Giáo án lớp 3 Tuần học thứ 17 năm học 2012

Giáo án lớp 3 Tuần học thứ 17 năm học 2012

- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Biết đọc với giọng kể chậm rãi.

- Đọc hiểu được nội dung bài: Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.( trả lời được câu hỏi 1,2,3). HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4

II/ Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ ghi câu, đoạn hướng dẫn HS đọc.HS: sgk

III/ Các hoạt động dạy học:

1/Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Thời gian biểu.

- Nhận xét- ghi điểm. Nhận xét bài cũ.

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần học thứ 17 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2012
	 Chào cờ đầu tuấn
	Môn: Tập đọc Tiết 49 - 50 
	Tên bài dạy: Tìm ngọc
	Sgk: 138 / Tgdk:70’ 
 I/ Mục tiêu: 
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Biết đọc với giọng kể chậm rãi. 
- Đọc hiểu được nội dung bài: Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.( trả lời được câu hỏi 1,2,3). HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi câu, đoạn hướng dẫn HS đọc.HS: sgk
III/ Các hoạt động dạy học:
1/Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Thời gian biểu.
- Nhận xét- ghi điểm. Nhận xét bài cũ. 
2/ Hoạt động dạy học bài mới: 
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Tìm ngọc
b/Hoạt động 2: Luyện đọc 
* GV đọc mẫu giọng nhẹ nhàng, tình cảm - HS nghe theo dõi sgk.
* HS luyện đọc nối tiếp mỗi em 1 câu lượt 1- GV theo dõi ghi bảng những từ hs đọc sai và hướng dẫn hs đọc. 
- HS đọc nối tiếp câu lược 2, giảng từ: sà xuống, rỉa
+ GV hướng dẫn hs đọc câu dài: Xưa/ có một chàng trai thấy một bọn trẻ định giết con rắn nước/ bèn bỏ tiền ra mua,/ rồi thả rắn đi.//
* Luyện đọc đoạn
- Hs đọc nối tiếp đoạn lượt 1, GV giảng các từ ngữ trong sgk: Long vương,thợ kim hoàn, đánh tráo
- GV hướng dẫn hs đọc đoạn khó: Gv hướng dẫn hs cách ngắt nghỉ hơi ở những câu dài, những từ ngữ cần nhấn giọng
+ GV đọc mẫu, gọi hs đọc lại
- HS đọc nối tiếp câu lượt 2, gv và cả lớp nhận xét
* Luyện đọc đoạn trong nhóm đoạn 1, 2 - Thi đọc đoạn giữa các nhóm. 
- Lớp nhận xét- GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 
* Cả lớp đồng thanh đoạn 1, 2
c/ Hoạt động 3: Tìm hiểu bài 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm – Đọc câu hỏi sgk và TLCH. 
- GV nhận xét, chốt ý trả lời của HS.
+ Câu 1: Chàng cứu con rắn nước. con rắn ấy là con của Long Vương. Long Vương tặng chàng viên ngọc quý
+ Câu 2: Một người thợ kim hoàn đánh tráo viên ngọc khi biết đó là viên ngọc quý, hiếm
+ Câu 3: a) Mèo bắt một con chuột đi tìm ngọc. Con chuột đi tìm được
	 b) Mèo và chó rình bên sông, thấy có người đánh được con cá lớn, mổ ruột ra có viên ngọc, Mèo nhảy tới ngoạm viên ngọc chạy
 	 c) Mèo nằm phơi bụng vờ chết. Quà sà xuống toan định rỉa thịt, Mèo nhảy xổ lên vồ. Quạ van lạy, trả lại ngọc
+ Câu 4: Thông minh, tình nghĩa
* Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
GV chốt: Chó và mèo là những con vật nuôi trong nhà rất,tình nghĩa,thông minh, thật sự là bạn của con người.- gv ghi bảng và gọi hs nhắc lại.
d/ Hoạt động 4: Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn cách đọc: đôc giọng nhẹ nhàng, tình cảm. khẩn trương ở các đoạn 4,5. nhấn mạnh từ ngữ kể về sự thông minh và tình nghĩa của chó , mèo và chủ
- GV đọc mẫu lần 2.
- HS luyện đọc ( đọc nối tiếp, đọc mời, đọc phân vai) - HS tự phân vai đọc trong nhóm. Đại diện 1 số nhóm đọc trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay nhất.
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS đọc lại bài.
- HS nêu lại ý nghĩa bài đọc.
- Về nhà đọc lại bài và TLCH.
- Nhận xét tiết học.
 	IV/ Phần bổ sung :
- Thời gian .............
- Nội dung...........
- Phương pháp.................
	Môn: Toán 	Tiết 76
	Tên bài dạy: Ngày, giờ
	Sgk: 76,77. Tgdk:35’
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết một ngày có 24 giờ,24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
- Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày.
- Nhận biết các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ
- Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.
- Nhận biết thời điểm , khoảng thời gian,các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- GV: mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài
- HS: mặt đồng hồ
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng làm 100 - 36	100 - 27
- HS dưới lớp làm nháp - Nhận xét bài, sửa sai, ghi điểm. 
- Nhận xét bài cũ.
2/ Hoạt động dạy học bài mới: 
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Ngày giờ
b/ Hoạt động 2: Thảo luận về nhịp sống tự nhiên hàng ngày
* Giới thiệu giờ: GV hỏi:
- Lúc 5 giờ sang em làm gì? ( em đang ngủ)
- Lúc 11 giờ trưa em đang làm gì? ( em đi học về) ( TCTV)
- Lúc 3 giờ chiều em đang làm gì? ( em dang học bài) ( TCTV)
- Lúc 8 giờ tối em đang làm gì? ( xem ti vi) ( TCTV)
- Sau mỗi lần hs trả lời câu hỏi , gv cho hs quay kim đồng hồ. Nhận xét
- GV cũng cố lại vị trí kim đồng hồ đến giờ đó ( kim dài chỉ phút, kim ngắn chỉ giờ)
* Giới thiệu ngày:
- GV hỏi: + Môt ngày có bao nhiêu giờ? ( 24 giờ) ( TCTV)
	 + Tính từ đâu đến đâu? ( 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau) ( TCTV)
- HS nhắc lại , gv ghi bảng
+ Một gày có những buổi nào? ( sáng, trưa, chiều, tối, đêm) ( TCTV)
+ Buổi sáng từ mấy giờ đến mấy giờ? ( 1 giờ sáng đến 10 giờ) – hs nhắc lại- gv ghi bảng( TCTV)
- Những buổi còn lại gv cho hs nhắc lại tương tự
- HS đọc lại phần phân chia thời gian
- GV hỏi tiếp : 2 giờ chiều còn gọi là mấy giờ( 14 giờ) ( TCTV)
+ 23 giờ còn gọi là mấy giờ? ( TCTV)
c/ Hoạt động 3: Thực hành vbt
* Bài 2/vbt: Số ?
* Củng cố cách xem giờ đúng.
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu( TCTV)
- GV nhắc hs quan sát lại giờ tương ứng với thời gian sinh hoạt để điền cho đúng
- HS làm bài- HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.
- GVnhận xét
	+ Em tập thể dục lúc 6 giờ sáng
	+ Mẹ đi làm về lúc 12 giờ trưa
	+ Em chơi bóng lúc 5 giờ chiều
	+ Em xem phim truyền hình lúc 8 giờ tối
	+ Lúc 10 giờ đêm em đang ngủ	
*Bài 4/vbt: Viết tiếp vào chỗ chấm.
* Củng cố cách xem giờ đúng và gọi theo cách 2.
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu( TCTV)
- GV hướng dẫn hs đối chiếu giờ cho tuơng ứng để nối cho đúng
- HS làm bài – HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
Tranh 1: 15 giờ hay 3 giờ chiều.
Tranh 2: 20 giờ hay 8 giờ tối.
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: 
- Học sinh nhắc lại nội dung bài. 
- Tiết sau: Thực hành xem đồng hồ
- Nhận xét tiết học.
IV/ Phần bổ sung :
- Thời gian .............
- Nội dung...........
- Phương pháp.................
Chiều: 	Môn: Đạo đức Tiết 15 
Tên bài dạy: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp ( tiết 2)
Sgk:22 25 . Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu:
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 - Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 - Hiểu: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của học sinh.
 - Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
(Không yêu cầu học sinh đóng vai theo tiểu phẩm "Bạn Hùng thật đáng khen")
Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
* Bảo vệ môi trường: Tham gia và nhắc nhở mọi người giữ gìn trường lớp sạch đẹp là góp phần làm môi trường thêm sạch đẹp, góp phần bảo vệ môi trường.
* Kĩ năng sống: Kĩ năng hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp( Thảo luận nhóm)
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: phiếu tình huống cho các nhóm (bt3). Các mẩu giấy nhỏ chơi trò chơi (HĐ 3)
- HS: VBT đđ
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 
- HS trả lời các câu hỏi sau: 
+ Để giữ trường lớp sạch đẹp chúng ta nên làm gì? ( TCTV)
+ Giữ trường lớp sạch đẹp là bổn phận của ai? ( TCTV)
+ Giữ trường lớp sạch đẹp mang lại lợi ích gì? ( TCTV)
- GV nhận xét, đánh giá.Nhận xét bài cũ.
2/ Hoạt động dạy học bài mới: 
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp ( tiết 2)
b/ Hoạt động 2: Đóng vai xử lí tình huống ( bài tập 3).
* Mục tiêu: Giúp HS biết ứng xử trong các tình huống cụ thể. Lồng ghép giáo dục kĩ năng hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp( Thảo luận nhóm)
* Cách tiến hành: Chia nhóm 4 và nêu tình huống cho các nhóm thảo luận: 
+ Tình huông 1: thay “em”= An
+ Tình huống 2,3: thay “bạn”= Hà, Long
- Các nhóm phân công, nhiệm vụ đóng vai – GV đến hướng dẫn nhóm yếu. ( TCTV)
- Đại diện các nhóm lên đóng vai – Nhóm khác nhận xét cách xử lí của nhóm bạn. ( TCTV)
- Hỏi: Em thích nhân vật nào nhất?vì sao? ( TCTV)
- GV nhận xét, chốt cách xử lí từng tình huống:
+ Tình huống 1: An cần nhắt Mai đổ rác đúng nơi qui định
+ Tình huống 2: Hà khuyên bạn không nên vẽ bậy lên tường
+ Tình huống 3: Long nên nói với bố sẽ đi chơi công viên vào ngày khác và đi đến trường trồng cây cùng với bạn.
- GV kết luận các tình huống
* Giáo dục Bảo vệ môi trường: Tham gia và nhắc nhở mọi người giữ gìn trường lớp sạch đẹp là góp phần làm môi trường thêm sạch đẹp, góp phần bảo vệ môi trường.
c/Hoạt động 3: Thực hành làm sạch, trường lớp
* Mục tiêu: Giúp HS biết được các việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày để giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.
 * Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS quan sát lớp học, sân trường: Nhận xét xem đã sạch, đã đẹp chưa?
- HS thực hành bằng cách lượm rác xung quanh lớp học, lau chùi những vết bẩn trong lớp.
- Sau khi thực hành cho HS phát biểu cảm tưởng. ( TCTV)
-GV hỏi: +Hãy nêu các việc cần làm để giữ trường lớp sạch đẹp?( quét lớp, không vẽ bậy,xả rác) ( TCTV)
	 + Các em có cần làm những việc đó không? Vì sao? (cần vì: để cho trường lớp sạch đẹp và là bổn phận của hs)
GV kết luận: Mỗi HS cần tham gia làm các việc cụ thể, vừa sức của mình để giữ trường, lớp sạch đẹp. Đó vừa là quyền, vừa là bổn phận của các em.
* Giáo dục kĩ năng sống: - Kĩ năng hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp( Thảo luận nhóm)
* Giáo dục Bảo vệ môi trường: Tham gia và nhắc nhở mọi người giữ gìn trường lớp sạch đẹp là góp phần làm môi trường thêm sạch đẹp, góp phần bảo vệ môi trường
d/Hoạt động 4: Trò chơi: “Tìm đôi bạn”
* Mục tiêu: Giúp HS biết được phải làm gì trong các tình huống cụ thể để giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.
* Cách tiến hành: 
- GV nêu yêu cầu luật chơi – Tổ chức hình thức chơi: chọn 10 HS trong lớp.
- HS tham gia chơi – HS dưới lớp theo dõi. 
- GV cùng lớp nhận xét các HS đã tìm đôi bạn đúng và nhanh nhất.
GV kết luận chung: 
Giữ gìn trường, lớp sạch đẹp là quyền và bổn phận của mỗi HS để các em được sinh hoạt, học tập trong môi trường trong lành.
	Trường em, em quý em yêu
	Giữ cho sạch đẹp sớm chiều không quên
3/Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Liên hệ thực tế: Giáo dục HS ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.
- Dặn hs về nhà xem lại bài và xem trước bài mới: Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
- Nhận xét tiết cũ.
IV/ Phần bổ sung :
- Thời gian .............
- Nội dung...........
- Phương pháp.................
Môn: Toán
Tên bài dạy ...  Giới thiệu bài 
b/ Hoạt động 2 : Ôn bài hát “ Cộc cách, tùng cheng”
- GV hát mẫu bài hát
- Cả lớp hát lại bài hát 1 ,2 lần; sau đó chia từng nhóm, từng dãy bàn hát theo kiểu đối đáp từng câu
- Nhắc nhở các em khi hát phát âm gọn gàng, thể hiện tính chất vui tươi
3/ Hoạt động cuối cùng : Củng cố , dặn dò 
- Thi hát cá nhân trước lớp
- Dặn dò, về tập lại bài hát và chuẩn bị bài “Chiến sĩ tí hon” 
- Nhận xét tiết học. 
IV/ Phần bổ sung :
- Thời gian ...............
- Nội dung..............
- Phương pháp...................
Thứ sáu ngáy 14 tháng 12 năm 2012 
Hoạt động tập thể
 	 Uống nước nhớ nguồn
 S: / Tgdk: 35’
 ( Xem tài liệu hướng dẫn)
 Môn: Tập làm văn 	Tiết 17 
Tên bài dạy: Ngạc nhiên, thích thú. Lập thời gian biểu
Sgk: 146. Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu: 
- Biết nói lời thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú phù hợp với tình huống giao tiếp ( bài tập 1, bài tập 2)
- Dựa vào mẫu chuyện lập được thời gian biểu theo cách đã học.( bài tập 3)
* Kĩ năng sống : Kiểm soát cảm xúc(- Trình bày ý kiến cá nhân)
- Quản lí thời gian(- Đặt câu hỏi)
II/ Đồ dùng dạy – học:
- GV: tranh minh hoạ bt1. phiếu cho HS làm bt3.
III/ Các hoạt động dạy – học:
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 
 - 1HS đọc đoạn văn đã viết kể về con vật nuôi trong nhà ( bt2).
- 1 HS lập thời gian biểu buổi tối ( bt 3)
- GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét bài cũ.
2/ Hoạt động dạy học bài mới:
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Ngạc nhiên, thích thú. Lập thời gian biểu
b/ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài tập 1/sgk: Đọc lời bạn nhỏ trong bức tranh dưới đây. Cho biết lời nói ấy thể hiện thái độ gì của bạn nhỏ.
- HS đọc yêu cầu bài tập và lời bạn nhỏ trong tranh.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- GV cùng lớp nhận xét.
GV chốt: Lời của bạn nhỏ trong tranh thể hiện thái độ ngạc nhiên, thích thú khi thấy món quà mẹ tặng. Lồng ghép giáo dục kiểm soát cảm xúc(- Trình bày ý kiến cá nhân) và kĩ năng quản lí thời gian(- Đặt câu hỏi)
* Bài tập 2/vbt: Bố đi công tác về, tặng em một gói quà. Mở gói quà ra, em rất ngạc nhiên và thích thú khi thấy một cái vỏ ốc biển rất to và đẹp. Viết câu nói thể hiện sự ngạc nhiên thích thú của em.
- HS đọc yêu cầu bài tập - GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập.
- HS nối tiếp nhau nói câu thể hiện sự ngạc nhiên và thích thú.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
- Tuyên dương HS nói câu hay.
	VD: Ôi ! con ốc biển to và đẹp quá !. Con cảm ơn bố.
	 Sao con ốc đẹp thế, lạ thế!Con cảm ơn bố ạ
* Bài tập 3/vbt: Dựa vào mẩu chuyện viết thời gian biểu của bạn Hà(Viết) 
- HS đọc yêu cầu bài tập
- 1 HS đọc mẩu chuyện - Lớp theo dõi sgk.
- GV đọc lại mẫu chuyện.
- GV nhắc lại cách trình bày 1 thời gian biểu.
- GV cho HS nhìn lại cách trình bày thời gian biểu của bạn Phương Thảo trong bài tập đọc.
- GV hỏi thời gian biểu của bạn Hà bắt đầu từ lúc mấy giờ và kết thúc luc mấy giờ? ( 6 giờ 30- 10 giờ)
- HS tự viết thời gian biểu vào vbt – 2 HS viết phiếu bt.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa bài trên bảng.
- GV ghi điểm HS lập được thời gian biểu theo mẫu chuyện.
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS tự lập thời gian biểu và thực hiện giờ giấc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- về nhà viết lại thời gian biểu bt3.
- Nhận xét tiết học
VI/ Phần bổ sung :
- Thời gian .............
- Nội dung...........
- Phương pháp................
Môn: Toán 	Tiết 80 
	Tên bài dạy: Luyện tập chung
	Sgk: 81. Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu:
- Biết các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ; ngày, tháng.
- Biết xem lịch
II/ Đồ dùng dạy - học: 
- GV: phiếu bài tập, đồng hồ, tờ lịch. 
III/Các hoạt động dạy - học:
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 
- GV treo tờ lịch – HS tìm và nêu ngày, tháng hoặc thứ theo yêu cầu của GV. ( TCTV)
- GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét bài cũ.
2/Hoạt động dạy học bài mới: 
a/Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Luyện tập chung.
b/Hoạt động 2: Thực hành vbt
*Bài 1/vbt: Nối mỗi câu với đồng hồ chỉ giờ thích hợp.
* Củng cố cách xem giờ đúng và nối đúng ý d8ã cho.
- HS làm bài vbt – 1HS lên bảng làm phiếu.
- GV kèm HS yếu làm bài . 
- GV cùng lớp nhận xét bài trên bảng, sửa sai.
	Em tưới cây lúc 5 giờ chiều.	Đồng hồ 3
	Em đang học ở trường lúc 8 giờ sáng	Đồng hồ 1
	Cả nhà em ăn cơm lúc 6 giờ chiều	Đồng hồ 4
	Em đi ngủ lúc 21 giờ	Đồng hồ 2
- GV cho cả lớp đồng thanh nhắc lại nội dung bài ( TCTV)
*Bài 2/vbt:
a. Viết tiếp các ngày còn thiếu vào trong tờ lịch tháng 5( có 31 ngày)
* Củng cố cách viết hoàn chỉnh tờ lịch 31 ngày và hoàn thành thống kê theo yêu cầu.
- GV nhắc HS không viết vào phần ô trống tô màu đậm.
- HS làm vbt, một em làm phiếu.
- GV kèm HS yếu làm bài - Lớp nhận xét: tháng 5 có 31 ngày. 
- GV cho cả lớp đồng thanh nhắc lại nội dung bài ( TCTV)
Tháng năm
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Thứ bảy
Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
b. HS làm bài vào vbt – Nêu miệng bài đã hoàn thành. ( TCTV)
- Lớp nhận xét, sửa sai.
+ Ngày 1 tháng 5 là thứ bảy
+ Tháng năm có 5 ngày thứ bảy. Đó là các ngày 1,8,15,22,29
+ Thứ ba tuần này là ngày 11 tháng 5.Thứ ba tuần trước là ngày 4 tháng 5. Thứ ba tuần sau là ngày 18 tháng năm
c/ Hoạt động 3: bài kiểm tra 20 phút
*/ Đề kiểm tra:
	Câu 1: Tính
	37-7+10=	26+23-14=
	24+15-29=	10+40-20=
	Câu 2: Đặt tính rồi tính:
	100-23	46+28	92-43	46+34
	Câu 3: Tìm x:
	a/ 14 + x = 52	b/ x – 41 = 27	c/ 52 - x = 37
	Câu 4: Giải bài toán: Tháng vừa rồi hà đạt được 54 điểm mười, Hoa ít hơn Hà 18 điểm mười. Hỏi Hoa được bao nhiêu điểm mười?
*/ Đáp án, biểu điểm, hướng dẫn chấm:
	Câu 1: 2 điểm, mỗi phép tính đúng được 0,5 điểm
	Câu 2: 3 điểm, mỗi phép tính đúng được 0,75 điểm
	Câu 3: 3 điểm, mỗi bài tìm x đúng được 1 điểm
	Câu 4: 2 điểm
Bài giải
Hoa được số điểm mười là:
54-18= 36 ( điểm mười)
Đáp số: 36 điểm mười
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung bài. ( TCTV)
- Nhắc HS tập xem đồng hồ, xem lịch nhiều để nhận biết chính xác hơn.
- Tiết sau: Ôn tập về phép cộng và phép trừ.
IV/ Phần bổ sung :
- Thời gian ...............
- Nội dung..............
- Phương pháp...................
Môn: Tiếng việt
	Tên bài dạy: Tiết 1
Vbt: 80 / Tgdk: 35’
I/Mục tiêu
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- HS làm được bài tập 3, 4 trang 80.
II/ Đồ dùng dạy – học:
- GV: bảng phụ ghi đoạn hướng dẫn HS đọc.
III/ Các hoạt động dạy - học:
1/Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Tìm ngọc. 
- GV nhận xét- ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
2/Hoạt động dạy học bài mới: 
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
b/Hoạt động 2: Luyện đọc 
* Luyện đọc từ ( bài 1): Long Vương, kim hoàn, đánh tráo, ngoạm.
+ Gv gạch chân dưới vần ong, ương, im, oan, anh, ao, oam. Chú ý phân biệt với ông, ươn, iêm, au, om.
+ Gv đọc mẫu- Học sinh đọc nhiều lần
* Luyện đọc câu( bài 2):
- Gv chọ học sinh nhìn bảng phụ về ngắt nghỉ hơi ( trình bày như BT củng cố TV 2, t1/ 80).
- HS luyện đọc câu nối tiếp lượt 1 – GV theo dõi, sửa sai.
- HS luyện đọc câu nối tiếp lượt 2
- Lớp nhận xét- Gv nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 
c/Hoạt động 3: Bài tập 
* Bài 3: Do đâu chàng trai có viên ngọc? Chọn câu trả lời đúng.
- Học sinh đọc yêu cầu
- Gv hướng dẫn học sinh chọn câu đúng.
- Học sinh làm bài- Nhận xét- Gv nhận xét chung: b( Long Vương tặng để đờn ơn).
* Bài 4: Nối từ ngữ ở bên trái với từ ngữ bên phải phù hợp để tạo thành câu văn kể về cách lấy viên ngọc ở từng nơi, từng lúc.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Gv hướng dẫn học sinh chọn câu đúng.
