Giáo án lớp 3 Tuần học thứ 28 năm học 2013

Giáo án lớp 3 Tuần học thứ 28 năm học 2013

- Luyện đọc đúng các từ: sửa soạn, ngúng nguẩy, ngắm nghía, khỏe khoắn, thảng thốt, tập tễnh

- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.

- Hiểu nội dung làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa (HS khá kể lại được từng đoạn câu chuyện bằng lời của Ngựa Con )

* Cuộc chạy đua trong rừng của các loài vật thật vui vẻ đáng yêu:Câu chuyện

giúp chúng ta thêm yêu mến những loài vật trong rừng.

 

doc 31 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 808Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần học thứ 28 năm học 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28 Thứ hai ngày 25 tháng 3 năm 2013
Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 82-83: CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
A . Mục tiêu:
 - Luyện đọc đúng các từ: sửa soạn, ngúng nguẩy, ngắm nghía, khỏe khoắn, thảng thốt, tập tễnh 
- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.
- Hiểu nội dung làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa (HS khá kể lại được từng đoạn câu chuyện bằng lời của Ngựa Con )
* Cuộc chạy đua trong rừng của các loài vật thật vui vẻ đáng yêu:Câu chuyện 
giúp chúng ta thêm yêu mến những loài vật trong rừng.
- GDHS tính cẩn thận trong mọi công việc.
B . Đồ dùng dạy - học: Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.
C. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài :
b) Luyện đọc: 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu.
-HDHS luyện đọc các từ ở mục A.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK.
-Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
c) Tìm hiểu nội dung 
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
+ Ngựa con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào ?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2.
+ Ngựa cha khuyên nhủ con điều gì ?
+ Nghe cha nói ngựa con có phản ứng như thế nào ? 
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 3 và đoạn 4.
+ Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi ?
+ Ngựa Con đã rút ra bài học gì ? 
 * Cuộc chạy đua trong rừng của các loài vật ta thấy chúng như thế nào?Câu chuyện giúp chúng ta hiểu thêm điều gì?
Tiết 2
d) Luyện đọc lại: 
- Đọc diễn cảm đoạn 2 của câu chuyện.
- Mời 3 nhóm thi đọc phân vai .
- Mời HS đọc cả bài. 
- Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất.
 Kể chuyện 
1. Giáo viên nêu nhiệm vu 
- Quan sát tranh minh họa.
- Dựa vào 4 tranh minh họa 4 đoạn câu chuyện kể lại toàn chuyện bằng lời của Ngựa Con.
2 Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ từng tranh, nói nhanh ND từng tranh. 
- Mời HS nối tiếp nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời Ngựa Con.
- Mời HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Giáo viên cùng lớp bình chọn HS kể hay nhất.
3) Củng cố- dặn dò: 
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Về nhà đọc lại bài và xem trước bài mới.
- Cả lớp theo dõi.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc các từ khó ở mục A.
-4 em đọc nối tiếp 4 đoạn trong câu chuyện.
- Giải nghĩa các từ sau bài đọc. 
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi.
+ Sửa soạn cho cuộc đua không biết chán,  bộ bờm chải chuốt ra dáng một nhà vô địch.
- Lớp đọc thầm đoạn 2.
+ Phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.
+ Ngúng nguẩy đầy tự tin đáp : Cha yên tâm đi... sẽ thắng.
- Đọc thầm đoạn 3 và đoạn 4.
+ Ngựa con không chịu lo chuẩn bị ... rời ra và chú phải bỏ cuộc.
+ Đừng bao giờ chủ quan dù chỉ là việc nhỏ.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- 3 nhóm thi đọc phân vai : người dẫn chuyện, Ngựa Cha, Ngựa Con.
- Một em đọc cả bài.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
-HS quan sát và lắng nghe nhiệm vụ của tiết học. 
- 1 HS Đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện.
- Cả lớp quan sát các bức tranh minh họa. 
- 4 em nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện theo lời Ngựa Con trước lớp.
- Một em kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. 
- Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng như nhỏ thì sẽ thất bại.
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
Tiết 136: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
A/ Mục tiêu :
 - Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000.
 - Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong nhóm 4 số mà các số là số có 5 chữ số 
 - Giáo dục HS chăm học .
B/ Đồ dùng dạy học :
C/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng làm BT: Tìm số liền trước và số liền sau của các số:
 23 789 ; 40 107 ; 75 669 ; 99 999.
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Khai thác:
- Giáo viên ghi bảng: 
 999  1012
- Gọi HS lên bảng điền dấu và giải thích.
GV kết luận: Vì số 1012 có nhiều số chữ số hơn 999 (4 chữ số nhiều hơn 3 chữ số) nên 1012 > 999
- Tương tự yêu cầu so sánh hai số 
 9790 và 9786.
- Tương tự yêu cầu so sánh tiếp các cặp số : 3772 ... 3605 8513 ... 8502
- Yêu cầu so sánh hai số:
 100 000 và 99999 
c) Luyện tập:
Bài 1
 - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thực hiện vào vở.Mời một em lên thực hiện trên bảng.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Mời một em lên bảng giải bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: 
 - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 4(a) : 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thực hiện vào vở .
- Mời HS lên thực hiện trên bảng 
Nhận xét tuyên dương.
3) Củng cố - dặn dò:
- Điền nhanh dấu thích hợp >, <, = vào chỗ trống.
-Nhận xét- Về nhà xem lại các BT đã làm.
- 2 em lên bảng làm bài.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét bài bạn.
- Lớp quan sát lên bảng.
- 1 em lên bảng, cả lớp nhận xét bổ sung.
 999 < 1012
- Vài học sinh nêu lại : Số có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn và ngược lại số có số chữ số ít hơn thì bé hơn.
- Tương tự cách so sánh ở ví dụ 1 để nêu 
- Lớp làm giấy nháp, một em lên điền trên bảng: 
 3772 > 3605 ; 4597 < 5974 
- So sánh hai số 100 000 và 99 999 rồi rút ra kết luận : vì số 100 000 có 6 chữ số còn số 99 999 chỉ có 5 chữ số nên 99 999 < 100 000. 
- Một em nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Một em lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét bổ sung.
- Một em nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm vào vở.
- Một học sinh lên bảng chữa bài, cả lớp bổ sung.
- Một học sinh đọc đề bài.
- Lớp thực hiện vào vở, 
- HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi nhận xét
- Một em nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Một em lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét bổ sung.
- Một số HS lên bảng
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 26 tháng 3 năm 2013
Toán
 Tiết 137:LUYỆN TẬP
A/ Mục tiêu :
 - Luyện tập về đọc và biết thứ tự các số có 5 chữ số tròn nghìn, tròn trăm. Luyện tập so sánh các số. Biết làm tính các số trong phạm vi 100 000 ( Luyện tính viết và tính nhẩm ).
- Bài tập 4( tr 148) không yêu cầu HS viết số chỉ yêu cầu trả lời.
B/ Đồ dùng dạy học :
C/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ: 
-Gọi HS lên bảng điền: = 
4589 ... 10 001 26513 ... 26513
8000 ... 7999 100 000 ... 99 999
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cho học sinh nhắc lại qui luật viết dãy số tiếp theo.
- Yêu cầu HS thực hiện vào vở.
- Mời HS lên thực hiện trên bảng.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2(b):
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở .
- Mời HS lên bảng giải bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
 - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở.
- Mời HS nêu miệng kết quả.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 4: 
 - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS trả lời miệng
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 5: 
 - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thực hiện vào vở.
- Mời HS lên thực hiện trên bảng.
- Giáo viên nhận xét đánh giá
3) Củng cố - dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét - Về nhà xem lại các BT đã làm.
- 2 em lên bảng làm bài.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét bài bạn.
- Một em nêu yêu cầu bài tập.
 - Số đứng liền sau hơn số đứng liền trước 1 đơn vị)
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- 2 em lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét bổ sung.
- Một em nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm vào vở.
- 1 học sinh lên bảng, cả lớp bổ sung.
- Một học sinh đọc đề bài.
- Lớp thực hiện vào vở. 
- 3 em nêu miệng kết quả, cả lớp bổ sung:
- Một em nêu yêu cầu bài tập.
- HS nêu miệng.
- Cả lớp bổ sung.
- Một em nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm vào vở.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp bổ sung
- Một vài HS nhắc lại.
- Lắng nghe.
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chính tả:(Nghe viết)
 Tiết 55:CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
A/ Mục tiêu:
 - Rèn kỉ năng viết chính tả : Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “Cuộc chạy đua trong“. 
 - Làm đúng bài tập 2 b.
 - Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở.
B/ Đồ dùng dạy học:
C/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp các từ có vần ưc/ưt. 
- Nhận xét đánh giá chung. 
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn nghe viết :
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- Đọc đoạn chính tả 1 lần: 
- Yêu cầu HS đọc lại bài cả lớp đọc thầm. 
+ Đoạn văn trên có mấy câu ?
+ Những chữ nào trong bài viết hoa?
- Yêu cầu HS luyện viết từ khó vào giấy nháp.
* Đọc cho học sinh viết bài vào vở.
* Chấm, chữa bài.
c/ Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2b: 
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Mời HS lên bảng thi làm bài. 
- Cho HS làm bài vào vở. 
- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- Mời HS đọc lại kết quả.
3) Củng cố - dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét - Về nhà viết lại cho đúng những từ đã viết sai. 
- 2HS ...  sống trên trái đất.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
- Học sinh làm việc cá nhân quan sát các hình 2, 3, 4 kể cho bạn 
- Một số em lên lên kể trước lớp.
- Cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- HS tự liên hệ.
- Lắng nghe.
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thủ công
Tiết 28: LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN 
A/ Mục đích yêu cầu:
 - Học sinh biết làm cái đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
 - Làm được đồng hồ để bàn đúng qui trình kĩ thuật. 
 - Yêu thích các sản phẩm đồ chơi. 
B/ Đồ dùng dạy học:
 - Mẫu đồng hồ để bàn.
 - Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn. Bìa màu giấy A4, giấy thủ công, bút màu ... 
C/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- Cho HS quan sát vật mẫu và giới thiệu.
+ Cái đồng hồ có mấy phần ? Đó là những bộ phận nào ?
+ Màu sắc của cái đồng hồ để bàn như thế nào ?
- Cho HS liên hệ với cái đồng hồ trong thực tế nêu tác dụng của đồng hồ ? 
* Hoạt động 2: 
 GV hướng dẫn mẫu
- Treo tranh quy trình vừa hướng dẫn, vừa làm mẫu.
Bước 1: Cắt giấy . 
Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ 
+ Làm khung đồng hồ.
+ Làm mặt đồng hồ 
+ Làm đế đồng hồ
+ Làm chân đỡ 
Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
- Cho HS tập làm đồng hồ để bàn trên giấy nháp.
3) Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước.
- Nhận xét - Về nhà tiếp tục tập làm, chuẩn bị giờ sau thực hành. 
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- Lớp quan sát hình mẫu. 
+ Đồng hồ để bàn có kim chỉ giờ, chỉ phút và kim chỉ giây, các số ghi trên mặt đồng hồ.... 
- Có màu sắc đẹp.
- Đồng hồ dùng để biết thời gian.
- Theo dõi GV làm và hướng dẫn mẫu.
- 2 em nhắc lại quy trình làm đồng hồ để bàn.
- Tập làm đồng hồ để bàn trên giấy nháp.
- Hai học sinh nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn. 
- HS dọn dẹp,vệ sinh lớp học.
- Lắng nghe.
................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Buổi chiều
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TOÁN
 A/ Mục tiêu:
 - Củng cố về các số có 5 chữ số.
 - Giáo dục HS tự giác trong học tập.
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: 
a) Khoanh vào số lớn nhất: 
 54 937 ; 73 945 ; 39 899 ; 73 954.
b) Khoanh vào số bé nhất:
 65 048 ; 80 045 ; 50 846 ; 48 650.
Bài 2: Tính nhẩm:
 7000 + 200 = 4000 x 2 =
 60000 + 30000 = 1000 + 3000 x 2 =
 8000 - 3000 = (1000 + 3000) x 2 =
 90000 + 5000 = 9000 : 3 + 200 =
Bài 3: Một ô tô chạy quãng đường dài 100km hết 10l xăng. Hỏi với 8l xăng thì ô tô đó chạy được quãng đưỡng dài bao nhiêu ki-lô-mét ?
 - Theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
- Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài.
2. Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, cả lớp theo dõi bổ sung:
a) 54 937 ; 73 945 ; 39 899 ; 73 954.
b) 65 048 ; 80 045 ; 50 846 ; 48 650.
 7000 + 200 = 7200
60000 + 30000 = 90000
 8000 - 3000 = 5000
90000 + 5000 = 95000
Giải:
 Quãng đường ô tô chạy hết 1 lít xăng là:
 100 : 10 = 10(km)
 Quãng đường ô tô chạy hết 8 lít xăng là:
 10 x 8 = 80(km)
 ĐS: 80km
-------------------------------------------------------
