Giáo án lớp 3 Tuần học 8 năm 2011

Giáo án lớp 3 Tuần học 8 năm 2011

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

Như tiết 1

*KNS:Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Giáo viên :

- Học sinh :

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

 

doc 27 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần học 8 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/09/2011 Thứ hai, ngày 10 tháng 10 năm 2011
Đạo đức (Tiết 2)
QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM 
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Như tiết 1
*KNS:Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sĩc người thân trong những việc vừa sức.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên :
- Học sinh :
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khởi động:
- Hát .
II. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi:
 + Vì sao chúng ta cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em ?
 + Em hãy kể một vài việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
- GV nhận xét và cho điểm.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HĐ1- Xử lý tình huống
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, xử lý 2 tình huống sau bằng cách sắm vai.
 + Nhóm 1 và 3: Tình huống 1.
 Bố mẹ đều đi công tác, nhà vắng hoe. Mấy hôm nay trở trời, bà Ngân bị mệt, đang nằm nghỉ trên giừơng. Ngân định ở nhà chăm sóc bà nhưng các bạn lại kéo đến, rủ Ngân đi sinh nhật. Ngân phải làm gì ?
 + Nhóm 2 và 4: Tình huống 2.
 Ngày mai, em của nam sẽ kiểm tra toán. Bố mẹ bảo Nam cùng giúp em ôn tập toán. Nhưng cùng lúc ấy trên ti vi lại chiếu bộ phim mà Nam rất thích. Nam cần hành động như thế nào ?
- Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
- Kết luận: Mọi người trong gia đình cần biết thu xếp công việc riêng của gia đình để giành thời gian quan tâm, chăm sóc đến các thành viên khác.
3. HĐ2- Liên hệ bản thân
- Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân, kể lại những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của bản thân tới ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
- Tuyên dương những HS đã biết quan tâm, chăm sóc những người tâhn trong gia đình.
- Khuyên nhũ những em chưa biết quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình.
4. HĐ3- Trò chơi “Phản ứng nhanh”
- GV phổ biến luật chơi:
 + Mỗi nhóm sẽ được phát thẻ màu đỏ hoặc xanh để ra dấu hiệu để được trả lời “Đúng” hay “Sai”.
 + Các nhóm sẽ được nghe các câu hỏi, các tình huống từ phía GV. Nếu đội nào muốn trả lời đội đó sẽ giơ thẻ được trả lời trước. Nếu trả lời sai đội bạn sẽ được quyền trả lời .
 + Mỗi câu trả lời đúng dẽ ghi được 5 điểm, câu trả lời sai thì không ghi được điểm. Đội chiến thắng là đội có số điểm nhiều hơn.
- GV đứa ra kết quả đúng:
 IV. Củng cố - Dặn dò:
- Tìm nhũng câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm của nhũng người thân trong gia đình với nhau.
- Dặn HS phải luôn quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình.
- HS trả lời.
- HS liên hệ bản thân.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm lên thể hiện cách xử lý tình huống.
- Cách xử lý:
 + Tình huống 1: Bà bị mệt, Ngân ở nhà chăm sóc bà. Có như thế, bà mới yên tâm và mau khỏi bệnh. Ngân có thể chuyển lời xin lỗi không đi dự sinh nhật của bạn được. Chắc chắn người bạn cũng sẽ thông cảm với Ngân.
 + Tình huống 2: Phim Nam không xem ngày hôm nay có thể xem vào ngày mai, và nếu xem không được, Nam có thể nghe người khác kể lại. Còn việc quan trọng là bài kiểm tra ngày mai của em. Nếu không được Nam sẽ khó có thể làm bài kiểm tra tốt và đạt kết quả cao được. Bởi vậy, Nam nên giúp em ôn lại kiến thức cũ. Nếu em Nam thi tốt, Nam sẽ rất vui và chắc chắn cả bố mẹ Nam cũng rất vui.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung nếu cần.
- 1, 2 HS nhắc lại.
- Mỗi nhóm cử ra 2, 3 đại diện.
- Các nhĩm trả lời từng tình huống 
Toán 
LUYỆN TẬP 
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia trong giải toán.
- Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản.
- BT cần làm: BT1; BT2 (cột 1, 2, 3); BT3; BT4
- Thái độ : Yêu thích môn học, tính cẩn thận, chính xác.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên : SGK, phấn màu.
- Học sinh : SGK, VBT, bút chì màu.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khởi động:
- Hát .