- Học sinh làm bài- Nhận xét- Gv nhận xét chung.
a) Ở nhà thợ kim hoàn,
b) Khi ngọc bị cá đớp mất,
c) Khi ngọc bị quạ cướp
1) Mèo vờ chết, nằm nhử quạ xuống ăn thịt để vồ quạ, đòi ngọc lại.
2) Mèo bắt một con chuột đi tìm ngọc và chuột đã tìm thấy.
3) Chó chờ ở ven sông, khi có ngườ đi câu được cá mổ ruột ra, Mèo nhảy tới ngoạm viên ngọc chạy đi.
3/Hoạt động cuối cùng : Củng cố, dặn dò: 
- Em có nhận xét gì về Chi.
- Về nhà đọc lại bài và trả lời câu hỏi. 
- Nhận xét tiết học
SINH HOẠT TẬP THỂ Tuần 17
I/ Đánh giá hoạt động tuần 17
1. Hạnh kiểm:
 * Ưu : Học sinh đi học đúng giờ, chuyên cần hơn trước. Ra về đi theo hàng thẳng.
- Đồng phục gọn gàng , sạch sẽ. Nghỉ giữa trưa nghiêm túc hơn tuần trước. - Tập đều các động tác thể dục, có chú ý thẳng tay, bước chân đều theo nhịp.
* Khuyết: 
- Vài em học trễ.
- Chưa tự giác trong việc nhặt rác.
2. Học tập: 
* Ưu : 
- Đa số học sinh về nhà có chuẩn bị bài. 
- Có chú ý nghe giảng, một số em tích cực tham gia xây dựng bài.
- Học sinh biết soạn sách vở và dụng cụ học tập.
- Các em có cố g8áng ôn tập chuẩn bị thi HKI.
* Khuyết : 
- Một số bạn chưa chú ý bài. Vẫn còn nói chuyện riêng trong giờ học nhiều.
III/Phương hướng hoạt động tuần 18: 
- Nhắc hs sinh hoạt 10 phút đầu giờ nghiêm túc, ra thể dục nhanh chóng, tập thể dục đều các động tác. Xếp hàng ra về trật tự.Không đi học trễ.
- Tổ trực trực lớp sớm, quét lớp sạch sẽ. Cá nhân không xả rác trong lớp học.
- Giữ quần áo gọn gàng, sạch sẽ. Mang bảng tên đầy đủ.
- Đi vệ sinh đúng nơi qui định.
- Đi học chuyên cần. Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp.
- Mang sách, vở, dụng cụ học tập đầy đủ.
- Chú ý nghe giảng, không làm việc riêng, không nói chuyện riêng trong giờ học.
- Ôn bài thường xuyên ở nhà để chuẩn bị kiểm tra cuối học kì I.
- Thực hiện nghiêm túc kì thi học kì I. Không nhìn bài bạn và không cho bạn xem bài.
III/ Giáo dục hs
- GV giáo dục cho hs các nôi dung về ATGT như: Nhắc các em đi học đến nơi về đến chốn, khi đi qua đường nhớ quan sát kỹ trước khi qua đường hoặc nhờ người lớn đưa qua. Khi ngồi trên xe máy cho người lớn chở phải nhớ đội mũ bảo hiểm
- Giáo dục hs phòng tránh các tệ nạn xã hội như: Không bắt chước người lớn hút thuốc uống rượi, không đánh bài, không chơi các trò chơi có tính chất ăn tiền
- Giáo dục hs thực hiện tốt việc phòng tránh tai nạn học đường: Nhắc hs không leo trèo lên tường rào, cổng trường, cửa sổ hoặc bàn ghế
- Giáo dục cho hs một số kĩ năng sống như: kĩ năng tự phục vụ ăn uống khi ngủ nghỉ trưa ở trường
- Giáo dục quyền và bổn phận cho trẻ em
IV/ Sinh hoạt vui chơi:
- Tập hát múa cho hs 
- Cho hs chơi một số trò chơi mới.
- Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuân 17.doc