Giáo án lớp 3 Tuần học 10 năm 2011

Giáo án lớp 3 Tuần học 10 năm 2011

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 Như tiết 1

*KNS: Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Giáo viên : VBT

- Học sinh : VBT đạo đức 3, sắm vai.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

 

doc 30 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 678Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần học 10 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/10/2011 Thứ hai, ngày 24 tháng 10 năm 2011
Đạo đức (Tiết 2)
CHIA SẺ BUỒN VUI CÙNG BẠN 
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 Như tiết 1
*KNS: Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên : VBT
- Học sinh : VBT đạo đức 3, sắm vai.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khởi động:
- Hát .
II. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi:
 + Khi bạn có chuyện buồn, vui em cần làm gì ?
 + Chia sẻ buồn vui cùng bạn có ích lợi gì ?
- GV nhận xét.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HĐ1- Phân biệt hành vi đúng và hành vi sai
v Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi đúng, hành vi sai đối với bạn bè khi có chuyện vui buồn.
v Cách tiến hành:
- GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi.
- GV kết luận.
* Các việc a, b, c, d, đ, g là việc làm đúng vì thể hiện sự quan tâm đến bạn bè khi vui buồn, thể hiện quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được giúp đỡ, hổ trợ của các trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật.
* Các việc e, h là việc làm sai trái vì đã không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè.
3. HĐ2- Liên hệ và tự liên hệ 
v Mục tiêu: 
- HS biết tự đánh giá việc thực hiện chuẩn mực đạo đức của bản thân và của các bạn trong lớp, trong trường. 
- Đồng thời giúp các em khắc sâu hơn ý nghĩ của việc cảm tông, chia sẻ buồn vui cùng bạn.
v Cách tiến hành :
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho HS liên hệ, tự liên hệ trong nhóm theo các nội dung của BT5 trang 17 VBT.
- GV mời 1 số hS liên hệ trước lớp.
v Kết luận: Bạn bè cần phải biết cảm thông, chia sẻ buồn vui cùng nhau.
4.HĐ3- Trò chơi phóng viên 
v Mục tiêu: Củng cố bài.
v Cách thực hiện: 
- Các HS trong lớp lần lượt đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp các câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học.
 Vd:
 + Vì sao bạn bè cần quan tâm, chia sẻ buồn vui cùng nhau ?
 + Cần làm gì khi bạn có niềm vui hoặc khi bạn có chuyện buồn ?
 + Hãy kể 1 câu chuyện về sự chia sẻ buồn vui cùng bạn.
 + Hãy hát 1 bài hát hoặc đọc thơ, ca dao, tục ngữ về chủ đề tình bạn .
 + Bạn đã từng được bạn chia sẻ buồn vui chưa ? Hãy kể 1 trường hợp cụ thể.
 + Khi đó bạn cảm thấy như thế nào ?
 + Bạn sẽ làm gì nếu thấy bạn mình bị phân biệt đối xử ?
- GV nhận xét.
v Kết luận: Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối xử bình đẳng.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Chuẩn bị bài : “Tích cực tham gia việc lơp việc trường ”.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu.
- HS nêu yêu cầu bài tập 4 trang 17 VBT.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Đại diện nhóm đọc yêu cầu đề bài.
- HS liên hệ, tự liên hệ trong nhóm.
- HS nhận xét.
- HS nêu.
- 1, 2 HS thực hành làm phóng viên.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn làm phóng viện xuất sắc.
- 1 HS nhắc lại kết luận.
Toán 
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI 
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 - Biết dùng bút và thước để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
 - Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.
 - Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác).
- BT cần làm: BT1; BT2; BT3 (a,b).
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên : Thước thẳng, thước mét.
- Học sinh : thước thẳng, thước mét (hoặc thước dây), phiếu học tập.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khởi động:
- Hát .
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc lại bảng đơn vị đo độ dài.
- Gọi HS lần lượt đọc các số đo sau: 3m 5dm, 9m8cm, 7dam.
- GVnhận xét.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HĐ1- Vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước 
- GV nêu vấn đề: “Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 7cm.”
- Yêu cầu HS suy nghĩ và nêu cách vẽ.
- GV vừa nói vừa ghi lên bảng: Có nhiều cách vẽ:
 + Cách 1: Tựa bút trên thước thẳng kể 1 đoạn thẳng bắt đầu từ vạch ghi số 0 đến vạch ghi số 7.
Nhấc thước ra. Ta có đoạn thẳng cần vẽ.
 + Cách 2: Dùng thước và bút chì vẽ 1 đường thẳng. Lấy 1 điểm trên đường thẳng vừa vẽ ghi tên điểm A. Tựa thước vào đường thẳng vừa vẽ, cho A trùng với vạch số 0. Dùng bút chấm 1 điểm tại vạch số 7. Ghi tên điểm B. Ta có đoạn thẳng AB cần vẽ.
- Cho HS kiểm tra chéo lẫn nhau.
- Cho HS vẽ tiếp đoạn thẳng CD = 12cm, 
 EG = 1dm2cm.
- Chia lớp thành nhóm đôi: 2 HS ngồi kế nhau đổi phiếu để kiểm tra và nêu miệng cho bạn biết cách vẽ của mình.
v GV chốt: Có 2 cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. Tuỳ ý mà chọn cách vẽ thích hơp.
3. HĐ2- Thực hành đo độ dài 
 Bài 2: (SGK)
- Gọi HS đọc đề bài.
 a. Đo chiều dài cây bút của em.
- Cho HS suy nghĩ và nêu cách làm.
- Cả lớp thực hành.
- GV quan sát và sửa bài.
- Yêu cầu HS nhìn thước để đọc và nhớ kết quả do mình đo.
 b và c. 
- Chia nhóm từ 5 đến 6 em, tiến hành đo chiều dài mép bàn và chiều cao thân bàn.
- Yêu cầu mỗi HS tự đo và tự đọc kết quả.
- Thống nhất kết quả rồi về chỗ ghi kết quả vào phiếu.
v Lưu ý: Nhìn kỹ vạch trên thước để đọc cho đúng
4. HĐ3- Dùng mắt để ước lượng độ dài 
 Bài 3 (a,b).
- GV dựng thước thẳng đứng áp sát tường để HS biết độ cao của 1m khoảng bao nhiêu.
- Hướng dẫn HS dùng mắt g9ịnh ra trên bức tường những độ dài 1m và đếm nhẩm 1m, 2m.
- Gọi 1 số em nêu kết quả ước lượng của mình.
- GV tiến hành đo để công nhận kết quả.
- GV khen ngợi các em có kết quả đúng.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Chọn đội, mỗi đội 4 em lên bảng lần lượt đo các đoạn thẳng và nối đoạn thẳng đó với độ dài mà GV ghi sẵn trên bảng.
- Mỗi nhóm 5, 6 em chuẩn bị êke cỡ lớn.
- Vài HS đọc.
- 1 HS đọc.
- HS nêu miệng các cách vẽ.
- HS tự chọn 1 cách vẽ và vẽ vào phiếu.
- 1 HS nhắc lại các cách vẽ.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc đề.
- Áp sát thước vào bút, vạch không trùng với đầu bên trái của bút chì, nhìn xem đầu kia của bút ứng với vạch nào của thước thì đọc lên.
- HS thực hành.
- HS nêu miệng và ghi kết quả.
- HS lần lượt đo và ghi kết quả vào phiếu.
- HS nêu miệng.
- HS tiến hành chơi.
- Cả lớp nhận xét.
Tự nhiên xã hội 
CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH 
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Nêu được các thế hệ trong một gia đình.
- Phân biệt các thế hệ trong gia đình.
- HS khá, giỏi biết giớ thiệu về các thế hệ trong gia đình của mình.
- Giáo dục HS biết quan tâm đến anh em, dòng họ chăm sóc che chở lẫn nhau
*GDMT:- Biết về các mối quan hệ trong gia đình.Gia đình là một phần của xã hơi.
 -Cĩ ý thức nhắc nhở các thành viên trong gia đình giữ gìn mơi trường sạch đẹp.
*KNS:Kĩ năng giao tiếp.Trình bày,diễn đạt thơng tin chính xác,lơi cuốn khi giới thiệu về gia đình của mình.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên : Các hình trong SGK trang 38, 39.
- Học sinh : Giấy và bút vẽ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khởi động:
- Hát .
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét và kiểm tra.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HĐ1- Thảo luận theo cặp 
v Mục tiêu: Kể được người nhiều tuổi nhất và người ít tuổi nhất trong gia đình.
v Cách tiến hành:
- GV chia nhóm đôi, thảo luận câu hỏi: “Trong gia đình bạn, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất ?”
- GV gọi một số HS lên kể trước lớp.
v Kết luận: Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống.
3. HĐ2- Quan sát tranh theo nhóm 
v Mục tiêu: Phân biệt được gia đình 2 thế hệ, gia đình 3 thế hệ.
v Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm 
- Gia đình bạn Minh, gia đình bạn Lan có mấy thế hệ cùng chung sống, đó là những thế hệ nào ?
- Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Minh là ai ?
- Bố mẹ bạn Minh là thế hệ thứ mấy là thế hệ thứ mấy trong gia đình bạn Minh ?
- Bố mẹ bạn Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình bạn Lan ?
- Minh và em Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình của Minh ?
- Lan và em Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình Lan ?
- Đối với những gia đình chưa có con, Chỉ có 2 vợ chồng cùng chung sống thì được gọi là gia đình mấy thế hệ ?
- GV nhận xét.
v Kết luận: Trong mỗi gia đình thường có nhều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 3 thế hệ (gia đình bạn Minh), có những gia đình 2 thế hệ (gia đình bạn Lan) , cũng có những gia đình chỉ có 1 thế hệ.
4. HĐ3- Giới thiệu về gia đình mình 
v Mục tiêu: Vẽ được tranh và giới thiệu với các bạn trong lớp về các thế hệ trong gia đình của mình.
v Cách tiến hành: Vẽ tranh
- GV cho HS kể về gia đình của mình với các bạn trong nhóm.
- GV gọi 1 số HS giới thiệu về gia đình của mình trước lớp.
- Yêu cầu các em nêu được:
 + Gia đình em có mấy thế hệ ?
 + Thế hệ thứ nhất gồm những ai ?
 + Thế hệ thứ 2 gồm những ai ?
 + Thế hệ thứ 3 gồm những ai ?(nếu có)
 + Ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất ?
v Kết luận: Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 2, 3 thế hệ, có những gia đình chỉ có 1 thế hệ.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS nêu lại các kiến thức vừa học.
- Chuẩn bị: “Họ nội, họ ngoại”
- Nhận xét tiết học.
- HS làm việc theo cặp, 1 em hỏi, 1 em trả lời.
- HS nêu.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan s ... 0/2011 Thứ sáu, ngày 28 tháng 10 năm 2011
Chính tả (Nghe-viết)
QUÊ HƯƠNG 
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Nghe-viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ét/oet (BT2).
- Làm đúng bài tập 3
- Bài viết không mắc quá 5 lỗi; HS viết khoảng 55 chữ/ 15 phút
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên : 
 + Bảng lớp viết 2 lần các từ ngữ BT2.
 + Tranh minh họa BT 3b.
- Học sinh : Bảng con.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khởi động:
- Hát .
II. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS viết vào bảng con từng từ ngữ: “quả xoài, nước xoáy, vẻ mặt, buồn bã”
- GV nhận xét.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HĐ1- Hướng dẫn HS viết chính tả 
v Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc 3 khổ thơ đầu của bài thơ.
- Gọi 1, 2 em đọc lại.
- GV hỏi:
 + Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương ?
 + Những từ ngữ nào trong bài phải viết hoa ? 
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài chính tả và dùng viết chì gạch dười những từ khó.
- GV gọi HS nêu từ khó.
- Hướng dẫn HS phân tích từ khó.
- Yêu cầu HS viết từ khó vào bảng con.
- GV nhận xét.
v Hướng dẫn viết vào vở:
- GV đọc lại đoạn viết 2 lần.
- Đọc từng câu cho HS viết vào vở.
v Chấm chữa bài:
- GV chia lớp thành nhóm đôi.
- GV đọc cho HS chữa lỗi bằng bút chì.
- Chấm khoảng 5 đến 7 bài.
3. HĐ2- Hướng dẫn làm bài tập chính tả
 Bài tập 2:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- Chia lớp thành nhiều nhóm , thi tìm đúng, nhanh, nhiều từ thừa tiếng có cặp vần oai / oay.
- Mỗi nhóm cử 2 bạn để lên bảng.
- Nhận xét.
 Bài tập 3:
- GV chọn bài 3a hoặc 3b cho HS làm.
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Chia lớp thành nhóm đôi thi đọc trong từng nhóm. Sau đó cử người đọc đúng và nhanh thi đọc với nhóm khác.
- GV nhận xét.
- Thi viết trên bảng lớp (2 em nhớ và viết lại, những HS khác làm tron vở bài tập)
- GV nhận xét.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Chia lớp thành 4 nhóm, chia bảng làm 4 cột. các nhóm thi đua tiếp sức viết nhanh các tiếng có thanh nặng. Nhóm nào viết đúng và được nhiều từ hơn thì thắng cuộc.
- Nhận xét tiết học.
- GV lưu ý cách trình bày chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài.
- Chuẩn bị bài “Quê hương” 
- HS viết bảng con.
- HS đọc.
 + Chùm khế ngọt, đường đi rợp bướm vàng bay, con diều biếc thả trên đồng, con cò nhỏ khua nước ven sông, nón lá nghiên che, đêm trăng tỏ, hoa cau rụng trắng ngoài hè.
 + Chữ đầu của tựa bài, đầu dòng thơ phải viết hoa.
- HS thực hiện.
- Diều biếc, êm đềm, trăng tỏ.
- HS tập phân tích.
- HS viết bảng con.
- HS lắng nghe.
- HS chữa bài.
- HS đọc.
- HS làm bài.
- Thi đọc, viết đúng và nhanh.
- HS làm.
*********************************
Tập làm văn 
VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ 
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Biết viết một bức thư ngắn (nội dung khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẫu (SGK) ; biết cách ghi phong bì thư.
- Biết tỏ lòng kính yêu, quan tâm, chăm sóc người thân.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên : 1 bức thư và phong bì thư đã viết mẫu.
- Học sinh : Giấy rời và phong bì thư để thực hành ở lớp.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khởi động:
- Hát .
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài thư gửi bà.
- Nhận xét về cách trình bày bức thư:
 + Dòng đầu bức thư ghi những gì ?
 + Dòng tiếp theo ghi lời xưng hô với ai ?
 + Nội dung thư.
 + Cuối thư ghi những gì ?
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HĐ1- Bài tập 1 
v Mục tiêu: Biết viết 1 bức thư ngắn để thăm hỏi, bào tin cho người thân theo mẫu bài tập đọc “Thư gửi bà”
v Cách tiến hành:
- GV cho cả lớp đọc thầm nội dung bài tập 1
- GV gọi 1 số HS và hỏi:
 + Nếu viết em sẽ viết cho ai ?
 + Dòng đầu thư em sẽ viết như thế nào ?
 + Em sẽ viết lời xưng hô như thế nào ?
 + Lời xưng hô như thế nào để thể hiện sự kính trọng ?
 + Trong phần nội dung em sẽ viết về điều gì ? Hỏi thăm hay là báo tin cho người thân ?
 + Ở cuối thư em viết lời chúc như thế nào ?
 + Kết thúc thư em viết những gì ?
- GV gọi 1 HS lên bảng làm mẫu.
v Chốt:
- Trình bày thư đúng như thể thức (ghi rõ vị trí dòng ghi ngày tháng, lời xưng hô, lời chào, ...)
- Dùng từ đặt câu đúng, lời lẽ phải phù hợp với đối tượng nhận thư (kính trọng người trên, thân ái bạn bè, ... )
- HS thực hành viết bức thư trên giấy rời.
- GV theo dõi, giúp HS yếu phát hiện những HS viết hay.
- Viết xong, GV mời 1 số em đọc thư trước lớp.
- GV nhận xét, chấm điểm, tuyên dương những em viết hay.
- Rút kinh nghiệm chung.
3. HĐ2- Bài tập 2
v Mục tiêu: Biết cách trình bày hình thức ghi tr6en phong bì thư.
v Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc đề bài tập.
- Cho HS quan sát phong bì viết mẫu trong sách.
- Chia lớp thành nhóm đôi: trong nhóm đôi các em cùng tìm hiểu cách trình bày mặt trước phong bì.
 + Góc bên trái, phía trên viết gì ?
 + Góc bên phải, phía dưới viết gì ?
 + Góc bên phải phía trên là gì ?
- GV lưu ý HS: Nếu ghi không chính xác phần này, thư sẽ không đến tay người nhận.
- Cho HS thực hành.
- GV theo dõi, nhắc nhỏ.
- Gọi 1số em đọc kết quả.
- Nhận xét.
- GV chốt cách viết 1 là thư và cách ghi phong bì thư.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- HS nhắc lại cách viết 1 bức thư.
- HS nhắc lại cách viết trên phong bì thư.
- GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành bức thư của mình: đẹp, sạch sẽ hơn và gửi cho người thân qua đường bưu điện.
- Gọi HS đọc .
 + Địa điểm, thời gian gửi thư với người nhận thư .
 + Bàơi!
 + Thăm hỏi sức khỏe của bà, kể chuyện về mình và gia đình, nhớ những kỉ niệm, những ngày ở quê. Lời chúc lời hứa hẹn.
 + Lời chào, chữ ký và tên.
- 1 HS đọc to trước lớp và 1 HS đọc đọc phần gợi ý.
 + HS tự trả lời.
 + Nơi chốn, ngày tháng viết thư.
 + Kính yêu hoặc bà yêu quý của con
 + Hỏi thăm sức khỏe, báo kết quả học tập cuối năm, chuyện vui trong gia đình, ...
 + Chúc vui vẻ, mạnh khỏe, hứa hẹn, ...
 + Lời chào, chữ kí, tên.
- HS thực hành.
- HS lắng nghe và nhận xét.
- 1 HS đọc.
- Trả lời:
 + Tên và địa chỉ người gửi.
 + Tên và địa chỉ người nhận.
 + Tem thư của bưu điện .
- HS thực hành.
- HS nhận xét.
- HS nêu.
********************************
Toán 
GIẢI BÀI TOÁN BẰNG HAI PHÉP TÍNH 
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính.
- BT cần làm: BT1; BT3.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên : Bảng lớp.
- Học sinh : Phiếu học tập.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khởi động:
- Hát .
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét bài kiểm tra.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HĐ1- Hướng dẫn bài toán 1 SGK
- v GV giới thiệu bài toán:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Hỏi:
 + Bài toán cho biết gì ?
 + Bài toán hỏi gì ?
 Tóm tắt:
	 3 kèn
 Hàng trên: . . . . 	
	2 kèn	 ? kèn 
 Hàng dưới: . . . . . .
	 ? kèn 
 + Câu a: Muốn biết hàng dưới có mấy cái kèn ta làm sao?
- GV nói đây là bài toán về nhiều hơn, tìm số lớn.
- GV hỏi tiếp: Muốn biết cả 2 hàng có mấy cái ta làm sao?
- GV nói: đây là bài toán tìm tổng 2 số.
- GV trình bày cách giải như SGK.
Giải 
a) Số kèn ở hàng dưới là:
3 + 2 = 5 (kèn)
b) Số kèn ở cả 2 hàng là :
3 + 5 = 8 (kèn)
 Đáp số: a) 5 kèn.
 b) 8 kèn.
- GV nêu lại bài toán 1 nhưng chỉ có 1 câu hỏi “Cả 2 hàng có mấy kèn ?”. Khi giải bài toán 1 câu hỏi vẫn tiến hành theo 2 bước như 2 câu hỏi.
3. HĐ2- Giới thiệu bài toán 2 SGK
v Giới thiệu bài toán.
- GV hỏi: 
 + Bài toán cho biết gì ?
 + Bài toán hỏi gì ?
- GV tóm tắt trên bảng.
 4 con cá 
 Bể thứ nhất: . . 	
	 3 con cá 	 ? con 
 Bể thứ hai : . .
 + Phân tích: Muốn tìm số cá ở 2 bể ta phải làm sao?
 + Số cá ở bể thứ nhất ta đã biết chưa ?
 + Số cá ở bể thứ 2 ta đã biết chưa ?
 + Theo đề bài, muốn tìm số cá ở cả bể ta phải làm sao ?
 + Nói chung, để giải bài toán này trước tiên ta phải làm gì ?
 + Kế tiếp ta làm gì ?
- GV trình bày bài giải như SGK.
- GV giới thiệu: đây là bài giải bằng 2 phép tính.
4.HĐ3- Bài tập ở lớp 
 Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV phân tích đề như bài toán 2.
- Chữa bài, ghi điểm.
 Bài 3:
- Cho HS nêu bài toán rồi giải.
- GV chữa bài, ghi điểm.
5. Củng cố :
- Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh - Ai đúng”
- Chọn ra 2 đội, mỗi đội 4 em.
- HS tiếp sức nhau điền vào ô trống:
29
36
 bớt 5 thêm 29
	 thêm 3 thêm 36
IV. Dặn dò.
- Về nhà làm bài 2.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc đề bài.
- Trả lời:
 + Hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới nhiều hơn hàng trên 2 cái.
 + Hỏi hàng dưới có mấy cái kèn, cả 2 hàng có mấy cái kèn.
 + Lấy số kèn ở hàng trên cộng thêm 2.
- HS đọc đề bài.
 + Bể thứ nhất có 4 con cá, bể 2 hơn bể 1 ba con.
 + Cả 2 bể có bao nhiêu con cá.
- HS quan sát trên bảng.
 +Lấy số cá bể thứ nhất cộng số cá bể thứ hai .
 + Đã biết : 4 con.
 + Chưa biết.
 + Lấy số cá bể thứ nhất cộng thêm 3
 +Tìm số cá bể thứ 2.
 + Tổng số cá cả 2 bể.
- HS nêu bài toán.
- HS làm vào vở
- 1 HS làm trên bảng.
- HS nêu bài toán.
- HS làm vào vở
- 1 HS làm trên bảng.
****************************
Duyệt của Tổ trưởng chuyên môn
Ngày.thángnăm 2011
Duyệt của BGH
Ngày.thángnăm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10.doc