II. Kiểm tra bài cũ: Bảng chia 7
- Kiểm tra đọc thuộc bảng chia 7.
- Nhận xét.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích giờ học và tên bài lên bảng.
2. HĐ1- Củng cố về phép chia trong bảng chia
 Bài 1:
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm phần a.
- Hỏi: Khi đã viết 7 x 8 = 56, có thể ghi ngay kết quả 56 : 7 được không, vì sao ?
- Yêu cầu HS giải thích tương tự với các trường hợp còn lại.
- Yêu cầu HS đọc từng cặp phép tính trong bài.
- Cho HS tự làm tiếp phần b.
- Nhận xét.
 Bài 2:
- Xác định yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS làm vào VBT.
* Lưu ý HS: Khi làm bài nên kết hợp nói và viết.
- Sửa bài, nhận xét.
* Chốt: Học thuộc bảng chia 7 vận dụng vào việc làm tính nhanh và chính xác.
3. HĐ2- Giải toán liên quan bảng chia 7 
 Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.
- Hỏi: Tại sao để tìm số nhóm em lại thực hiện phép chia 35 chia 7 ?
- Chữa bài, nhận xét.
* Chốt: Các bước giải toán.
4. HĐ4- Tìm 1/ 7 của 1 số
 Bài 4:
- Hỏi:
 + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 + Hình a có tất cả bao nhiêu con mèo ?
 + Muốn tìm 1/ 7 số con mèo có trong hình a ta phải làm thế nào ?
- Hướng dẫn HS khoanh tròn hoặc tô màu vào 3 con mèo trong hình a.
- Tiến hành tương tự với phần b.
- Nhận xét.
* Chốt: Cách tìm 1/ 7 của 1 số.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà luyện thêm về phép chia trong bảng chia 7.
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS đọc thuộc lòng.
- Nghe giới thiệu.
- 4 HS lên bảng làm bài, 1 HS cả lớp làm bài vào VBT.
- Khi đã biết 7 x 8 = 56 có thể ghi ngay 56 : 7 = 8 vì nếu lấy tích chia cho thứa số này sẽ được thừa số kia.
- HS làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Chia lớp 35 HS thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 HS. Hỏi chia được bao nhiêu nhóm ?
Bài giải
Số nhóm chia được:
35 : 7 = 5 (nhóm)
 Đáp số: 5 nhóm.
- Vì có tất cả 35 HS, chia đều thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 HS. Như vậy số nhóm chia được bằng tổng số HS chia cho số HS của một nhóm.
- Trả lời:
 +Tìm 1/ 7 số mèo có trong mỗi hình trong mỗi hình sau.
 + Hình a có tất cả 21 con mèo.
 + Một phần bảy số con mèo trong hình a là: 
21 : 7 = 3
- HS thực hiện.
Tự nhiên xã hội 
VỆ SINH THẦN KINH 
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.
- Biết tránh những việc làm có hại đối với thần kinh
- HS có ý thức học tãp, làm việc đúng cách để giữ vệ sinh thần kinh.
KNS:Kĩ năng tự nhận thức.Kĩ năng tìm liếm và xử lí thơng tin.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình vẽ trang 32, 33 SGK.
- Bảng vẽ các hình ảnh thể hiện tâm trạng(cho hoạt động 2)
- Tranh vẽ hình đồ uống, hoa quả.
- Giấy khổ lớn, bút dạ quang.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khởi động:
- Hát .
II. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động thần kinh.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Ghi tựa bài lên bảng.
2. HĐ1- Thảo luận nhóm đôi về việc làm trong tranh
- Yêu cầu hS quan sát tranh 1--> 7 SGK và thào luận nhóm đôi để chọn việc làm có lợi, có hại.
- GV chọn vài nhóm trình bày, giải thích điểm có lợi, hại.
- Kết luận: 
 + Những việc làm như thế nào có lợi cho cơ quan thần kinh ?
 + Trạng thái sức khỏe nào có lợi cho cơ quan thần kinh ?
3.HĐ2- Trò chơi “Thử làm bác sĩ”
- GV chia nhóm, cho HS quan sát tranh số 8 trang 33 SGK.
- Cho HS thảo luận và đóng vai.
- Cho HS tiến hành trò chơi.
- Nhận xét và kết luận: cần sống vui vẻ, tránh lo lắng hoặc sợ hãi.
4. HĐ3- Cái gì có lợi ? Cái gì có hại ?
- Phát cho các nhóm tranh vẽ 1 số đồ ăn, đồ uống như: nước cam, viên C sủi, hoa quả, bánh kẹo, cà phê, thuốc lá, rượu, ma tuý, thuốc ngủ.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận để sắp xết các đồ vật đó thành 3 nhóm : có lợi cho cơ quan thần kinh, có hại cho cơ quan thần kinh, rất nguy hiểm với cơ quan thần kinh.
- Dán kết quả lên bảng, các nhóm trưởng trình bày.
- Hỏi HS:
 + Tại sao cà phê, thuốc là, rượu lại có hại cho cơ quan thần kinh ?
 + Ma tuý vô cùng nguy hiểm, vậy chúng ta phải làm gì ?
- GV nêu thêm các tác hại của chất gây nghiện đối với cơ quan thần kinh. 
* GV chốt: chúng ta cần luyện tập sống vui vẻ, ăn uống đúng chất, điều độ để bảo vệ cơ quan thần kinh. Cần tránh xa ma tuý để bảo vệ sức khỏe và cơ quan thần kinh.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Xem bài.
- Chuẩn bị bài 16.
- HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát tranh, trình bày kết quả và giải thích điểm có lợi và có hại.
- HS lên bảng thực hiện xếp 7 tranh phóng to (làm 2 nhóm lợi và hại).
- HS quan sát và thảo luận.
- 1 HS vai bác sĩ, vài HS thể hiện các trạng thái trong tranh.
- 2 nhóm thực hiện.
- HS nhận tranh và thảo luận sắp xếp các tranh vẽ vào các nhóm.
 + Có lợi: nước cam, viên C sủi, hoa quả, bánh kẹo.
 + Có hại: cà phê, thuốc lá, rượu.
 + Nguy hiểm: ma tuý, thuốc ngủ.
- Nhóm trưởng thực hiện.
- Lớp theo dõi và trả lời câu hỏi:
 + Vì chúng gây nghiện, dễ làm cơ quan thần kinh bị mệt mỏi.
 + Tránh xa ma túy , tuyệt đối không được dùng thử.
MÔN : THỂ DỤC
ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI-TRÒ CHƠI “ CHIM VỀ TỔ “
MỤC TIÊU
Biết cách tập hợp hàng ngang nhanh, dóng thẳng hàng ngang.
Biết cách di chuyển hướng phải, trái.
Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi đư ...  chia trong phép chia.
- x = 30 : 5 = 6.
- Trong phép chia hết, muốn tìm số chia chúng ta lấy số bị chia chia cho thương.
- Bài toán yêu cầu tính nhẩm.
- 4 HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính trước lớp.
*************************************************
MÔN : THỂ DỤC
ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI
MỤC TIÊU
Biết cách tập hợp hàng ngang nhanh, dóng thẳng hàng ngang.
Biết cách di chuyển hướng phải, trái.
Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm : trên sân trường , vệ sinh sạch sẽ , bảo đảm an toàn luyện tập.
Phương tiện: chuẩn bị 1 còi , kẻ đường đi , vạch chuẩn bị và vạch xuất phát cho đi chuyển hướng , vẽ ô và vòng tròn cho trò chơi.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
THỜI
GIAN
HOẠT ĐỘNG HỌC
PHẦN MỞ ĐẦU
Tập hợp điểm số , phổ biến yêu cầu nội dung tiết học.
*Oân động tác đi chuyển hướng phải , trái.
*Học trò chơi “ chim về tổ”
PHẦN CƠ BẢN
Oân đi chuyển hướng phải ,trái.
Chia lớp thành 3 tổ luyện tập.
Cả lớp cùng thực hiện.
Lần 1 GV điều khiển.
Lần 2 cán sự lớp điều khiển.
Học trò chơi “ Chim về tổ “
Nêu tên trò chơi , hướng dẫn cách chơi và nội quy chơi.
Cách chơi : Khi có lệnh bắt đầu , những em đứng làm tổ chim mở cửa , ( không nắm tay nhau) để các chim ở trong tổ bay ra đi tìm tổ mới kể cả chim đứng trong ô vuông giữa vòng cũng phải di chuyển. Mỗi tổ chim chỉ cho phép nhận 1 con . những chim nào không tìm được tổ thì phải đứng vào hình vuông giữa vòng, sau 3 lần chơi chim nào 2 lần liên tiếp không vào được tổ thì chim đó sẽ bị phạt.
Quan sát nhắc nhở hs đảm bào an toàn khi vui chơi.
PHẦN KẾT THÚC
Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
Nhận xét tiết học.
Dặn hs về nhà luyện tập thêm và chuẩn bị cho bài sau.
3’
4’
10-12’
10-12’
2’
2’
2’
Lớp trưởng tập hợp điểm số , báo cáo.
Tập hợp vòng tròn , khởi động , vỗ tay hát.
Tứng tổ tập luyện.
Cả lớp thực hiện.
Chú ý thực hiện .
Tập luyện theo sự điều khiển cuả lớp trưởng.
Lắng nghe và nắp luật chơi.
Lắng nghe , và hiểu nội dung chơi và tiến hành chơi. Theo hướng dẫn của GV.
Kết thúc trò chơi.
Vỗ tay hát.
Lắng nghe.
********************************
Ngày soạn: 30/09/2011 Thứ sáu, ngày 14 tháng 10 năm 2011
Chính tả 
TIẾNG RU 
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Nhớ – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ lục bát.
- Làm đúng bài tập 2.
- Bài viết không mắc quá 5 lỗi; HS viết khoảng 55 chữ/ 15 phút
- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên : Giấy khổ to hoặc bảng phụ viết nội dung bài tập 2
- Học sinh : SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khởi động:
- Hát .
II. Kiểm tra bài cũ:
- Cho cả lớp viết: buồn bã, buông tay, diễn tuồng.
- GV nhận xét.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HĐ1- Hướng dẫn HS nhớ - viết 
v Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc khổ thơ 1 và 2 của bài.
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả.
- GV gợi ý:
 + Bài thơ viết theo thể gì ?
 + Cách trình bày bài thơ lục bát có điểm gì cần chú ý ?
 + Dòng thơ nào có dấu chấm phẩy ?
 + Dòng thơ nào có dấu gạch nối ?
 + Dòng thơ nào có dấu chấm hỏi ?
 + Dòng thơ nào có dấu chấm than ?
v HS nhớ và viết 2 khổ thơ:
- GV nhắc HS nhớ ghi tên bài ở giữa trang vở, viết hoa các chữ đầu dòng đầu khổ thơ, đánh dấu câu đúng.
- Chốt: Thuộc bài, nhớ cách thình bày bài thơ lục bát, những chỗ cần đánh dấu câu và những tiếnng khó.
v Chấm và chữa bài:
- GV chấm 5 đến bảy bài.
- Nêu nhận xét chung.
3. HĐ2- Hướng dẫn HS làm bài chính tả 
 Bài tập lựa chọn:
- GV chọn cho HS lớp mình làm bài tập 2a hoặc 2b.
- GV mời HS lên bảng viết lời giảng.
- GV nhận xét, chốt lại lời giảng đúng.
 + Câu a: rán - dễ - giao thừa.
 + Câu b: cuồn cuộn - chuồng - luồng.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Lưu ý HS viết sai.
- Viết lại mỗi từ 3 lần.
- Chuẩn bị bài tập làm văn: Kể về một người hàng xóm.
- Nhận xét tiết học.
- 2, 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- HS lắng nghe, 2, 3 HS học thuộc lòng 2 khổ thơ.
- HS mở SGK trang 64, 65.
- HS trả lời:
 + Thơ lục bát: 1 dòng 6 chữ, 1 dòng 8 chư
 + Dòng 6 viết cách lề 2 ô li, dòng 8 viết cách lề 1 ô li.
 + Dòng thứ 2.
 + Dòng thứ 7.
 + Dòng thứ 7.
 + Dìng thứ 8.
- HS viết ra nháp những chữ khó, ghi nhớ những chỗ cần đánh dấu câu, nhẩm học thuộc lòng 2 khổ thơ.
- HS gấp sách và viết vào vở 2 khổ thơ vừa học.
- HS đọc lại, kiểm tra lỗi, tự sửa lỗi.
- 1 HS đọc nội dung bài tập, cả lớp theo dõi, làm vào VBT hoặc giấy nháp.
- Lần lượt 3 HS viết bài lên bảng và đọc lời giải.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc lại kết quả, cả lớp làm vào vở.
Tập làm văn 
KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM 
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU í
- Biết kể về người hàng xóm theo gợi ý (BT1).
- Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) (BT2).
- Thái độ : Biết quan tâm, thương yêu người hàng xóm.
*GDMT:Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong xã hội.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên : Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi ý kể về một người hàng xóm.
- Học sinh : VBT
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khởi động:
- Hát .
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS 
 + Kể chuyện “ Không nở nhìn ”
 + Trình tự 1 cuộc họp.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HĐ1- Rèn kỹ năng nói 
v Mục tiêu: Biết kể về 1 người hàng xóm.
v Cách tiến hành :
 Bài tập 1: Kể về 1 người hàng xóm mà em quý mến.
- GV chia thành 4 nhóm.
- Từ 4 câu hỏi gợi ý, GV cho HS kể về người hàng xóm từ 5 đến 7 câu.
* Lưu ý: HS có thể kể kỹ hơn về hình dáng, tính tình người đó, tình cảm gia đình em với người đó, tình cảm của người đó với gia đình em không hoàn toàn phụ thuộc vào 4 câu gợi ý.
- Cho HS lên trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung.
v Chốt: Khi kể về người hàng xóm cần kể một cách tự nhiên và chân thật.
3. HĐ2- Rèn luyện kỹ năng viết 
v Mục tiêu: Viết lại được những điều vừa kể thành 1 đoạn văn, diễn đạt rõ ràng.
v Cách tiến hành: 
- GV cho HS làm vào phiếu thực hành.
 Bài tập 2:
- GV nhắc HS chú ý viết giản dị, chân thật những điều vừa kể từ 5 đến 7 câu hoặc nhiều hơn.
- GV mời 5 đến 7 HS đọc bài.
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những người viết tốt nhất.
v Chốt: Khi viết lại những điều vừa kể phải diễn đạt rõ ràng.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những HS chưa hoàn thành bài viết ở lớp về nhà viết tiếp. Với những em viết xong, có thể viết lại bài văn cho hay hơn.
- 2 HS lên trả bài.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài và 4 gợi ý, cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc theo nhóm (tự chọn nhóm)
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài.
- 2, 3 HS đọc bài làm của mình, cả lớp lắng nghe và nhận xét.
- HS lắng nghe.
Toán
LUYỆN TẬP 
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
- Biết làm tính nhân (chia) số có hai chữ số (cho) số có một chữ số.
- BT cần làm: BT1; BT2 (cột 1, 2); BT3.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên : SGK .
- Học sinh : Phiếu luyện tập .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khởi động:
- Hát .
II. Kiểm tra bài cũ: Tìm số chia 
- Sửa bài 3/39 .
- Nhận xét bài cũ .
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Ghi bảng, phát phiếu luyện tập .
2. HĐ1 - Củng cố kiến thức tìm thành phần chưa biết của phép +, -, x, :
- Cho HHS đọc y/c bài 1 .
- GV hỏi :
 Bài a/ Muốn tìm số hạng chưa biết ta phải làm thế nào Bài b/ Muốn tìm thừa số chhưa biết ta phải làm sao ?
 Bài c/ ...............................................................................
 Bài d/ ...............................................................................
 Bài e/ ...............................................................................
 Bài g/ ..............................................................................
- GV cho HS làm bài vào phiếu luyện tập, gọi 2 HS lên bảng thực hiện bài 1 .
- GV nhận xét kết quả, sửa bài .
3. HĐ2 - Củng cố về phép nhân và phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số 
- GV cho HS đọc đề .
- GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào phiếu luyện tập .
- GV nhận xét và sửa chữa .
4. HĐ3 - Củng cố cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số 
- GV cho HS đọc đề toán .
- GV hỏi :
 + Trong thùng có bao nhiêu lít dầu ?
 + Số lít dầu còn lại trong thùng bằng bao nhiêu ?
 + Bài toán hỏi gì ?Vậy muốn tìm số lít dầu còn lại trong thùng ta làm thế nào ?
- GV gọi 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào phiếu luyện tập .
- GV nhận xét, sửa chữa .
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà làm bài 3, 4 VBT .
- Chuẩn bị bài “Góc vuông, góc không vuông”
- HS đọc 
1. Tìm x :
 a/ x + 12 = 36 	b/ x . 6 = 30
 c/ x - 25 = 15 	d/ x : 7 = 5 
 e/ 80 - x = 30	g/ 42 : x = 7 
. Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết 
. Lấy tích chia cho thừa số đã biết 
- 2 HS lên bảng 
2. Tính :
 a/ 	35	26	
 x 2 x 4 
 b/
64 2	 80 4 	
Giải
	Số lít dầu còn lại là :
	36 : 3 = 12 (lít)
	Đáp số : 12 lít dầu
Duyệt của tổ trưởng chuyên môn
Ngày.tháng..năm 2011
Duyệt của BGH
Ngày.tháng..năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc