Giáo án lớp 3 Tuần học 2 năm 2011

Giáo án lớp 3 Tuần học 2 năm 2011

. Mục tiêu :Như bài soạn tiết 1

II. Chuẩn bị :Như bài soạn tiết 1

III. Các hoạt động dạy học

1.Khởi động : Hát

2. Kiểm tra bài cũ : Kính yêu Bác Hồ

- Gọi HS đọc 5 điều Bác Hồ dạy .

- Kiểm tra việc sưu tầm tranh ảnh về bác Hồ của HS .

- Nhận xét: tuyên dương .

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần học 2 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/08/2011 Thứ hai, ngày 29 tháng 08 năm 2011
Đạo đức
KÍNH YÊU BÁC HỒ
( tiết 2 )
Tiết :1
I. Mục tiêu :Như bài soạn tiết 1
II. Chuẩn bị :Như bài soạn tiết 1 
III. Các hoạt động dạy học 
1.Khởi động : Hát 
2.. Kiểm tra bài cũ : Kính yêu Bác Hồ 
- Gọi HS đọc 5 điều Bác Hồ dạy .
- Kiểm tra việc sưu tầm tranh ảnh về bác Hồ của HS .
- Nhận xét: tuyên dương .
3. Dạy bài mới 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của trò
- Giới thiệu :
- HĐ1: HS tự liên hệ 
	+ GV yêu cầu HS suy nghĩ và trao đổi với bạn bên cạnh . Em đã thực hiện được những d8iều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy ?
	+ GV khen ngợi, động viên, nhắc nhở HS học tập các bạn tốt .
- HĐ2: HS trình bày,giới thiệu những tư liệu đã sưu tầm được về Bác Hồ, Bác Hồ với thiếu nhi và các tấm gương Cháu ngoan Bác Hồ .
	+ Cho HS hoạt động theo nhóm .
	+ Nhận xét về kết quả sưu tầm 
4. Củng cố : Trò chơi phóng viên 
- Gợi ý cho HS một số câu hỏi (HS có thể tự nghĩ câu hỏi)
- Câu hỏi gợi ý :
	. Bác Hồ có tên gọi nào khác ?
	. Quê bác ở đâu ?
	. Bác sinh vào ngày, tháng, năm nào ?
	. Vì sao thiếu nhi lại yêu quí Bác Hồ ?
	. Đọc 5 điều Bác Hồ dạy .
	. Hãy hát 1 bài hát về Bác ......
- Chốt : Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam . Bác Hồ rất quan tâm và yêu quí các cháu thiếu nhi . Các cháu thiếu nhi cũng rất kính yêu Bác Hồ . Kính yêu và biết ơn bác Hồ chúng ta phải làm gì?
- Nhận xét tiết học .
+ Trao đổi nhóm đôi . 2, 3 HS trình bày trước lớp .
- HS hoạt động theo nhóm, đại diện lên trình bày (có thể hát, đọc thơ, kể chuyện, giới thiệu tranh,...)
- Một số HS trong lớp lần lượt thay nhau làm phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp . 
HS trả lời 
 Tiết: 2
Toán
TRỪ CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ
( có nhớ 1 lần )
I. Mục tiêu 
- Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần ở hàng chục hoặc ở hàng trăm.
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép trừ).
- BT cần làm: BT1 (cột 1, 2, 3); BT2 (cột: 1, 2, 3); BT3. HS khá giỏi làm các phần và các bài còn lại.
II. Chuẩn bị :HS: vở BT
III. Các hoạt động dạy học :
1.Khởi động : Hát 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết 5 .
Nhận xét, sửa bài và cho điểm HS .
3. Dạy bài mới 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của trò
HĐ1: Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu gời học và ghi tên bài lên bảng .
HĐ2: Hướng dẫn thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần) 
a. Phép trừ 432 – 215 = ?
- Viết lên bảng phép tính 432 – 215 = ? và yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc .
- Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên . Nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách tính, sau đó GV nhắc lại để HS cả lớp ghi nhớ . Nếu HS cả lớp không tính được, GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học của SGK :
+ Chúng ta bắt đầu tính từ hàng nào ?
+ 2 không trừ được 5, vậy phải làm thế nào ? (gợi ý : Bước tính này giống như ta thực hiện phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số có nhớ). 
+ GV giảng lại bước tính trên .
+ Khi thực hiện trừ các đơn vị, ta đã mượn 1 chục của hàng chục, vì thế trước khi thực hiện phép trừ các chục cho nhau, ta phải trả lại 1 chục đã mượn bằng cách cộng thêm một chục vào số chục của số trừ (1 thêm 1 bằng 2, 3 trừ 2 bằng 1, viết 1) .
+ Hãy thực hiện trừ các số trăm cho nhau .
+ Yêu cầu HS đọc kết quả .
- Y/c HS thực hiện lại từng bước của phép trừ trên .
b. Phép trừ 627 – 143 = ?
- Tiến hành các bước tương tự như phép trừ 432 – 215 = 217 
* Lưu ý :
- Phép trừ 432 -215 = 217 là phép trừ có nhớ một lần ở hàng chục .
- Phép trừ 627 – 143 = 484 là phép trừ có nhớ một lần ở hàng trăm .
HĐ3: Luyện tập – Thực hành 
Bài 1 :
- Nêu yêu cầu bài toán và yêu cầu HS làm bài (lưu ý phép trừ có nhớ một lần ở hành chục) .
- Yêu cầu từng HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình . HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn .
- Chữa bài và nhận xét .
Bài 2 
- Nêu yêu cầu bài toán và yêu cầu HS làm bài (lưu ý phép trừ có nhớ một lần ở hành trăm) .
- GV cho HS đổi chéo vở để chữa bài .
Bài 3 
- Gọi 1 HS đọc đề bài 
- Tổng số con tem của 2 bạn là bao nhiêu ?
- Trong đó bạn Bình có bao nhiêu con tem 
- Bài toán yêu cầu ta tìm gì ?
- Yêu cầu HS làm bài .
* Lưu ý : Nếu HS có khó khăn, GV có thể minh họa giải thích như hình vẽ trước khi giải (nhưng không phải vẽ hình đó vào phần bài làm) .
- Chữa bài và nhận xét .
- Nghe giới thiệu .
_432
 215
 217
-2 không trừ được 5, lấy 12 trừ 5 được 7, viết 7 nhớ 1 .
- 1 thêm 1 = 2, 3 trừ 2 = 1, viết 1 .
- 4 trừ 2 bằng 2, viết 2 .
+ Tính từ hàng đơn vị 
+ 2 không trừ đượ 5, mượn 1 chục của 3 chục thành 12, 12 trừ 5 bằng 7, viết 7 nhớ 1 .
+ Nghe giảng và cùng thực hiện trừ các số chục cho nhau : 1 thêm 1 bằng 2, 3 trừ 2 bằng 1, viết 1 .
+ 4 trừ 2 bằng 2, viết 2 .
+ 217
- 2 HS thực hiện trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét .
- 5 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở .
- HS1
_ 541
 127
 414
+ 1 không trừ được 7, lấy 11 trừ 7 bằng 4, viết 4 
+ 2 thêm 1 bằng 3, 4 trừ 3 bằng 1, viết 1 .
+ 5 trừ 1 bằng 4, viết 4 .
- HS2 ...., HS3 ..., HS4 ..., HS5 ...
- 5 HS lên bảng làm bài và nêu rõ .
- 1 HS đọc 
- Tổng số con tem của cả 2 bạn là 335 con tem .
- Bài toán yêu cầu tìm số con tem của bạn Hoa .
- 2 HS lên bảng làm bài . Cả lớp làm bài vào vở .
- HS đọc thầm 
4. Củng cố – Dặn dò 
- Yêu cầu HS về nhà làm bài 4 .
- Nhận xét tiết học 
************************************************************************
Tự nhiên xã hội 
VỆ SINH HÔ HẤP 
 Tiết: 3
I. Mục tiêu : giúp HS 
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
- HS khá, giỏi: nêu ích lợi tập thể dục buổi sáng và giữ sạch mũi, miện.
- Giáo dục HS có ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh hô hấp.
*GDKNS:Kĩ năng tư duy phê phán; kĩ năng làm chủ bản thân; kĩ năng giao tiếp.
*NDGDMT: -Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiểm bầu không khí, có hại đến cơ quan hô hấp.
 -Học sinh biết một số việc làm có lợi, có hại cho sức khoẻ.
II. Chuẩn bị 
- Các hình minh họa trang 8, 9 SGK .
- Phiếu giao việc cho hoạt động 4 .
III. Các hoạt động dạy học 
1.Khởi động : Hát 
2.. Kiểm tra bài cũ 
	+ GV kiểm tra, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 
- Trong mũi có gì ?
- Thở thế nào là hợp vệ sinh ?
- Khi hít vào cơ thể nhận được khí gì ? Khi thở ra cơ thể thải ra khí gì ?
-Tác hại của việc hít thở không khí ô nhiễm là gì ?
	+ GV nhận xét, đánh giá .
3. Dạy bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
Giới thiệu :
HĐ1: Tập thở
*Mục tiêu:Lợi ích của việc tập thở sâu vào buổi sáng 
* Tiến hành:
- GV cho HS hít, thở theo nhịp hô 
- Khi thở sâu, cơ thể chúng ta nhận được lượng không khí như thế nào ?
- Thảo luận : Tập thở vào buổi sáng có lợi gì ?
+ GV có thể gợi ý :
. Khi tập thở vào buổi sáng, chúng ta thường được hít thở bầu không khí như thế nào 
. Sau một đêm nằm ngủ, cơ thể của chúng ta cần được làm gì ? Việc đó mang lại lợi ích gì cho cơ thể ?
+ GV kết luận :
. Không khí vào buổi sáng rất trong lành và có lợi cho sức khỏe . Sau một đêm nằm ngủ, cơ thể cần được vận động vào buổi sáng để các mạch máu được lưu thông ...
HĐ2: Hoạt động cả lớp:
*Mục tiêu: HS biết được những việc cần làm để vệ sinh cơ quan hô hấp.
* Tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát hình 2, 3/8 SGK .
- Bạn HS trong tranh đang làm gì ?
- Những việc làm đó có lợi gì ?
- Hằng ngày các em phải làm gì để giữ sạch mũi và họng ?
* Kết luận : Để mũi và họng luôn sạch sẽ, hằng ngày chúng ta cần rửa mũi bằng khăn sạch và súc miệng bằng nước muối (nước súc miệng) . Mũi và họng luôn sạch giúp chúng ta hô hấp tốt hơn và phòng được các bệnh về đường hô hấp .
HĐ3:Làm việc theo nhóm:
* Mục tiêu: HS biết được những việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp.
* Tiến hành:
- C - HD chia HS theo nhóm 4 em 
- Phát mỗi nhóm 1 phiếu giao việc có nội dung sau : quan sát các hình ở trang 9 và thảo luận các câu hỏi 
 + Các nhân vật trong tranh đang làm gì ?
	+ Theo em đó là việc nên hay không nên làm để bảo vệ và giữ gìn cơ quan hô hấp ? Vì sao ?
- GV nhận xét kết quả thảo luận cùa các nhóm . Sau đó yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ gìn cơ quan hô hấp (GV ghi các việc này lên bảng)
- GV bổ sung những việc HS chưa nêu . Sau đó cho cả lớp đọc lại nội dung ghi bảng .
* Kết luận : 
- Các việc nên làm :
. Giữ gìn vệ sinh nhà ở, trường lớp, môi trường xung quanh .
. Đao khẩu trang khi tham gia công tác dọn vệ sinh, khi đến những nơi có bụi bẩn .
. Đổ rác đùng nơi qui định .
. Tập thể dục và tập thở hằng ngày .
. Luôn giữ sạch mũi và họng .
- Các việc không nên làm :
. Để nhà cửa, trường lớp bẩn thỉu .
. Đổ rác bừa bãi, hút thuốc lá, lười vận động .
- Thực hiện 10 lần 
- HS trả lời 
- Thảo luận nhóm đôi 
. HS phát biểu 
. HS phát biểu 
- HS quan sát tranh
- HS phát biểu 
+ Tranh 2 : bạn HS đang dùng khăn lau sạch mũi .
+ Tranh 3 : Bạn HS đang súc miệng bằng nước muối .
- Làm mũi, họng được sạch  ... ăm chia 2 bằng 1 trăm, viết là 200 : 2 = 100 )
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn .
- Chữa bài 
HĐ4-Giải toá có lời văn 
	Bài 3 
- Gọi 1 HS đọc đề bài .
- Có tất cả bao nhiêu cái cốc .
- Xếp đều vào 4 hộp nghĩa là như thế nào ?
- Bài toán yêu cầu tính gì ?
- Yêu cầu HS làm bài 
- Chữa bài và nhận xét 
- Nghe giới thiệu 
- 4 HS đọc bài, mỗi em đọc 1 cột 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở .
- Cả lớp đọc thầm
- Có tất cả 24 cái cốc 
- Nghĩa là chia 24 cái cốc thành 4 phần bằng nhau 
- Tìm số cái cốc trong mỗi chiếc hộp 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở 
4. Củng cố - Dặn dò 
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà xem lại các bảng nhân, chia đã học .
- Chuẩn bị 4 hình tam giác .
****************************************************
 Tiết:5 	THỂ DỤC
ÔN BÀI TẬP RLTT, KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN-TRÒ CHƠI “ NHÓM BA, NHÓM BẢY”
MỤC TIÊU:
Bước đầu biết cách đi 1-4 hàng dọc theo nhịp (nhịp 1 bước chân trái , nhịp 2 chân phải), biết dóng cho thẳng hàng trong khi đi.
Biết cách đi theo vạch kẻ thẳng, đi nhanh chuyển sang chạy.
Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN:
Địa điểm: Trên sân trường.
Phương tiện:
Còi
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT DỘNG DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Phần mở đầu:
-GV chỉ dẫn giúp đỡ lớp trưởng tập hợp, báo cáo, sau đó phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Nhắc nhở HS chỉnh đốn trang phục và vệ sinh nới tập luyện.
2) Phần cơ bản:
- GV cho HS ôn đi đều 1-4 hàng dọc lần đầu GV hô cho lớp tập.
-Oân phối hợp đi theo vạch kẻ thẳng, đi nhanh chuyển sang chạy, cho lớp tập theo đội hình 2-4 hàng dọc.
- GV cho HS chơi trò chơi “Nhóm ba, nhóm bảy” Nêu yêu cầu trò chơi và phổ biến luật chơi.
3) Phần kết thúc:
- GV đứng xung quanh vòng vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét chung tiết học.
3 phút
2 phút
3 phút
8 phút
8 phút
8 phút
5 phút
- HS tập hợp lớp theo hai hàng dọc báo cáo.
- HS chỉnh đốn trang phục.
- HS giậm chân tại chỗ và đếm theo nhịp.
- Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc trên sân trường.
- Chơi trò chơi “Có chúng em”.
- HS cán sự hô cho các bạn tập đi đều 1-4 hàng dọc
- HS ôn đi theo vạch kẻ thẳng cán sự cho lớp tập.
- HS chơi trò chơi “Nhóm ba, nhóm bảy” chơi thi giữa các tổ.
Ngày soạn: 23/08/2011 Thứ sáu, ngày 02 tháng 09 năm 2011
	Tiết :1
 CHÍNH TẢ ( Nghe – viết )
CÔ GIÁO TÍ HON
MỤC TIÊU
Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi; bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả..
Làm đúng các bài tập 2.
HS viết khoảng 55 chữ/ 15 phút
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 3 hs lên viết bảng lớp , cả lớp viết vào bảng con các từ:nguệch ngoạc , khuỷu tay, vắng mặt , cố gắng , gắn bó.
Nhận xét, mỗi lần viết 1 từ GV sửa chữa và viết lên bảng từ đúng để hs so sánh.
BÀI MỚI
Giới thiệu bài: Bài chính tả hôm nay các em sẽ viết một đoạn cảu bài Cô giáo tí hon và làm các bài tập chính tả phân biệt ăng , ăn; x / s.
Hướng dẫn nghe – viết
GV đọc đoạn văn cần viết .
Hỏi: đoạn văn có mấy câu?
Chữ đầu câu viết như thế nào?
Yêu cầu hs viết vào bảng con các từ : treo nón , trâm bầu , ríu rít.
Nhận xét bảng con.
Đọc cho hs viết.
GV đọc mẫu toàn đoạn văn lần 2.
GV đọc cho hs viết theo quy định.
Quan sát , theo dõi uốn nắn.
Chấm , chữa bài
Yêu cầu hs đổi chéo vở và chửa lỗi bằng bút chì.
Thu chấm 5 – 7 bài .
Nhận xét , ưu điểm , nhắc nhở hạn chế.
Hướng dẫn hs làm bài tập.
Bài 2: Yêu cầu hs đọc nội dung và làm bài a.
Gọi hs nêu bài tập.
Nhận xét , chữa bài.
CỦNG CỐ , DẶN DÒ
Hôm nay các em viết bài gì?
Nhận xét tiết học.
Dặn hs về nhà luyện viết thêm và chuẩn bị cho bài sau.
3 hs lên bảng thực hiện , cả lớp viết vào bảng con.
Lắng nghe
Lắng nghe GV đọc mẫu cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK.
Trả lời: Có 5 câu.
Viết hoa
Thực hiện viết bảng con.
Lắng nghe
Lắng nghe GV đọc mẫu lần 2 theo dõi bài trong SGK. ( gấp sách lại )
Nghe GV đọc viết lại chính xác.
Đổi chéo vở để soát lỗi .
Lắng nghe
Làm bài tập vào vở
2 hs nêu kết quả bài tập:
* xét : xét xử , xem xét ...
* sét : sấm sét , đất sét ...
* xào: xào rau , xào xáo.
* sào: sào phơi áo ...
* xinh: xinh đẹp , xinh tươi ...
* sinh : ngày sinh , sinh ra ...
1 hs trả lời : Cô giáo tí hon ”
lắng nghe.
*********************************
Tập làm văn
VIẾT ĐƠN XIN VÀO ĐỘI 
Tiết:2 :
I. Mục tiêu 
- Bước đầu viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội.
- GV yêu cầu tất cả HS đọc kỹ cả bài Đơn xin vào Đội trước khi học bài TLV.
II. Chuẩn bị 
- GV : trình tự mẫu đơn xin vào Đội .
- HS : giấy đôi và đồ dùng học tập .
III. Các hoạt động dạy học 
1.Khởi động : Hát 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS nói những điều em biết về Đội TNTP HCM 
- GV kiểm tra vở BT 4 HS : viết đơn xin cấp thẻ đọc sách 
- GV nhận xét 
3. Dạy bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu : Tiết TLV hôm nay các em dựa vào mẫu “Đơn xin vào Đội”đã học, mỗi em viết một lá đơn xin vào Đội của chính mình .
b. HĐ1-Xác định đề 
	Mục tiêu: Giúp HS nắm vững yêu cầu của đề bài và trình tự của lá đơn .
- GV yêu cầu mở sách TV trang 18
- Gọi HS đọc đề 
- GV hỏi :
	+ Đề bài yêu cầu các em làm gì ?
	+ Em viết đơn xin vào Đội cho ai ?
- GV treo bảng phụ: Đây là trình tự mẫu Đơn xin vào Đội của bài TĐ 
- Mời 1 bạn đọc lại trình tự 
- GV hỏi: Phần nào trong đơn em phải viết theo mẫu, phần nào không nhất thiết phải theo mẫu đơn ? Vì sao ?
- GV cho HS họp nhóm thảo luận 
	GV chốt lại: Trong các nội dung trên thì phần lí do viết lá đơn, nguyện vọng và lời hứa không cần viết theo mẫu . Vì mỗi người chúng ta có một lí do riêng, có nguyện vọng và lời hứa riêng . Các em được viết theo suy nghĩ của mình, miễn đủ những ý cần thiết .
c. HĐ2-Thực hành 
	Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức đã học, dựa vào trình tự mẫu đơn viết được lá đơn xin vào Đội .
- GV yêu cầu HS thực hành 
- GV quan sát, theo dõi HS làm bài, giúp đỡ những em chậm, yếu, còn lúng túng,...
- GV cho HS đọc đơn 
	GV yêu cầu : cả lớp lắng nghe bạn đọc và nhận xét xem 
- Đơn viết có đúng mẫu không ?
- Cách dùng, viết câu trong đơn thế nào ?
- Lá đơn có thể hiện sự hiểu biết về Đội và có nguyện vọng tha thiết muốn vào Đội không ?
- Lời hứa có chân thật và xác đáng không ?
	GV chấm điểm và khen ngợi bài HS viết đúng là của mình . 
- HS lắng nghe 
- HS lấy sách TV/18
- 2 HS đọc đề 
+ Viết đơn xin vào Đội TNTP HCM
+ Cho chính bản thân em
- 1HS đọc 
- 4 HS họp thành nhóm, nhóm trường lên trình bày .
- HS viết đơn 
- 4 HS đọc đơn 
HS nhận xét 
4. Củng cố 
- Nhận xét tiết học 
- Nhắc HS viết đơn chưa đạt, chưa xong về nhà viết lại, viết tiếp để hôm sau nộp .
- GV thu bài 
Chuẩn bị 
- Tìm hiểu về gia đình mình để tập nói giới thiệu về gia đình em cho bạn mới đến được biết .
- Viết đơn xin nghỉ học .
*********************************************
Toán
LUYỆN TẬP 
Tiết : 3
I. Mục tiêu 
- Biết tính giá trị của biểu thức có phép nhân, phép chia.
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép nhân).
- BT cần làm: BT1; BT2; BT3.
II. Chuẩn bị 
- GV: hình vẽ trong bài tập 2 .
- HS: 4 hình tam giác như bài 4 .
III. Các hoạt động dạy học 
1.Khởi động : Hát 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra bài tập đã giao về nhà của tiết 9 .
- Nhận xét, chữa bài và chấm điểm .
3. Dạy bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1-Giới thiệu :
- Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng 
HĐ2-Củng cố về tính giá trị của biểu thức 
	Bài 1
- Đưa ra biểu thức 4 x 2 + 7 
- Yêu cầu HS nhận xét về hai cách tính giá trị của biểu thức trên :
	+ Cách 1: 	4 x 2 + 7 = 8 + 7 
	 = 15
	+ Cách 2:	4 x 2 + 7 = 4 x 9 
	 = 36
- Trong 2 cách tính trên, cách nào đúng, cách nào sai 
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài (trình bày 2 bước) .
- Lưu ý ở biểu thức c tính lần lượt từ trái sang phải .
- Nhận xét và chữa bài .
HĐ3-Củng cố về biểu tượng ¼:
	Bài 2
GV treo hình vẽ và yêu cầu HS quan sát và hỏi: 	
	+Hình nào đã khoanh vào một phần tư số con vịt ? Vì sao ?
+Hình b đã khoanh vào một phần mấy số con vịt ? Vì sao ?
* Lưu ý: Chưa yêu cầu tìm số vịt cần khoanh bằng cách lấy 12 chia cho 4 hoặc chia cho 3 .
HĐ4-Củng cố giải toán có lời văn:
	Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề 
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm 
- Chữa bài và nhận xét 
- Nghe giới thiệu 
- Cách 1 đúng, cách 2 sai 
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào VBT
+ Hình a đã khoanh tròn một phần tư số con vịt . Vì có 12 con vịt chia thành 4 phần bằng nhau thì mỗi phần có 3 con vịt, hình a đã khoanh vào 3 con vịt .
+ Hình b đã khoanh tròn một phần tư số con vịt . Vì có 12 con vịt chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần có 4 con vịt, hình a đã khoanh vào 4 con vịt .
- Cả lớp đọc thầm 
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở 
4. Củng cố - Dặn dò 
- Xem lại đường gấp khúc, tính chu vi hình tam giác, nhận dạng hình vuông, hình tứ giác, tam giác 
- Nhận xét tiết học 
Duyệt của Tổ trưởng chuyên môn
Ngàytháng..năm 2011
Duyệt của BGH
Ngàytháng..năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2.doc