MỤC TIÊU:
Tập đọc: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thủy chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn. (TLCH 1, 2, 3, 4)
HS khá giỏi kể trả lời được câu hỏi 5.
Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý.
HS Khá – Giỏi kể được toàn bộ câu chuyện.
KNS: Tự nhận thức bản thân – Xác định giá trị - Lắng nghe tích cực.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
Trình bày ý kiến cá nhân – Trải nghiệm – Trình bày 1 phút.
III/ CHUẨN BỊ:
TUẦN 16 Ngày soạn: 02/ 12/ 2012 Ngày dạy: Thứ Hai ngày 03 tháng 12 năm 2012 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN TIẾT 46 - 47 ĐÔI BẠN I/ MỤC TIÊU: Tập đọc: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thủy chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn. (TLCH 1, 2, 3, 4) HS khá giỏi kể trả lời được câu hỏi 5. Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý. HS Khá – Giỏi kể được toàn bộ câu chuyện. KNS: Tự nhận thức bản thân – Xác định giá trị - Lắng nghe tích cực. II/ PHƯƠNG PHÁP: Trình bày ý kiến cá nhân – Trải nghiệm – Trình bày 1 phút. III/ CHUẨN BỊ: Tranh SGK – Bảng phụ hướng dẫn đọc. IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định. 2/ KTBC: Gọi HS đọc bài Nhà rông ở Tây Nguyên – TLCH. Nhận xét – cho điểm. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc: - GV đọc mẫu. - Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó. - Cho HS đọc nối tiếp từng câu. - Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn. - Hướng dẫn HS đọc: phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của nhân vật, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Giọng người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi (đoạn 1),nhanh hơn, hồi hộp (đoạn 2). Giọng chú bé kêu cứu: thất thanh, hoảng hốt. Giọng bố Thành: trầm xuống, cảm động. Đọc lời bố Thành với giọng trầm, cảm động, nhấn giọng một số từ ngữ làm nổi bật phẩm chất của người ở làng quê: Về nhà, Thanh và Mến sợ bố lo, không dám kế cho bố nghe chuyện xảy ra. Mãi khi Mến đã về quê, bố mới biết chuyện. Bố bảo: Người làng quê như thế đấy, con ạ ! Lúc đất nước có chiến tranh, họ sẵn sàng sẻ nhà sẻ cửa. Cứu người, họ không hề ngần ngại. - Giải nghĩa từ khó SGK. - Cho HS đọc từng đoạn theo nhóm. - Cho HS thi đua đọc theo nhóm. - 1 HS đọc cả bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Cho HS đọc đoạn 1 – TLCH. + Thành và Mến kết bạn vào dịp nào ? (Thành và Mến kết bạn từ ngày nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố, sơ tán vế quê Mến ở nông thôn.) - Nhận xét – tuyên dương. - GV giảng thêm: Thời kì những năm 1965 – 1973, giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, một bộ phận nhân dân thủ đô và các thành phố, thị xã ở miền Bắc phải sơ tán về nông thôn. + Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã có gì lạ ? (Thị xã có nhiều phố, phố nào cũng ngói nhà san sát, cái cao cái thấp không giống nhà ở quê ; những dòng xe cộ đi lại nườm nượp ; ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa.) - Nhận xét – tuyên dương. - Cho HS đọc đoạn 2 – TLCH. + Ở công viên có những trò chơi gì ? (Có cầu trượt, đu quay.) + Ở công viên, Mến đã có hành động gì đáng khen ? (Nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao xuống hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.) + Qua hành động này, em thấy Mến có tính gì đáng quý ? (Mến phản ứng nhanh, lao ngay xuống hồ cứu em nhỏ. Hành động này cho thấy Mến rất dũng cảm và sẵn sàng giúp đỡ người khác, không sợ nguy hiểm tới tính mạng.) - Nhận xét – tuyên dương. - GV giảng thêm: Cứu người sắp chết đuối phải rất thông minh, khôn khéo, nếu không có thể gặp nguy hiểm vì người sắp chết đuối do quá sợ hãi sẽ túm chặt lấy mình làm mình cũng bị chìm theo. Bạn Mến trong câu chuyện rất biết cách cứu người nên đã khéo léo túm tóc cậu bé suýt chết đuối, đưa được cậu vào bờ. Các em lưu ý cẩn thân khi tắm hoặc chơi ở ven hồ, sông, kênh rạch, - Cho HS đọc đoạn 3 – TLCH. + Em hiểu câu nói của người bố như thế nào ? (Ca ngợi bạn Mến dũng cảm. / Ca ngợi những người sống ở làng quê rất tốt bụng, sẵn sàng giúp người khác. / Nói lên tấm lòng đáng quý của người nông thôn: sẻ nhà, sẻ cửa cho người thành phố khi có chiến tranh, sẵn sàng cứu người khi gặp nạn. / ) - GV chốt lại: Câu nói của người bố ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người sống ở làng quê – những người sẵn sàng giúp đỡ người khác khi có khó khăn, không ngần ngại khi cứu người. - Cho HS thảo luận nhóm – TLCH: + Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thủy chung của gia đình Thành đối với những người đã giúp đỡ mình ? (Gia đình Thành tuy đã vể thị xã nhưng vẫn nhớ gia đình Mến. Bố Thành về lại nơi sơ tán trước đây đón Mến ra chơi. Thành đưa Mến đi khắp thị xã. Bố Thành luôn nhớ ơn gia đình Mến và có những suy nghĩ rất tốt đẹp về người nông dân.) - Nhận xét – tuyên dương. + Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? (Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thủy chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn.) Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm: - GV đọc mẫu. - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. - Cho HS thi đua đọc các đoạn 2, 4. - Nhận xét – tuyên dương. Hoạt động 4: Kể chuyện: - GV nêu yêu cầu tiết kể chuyện. - Cho HS nêu yêu cầu. - Cho HS sắp xếp tranh theo thứ tự của câu chuyện. - Hướng dẫn HS kể từng đoạn theo tranh. - Cho HS thảo luận nhóm kể theo tranh. - Cho HS kể theo nhóm. - Các nhóm trình bảy. - Nhận xét – tuyên dương. 4/ Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò tiết sau. Rút kinh nghiệm: TOÁN TIẾT 76 LUYỆN TẬP CHUNG I/ MỤC TIÊU: - Biết làm tính và giải toán có hai phép tính. - Làm BT 1, 2, 3, 4 (cột 1,2, 4). II/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định. 2/ KTBC: - Gọi HS làm BT 2. - Nhận xét – cho điểm. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động: Hoạt động 1: Bài 1: Số ? - Cho HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS làm BT. - Cho HS làm BT vào vở. - Nhận xét – sửa sai – cho điểm. Hoạt động 2: Bài 2: Đặt tính rồi tính: - Cho HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS làm BT. - Cho HS làm BT vào vở. - Nhận xét – sửa sai – cho điểm. Hoạt động 3: Bài 3: Bài toán: - GV gọi HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS làm BT. - Cho HS làm BT vào vở. - Nhận xét – sửa sai – cho điểm. Hoạt động 4: Bài 4: Số ? - GV gọi HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS làm BT. - Cho HS thi đua nhóm. - Các nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét – tuyên dương. 4/ Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò – chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 02/ 12/ 2012 Ngày dạy: Thứ Ba ngày 04 tháng 12 năm 2012 CHÍNH TẢ (Nghe – viết) TIẾT 31 ĐÔI BẠN I/ MỤC TIÊU: - Nghe – viết đúng và trình bày đúng bài chính tả. - Làm đúng BT 2b. II/ CHUẨN BỊ: - Phiếu học tập ghi BT. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định. 2/ KTBC: - Gọi HS viết lại những từ đã viết sai tiết trước. - Nhận xét. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả: a) Ghi nhớ nội dung đoạn văn - Treo bảng phụ ghi đoạn văn. - GV đọc bài chính tả. - Cho HS đọc đoạn văn nhiều lần. + Tìm tên riêng trong bài chính tả ? + Nhắc lại cách viết tên riêng ? + Câu thoại trong bài được viết như thế nào ? b) Hướng dẫn trình bày + Chữ đầu tiên của đoạn văn ta viết như thế nào? c) Hướng dẫn viết từ khó - Hướng dẫn HS luyện viết từ khó: d) Chép bài e) Soát lỗi g) Chấm bài Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả BT2: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống: - Cho HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS làm BT. - Cho HS làm BT vào phiếu học tập. (bão, bảo): Mọi ngưởi bảo nhau dọn dẹp đường làng sau cơn bão. (vẽ, vẻ): Em vẽ mấy bạn vẻ mặt tươi vui trong trò chuyện. (sữa, sửa): Mẹ em cho em bé uống sữa rồi sửa soạn đi làm. - Nhận xét – sửa sai – tuyên dương. 4/ Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò – chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: TOÁN TIẾT 77 LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC I/ MỤC TIÊU: - Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức. - Biết tính giá trị của biểu thức đơn giản. - Làm BT 1, 2. II/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1/ Ổn định. 2/ KTBC: Gọi HS làm BT 2. - Nhận xét – cho điểm. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động: Hoạt động 1: Làm quen với biểu thức – Một số ví dụ về biểu thức: - GV viết bảng: 126 + 51 - GV giới thiệu đây là biểu thức 126 cộng 51. - Cho HS nhắc lại – cả lớp nhắc lại. - GV viết bảng: 62 – 11 - Ta có biểu thức 62 trừ 11. - Cho HS nhắc lại. - Tương tự hướng dẫn HS nhận biết các biểu thức: 13 x 3 84 : 4 125 + 10 – 4 45 : 5 + 7 Hoạt động 2: Giới thiệu giá trị của biểu thức: - Viết bảng 126 + 51 - Cho HS thực hiện tính và nêu kết quả: 126 + 51 = 177 - Viết bảng: 125 + 51 = 177 - Giới thiệu Giá trị của biểu thức 125 + 51 là 177. - Cho HS tính 62 – 11 và nêu kết quả của biểu thức. - Cho HS tính và nêu giá trị các biểu thức còn lại. Hoạt động 3: Luyện tập: Bài 1: Tìm giá trị mỗi biểu thức sau (theo mẫu): - Gọi HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS làm BT theo mẫu. - Cho HS làm BT vào vở. - Nhận xét – sửa sai – cho điểm. Bài 2: Mỗi biểu thức sau có giá trị là số nào ? - GV gọi HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS làm BT. - Cho HS thi đua nhóm làm BT. - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Nhận xét – tuyên dương. 4/ Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TIẾT 31 HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI I/ MỤC TIÊU: - Kề tên một số hoạt động thông tin liên lạc: bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình. - HS Khá giỏi: Nêu ích lợi của một số hoạt động thông tin liên lạc đối với đời sống. KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về các hoạt động công nghiệp và thương mại nơi mình sinh sống. - Tổng hợp các thông tin liên quan đến hoạt động công nghiệp và thương mại nơi mình sinh sống. II/ PHƯƠNG PHÁP: Quan sát thực tế. III/ CHUẨN BỊ: Tranh SGK. IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định. 2/ KTBC: Gọi học sinh TLCH: + Những hoạt động nào là hoạt động nông nghiệp ? + Kể tên một số hoạt động nông nghiệp tại địa phương ? - Nhận xét – tuyên dương. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động: Hoạt động 1: Làm việc theo cặp: Mục tiêu: Biết được những hoạt động công nghiệp ở tỉnh, nơi các em đang sống. - Cho HS thảo luận theo nhóm đôi – TLCH: + Kể tên một số hoạt động công nghiệp mà bạn biết ? - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV giới thiệu thêm một số hoạt động như: khai thác quặng kim loại, luyện thép, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm: Mục tiêu: Biết được các hoạt động công nghiệp và ích lợi của hoạt động đó: - Cho HS quan sát hình trong SGK ... các con chữ là bao nhiêu? - Cho HS nhắc lại cách nối nét giữa các con chữ. - Cho HS viết bảng con từ ứng dụng. - Quan sát – nhận xét – sửa sai. - Gọi HS đọc câu ứng dụng: Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. - Giải nghĩa câu tục ngữ : Khuyên con người phải đoàn kết. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. - Cho HS viết bảng con chữ Một, Ba (đầu dòng câu tục ngữ). - Quan sát – nhận xét – sửa sai. Hoạt động 3: Thực hành: Mục tiêu: Viết chữ M, T, B: 1 dòng – Mạc Thị Bưởi: 1 dòng – Câu tục ngữ: 1 lần cỡ chữ nhỏ. - Nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút, chú ý độ cao, cách nối nét và khoảng cách các chữ, trình bày câu ứng dụng đúng mẫu. - Cho HS viết vào vở. - Quan sát hướng dẫn thêm cho HS. - Thu bài – chấm điểm. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: TOÁN TIẾT 79 TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (tiếp theo) I/ MỤC TIÊU: - Biết tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. - Áp dụng được cách tính giá trị của biểu thức để xác định giá trị đúng, sai của biểu thức. - Làm BT 1, 2, 3. II/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ thi đua BT 2. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1/ Ổn định. 2/ KTBC: - Gọi HS lên bảng làm BT 1 – 2. - Nhận xét – cho điểm. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động: Hoạt động 1: Giới thiệu 2 quy tắc tính giá trị biểu thức: - GV giới thiệu: đối với các biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện tính theo thứ tự nhân, chia trước ; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau. - Viết bảng: 60 + 35 : 5 = - Cho HS tính theo quy tắc và nêu kết quả. 60 + 35 : 5 = 60 + 7 = 67 - Cho HS nêu lại cách làm. - Cho HS nêu lại quy tắc tính. Hoạt động 2: Luyện tập: Bài 1: Tính giá trị của biểu thức: - Gọi HS nêu yêu cầu BT. - Cho HS nhắc lại quy tắc tính. - Cho HS làm BT vào vở. - Nhận xét – sửa sai – cho điểm. Bài 2: Đúng ghi “Đ” ; sai ghi “S”: - Gọi HS nêu yêu cầu BT. - Cho HS nhắc lại quy tắc tính. - Cho HS thi đua nhóm. - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Nhận xét – sửa sai – tuyên dương. Bài 3: Bài toán: - Gọi HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS làm BT. - Cho HS làm BT vào vở. - Nhận xét – sửa sai – cho điểm. 4/ Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: ÂM NHẠC TIẾT 16 KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC: CÁ HEO VỚI ÂM NHẠC GIỚI THIỆU TÊN NỐT NHẠC QUA TRÒ CHƠI I/ MỤC TIÊU: - Biết nội dung câu chuyện. - Biết tên gọi của các nốt nhạc và tìm vị trí các nốt nhạc qua trò chơi. II/ CHUẨN BỊ: Tranh cá heo. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động 1: Kể chuyện âm nhạc: - GV đọc cho HS nghe câu chuyện. - Đọc từng đoạn ngắn và đặt câu hỏi để HS trả lời theo nội dung được nghe. Kết luận: Âm nhạc không chỉ có ảnh hưởng đến con người mà còn tác động tới cả một số loài vật. - Cho HS hát – vỗ tay bài Lớp chúng ta đoàn kết. - Nhận xét – tuyên dương. Hoạt động 2: Giới thiệu tên 7 nốt nhạc: - GV giới thiệu: Các nốt nhạc có tên là: Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La – Si. - Hướng dẫn HS chơi trò chơi: “Bảy anh em”. - Cho HS chơi trò chơi. - Nhận xét – tuyên dương. - Hướng dẫn HS trò chơi: “Khuông nhạc bàn tay”. - Cho HS luyện tập chơi trò chơi qua các nốt nhạc: Đô – Rê – Mi – Pha – Son. - HS chơi trò chơi. - Nhận xét – tuyên dương. 4/ Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 02/ 12/ 2012 Ngày dạy: Thứ Sáu ngày 07 tháng 12 năm 2012 TẬP LÀM VĂN TIẾT 16 NGHE – KỂ: KÉO CÂY LÚA LÊN NÓI VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN I/ MỤC TIÊU: - Nghe và kể lại được câu chuyện: Kéo cây lúa lên (BT1) giảm tải. - Bước đầu biết kể về thành thị, nông thôn dựa theo gợi ý (BT2). KNS: II/ PHƯƠNG PHÁP: Trình bày ý kiến cá nhân. III/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi gợi ý. IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định. 2/ KTBC: Gọi HS đọc lại bức thư của mình. - Nhận xét – cho điểm. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động: Hoạt động: Kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị): - Gọi HS nêu yêu cầu BT. - GV hướng dẫn HS làm BT. - Hướng dẫn HS chọn chủ đề: nông thôn hoặc thành thị. - Hướng dẫn HS hiểu gợi ý a của bài: Các em có thể kể những điều mình biết về nông thôn (hay thành thị) nhờ một chuyến đi chơi (về thăm quê, đi tham quan, ) ; xem một chương trình ti vi ; nghe một ai đó kể chuyện, - Gọi 1 HS giỏi làm mẫu. Ví dụ: Tuần trước em được xem một chương trình ti vi kể về một bác nông dân làm kinh tế trang trại giỏi. Em là người thành phố, ít được đi chơi, nhìn trang trại rộng rãi của bác nông dân, em rất thích. Em thích nhất cảnh gia đình bác vui vẻ nói cười khi đánh bắt cá dưới một cái ao rất rộng và lắm cá ; cảnh hai con trai của bác bằng tuổi như chúng em cưỡi trên hai con bò vàng rất đẹp, tay vung roi xua đàn bò đi ăn cỏ trên sườn đê - Cho HS trình bày trước lớp. - Cho HS bình chọn những bạn kể hay nhất. - Nhận xét – tuyên dương. 4/ Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: TOÁN TIẾT 80 LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: - Biết tính giá trị của biểu thức các dạng: chỉ có phép cộng, phép trừ ; chỉ có phép nhân, phép chia ; có các phép cộng, trừ, nhân, chia. - Làm BT 1, 2, 3. II/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định. 2/ KTBC: Gọi HS làm BT 1. - Nhận xét – cho điểm. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài:. b/ Các hoạt động: Hoạt động 1: Bài 1: Tính giá trị của biểu thức: - Cho HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS làm BT. - Cho HS nêu quy tắc tính giá trị biểu thức. - Cho HS làm BT vào vở. - Nhận xét – sửa sai – cho điểm. Hoạt động 2: Bài 2: Tính giá trị của biểu thức: - Cho HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS làm BT. - Cho HS nêu quy tắc tính giá trị biểu thức. - Cho HS làm BT vào vở. - Nhận xét – sửa sai – cho điểm. Hoạt động 3: Bài 3: Tính giá trị của biểu thức: - Cho HS nêu yêu cầu BT. - Hướng dẫn HS làm BT. - Cho HS nêu quy tắc tính giá trị biểu thức. - Cho HS làm BT vào vở. - Nhận xét – sửa sai – cho điểm. 4/ Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò bài sau. Rút kinh nghiệm: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TIẾT 30 LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ I/ MỤC TIÊU: - Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị. - HS Khá giỏi: Kể được về làng, bản hay khu phố nơi em đang sống. KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: So sánh tìm ra những đặc điểm khác biệt giữa làng quê và đô thị - Tư duy sáng tạo thể hiện hình ảnh đặc trưng của làng quê và đô thị. II/ PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận nhóm – Trò chơi – Đóng vai. III/ CHUẨN BỊ: Phiếu học tập. IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định. 2/ KTBC: Gọi HS TLCH: + Kể tên một số hoạt động công nghiệp mà em biết ? Những hoạt động đó có ích lợi gì ? + Các hoạt động mua bán được gọi là hoạt động gì ? - Nhận xét – tuyên dương. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động: Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm: Mục tiêu: Tìm hiểu về phong cảnh, nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thị. - Cho HS quan sát các hình trang 62, 63 thảo luận nhóm – TLCH vào phiếu học tập. + Hãy nêu sự khác biệt giữa làng quê và đô thị về: Làng quê Đô thị Phong cảnh, nhà cửa Hoạt động sinh sống chủ yếu của nhân dân Đường sá, hoạt động giao thông Cây cối - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Kết luận: Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công, ; xung quanh nhà thường có vườn cây, chuồng trại, ; đường làng nhỏ, ít người và xe cộ qua lại. Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy, ; nhà ở tập trung san sát ; đường phố có nhiều người và xe cộ đi lại. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm: Mục tiêu: Kể được tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm. - Cho HS thảo luận nhóm tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân ở làng quê và đô thị. - Các nhóm thảo luận điền kết quả vào phiếu học tập. Làng quê Đô thị Trồng trọt. Buôn bán. - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Nhận xét – bổ sung – tuyên dương. Kết luận: Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công, Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy, Hoạt động 3: Vẽ tranh: Mục tiêu: Khắc sâu và tăng thêm hiểu biết của học sinh về đất nước. - GV nêu chủ đề: Hãy vẽ về thành phố (thị xã) quê em. - Hướng dẫn HS bố cục và chủ đề cần vẽ. - Cho HS thực hành vẽ tranh. - Quan sát hướng dẫn thêm. - Trưng bày – nhận xét tranh. - Nhận xét – tuyên dương. 4/ Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò – Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: THỦ CÔNG TIẾT 16 CẮT, DÁN CHỮ E I/ MỤC TIÊU: - Biết cách kẻ, cắt, dán chữ E. - Kẻ, cắt, dán được chữ E. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng. HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ E. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng. II/ CHUẨN BỊ: - Vật mẫu – Quy trình kẻ, cắt – giấy màu – hồ dán – kéo. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định. 2/ KTBC: - Kiểm tra dụng cụ học tập. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Các hoạt động Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét: - Giới thiệu chữ E mẫu. - Cho HS quan sát chữ E TLCH: + Nét chữ rộng bao nhiêu ô ? (rộng 1 ô) + Chữ E cao bao nhiêu ô ? rộng bao nhiêu ô ? (cao 5 ô, rộng 2 ô rưỡi) - GV hướng dẫn thêm: Chữ E có nửa trên và nửa phía dưới giống nhau. Nếu gấp đôi chữ E theo chiều ngang thì nửa trên và nửa phía dưới của chữ trùng khít nhau. - Nhận xét – bổ sung – tuyên dương. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu: Bước 1: Kẻ chữ E: - Kẻ cắt HCN 2.5 x 5 ô vuông. - Chấm đánh dấu hình chữ E. Sau đó kẻ chữ E theo các điểm đã đánh dấu. Bước 2: Cắt chữ E: - Gấp đôi HCN đã kẻ chữ E theo đường dấu giữa. Cắt theo đường kẻ nửa chữ E. Mở ra ta được chữ E. Bước 3: Dán chữ E: - Kẻ 1 đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân đối trên đường chuẩn. - Bôi hồ và dán chữ vào vị trí đã định. - Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng. Hoạt động 3: Thực hành: - Cho HS nhắc lại các thao tác kẻ, cắt chữ E. - Nhận xét – sổ sung – tuyên dương. - Cho HS thực hành nháp kẻ, cắt chữ E. - GV quan sát – hướng dẫn thêm. - Trưng bày sản phẩm. - Nhận xét – đánh giá sản phẩm. 4/ Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: