Giáo án lớp 3 Tuần học 16 năm 2012

Giáo án lớp 3 Tuần học 16 năm 2012

 I/ Mục tiêu:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

 - Hiểu ND: Sự gần gũi đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ (làm được các BT trong SGK)

* Kĩ năng sống: - Kiểm soát cảm xúc.( - Thảo luận nhóm)

- Thể hiện sự cảm thông.( Trình bày ý kiến cá nhân.)

II/ Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng phụ ghi đoạn hướng dẫn HS đọc.

- HS: sgk

III/ Các hoạt động dạy học:

1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Bé Hoa.

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần học 16 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai ngày 4 tháng 12 năm 2012
Chào cờ đầu tuần
 Môn: Tập đọc 	Tiết 46 -47
Tên bài dạy: Con chó nhà hàng xóm
Sgk:128,129/ Tgdk:70’
 I/ Mục tiêu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
	- Hiểu ND: Sự gần gũi đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ (làm được các BT trong SGK)
* Kĩ năng sống: - Kiểm soát cảm xúc.( - Thảo luận nhóm)
- Thể hiện sự cảm thông.( Trình bày ý kiến cá nhân.)
II/ Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng phụ ghi đoạn hướng dẫn HS đọc.
- HS: sgk
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Bé Hoa.
- Nhận xét- ghi điểm.Nhận xét bài cũ 
2/ Hoạt động dạy học bài mới: 
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Con chó nhà hàng xóm
b/ Hoạt động 2: Luyện đọc 
- GV đọc mẫu lần 1
* Luyện đọc câu
- HS luyện đọc câu nối tiếp mỗi em 1 câu - GV theo dõi,rút từ hkó hs đọc sai hướng dẫn hs đọc
- Luyện đọc nối tiếp câu lượt hai
+ Giảng từ: Cún bông , tháo bột
+ Hướng dẫn hs đọc câu dài: Một hôm/ chạy mãi theo cún,/Bé vấp phải môt khúc gỗ và ngã đau,/không đứng dậy được.//
* Luyện đọc đoạn:
- GV gọi hs đọc nối tiếp đoạn lượt 1, GV giải nghĩa các từ trong sgk: tung tăng, mắt cá chân,bó bột,bất động.
+ GV đính đoạn văn và hướng dẫn hs đọc diễn cảm, cách ngắt nghỉ câu dài, nhấn giọng một số từ ngữ ( GV chọn đoạn 4)
- HS đọc nối tiếp đoạn lượt 2, GV và cả lớp nhận xét
* HS luyện đọc đoạn trong nhóm
- Thi đọc đoạn giữa các nhóm. 
- Lớp nhận xét- GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương.
* Đồng thanh đoạn 1,2 
c/ Hoạt động 3: Tìm hiểu bài 
Câu 1: Cún Bông con chó của bác hàng xóm
Câu 2: Cún chạy đi tìm người giúp Bé
Câu 3: Bạn bè thay nhau đến thăm Bé, kể chuyện tặng quà cho Bé; Vì Bé nhớ Cún Bông
* Giáo dục kĩ năng sống: - Kiểm soát cảm xúc. .( - Thảo luận nhóm)
Câu 4: Cún chơi với Bé,mang cho Bé khi thì tờ báo khi thì cái bút chì, khi thì con búp bê...làm cho Bé cười.
Câu 5: Bác sĩ nghĩ rằng vết thương của Bé mau lành là nhờ Cún 
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Thể hiện sự cảm thông. ( Trình bày ý kiến cá nhân.)
- Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì : Tình bạn giữa Bé và Cún Bông đã giúp Bé mau lành bệnh/Cún Bông mang lại cho Bé nhiều niềm vui, giúp Bé mau lành bệnh
* GV rút nội dung ghi bảng: Các vật nuôi trong nhà là bạn của trẻ em.
d/ Hoạt động 4: Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn cách đọc: GV huớng dẫn giọng đọc: Giọng kể chậm rãi, tình cảm.
- Gv đọc mẫu lần 2
- HS yếu đọc đoạn
- HS khá giỏi luyện đọc phân vai hoặc nối tiếp trong nhóm. Đại diện 1 số nhóm đọc trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân đọc bài tốt 
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: 
- Em nghĩ gì về tình cảm của các con vật nuôi tronh nhà
- GD HS biết thương yêu, sống thân thiết với các vật nuôi trong nhà
- Về nhà đọc lại bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét tiết học.
VI/ Phần bổ sung :
- Thời gian ......
- Nội dung...
- Phương pháp.........
Môn: Toán 	 Tiết 72 
	Tên bài dạy: Tìm số trừ
	Sgk: 72/ Tgdk:35’
I/ Mục tiêu:
- Biết tìm x trong các bài tập dạng: a - x = b (với a, b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính (Biết cách tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu).
- Nhận biết số trừ, số bị trừ, hiệu.
- Biết giải toán dạng tìm số trừ chưa biết
II/ Đồ dùng dạy học: 
- GV: phiếu ghi bài tập, 10 ô vuông - Hình vẽ như sách giáo khoa, bảng phụ bài tập.
- HS: Bảng con
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ:
- HS lên bảng làm bài tập Đặt tính rồi tính :100 - 8 ; 100 - 36 ; 100 - 89 
- HS dưới lớp làm nháp 
- Nhận xét ghi điểm. Nhận xét bài cũ.
2. Hoạt động dạy học bài mới: 
a/ Hoạt động 1:Giới thiệu bài: Tìm số trừ
b/Hoạt động 2: Giới thiệu cách tìm số trừ chưa biết.
- GV gắn hình vẽ như sgk ,yêu cầu hs nêu bài toán
- GV nói: gọi x là số ô vuông lấy đi. Yêu cầu hs dựa vào bài toán nêu phép tính
- HS nêu phép tính và GV ghi bảng: 10 – x = 6
- Gọi hs nêu từng thành phần của phép tính (10 là số bị trừ,x là số trừ, 6 lá hiệu)-> nhận xét, cho hs nhắc lại
+ Vậy muốn tìm số trừ ta làm thế nào ( Lấy số bị trừ trừ đi hiệu)- hs trả lời.gv ghi bảng
- HS nêu cách tìm x.
- 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm bảng con
	10 - x = 6
	 x = 10 - 6
	 x = 4
- GV nhận xét, nhắc lại cách trình bài bài toán tìm x.
 - HS tự rút ra qui tắc : Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
- HS nhắc lại nhiều lần.
- Gọi 1 HS yếu lên bảng tìm x: 9 - x = 6 lớp làm bảng con.
- GV nhận xét , sửa sai, tuyên dương. 
c/ Hoạt động 3: Thực hành 
* Bài 1/vbt: Tìm x
* Củng cố tìm số trừ và số bị trừ chưa biết. 
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu
- GV gọi HS nhắc lại tên gọi từng thành phần trong phép tính và làm bài cho đúng.
- HS nhắc lại các qui tắc tìm số hạng chưa biết, tìm số bị trừ đã học.
- HS tự làm bài – HS lên bảng làm bài – GV kèm HS yếu.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
	 a)	28 - x = 16	34 – x = 15
	 x = 28 – 16	 x = 34 - 15
	 x = 12	 x = 19
	 b)	x - 14 = 18	17 - x = 8
	x = 18 + 14	 x = 17 - 8
	x = 32	 x = 9
* Bài 2/ vbt: viết số thích hợp vào ô trống.
* Củng cố cách tính hiệu và số trừ. 
- 1hs đọc yêu cầu
- GV nhắc HS nhớ mỗi ô trống trong bài cần tìm là gì.
- HS tự làm bài – 2 HS lên bảng làm bài 
- Lớp nhận xét, sửa bài.
Số bị trừ
64
59
76
Số trừ
28
39
54
Hiệu
36
20
22
* Bài 3/vbt: Giải toán.
* Củng cố giải toán có 1 phép tính trừ.
- Gọi HS đọc bài toán – GV tóm tắt
+ Lớp 2D có bao nhiêu hs?
+ Sau khi chuyển hs đến lớp khác thì lớp 2D còn lại bao nhiêu hs
+ Bài toán hỏi gì?
+ Bài toán thuộc dạng gì? ( tìm số trừ)
- Tóm tắt: 
	Còn lại : 30 học sinh.
	Chuyển đi: học sinh? 38 học sinh
- HS nêu cách giải bài toán – GV nhận xét.
- HS làm vbt – GV kèm HS yếu.HS trình bày
- HS nhận xét bài của bạn - Sửa sai.
Bài giải
Số hs đã chuyển đến các lớp khác là:
38 – 30 = 8( học sinh)
Đáp số: 8 học sinh
3. Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS nhắc lại qui tắc tìm số trừ. 
- Về nhà xem lại bài tiết sau: Tìm số trừ ( tt)
- Nhận xét tiết học.
VI/ Phần bổ sung :
- Thời gian ......
- Nội dung...
- Phương pháp.........
Thứ ba ngày 4 tháng 12 năm 2912 
Môn: Mĩ thuật Tiết 12
Tên bài dạy: Vẽ theo mẫu: vẽ lá cờ tổ quốc hoặc cờ lễ hội
Vtv: 16 / Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu:
- Tập vẽ lá cờ Tổ quốc hoặc cờ lễ hội.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: tranh ảnh một số loại lá cờ hoặc cờ thật: cờ Tổ quốc, cờ lễ hội...
HS: vở tập vẽ, màu, bút chì.
III/ Các hoạt động dạy học: 
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra đồ dùng học tập.
- GV nhận xét.
2/ Hoạt động dạy học bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: TT
Hoạt động 2: Quan sát, nhận xét.
- GV cho lá cờ tổ quốc và gợi ý HS nhận xét:
+ Cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ có ngôi sao vàng năm cánh ở giữa.
+ Cờ lễ hội có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau.
Hoạt động 3: Hướng dẫn cách vẽ lá cờ.
- GV hướng dẫn cách vẽ.
Bước 1: cách vẽ cờ Tổ quốc
Bước 2: cách vẽ cờ lễ hội
- HS theo dõi
Hoạt động 4: Thực hành
- GV nêu yêu cầu cần thực hành
- GV gợi ý cho HS vẽ lá cờ với nhiều kích thước và vị trí khác nhau.
- GV nhắc nhở cách tô màu lá cờ.
– GV theo dõi, hướng dẫn HS còn lung túng.
Hoạt động 5: Nhận xét, đánh giá.
GV nêu tiêu chí đánh giá một sản phẩm:
+ Vẽ đều khung giấy.
+ Tô màu đều, đẹp
- GV chọn một số bài vẽ của HS cùng lớp nhận xét, đánh giá.
- Tuyên dương bạn vẽ lá cờ đẹp.
- Động viên, khuyến khích những HS chưa hòan thành bài về nhà tiếp tục hoàn thành.
Hoạt động 6: Hoạt động tuyên truyền giới thiệu truyền thống văn hóa.
- Gv cho học sinh xem hình ảnh tư liệu về lễ hội ở Việt Nam: Đua thuyền ở Phan Thiết; Dinh Thầy Thím; Nghinh Ông.
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Quan sát trước vườn hoa, công viên.
VI/ Phần bổ sung :
- Thời gian ......
- Nội dung...
- Phương pháp.........
	Môn: Toán 	 Tiết 73 
	Tên bài dạy: Đường thẳng
	Sgk: 73/ Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu: 
- Nhận dạng được và gọi đúng tên đoạn thẳng, đường thẳng.
	- Biết vẽ đoạn thẳng, đường thẳng qua hai điểm bằng thước và bút.
	- Biết ghi tên đường thẳng
II/ Đồ dùng dạy học: 
 GV: Thước thẳng, phiếu ghi bài tập. 
- HS: Thước thẳng.
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại qui tắc tìm số trừ.
Gọi 1 số hs kên bảng làm: 56-x=24	45-x-27
- Nhận xét bài trên bảng – Ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ
2.Hoạt động dạy học bài mới: 
a/ Hoạt động 1:Giới thiệu bài: Đường thẳng
b/ Hoạt động 2: Giới thiệu đường thẳng, cách vẽ đường thẳng.
* Giới thiệu thước thẳng - kiểm tra đồ dùng học tập.
- GV chấm lên bảng 2 điểm và yêu cầu hs đặt tên cho 2 điểm đó
- GV vẽ lên bảng và HS nêu đoạn thẳng AB - Nhắc lại chữ kí hiệu điểm hình học.
 A B
- GV hỏi em vừa vẽ đượv hình gì?
- Khi có 2 điểm muốn có đoạn thẳng ta làm như thế nào? (nối 2 điểm lại với nhau)
- HS nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng AB – GV nhận xét.
- HS vẽ đoạn thẳng AB vào nháp – GV xuống lớp kiểm tra.
* GV dùng bút và thước thẳng kéo dài hai đầu đoạn thẳng AB về hai phía ta được đường thẳng AB – HS nhằc lại: Đường thẳng AB 
- HS vẽ đường thẳng vào nháp – GV kiểm tra. 
* GV giới thiệu 3 điểm thẳng hàng
- Chấm 3 điểm A, B, C thẳng hàng và cho hs nhận xét:
+ Nhận xét vị trí 3 điểm trên đường thẳng? ( A,B,C thẳng hàng)
GV nói: Ba điểm A, B, C cùng nằm trên một đường ta nói: A, B, C là ba điểm thẳng hàng.
- GV cũng giúp HS nhận ra 3 điểm không thẳng hàng qua ví dụ khác.
c/ Hoạt động 3: Thực hành 
* Bài 1/vbt: V ẽ đường thẳng rồi viết tên đường thẳng.
* Củng cố cách vẽ và viết đúng tên gọi của đoạn thẳng.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập – GV làm bài mẫu.
- HS làm vbt – GV kèm HS yếu – 1 HS lên bảng vẽ đường thẳng.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.	 N	C
A	 B
	 M	 
 D
Đường thẳng AB Đường thẳng MN Đường thẳng CD
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: 
- Học sinh nhắc lại nội dung bài. 
- 1 HS lên bảng vẽ đoạn thẳng CD.
- 1 HS lên bảng vẽ đường thẳng CD.
- Nhận xét tiết học. Tiết sau: Luyện tập
VI/ Phần bổ sung :
- Thời gian ......
- Nội dung...
- Phương pháp.........
Môn: Chính tả (Tập chép) Tiết 31 
	Tên bài dạy: Con chó nhà hàng xóm
	Sgk: 131/ Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu:
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài văn ... à trả lời: 
+ Các con chữ cao 2.5 ô li là chữ nào?
+ Các con chữ cao 1 ô li là những chữ nào?
GV chốt:
+ Các chữ cao 2, 5 li là: O, g, b, l 	
+ Các chữ còn lại cao 1 li.
+ Khoảng cách giữa các chữ bằng khảng cách viết chữ o.
* GV viết mẫu chữ Ong và hướng dẫn HS viết
- Nét 1 của chữ n nối với cạnh phải của chữ O
- HS viết bảng con chữ Ong – GV nhận xét, sửa sai.
d/ Hoạt động 4: HS viết vở tập viết
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- GV nêu yêu cầu cần viết của bài: viết đúng cỡ chữ, đúng độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các chữ
- GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS yếu.
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS ghi nhớ cách viết chữ hoa O.
- GV chấm bài, khen HS giữ vở sạch - viết chữ đẹp.
- Luyện viết thêm bài ở nhà, cẩn thận khi viết bài.
VI/ Phần bổ sung :
- Thời gian ......
- Nội dung...
- Phương pháp.........
Thứ năm ngày 6 tháng 12 năm 2012
 	Môn: Luyện từ và câu Tiết 16 
Tên bài dạy: Từ về vật nuôi.
 Câu kiểu: Ai thế nào? 
Sgk: 133/ Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu: 
- Bước đầu tìm được từ trái nghĩa với từ cho trước (BT1); biết đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa tìm được theo mẫu Ai thế nào? (BT2).
- Nêu đúng tên các con vật được vẽ trong tranh (BT3).
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh các loài vật nuôi quen thuộc. Phiếu cho HS làm bt 1
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS lên bảng đặt câu theo yêu cầu bt3/ tiết LT&C trước. 
- GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét bài cũ.
2. Hoạt động dạy hoc bài mới :
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Từ chỉ tính chất. Câu kiểu: Ai thế nào? Từ ngữ về vật nuôi 
b/ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 1/vbt: (viết): Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
- 1 hs đọc yêu cầu
- GV nhắc HS: Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược hoàn toàn với nghĩa từ đã cho
Ví dụ: tốt - xấu.
- HS trao đổi theo cặp và làm bài vào vbt – GV phát phiếu cho 2 nhóm làm bài.
- Một số nhóm trình bày – GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
- Nhận xét bài trên bảng, chốt từ đúng:
tốt/ xấu; ngoan/hư; nhanh/chậm; trắng/đen; cao/thấp; khoẻ/yếu
* Bài tập 2/vbt: ( viết )
- HS đọc yêu cầu bài tập – GV giúp HS hiểu yêu cầu bài tập là đặt câu theo kiểu câu: Ai thế nào? Và chọn các từ trái nghĩa để đặt
- GV đặt câu mẫu vbt – Xác định từ trái nghĩa ở 2 câu ví dụ.
- Phát phiếu cho 3 HS làm bài
- HS nối tiếp nhau đặt câu – GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
- Nhận xét câu đã làm trên phiếu. sửa sai.
- Tuyên dương HS đặt câu đúng, hay.
	Cái bút này rất tốt	Chữ của em còn xấu
	Bé Nga ngoan lắm	Con Cún rất hư
	Tay bố em rất khỏe	Cái bàn này đẹp quá
*Bài tập 3/vbt: ( miệng)
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- GV treo tranh các con vật nuôi quen thuộc – HS trao đổi theo cặp nói tên các con vật nuôi theo vbt
- Đại diện nhóm trình bày – GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
	Lời giải: Gà trống- Vịt-Ngan- Ngỗng- Bồ câu- Dê- Cừu- thỏ- Bò- hoặc bò bê- trâu
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung bài học. ghi nhớ kiểu câu: Ai thế nào?
- Giáo dục HS biết chăm sóc những con vật nuôi trong nhà.
- Nhận xét tiết học.
VI/ Phần bổ sung :
- Thời gian ......
- Nội dung...
- Phương pháp.........
 	 Môn: Tiếng việt
	Tên bài dạy: Tiết 1
Vbt: 75 / Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- HS làm được bài tập 3, 4 trang 76.
II/ Đồ dùng dạy – học:
- GV: bảng phụ ghi đoạn hướng dẫn HS đọc.
III/ Các hoạt động dạy - học:
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Con chó nhà hàng xóm. 
- GV nhận xét- ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
2/ Hoạt động dạy học bài mới: 
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
b/ Hoạt động 2: Luyện đọc 
* Luyện đọc từ ( bài 1): Cún bông, vết thương, bất động, rối rít.
+ Gv gạch chân dưới vần un, ông, êt, ương, ât, ôi, it. Chú ý phân biệt với ong, êch, ươn, oi, ich.
+ Gv đọc mẫu- Học sinh đọc nhiều lần
* Luyện đọc câu( bài 2):
- Gv chọ học sinh nhìn bảng phụ về ngắt nghỉ hơi ( trình bày như BT củng cố TV 2, t1/ 76).
- HS luyện đọc câu nối tiếp lượt 1 – GV theo dõi, sửa sai.
- HS luyện đọc câu nối tiếp lượt 2
- Lớp nhận xét- Gv nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 
c/Hoạt động 3: Bài tập 
* Bài 3: Vì sao các bạn đến thăm mà Bé vẫn buồn? Chọn câu trả lời đúng.
- Học sinh đọc yêu cầu
- Gv hướng dẫn học sinh chọn câu đúng.
- Học sinh làm bài- Nhận xét- Gv nhận xét chung: b.
 Giáo viên lồng ghép giáo dục học sinh về ý thức tôn trọng tình bạn.
* Bài 4: Chọn những dòng dưới dây ghi việc Cún làm để cho Bé vui.
- Học sinh đọc yêu cầu
- Gv hướng dẫn học sinh chọn câu đúng.
- Học sinh làm bài- Nhận xét- Gv nhận xét chung: b,c.
 Giáo viên lồng ghép giáo dục học sinh về ý thức tôn trọng tình bạn.
3/Hoạt động cuối cùng : Củng cố, dặn dò: 
- Em có nhận xét gì về Cún Bông?
- Về nhà đọc lại bài và trả lời câu hỏi. 
- Nhận xét tiết học
Môn: Thể dục Tiết 30
GV bộ môn dạy.
Môn: Toán 	Tiết 75 
	Tên bài dạy: Luyện tập chung
	Sgk:75/ Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu:
- Thuộc bảng trừ đã học để tính nhẩm.
 - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết tính già trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính.
- Biết giải bài toán với các số có kèm đơn vị cm.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng phụ bài tập. 
- HS: vbt
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng tìm x: 	34 - x = 12	x – 6 = 27
- HS dưới lớp làm nháp 
- Nhận xét bài, sửa sai, ghi điểm. Nhận xét bài cũ.
2/ Hoạt động dạy học bài mới: 
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Luyện tập chung
b/ Hoạt động 2: Thực hành vbt
* Bài 1/ vbt: Tính nhẩm.
* Củng cố tính nhẩm trong bảng trừ đã học.
- 1 hs đọc yêu cầu
- HS làm bài và nêu miệng kết quả.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
	12-9=3	11-6=5	16-9=7	14-8=6
	17-6=11	15-7=8	17-9=8	18-9=9
	14-7=7	13-5=8	12-5=7	12-7=5
* Bài 2/vbt: Đặt tính rồi tính .
* Củng cố cách đặt tính và tính trừ có nhớ theo hàng dọc.
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu
- HS nêu lại 2 bước: đặt tính và tính.
- HS làm bài- HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.
	66	41	82	53
 - 29	-6	 - 37	 - 18
	37	35	45	35
*Bài 3/vbt: Ghi kết quả tính.
* Củng cố cách tính nhẩm trong 1 dãy tính.
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu
- HS nêu cách tính: tính từ trái sang phải.
- HS làm bài – HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
	56-18-2=36	48+16-25=39
	74-27-3=44	93-55+24=62
* Bài 4: Tìm x.
* Củng cố tìm thành phần chưa biết trong phép tính cộng và tính trừ đã học.
- GV gọi 1 hs đọc yêu cầu
- GV gọi hs nhắc lại các qui tắc tìm số hạng, số bị trừ, số trừ
- Gọi hs nhắc lại cách trình bày bài tìm x
- HS làm vào vbt, gv gọi 3 hs lên bảng làm. GV và cả lớp nhận xét
	a/ x+18=50	b/ x-35=25	c/ 60-x=27
	 x = 50-18 x = 25+35	 x= 60-27
	 x = 32 x = 60 x= 33
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: 
- Học sinh nhắc lại nội dung bài. 
- Nhắc lại cách đặt tính rồi tính.
- Tiết sau: Ngày, giờ.
- Nhận xét tiết học.
VI/ Phần bổ sung :
- Thời gian ......
- Nội dung...
- Phương pháp.........
Môn: Âm nhạc thay bằng
 Môn: Tập làm văn 	 Tiết 16 
Tên bài dạy: Khen ngợi. Kể ngắn về con vật. Lập thời gian biểu
Sgk:137/ Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu: 
- Dựa vào câu và mẫu cho trước, nói được câu tỏ ý khen ( bt 1)
- Kể được một vài câu về một con vật nuôi quen thuộc trong nhà(bt 2)
- Biết lập thời gian biểu (nói hoặc viết) một buổi tối trong ngày.
