- KT lấy điểm tập đọc: hs đọc thông thạo các bài tập đọc đã học từ tuần 19 - 26 (phát âm rõ tốc độ đọc tối thiểu 65 tiếng /phút biết ngừng nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ ). kết hợp kiểm tra kỉ năng đọc hiểu: hs trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Kể lại từng đoạn câu chuyện Qủa táo theo tranh biết sử dụng phép nhân hóa để kể chuyện làm cho lời kể được sinh động.
- GDHS chăm học.
II/ Đồ dùng dạy học: - phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19 - 26.
TUẦN 27 Thứ 2 ngày 18 tháng 3 năm 2013 Tập đọc - kể chuyện Tiết 79: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 1) I/ Mục tiêu: - KT lấy điểm tập đọc: hs đọc thông thạo các bài tập đọc đã học từ tuần 19 - 26 (phát âm rõ tốc độ đọc tối thiểu 65 tiếng /phút biết ngừng nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ ). kết hợp kiểm tra kỉ năng đọc hiểu: hs trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. -Kể lại từng đoạn câu chuyện Qủa táo theo tranh biết sử dụng phép nhân hóa để kể chuyện làm cho lời kể được sinh động. - GDHS chăm học. II/ Đồ dùng dạy học: - phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19 - 26. III/ Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị học sinh. 2. Bài mới a) giới thiệu bài : b) Khai thác bài Bài tập 1 Kiểm tra đọc - Kiểm tra số học sinh cả lớp. - Yêu cầu lần lượt từng em lên bốc thăm để chọn bài đọc. - Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập. - Nêu câu hỏi về nội dung đoạn học sinh vừa đọc. - Nhận xét ghi điểm. - Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại. Bài tập 2 - Gọi hs nêu yêu cầu đề bài, cả lớp theo dõi. - Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp quan sát tranh và kể theo nội dung tranh. - Gọi học sinh nối tiếp nhau thi kể theo tranh. - Gọi HS kể lại toàn câu chuyện. -Theo dõi nhận xét đánh giá và ghi điểm. 3) Củng cố - dặn dò : - HS nêu nội dung bài học. - Nhận xét đánh giá tiết học.Chuẩn bị bài sau. - Lớp theo dõi để nắm về yêu cầu của tiết học. - Lần lượt từng em lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra. - Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu. - Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc. -1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 2. - Từng cặp hai em ngồi quay mặt vào nhau trao đổi kể chuyện theo tranh có sử dụng phép nhân hóa. - Hai em lên kể lại toàn bộ câu chuyện. - Cả lớp theo dõi, bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất. -HS đọc và tìm hiểu nội bài đọc - 1 - 2 HS nêu. - Lắng nghe. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tập đọc- Kể chuyện: Tiết 80: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 2) A/Mục tiêu: - KT lấy điểm tập đọc: hs đọc thông thạo các bài tập đọc đã học từ tuần 19 - 26 (phát âm rõ tốc độ đọc tối thiểu 65 tiếng /phút biết ngừng nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ ). kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: hs trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. - Nhận biết được phép nhân hóa, các cách nhân hóa. - GDHS chăm học. B/ Đồ dùng dạy học: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19 - 26. C/ Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị học sinh. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài : b) Khai thác bài Bài tập1: - Kiểm tra số học sinh trong lớp. - Hình thức kiểm tra: Thực hiện như tiết 1. Bài tập 2: - Đọc bài thơ Em Thương. - Yêu cầu cả lớp trao đổi theo cặp. - Mời đại diện các cặp nêu lên các sự vật được nhân hóa. - Nhận xét chốt lại lời giải đúng. - Yêu cầu HS viết bài vào vở bài tập. 3) Củng cố - dặn dò : - HS nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét đánh giá tiết học. - Lớp theo dõi để nắm về yêu cầu của tiết học. - Lần lượt từng em lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra. - Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu. - Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc. - 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm - Lớp trao đổi theo cặp. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. + Các sự vật nhân hóa là: a/ Làn gió: mồ côi, tìm, ngồi. Sợi nắng: gầy, run run, ngã.. b/ Làn gió: giống một bạn nhỏ mồ côi. Sợi năng: giống một người gầy yếu. - HS đọc bài hiểu nội dung bài đọc - 1 - 2 HS . - Lắng nghe. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Toán Tiết 131: CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ A/ Mục tiêu : - Học sinh biết được các hàng chục nghìn,hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. - Biết đọc viết các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa). - Giáo dục HS có ý thức học toán. B/ Đồ dùng dạy học: C/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ: - Nhận xét, trả bài kiểm tra. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác: * Ôn tập về các số trong phạm vi 10 000 - Giáo viên ghi bảng số: 2316 + Số 2316 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị ? - Tương tự với số 1000. * Viết và đọc số có 5 chữ số. - Viết số 10 000 lên bảng. - Gọi HS đọc số. - Mười nghìn còn gọi là một chục nghìn. + Vậy 10 000 gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị ? - Hướng dẫn cách viết và đọc số: + Viết từ trái sang phải. + Đọc là "Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu. - Gọi nhiều HS đọc lại số. - Cho HS luyện đọc các cặp số: 5327 và 45327 ; 8735 và 28735 ; 7311 và 67311 - Cho HS luyện đọc các số: 32741 ; 83253 ; 65711 ; 87721 ; 19995 c) Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS lên điền vào bảng và nêu lại cách đọc số vừa tìm được. - Giáo viên nhận xét đánh giá. - Yêu cầu thực hiện vào vở. Bài 2: : - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu cả lớp làm vào vở. - Mời HS lên viết và đọc các số. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - Ghi lần lượt từng số lên bảng và gọi HS đọc số. - Nhận xét sửa sai cho HS. 3 Củng cố - dặn dò: - GV đọc số có 6 CS, yêu cầu HS lên bảng viết số. - Nhận xét- Về nhà xem lại các BT đã làm. - Theo dõi để rút kinh nghiệm. + Số 2316 gồm 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục và 6 đơn vị. - Đọc: Mười nghìn. + 10 000 gồm có 1 chục nghìn, 0 nghìn, 0 trăm 0 chục và 0 đơn vị. - 1 em lên bảng điền số. - 1 em lên bảng viết số: 42316 - Nhiều em đọc số. - HS luyện đọc các số GV ghi trên bảng. - Một em nêu yêu cầu bài tập: - Lần lượt từng em lên bảng điền số thích hợp. Nêu cách lại cách đọc số vừa tìm được. - Cả lớp thực hiện làm vào vở. - Một em nêu yêu cầu bài tập. - Cả lớp tự làm bài. - 1 em lên bảng làm bài, lớp nhận xét bổ sung. - Một em nêu yêu cầu bài tập: - Lần lượt từng em đọc số trên bảng. - Lớp nhận xét bổ sung. - 1 HS lên bảng. - Lắng nghe. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ 3 ngày 19 tháng 3 năm 2013 Toán Tiết 132:LUYỆN TẬP A/ Mục tiêu : - Biết cách đọc, viết các số có 5 chữ số. Tiếp tục nhận biết thứ tự các số có 5 chữ số. Biết viết các số tròn nghìn ( từ 10 000 đến 19 000 ) vào dưới mỗi vạch của tia số. - Giáo dục HS thích chăm học . B/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ: - Gọi HS đọc các số: 32741 ; 83253 ; 65711 ; 87721 ; 19995. - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu của BT. - Yêu cầu tự làm bài vào vở. - Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài. - Mời HS lên bảng viết số và đọc số. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của BT và mẫu rồi tự làm bài. - Mời HS lên bảng trình bày bài làm. - Nhận xét đánh giá bài làm của học sinh. Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS nêu quy luật của dãy số rồi làm bài vào vở. - Nhận xét chữa bài. Bài 4: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Nhận xét chữa bài 3) Củng cố - dặn dò: - GV đọc số, yêu cầu nghe và viết số có 5CS. - Về nhà tập viết và đọc số có 5 chữ số. - Hai em đọc số. - Cả lớp theo dõi nhận xét. - Một em đọc yêu cầu bài. - Cả lớp thực hiện làm vào vở. - Lần lượt 3 học sinh lên bảng chữa bài. - Cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung: - Một em nêu yêu cầu và mẫu. - 3 em lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét bổ sung: - HS nêu yêu cầu của bài tập. - Hai em nêu quy luật của dãy số. - Cả lớp làm bài vào vở. - 3 em lên bảng làm bài, lớp bổ sung. - HS nêu yêu cầu của bài tập. - Cả lớp làm bài vào vở. - HS lên bảng làm bài, lớp bổ sung. - HS đọc và viết số. - Lắng nghe. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Chính tả: Tiết 53: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 3) A/Mục tiêu: - Kiểm tra lấy điểm tập đọc: yêu cầu như tiết 1. - Báo cáo đủ thông tin, rõ ràng, rành mạch được trong ba nội dung nêu ở bài tập 2(về học tập hoặc lao động về công tác khác). - GDHS chăm học. B/ Chuẩn bị: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19 – 26 C/ Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị học sinh. 2. Bài mới a) giới thiệu bài : b) Khai thác bài Bài tập 1: - Kiểm tra số học sinh trong lớp. - Hình thức kiểm tra: Thực hiện như tiết 1. Bài tập 2: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 2. - Mời HS nhắc lại mẫu báo cáo đã học ở tuần 20 (tr 20) SGK. + Yêu cầu về báo cáo này có gì khác so với mẫu báo cáo trước đã học ? - Yêu cầu mỗi HS đều phải đóng vai lớp trưởng báo cáo trước các bạn kết quả hoạt động của chi đội. - Theo dõi, nhận xét tuyên dương những em báo cáo đầy đủ rõ ràng. 3) Củng cố - dặ ... uột, Chó giữ nhà, lợn cung cấp thịt, phân bón. Trâu, bò cày kéo, thịt, phân bón, + HS tự liên hệ. - Lớp thực hành vẽ con vật mà em thích. - Trưng bày sản phẩm trước lớp.Một số em lên giới thiệu bứcvẽ của mình. - Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn vẽ đẹp nhất. - HS tự liên hệ. - Lắng nghe. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thủ công Tiết 27:LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (TIẾT 3) A/ Mục tiêu: - Biết vận dụng các kĩ năng gấp, cắt, dán để làm được cái lọ hoa gắn tường. Làm được một lọ hoa gắn tường đúng qui trình kĩ thuật - Yêu thích các sản phẩm đồ chơi. B/ Đồ dùng dạy học Giáy thủ công,kéo, hồ dán. C/Hoạt động dạy - học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác: Hoạt động 1: Yêu cầu làm lọ hoa gắn tường và trang trí. - Yêu cầu HS nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng cách gấp giấy. - Nhận xét và dùng tranh quy trình để hệ thống lại các bước làm lọ hoa gắn tường. - Tổ chức cho thực hành theo nhóm. - Quan sát giúp đỡ học sinh còn lúng túng. - Gợi ý cắt dán các bông hoa có cành lá để cắm vào lọ trang trí. Hoạt động 2 Trưng bày sản phẩm - Cho các nhóm trưng bày sản phẩm. - Tuyên dương một số nhóm có sản phẩm đẹp. 3) củng cố - dặn dò: - Gọi HS nêu nội dung bài học. - Nhận xét - dặn dò. - Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình. - Hai em nhắc lại các bước về quy trình gấp cái lọ hoa gắn tường. - Quan sát để nhớ lại các bước gấp lọ hoa gắn tường để thực hành gấp. - Các nhóm thực hành gấp lọ hoa theo hướng dẫn. - Cắt các bông hoa và cành lá để cắm vào lọ hoa. - Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp. - Cả lớp nhận xét, đánh giá xếp loại sản phẩm của từng nhóm. - Một vài HS nêu. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết 54: Chính tả KIỂM TRA ĐỊNH KÌ ( Kiểm tra theo đề chung của trường) Tiết 27: Tập làm văn: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ ( Kiểm tra theo đề chung của trường ) Buổi chiều HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TOÁN A/ Mục tiêu: - Củng cố về cách viết và số có 5 chữ số. - Giáo dục HS tự giác trong học tập. B/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hướng dẫn HS làm BT: - Yêu cầu HS làm các BT sau: Bài 1: Viết (theo mẫu): Viết số Đọc số 28 743 Hai mươi tám nghìn bảy trăm bốn mươi ba 97 846 Năm mươi sáu nghìn không trăm mười 53 420 Chín mươi nghìn không trăm linh chín Bài 2: SỐ ? a) 25 601 ; 25 602 ; . . . ; . . . ; . . . ; . . . ; . . . b) 89 715 ; 89 716 ; . . . ; . . . ; . . . ; . . . ; . . . c) 18 000 ; 19 000 ; . . . ; . . . ; . . . ; . . . ; . . . d) 54 400 ; 54 500 ; . . . ; . . . ; . . . ; . . . ; . . . Bài 3: Có 5 thùng, mỗi thùng chứa 1106l nước. Người ta lấy ra 2350l từ các thùng đó. Hỏi còn lại bao nhiêu lít nước ? - Theo dõi giúp đỡ những HS yếu. - Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài. 2 Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm. - Cả lớp tự làm bài vào vở. - Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, cả lớp theo dõi bổ sung: Viết số Đọc số 28 743 Hai mươi tám nghìn bảy trăm bôn mươi ba 97 846 chín mươi bảy nghìn tám trăm bốn mươi sáu 56 010 Năm mươi sáu nghìn không trăm mười 53 420 Năm mươi ba nghìn bốn trăm hai mươi 90 009 Chín mươi nghìn không trăm linh chín a) 25 601; 25 602; 25 603 ; 25 604 ; 25 605 .. b) 89 715; 89 716 ; 89 717 ; 89 718 ; 89 719 . c) 18 000 ;19 000 ; 20 000 ; 21 000 ; 22 000 . d) 54 400 ; 54 500 ; 54 600 ; 54 700 ; 54 800 Giải: Số lít dầu trong 5 thùng là: 1106 x 5 = 5530 (l) Số lít dầu còn lại là: 5530 - 2350 = 3180 (l) ĐS: 3180 lít ----------------------------------------------------------- TOÁN NÂNG CAO A/ Mục tiêu: - Nâng cao kiến thức về giải toán bằng 2 phép tính, về phép cộng, phép trừ. - Giáo dục HS tự giác trong học tập. B/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hướng dẫn HS làm BT: - Yêu cầu HS làm các BT sau: Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Số lớn nhất trong các số 49376 ; 49736 ; 38999 ; 48 989 là: A. 49376 B. 49736 C. 38999 D. 48 989 Bài 2: Đặt tính rồi tính: 67328 + 25893 72586 + 19215 82975 - 54837 53279 - 26096 Bài 3: Một đội công nhân giao thông rải nhựa xong đoạn đường 1615m trong 5 giờ. Hỏi đội đó rải nhựa trong 8 giờ thì xong đoạn đường dài bao nhiêu mét ? (Giải 2 cách) - Theo dõi HS làm bài. - Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài. 2. Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm. - Cả lớp tự làm bài vào vở. - Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, cả lớp theo dõi bổ sung: B. 49736 67328 72586 82975 53279 + 25893 +19215 - 54837 - 26096 93221 91801 28138 27183 Giải: Mỗi giờ đội đó rải nhựa được đoạn đường là: 1615 : 5 = 323 (m) Đoạn đường đội đó rải nhựa trong 8 giờ là: 323 x 8 = 2584 (m) ĐS: 2584m Cách 2: Giải: Đoạn đường đội đó rải nhựa trong 8 giờ là: 1615 : 5 x 8 = 2584 (m) ĐS: 2584m ----------------------------------------------------------- Tập làm văn: Ôn tập giữa học kì II (tiết 7) A/Mục tiêu: - Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng: Yêu cầu như tiết 5. - Luyện viết đúng các chữ có âm đầu, vần dễ viết sai do ảnh hưởng cách phát âm của địa phương: uôt / uôc; ât / âc ; iêt / iêc ; ai / ay). B/ Chuẩn bị: - 7 Phiếu viết tên từng bài thơ và mức độ yêu cầu thuộc lòng từ tuần 19 - 26. - 3 tờ phiếu viết nội dung BT2. C/ Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1) Giới thiệu bài : 2) Kiểm tra học thuộc lòng: - Kiểm tra số HS còn lại trong lớp. - Hình thức kiểm tra: Thực hiện như tiết 1. 3) Bài tập 2: - Mời một em nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu quan sát ô chữ và tự làm vào VBT. - Dán 3 tờ phiếu lên bảng. - Mời 3 nhóm (mỗi nhóm 7 em) lên thi điền vào ô chữ bằng hình thức tiếp sức và em cuối cùng đọc lại từ mới xuất hiện. - Nhận xét bình chọn nhóm điền đúng và nhanh nhất 4) Củng cố - dặn dò : - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Về nhà học bài chuẩn bị KTĐK. - Lớp theo dõi để nắm về yêu cầu của tiết học. - Lần lượt từng em lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra. - Lên bảng đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu. - Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc. - Một em đọc yêu cầu bài tập: Giải ô chữ - Lớp quan sát ô chữ và làm bài cá nhân. - 3 nhóm lên bảng điền nhanh và điền đúng các chữ vào ô trống. Em thứ 7 đọc lại từ mới xuất hiện. ” PHÁT MINH” - Lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. -------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TIẾNG VIỆT A/ Yêu cầu: - HS luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần. - Rèn kĩ năng đọc đúng, trôi chảy. B/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hướng dẫn HS luyện đọc: - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm các bài: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử, Rước đèn ông sao kết hợp trả lời các câu hỏi sau mỗi bài đọc. - Theo dõi giúp đỡ những HS yếu. - Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp. + Mời 3 nhóm mỗi nhóm 4 HS thi đọc nối tiếp 4 đoạn trong bài Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử. + Mời 1 số HS thi đọc bài Rước đèn ông sao và TLCH: ? Nội dung đoạn 1 tả những gì? ? Chiếc đèn ông sao của Tâm có gì đẹp? ? Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui ? - Nhận xét, tuyên dương những cá nhân và nhóm thể hiện tốt nhất. 2. Dặn dò: Về nhà luyện đọc thêm. - HS luyện đọc theo nhóm. - 3 nhóm thi đọc trước lớp. - Thi đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. - Cả lớp theo dõi, bình chọn những bạn và nhóm đọc tốt nhất. ----------------------------------------------------------- RÈN CHỮ A/ Yêu cầu: - HS nghe và viết chính xác đoạn 2 bài Rước đèn ông sao. - Rèn cho HS kĩ năng viết đúng chính tả và trình bày bài viết sạch đẹp. B/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Hướng dẫn HS nghe - viết: - Đọc đoạn 2 bài Rước đèn ông sao. - Gọi 2HS đọc lại. - Yêu cầu đọc thầm lại đoạn văn và trả lời câu hỏi: + Đoạn văn nói điều gì ? + Những chữ nào trong đoạn viết hoa ? - Yêu cầu HS tập viết trên bảng con những từ dễ lẫn và ghi nhớ chính tả. * Đọc cho HS viết bài vào vở. * Chấm vở một số em, nhận xét chữa lỗi phổ biến. * Dặn dò: Về nhà viết lại cho đúng những chữ đã viết sai, viết mỗi chữ 1 dòng. - Nghe GV đọc bài. - 2 em đọc lại. - Cả lớp đọc thầm và trả lời: + Tả chiếc đèn ông sao của bạn Hà. + Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu đoạn, đầu câu và tên riêng. - Tập viết các từ dễ lẫn. - Nghe - viết bài vào vở. - Lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm. ----------------------------------------------------------- TIẾNG VIỆT NÂNG CAO A/ Yêu cầu: - Củng cố, nâng cao về biện pháp nhân hóa. - Giáo dục HS chăm học. B/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động cảu thầy Hoạt động của trò 1. Hướng dẫn HS làm BT: - Yêu cầu cả lớp làm các BT sau: Bài 1: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh định nghĩa sau: Nhân hóa là biện pháp gán cho động vật, ... (không phải người) những tình cảm, hoạt động của ..., nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, sinh động. Bài 2: Viết một đoạn văn miêu tả cảnh vật (5 - 7 câu), trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa. (Viết xong, gạch dưới các từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa). 2. Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm, ghi nhớ. - Cả lớp tự làm BT vào vở. - Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung. Nhân hóa là biện pháp gán cho động vật, thực vật, đồ vật ...(không phải người) những tình cảm, hoạt động của người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, sinh động. - 5 - 7 em đọc bài viết của mình, cả lớp nhận xét bổ sung. ----------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: