Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 7 - Lê Quang Trung

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 7 - Lê Quang Trung

Đạo đức : QUAN TÂM CHĂM SÓC ÔNG BÀ CHA MẸ , ANH CHỊ EM

I. MỤC TIÊU.

 - Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm , chăm sóc những người thân trong gia đình .

- Biết được vì sao mọi người trong gia đình càn quan tâm , chăm sóc lẫn nhau .

- Quan tâm , chăm sóc ông bà , cha mẹ , anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.

II.ĐỒDÙNG DẠY HỌC.

+ Chuẩn bị nội dung câu chuyện “Bó hoa đẹp nhất ”.

 

doc 25 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 12/01/2022 Lượt xem 425Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 7 - Lê Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
 Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010 
Đạo đức : QUAN TÂM CHĂM SÓC ÔNG BÀ CHA MẸ , ANH CHỊ EM 
I. MỤC TIÊU.
 - Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm , chăm sóc những người thân trong gia đình .
- Biết được vì sao mọi người trong gia đình càn quan tâm , chăm sóc lẫn nhau .
- Quan tâm , chăm sóc ông bà , cha mẹ , anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
II.ĐỒDÙNG DẠY HỌC.
+ Chuẩn bị nội dung câu chuyện “Bó hoa đẹp nhất ”. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
1 KIỂM TRA BÀI CŨ : (3’)
- Nêu ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình .
- Nhận xét ghi điểm . 
2 BÀI MỚI Giới thiệu bài (1’) 
Hoạt động 1: (10’) Kể chuyện bó hoa đẹp nhất 
- GV kể lại chuyện theo tranh .
? – Chị em Ly đã làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ ?
- Vì sao mẹ nói bó hoa chị em Ly tặng là bó hoa đẹp nhất ? 
Kết luận : Con cháu phải có bổn phận quan tâm , cchăm sóc ông bà , cha mẹ ,anh chị em .
Hoạt động 2 : ( 8’) Đ ánh giá hành vi 
+ Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho các nhóm phiếu thảo luận và yêu cầu nhóm thảo luận.
 Theo em, mỗi bạn trong các tình huống sau xử sự đúng hay sai? Vì sao?
1. Mẹ bị ốm, bố đi công tác xa. Ở nhà chỉ còn hai anh em Linh trông mẹ, thế mà hai anh em .
2. Em Bi bị ốm, bố mẹ tập trung vào chăm sóc cho em, Lan hay dỗi dằn để bố mẹ quan tâm ..
3. Thư giúp mẹ nấu cháo cho bà em đang bị ốm.
4. Hai chị em Minh cùng nhau thổi cơm, giúp mẹ đang bị mệt phải nằm nghỉ ở trên giường.
Nhận xét câu trả lời của các nhóm và hỏi .
+ ? Giả sử em bị ốm và được mọi người trong gia đình quan tâm, chăm sóc, em sẽ cảm thấy như thế nào?
Kết luận: Bất cứ ai trong gia đình khi được mọi người quan tâm, chăm sóc đều cảm thấy .
Hoạt động 3: (6’) Thảo luận nhóm
+ Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu thảo luận .
Theo em, mỗi ý kiến sau Đúng hay Sai? Vì sao?
* Chỉ khi ông, bà, cha mẹ, anh chị em trong nhà ốm đau thì mới quan tâm, chăm sóc.
* Luôn cần quan tâm, chăm sóc mọi người trong gia đình hàng ngày.
* Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em mới làm cho gia đình hạnh phúc.
* Chỉ cần chăm sóc ông bà, cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình.
* Em là thành viên bé nhất trong gia đình, không cần phải chăm sóc, quan 
+ Nhận xét câu trả lời của học sinh.
Hướng dẫn thực hành: yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm của những người thân trong gia đình .
3 CỦNG CỐ , DẶN DÒ :(2’) 
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị nội dung thực hành tiết 2 
- 2 em trả lời .
-HS lắng nghe .
- Tặng hoa cho mẹ .
- HS phát biểu .
- 2 học sinh nhắc lại.
+ Tiến hành thảo luận, đại diện các nhóm trình bày kết quả có kèm câu trả lời đúng.
1. Mẹ bị ốm, đã rất mệt. Do đó hai anh em Linh càng không nên tị 
2. Lan làm thế không đúng. Thay vì hay dỗi dằn, Lan hãy cùng.
3. Thư làm thế là học sinh ngoan.
4. Hai chi em Minh làm như thế là đúng. Khi mẹ bị ốm, hai chị em .
+ Em sẽ cảm thất rất hạnh phúc và vui sướng, hay Em sẽ rất vui và sẽ mau chóng khỏi bệnh 
+ 1à2 học sinh nhắc lại.
+ Thảo luận nhóm, đại diện các nhóm trình bày và đưa ra lời giải thích của mình.
+ Sai, bởi vì ông, bà, cha mẹ, anh chị em cần được quan tâm ..
+ Đúng, bởi vì như thế sẽ làm cho gia đình đầm ấm, vui vẻ .
+ Sai, vì quan tâm, chăm sóc sẽ làm gia đình hạnh phúc hơn 
+ Sai, vì mọi người trong gia đình đều cần được chăm sóc mọi lúc...
+ Sai, ai trong gia đìnhđều phải có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc 
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 Tập đọc TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG 
I. MỤC TIÊU
 1.Tập đọc 
- Đọc đúng các tư,ø tiếng kho ù:lao đến, giây lát, nổi nóng, tán loạn, lòng đường, xích lo Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Bước đầu đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhận vật .
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện : không được chơi bóng dưới lòng đường vì như thế dễ gây ra tai nạn giao thông. Phải tôn trọng luật giao thông , tôn trọng luật lệ , quy tắc chung của cộng đồng .
2 .Kể chuyện
- Kể lại một đoạn của câu chuyện .
- HS khá, giỏi kể lại được một đoạn của câu chuyện theo lời của một nhân vật.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh họa bài tập đọc (SGK).
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CU Õ(3’)
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Nhớ lại buổi đầu đi học
2. BÀI MỚI Giới thiệu bài (2’)
- Theo các em chúng ta có nên chơi bóng đá dưới lòng đường không? Vì sao?
- Vậy mà có một nhóm bạn của chúng ta lại không để ý đến điều ấy, các bạn đã chơi bóng dưới lòng đường. Chuyện gì đã xảy ra hôm đó? Chúng ta cùng tìm hiểu bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường.
 Hoạt động 1: (20’) Luyện đọc 
a). Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng hơi nhanh. 
b). Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Hướng dẫn đọc từng câu 
+ Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn: lao đến , nổi nóng , lòng đường .
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. 
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải 
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
+ Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
+ Yêu cầu HS các tổ tiếp nối nhau đọc đồng thanh bài tập đọc.
 Hoạt động 2: (10’) Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV gọi HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Các bạn nhỏ đang chơi bóng ở đâu?
- Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu?
- Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?
- Khi gây ra tai nạn, bọn trẻ chạy hết, chỉ có Quang còn nán lại. Hãy đọc đoạn 3 của truyện và tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra.
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
# Hoạt động 3: (16’) Luyện đọc lại bài
- GV đọc mẫu đoạn 1 và đoạn 3 của bài.
- Tổ chức cho 3 nhóm thi đọc bài tiếp nối.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt. 
Hoạt động 4 (17’) Kể chuyện 
Nêu yêu cầu của chuyện : Kể lại chuyện trận bóng dưới lòng đường theo lời một nhân vật 
- Truyện có những nhân vật nào?
- Đoạn 1 có những nhân vật nào tham gia câu chuyện?
- Vậy nếu chọn kể đoạn 1, em sẽ đóng vai 1 trong 3 nhân vật để kể.
- Khi đóng vai nhân vật trong truyen để kể, em phải chú ý điều gì trong cách xưng hô?
- GV kể mẫu
- Yêu cầu kể theo nhóm 
- Kể trước lớp 
- Nhận xét tuyên dương 
3 CỦNG CỐ – DẶN DÒ.(2’)
- Qua câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bịbài sau
- 3HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Không chơi bóng đá dưới lòng đường vì lòng đường là để dành cho xe cộ,  đi lại.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- 3 em đọc .
- 3 em tiết nối đọc đoạn .
- 2 em đọc 
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng em đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- Mỗi tổ đọc đồng thanh một đoạn, 3 tổ đọc từ đầu đến hết bài.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi .
- Các bạn nhỏ chơi bóng dưới lòng đường.
- Vì bạn Long mải đá bóng suýt nữa tông 
- Quang suýt bóng chệch lên vỉa hè, quả bóng 
- 1 HS đọc bài trước lớp, cả lớp đọc thầm. HS suy nghĩ và trả lời: uang nấp sau một gốc ca...
- HS phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em
- Theo dõi bài đọc mẫu.
- 3 HS tạo thành 1 nhóm, mỗi em đọc 1 đoạn trong bài.
- 1 em nhắc lại - Các nhân vật: Quang, Vũ, Long, bác đi xe máy, bác đứng tuổi, cụ già, bác đạp xích lô.
- Đoạn 1 có 4 nhân vật là Quang, Vũ, Long và bác đi xe máy.
- Đoạn 2 có 5 nhân vật là Quang, Vũ, Long, bác đứng tuổi và cụ già.
- Đoạn 3 có 4 nhân vật là Quang, cụ già, bác đứng tuổi, bác đạp xích lô.
- Phải chọn xưng hô là tôi (hoặc mình, em) và giữ cách xưng hô ấy từ đầu đến cuối câu chuyện, không được thay đổi.
- 2 em kể lại 
- Lập nhóm 5 kể cho nhau nghe 
- 3 em kể một đoạn 
- Cả lớp theo dõi nhận xét 
- HS phát biểu 
TOÁN BẢNG NHÂN 7
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
- Bước đầu thuộc bảng nhân 7.
- Vận dụng phép nhân 7 trong giải bài toán .
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Các tấm bìa có 7 chấm tròn
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. KIỂM TRA BÀI CŨ:(3’)
+ Yêu cầu học sinh lên làm bài 1,2,3/38
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới: Giới thiệu bài ( 1’)
Hoạt động 1: (12’) Thành lập bảng nhân
+ Gắn 1 tấm bìa có 7 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy hình tròn
+ 7 hình tròn được lấy mấy lần?
+ 7 được lấy mấy lần?
+ 7 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 7 x 1 = 7 (giáo viên ghi lên bảng)
+ Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi: Có hai tấm bìa,mỗi tấm có 7 hình tròn, vậy 7 hình tròn được lấy mấy lần?
+ Vậy 7 lấy được mấy lần?
+ 7 nhân 2 bằng mấy?
+ Vì sao con biết 7 nhân 2 bằng 14?
(Hãy chuyển phép nhân 7 x 2 thành phép cộng tương ứng rồi tìm kết quả)
+ Hướng dẫn học sinh lập phép nhân 7 x 3, tương tự như phép nhân 7 x 2
+ Y/c học sinh cả lớp tìm kết quả của các phép tính còn lại trong bảng nhân 7 vào vở nháp
+ Các phép nhân trong bảng đều có 1 thừa số là7, thừa số còn lại lần lượt là các số 1,2,310
+ Y/c học sinh đọc bảng nhân 7 .
+ Xóa dần bảng cho học sinh đọc thuộc
+ Tổ chức học sinh thi đọc thuộc
Hoạt động 2: (20’) Luyện tập-thực hành
* Bài 1
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Y/c học sinh tự nbhẩm và ... õy lập phép tính để tìm số tấm bìa? 
+ Vậy 14 chia 7 được mấy lần?
+ Viết lên bảng phép tính 14 : 7 = 2
+ Tiến hành tương tự với các phép tính còn lại
+ Y/c học sinh tự học lòng thuộc bảng chia 7
- Yêu cầu đọc thuộc trước lớp . 
- Nhận xét 
 Hoạt động 2: (18’) Luyện tập-thực hành
* Bài 1:
+ Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
+ Y/c học sinh suy nghĩ tự làm bài, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau 
+ Nhận xét bài của học sinh.
* Bài 2:
+ Nêu y/c của bài .
+ GV hướng dẫn mẫu . 7 x 5 = 35
 35 : 5 = 7
 35 : 7 = 5
+ Khi đã biết 7 x 5 = 35, có thể ghi ngay kết quả 35 : 7 và 35 : 5 được không, vì sao ?
+ Y/c học sinh tự làm bài . (cột cuối bỏ)
+ Nhận xét, chữa bài 
* Bài 3:
+ Gọi học sinh đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Y/c học sinh suy nghĩ và giải toán 
+ Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh. 
* Bài 4
+ Gọi học sinh đọc đề bài .
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Y/c học sinh tự giải vào vở
+ Nhận xét, chữa bài 
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: (2’)
+ Về nhà làm bài 1,2,3/43 và học thuộc bảng chia 7 .
+ Nhận xét tiết học
+ 2 học sinh lên bảng
+ 3 học sinh
+ Học sinh quan sát và trả lời
+ Được 7
+ 7 x 1 = 7
+ 7 : 7 = 1
+ 1 tấm bìa
 -Hai tấm bìa có 14 chấm tròn.
+ 7 x 2 = 14
 + Học sinh quan sát và trả lời
+ Có 2 tấm bìa.
+ 14 : 7 = 2
+ 14 : 7 = 2
- HS đọc .
+ Tính nhẩm
+ Học sinh làm vào vở, sau đó gọi học sinh nối tiếp nhau đọc phép tính 
- 1 em 
+ 4 học sinh lên bảng, học sinh cả lớp làm bài vào vở 
+ Có thể ghi ngay 35 : 7 = 5 và 35 : 5 = 7 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia
- HS làm vào vở .
+1 Học sinh đọc .
- Có 56 HS xếp 7 hàng .
- 1 hàng có  học sinh ?
- Cả lớp , vở 1 hs lên bảng làm bài 
+ 1 em đọc .
- 1 hàng có 7 HS. Có 56 HS tất cả .
- Xếp được hàng ?
-1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vở
 Giải 
 Xếp được số hàng là :
 56 :7 = 8 ( hàng )
 Đáp số : 8 hàng 
Thủ công 
GẤP CẮT DÁN BÔNG HOA(t 1 )
IMỤC TIÊU:
 - Biết cách gấp , cắt , dán bông hoa . Biết cách gấp , cát , dán bông hoa 4 cánh , 8 cánh .
 - Gấp , cắt , dán được bông hoa . Các cánh của bông hoa tương đối đều nhau .
- Với HS khéo tay : Gấp , cắt , dán được bông hoa năm cánh , bốn cánh , tám cánh . Các cánh của mỗi bông hoa đều nhau . Có thể cắt được nhiều bông trình bày đẹp .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu các bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh được gấp, cắt từ giấy màu.
- Giấy thủ công các màu, giấy trắng làm nên, kéo, hồ dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.KIỂM TRA BÀI CŨ: (2’)
- Kiểm tra ĐDHT ,sự chuẩn bị của học sinh.
2 BÀI MỚI: Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 1. (6’) Hướng dẫn HS quan sát.
+ Giáo viên giới thiệu mẫu một số bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh (cắt bằng giấy màu).
- Các bông hoa có màu sắc như thế nào?
- Các cánh hoa của bông hoa có giống nhau không?
- Khoảng cách giữa những cánh hoa như thế nào?
+ Giáo viên nêu câu hỏi và gợi ý để học sinh quan sár trả lời về gấp, cắt bông hoa 5 cánh .
- Aùp dụng cách gấp ngôi sao để gấp bông hoa 5 cánh.
- Muốn gấp bông hoa 4 cánh ta làm như thế nào? 
+ Giáo viên liên hệ : Trong thực tế cuộc sống có rất nhiều loại hoa. Màu sắc, hình dạng số cánh hoa của các loại hoa rất đa dạng (hoa hồng, huệ, lan, rau muống, thiên lý ...)
* Hoạt động 2:Giáo viên hướng dẫn mẫu.
 Bước 1. Gấp, cắt bông hoa 5 cánh.
+ Củng cố lại phần gấp, cắt ngôi sao 5 cánh.
+ Hướng dẫn gấp, cắt bông hoa 5 cánh .
- Cắt tờ giấy hình vuông có cạnh 6 ô.
- Cách gấp giống như cách gấp giấy để cắt ngôi sao 5 cánh.
- Vẽ đường cong như hình 1/ SGV/ 207.
- Dùng kéo cắt lượn đường cong để được bông hoa 5 cánh. Có thể cắt lượn vào sát góc nhọn để làm nhụy hoa (hình 2/207).
- Giáo viên hướng dẫn HS sáng tạo thêm.
Bước 2.Gấp, cắt bông hoa 4 cánh, 8 cánh.
+ Gấp tờ giấy hình vuông làm 4 phần (hình 5a). Tiếp tục gấp đôi ta được 8 phần bằng nhau (hình 5b). Vẽ đường cong để được bông hoa 4 cánh, Cắt lượn vào sát góc nhọn để được nhụy.
+ Tương tự cách gấp 4 cánh, 5 cánh, 8 cánh (hình 6).
- Bước 3: Dán hình các bông hoa.
+ Bố trí các bông hoa vừa cắt được vào các vị trí thích hợp trên tờ giấy trắng.
+ Nhắc từng bông hoa, lật mặt sau bôi hồ sau đó dán đúng vị trí đã định.
+ Vẽ thêm cành, lá để trang trí hoặc tạo thành bó hoa, lọ hoa, giỏ hoa tùy ý thích của mình (hình 7).
 - Gọi học sinh thực hiện lại thao tác gấp , cắt bông hoa 4 cánh 5 cánh , 4 cánh , 8 cánh .
- Yêu cầu tập gấp , cắt .
- Nhận xét .
3. CỦNG CỐ & DẶN DÒ:(2’)
+ Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị tiết sau thực hành trên giấy thủ công.
+ Học sinh quan sát mẫu và nêu nhận xét.
+ màu hồng, đỏ, vàng.
+ giống nhau.
+ bằng nhau.
+ Phải gấp tờ giấy ban đầu làm 4 phần để cắt được bông hoa 4 cánh, gấp tờ giấy làm 8 phần để gấp bông hoa 8 cánh.
+2 học sinh lên bảng thực hiện gấp, cắt ngôi sao 5 cánh và nhận xét.
+ Học sinh quan sát, theo dõi hướng dẫn và thao tác mẫu của giáo viên.
- 5 em nhắc lại .
- HS gấp bằng giấy nháp .
Tn & Xh HOẠT ĐỘNG THẦN KINH
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết vai trò của não trong việc điểu khiển mọi hoạt động có suy onghĩ của con người.
- Nêu một vài ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp với mọi hoạt động của cơ thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK/30;31.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1 KIỂM TRA BÀI CŨ:(3’) 
- Điều gì sẽ xảy ra khi tay ta chạm vào vật nóng?
- Nêu ví dụ một số phản xạ thường gặp trong đời sống hằng ngày?
- Nhận xét cho điểm .
2 BÀI MỚI: Giới thiệu bài (1’)
 Hoạt động 1. (14’) Làm việc với SGK. 
- Bước 1. Làm việc theo nhóm.
+ Dực vào phân tích hoạt động phản xạ “rụt tay lại khi chạm vào cốc nước nóng” ở tiết học trước. Giáo viên nêu câuhỏi.
- Khi bất ngờ giẫm phải đinh, Nam đã có phản ứng như thế nào? Hoạt động nào do não hay tuỷ sống trực tiếp điều khiển?
- Sau khi đã rút đinh ra khỏi dép, Nam vứt chiếc đinh đó vào đâu? Việc làm đó có tác dụng gì?
- Theo bạn, não hay tuỷ sống đã điều khiển hoạt động suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định là không vứt đinh ra đường?
- Bước 2. Làm việc cả lớp.
+ Mỗi nhóm chỉ trình bày 1 câu hỏi.
+ Giáo viên kết luận: SGV/49.
Khi bất ngờ giẫm phải đinh Nam đã co ngay chân lại. Hoạt động này do tuỷ sống trực tiếp điều khiển.
Sau khi đã rút đinh ra khỏi dép, Nam đã vứt chiếc đinh đó vào thùng rác  Não đã điều khiển hoạt động suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định là không vứt đinh ra đường.
 Hoạt động 2: (12’) Thảo luận.
- Bước 1. Làm việc cá nhân.
- Bước 2. Làm việc theo cặp.
- Bước 3: Làm việc cả lớp.
+ Để chứng tỏ vai trò của não trong việc điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể. Giáo viên đặt câu hỏi thêm:
- Theo các em, bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học?
- Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì?
Kết luận: Não không chỉ điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể mà còn giúp chúng ta học và ghi nhớ.
 3 CỦNG CỐ & DẶN DÒ: (2’)
+ Giáo viên chốt nội dung: 2 học sinh nhắc lại mục “bạn cần biết” SGK/30.
+ Nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh thực hành.
+ Ghi nhớ phần “bạn cần biết”.
- 2 HS lên bảng trả lời 
+ Hoạt động theo nhóm.
+ Các nhóm trưởng điểu khiển các bạn quan sát hình 1/ SGK/30.
+ co chân lại, rút đinh ra _ tuỷ sống trực tiếp điều khiển.
+ thùng rác giúp người đi đường không giẫm phải đinh giống Nam.
Não điều khiển hoạt động suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định không vứt đinh ra đường.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
+ Các nhóm khác bổ sung.
+ Vài học sinh đọc lại mục “bạn cần biết” SGK/30.
+ Học sinh đọc ví dụ về hoạt động viết chính tả ở hình 2/SGK/31.
+ 2 học sinh quay mặt nhau lần lượt nói với nhau về kết quả làm việc.
+ Góp ý bổ sung cho nhau để cùng hoàn thiện những ví dụ mới của nhóm.
+ Một số học sinh xung phong trình bày trước lớp ví dụ cá nhân.
+ Học sinh phát biểu.
+ Học sinh chơi trò “ Thử trí nhớ” SGV/50.
SINH HOẠT LỚP
A. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua, từ đó có hướng khắc phục. Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
B. Lên lớp:
1. Lớp sinh hoạt văn nghệ Thi hát vui
2. Đánh giá các hoạt động trong tuần :
* Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp và điều khiển cả lớp sinh hoạt.
* GV đánh giá chung:
 a.Ưu điểm:
 - Đã ổn định được nề nếp lớp, 
 - Có ý thức tự giác làm vệ sinh lớp học
 - Học tập khá nghiêm túc, một số em phát biểu xây dựng bài sôi nổi. 
 b.Khuyết điểm:
- Một số bạn còn nói chuyện trong giờ học chưa chú ý nghe cô giáo giảng bài:
-Một số em viết chính tả sai lỗi nhiều: Hiếu , Huy , Chi.......
Lớp tiến bộ chậm 
3. Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc 
 - Tổ : 2 
- Cá nhân :Phúc , Kiều ....
4. Kế hoạch tuần tới:
 - Ôn và xem trước bài khi đến lớp.
 - Duy trì các nề nếp đã có.
 An toàn giao thông.
Giao thông đường bộ
-Hướng dẫn các em biết về đường giao thôngcụ thể như : đường đi lại trong thôn buôn các em đang sinh sống.Gọi là đường liên thôn liên xã.Đường quốc lộ ngay trước trường mình là đường liên tỉnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_7_le_quang_trung.doc