi vẽ về đề tài lễ hội.
Một số bài của học sinh lớp trước.
Học sinh: Vở tập vẽ, màu vẽ các loại.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Nhận xét.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.
Bức tranh vẽ cảnh gì?
Cảnh múa rồng diễn ra vào thời gian nào?
Màu sắc, cảnh vật ban ngày và ban đêm khác nhau chỗ nào?
Cách vẽ con rồng, người và các hình ảnh khác như thế nào?
Hoạt động 2: Cách vẽ màu.
Tìm vẽ màu hình nào trước?
Các màu vẽ đặt cạnh nhau như thế nào?
Vẽ màu cần có màu đậm, màu nhạt.
Hoạt động 3: Thực hành.
Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
Giáo viên nhận xét bổ sung, xếp loại một số bài.
Các bạn múa rồng.
Ngày lễ hội: ban ngày và ban đêm.
Cảnh vật ban ngày rõ ràng, tươi sáng.
Cảnh vật ban đêm dưới ánh sáng đèn, ánh lửa thì màu sắc huyền ảo, lung linh.
Quần áo trong ngày lễ đẹp, rực rỡ hơn. Vẩy trên hình con rồng nhiều màu rực rỡ.
Vẽ màu hình con rồng, người, cây truớc.
Tìm vẽ màu nền sau.
Lựa chọn màu hài hoà, tạo nên vẻ đẹp của toàn bộ bức tranh.
Học sinh vẽ màu vào vở tập vẽ.
Học sinh trình bày một số bài.
 Lớp nhận xét chọn bài vẽ đẹp.
3. Củng cố: Nêu cách vẽ màu.
4. Dặn dò: Quan sát màu sắc của cảnh vật xung quanh.
Sưu tầm tranh tĩnh vật của các hoạ sĩ và thiếu nhi.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
I - MỤC TIÊU
II - 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Củng cố: Dặn dò: 
Nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở.
-------------------------0--------------------------
Môn: Hoạt động tập thể
Tiết : CHÀO CỜ ( TOÀN TRƯỜNG )
 I. Tập trung học sinh làm lễ chào cờ đầu tuần:
Học sinh lắng nghe cô tổng phụ trách nhận xét tuần qua. Nghe thông báo kế hoạch của Đội và sao tuần ...
Lắng nghe lời căn dặn của cô phó hiệu trưởng.
	II . Giáo viên chủ nhiệm lớp nhắc nhở học sinh thực hiện tốt cuộc vận động
	“Hai không” “với bốn nội dung”:
Ổn định nề nếp học tập duy trì sĩ số, đồ dùng học tập đầy đủ, chuẩn bị bài 
chu đáo trước khi đến lớp.
Thực hiện tốt nội quy học sinh, 4 nhiệm vụ của người học sinh.
Thực hiện luật an toàn giao thông đường bộ.
Thực hiện 5 điều Bác dạy, học và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
Tiến hành tham gia mọi hoạt động của trường, lớp.
Củng cố nề nếp, học tập, thể dục, vệ sinh theo nội quy trường lớp đã đề ra. Những em còn thiếu đồ dùng, sách vở, nhắc nhở ba mẹ mua. Cần học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, nghỉ học phải có giấy xin phép. Xếp hàng, tập thể dục nhanh, đều đẹp, vệ sinh trường, lớp, cá nhân sạch sẽ.
-Sinh hoạt văn nghệ: Học sinh lên hát cá nhân và kể chuyện.
-------------------------------------------------0------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9, thu 2,3.doc