* Bảo vệ môi trường: : Giáo dục ý thức bảo vệ các loài động vật
* Kĩ năng sống:- Quản lí thời gian.( - Đặt câu hỏi.)
- Lắng nghe tích cực (Trình bày ý kiến cá nhân)
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: tranh các con vật nuôi quen thuộc. phiếu cho HS làm bt3.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Hoạt động đầu tiên: kiểm tra bài cũ: 
 - HS đọc đoạn văn đã viết kể về anh chị em đã viết của bài tập 2 tiết TLV trước.
- GV nhận xét, ghi điểm.Nhận xét bài cũ.
2/ Hoạt động dạy học bài mới: 
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Khen ngợi. Kể ngắn về con vật. Lập thời gian biểu
b/ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài tập 1/vbt: Từ mỗi câu sau đây, đặt một câu để tỏ ý khen( Miệng )
- HS đọc yêu cầu bài tập và đọc câu mẫu.
- GV hướng dẫn yêu cầu bài tập.HS làm vào vbt
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai, tuyên dương bạn nói câu hay.
a)Chú Tường mới khỏe làm sao/Chú Tường khỏe quá
b) Lớp mình hôm nay mới sạch làm sao/Lớp mình hôm nay sạch quá
c)Bạn Nam học mới giỏi lảm sao/ Bạn Nam học giỏi thật
* GV chốt: Cần nói lời khen một cách tự nhiên, thể hiện sự chân thành và nói sao cho phù hợp.
* Bài tập 2/vbt: Kể về một con vật nuôi trong nhà mà em biết( miệng)
- HS đọc yêu cầu bài tập – GV treo tranh các con vật nuôi quen thuộc.
- Gv yêu cầu hs làm việc theo nhóm cặp theo yêu cầu
- GV nêu yêu cầu cụ thể của bài tập: Tranh vẽ con vật gì? Có đặc điểm gì? Nuôi để làm gì?
- Nhóm cặp trình bày từng tranh
- GV hướng dẫn tiếp:
+ Trong những con vật mà em biết em thích nhất con vật nào?, hãy kể con vật đó? ( 3-5)
+ Gợi ý: Các em giới thiệu về tên con vật, hình dáng, mảu sắc ,bộ lông, nuôi để làm gì?
- HS nối tiếp nhau kể về con vật nuôi trong nhà mình.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
* Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:- Lắng nghe tích cực(Trình bày ý kiến cá nhân)
- Tuyên dương bạn kể hay, diễn đạt câu rõ ràng.
* Nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Giáo dục ý thức bảo vệ các loài động vật
* Bài tập 3/vbt: Lập thời gian biểu buổi tối của em(Viết) 
- HS đọc yêu cầu bài tập .
+ Buổi tối từ mấy giờ đến mấy giờ? ( 7 giờ đến 9 giờ)
- HS đọc lại thời gian biểu buổi tối của bạn Thảo trong bài tập đọc đã học.
+ Buổi tối bạn Phương Thảo làm gì?( chơi, học bài, vệ sinh cà nhân,đi ngủ)
- GV yêu cầu HS lập thời gian biểu thực tế với bản thân HS.không bắt chước bạn.
- 1,2 HS kể về thời gian của mình – GV nhận xét.
- HS lập thời gian biểu vào vbt – 1 HS làm phiếu.
- HS nối tiếp nhau đọc thời gian biểu của mình 
- Nhận xét bài trên bảng, sửa sai, tuyên dương.
- GV chấm điểm những bài làm tốt.
* Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
- Quản lí thời gian. (Trình bày ý kiến cá nhân)
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò:
- Giáo dục HS biết nói lời khen phù hợp.
- về nhà tập lập thời gian biểu và thực hiện cho tốt.
- Nhận xét tiết học.
 VI/ Phần bổ sung :
- Thời gian ......
- Nội dung...
- Phương pháp.........

Tài liệu đính kèm:

  • docTuân 16_3.doc