TOÁN NÂNG CAO
 A/ Mục tiêu: - Nâng cao kiến thức về giải "Bài toán liên quan đến rút về đơn vị"
 - Giáo dục HS tự giác trong học tập.
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 34321 + 45768 6493 - 4027
 9546 : 6 1424 x 4 
Bài 2: Tìm x:
 x + 4563 = 6758 x x 6 = 9816
 x - 3721 = 1762 - 600 x : 5 = 1000 + 312
Bài 3: Một đội công nhân giao thông rải nhựa xong đoạn đường 1615m trong 5 giờ. Hỏi đội đó rải nhựa trong 8 giờ thì xong đoạn đường dài bao nhiêu mét? (Giải 2 cách).
- Theo dõi HS làm bài.
- Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài.
2. Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, cả lớp theo dõi bổ sung:
 34321 6493 1424 9546 6
+ 45768 - 4027 x 4 35 1591 
 80089 2466 5696 54
 06
 0
 x - 3721 = 1762 - 600 x : 5 = 1000 + 312
 x - 3721 = 1162 x : 5 = 1312
 x = 1162 + 3712 x = 1312 x 5
 x = 4884 x = 6560
 Giải:
 Đoạn đường công nhân rải nhựa trong 1 giờ là:
 1615 : 5 = 323 (m)
 Đoạn đường công nhân rải nhựa trong 8 giờ là: 
 323 x 8 = 2584 (m)
 ĐS: 2584 km
Cách 2: Giải:
 Đoạn đường công nhân rải nhựa trong 8 giờ là: 
 (1615 : 5) x 8 = 2584 (m)
 ĐS: 2584 km
 ----------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TIẾNG VIỆT
 A/ Yêu cầu: - HS luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần.
 - Rèn kĩ năng đọc đúng, trôi chảy.
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn HS luyện đọc:
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm các bài: Cuộc chạy đua trong rừng và bài Cùng vui chơi kết hợp trả lời các câu hỏi sau mỗi bài đọc.
- Theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
- Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp.
+ Mời 3 nhóm mỗi nhóm 4 HS thi đọc nối tiếp 4 đoạn trong bài Cuộc chạy đua trong rừng.
+ Mời 1 số HS thi đọc thuộc lòng bài Cùng vui chơi và TLCH:
? Bài thơ tả hoạt gì của các bạn HS?
? Các bạn trong bài thơ chơi đá cầu vui và khéo léo như thế nào?
? Em có thường xuyên tập thể dục không?
 - Nhận xét, tuyên dương những cá nhân và nhóm thể hiện tốt nhất.
2. Dặn dò: Về nhà luyện đọc thêm.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- 3 nhóm thi đọc trước lớp.
- Thi đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- Cả lớp theo dõi, bình chọn những bạn và nhóm đọc tốt nhất.
-------------------------------------------------------
RÈN CHỮ
 A/ Yêu cầu: - HS nghe và viết chính xác đoạn 2 bài Cuộc chạy đua trong rừng.
 - Rèn cho HS kĩ năng viết đúng chính tả và trình bày bài viết sạch đẹp.
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hướng dẫn HS nghe - viết:
- Đọc đoạn 2 bài Cuộc chạy đua trong rừng.
- Gọi 2HS đọc lại.
- Yêu cầu đọc thầm lại đoạn văn và trả lời câu hỏi:
+ Đoạn văn nói điều gì ?
+ Những chữ nào trong đoạn viết hoa ?
- Yêu cầu HS tập viết trên bảng con những từ dễ lẫn và ghi nhớ chính tả.
* Đọc cho HS viết bài vào vở.
* Chấm vở một số em, nhận xét chữa lỗi phổ biến.
* Dặn dò: Về nhà viết lại cho đúng những chữ đã viết sai, viết mỗi chữ 1 dòng.
- Nghe GV đọc bài.
- 2 em đọc lại.
- Cả lớp đọc thầm và trả lời:
+ Lời khuyên của Ngựa Cha.
+ Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu đoạn, đầu câu và tên nhân vật.
- Tập viết các từ dễ lẫn.
- Nghe - viết bài vào vở.
- Lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm.
------------------------------------------------------
 TIẾNG VIỆT NÂNG CAO
 A/ Yêu cầu: - Củng cố, nâng cao về biện pháp nhân hóa.
 - Giáo dục HS chăm học.
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động cảu thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu cả lớp làm các BT sau:
Bài 1: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh định nghĩa sau:
Nhân hóa là biện pháp gán cho động vật, ... (không phải người) những tình cảm, hoạt động của ..., nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, sinh động.
Bài 2: Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm:
a) Mặt trời chiếu những tia nắng oi bức xuống cánh đồng khô hạn.
b) Mỗi khi có gió thổi, cây bạch đàn ở sân trường em lại xào xạc lá.
c) Kim giờ, kim phút chạy chậm, kim giây chạy thật nhanh. 
Bài 3: Dùng câu hỏi Để làm gì ? để hỏi cho bộ phận câu in nghiêng trong từng câu dưới đây:
a) Hai Bà Trưng mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn.
b) Nhiều lần, chị Sáu dũng cảm, mưu trí luồn sâu vào vùng địch tạm chiếm để nắm tình hình, giúp công an phát hiện và tiêu diệt nhiều tên gian ác.
c) Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để thuyết phục các em trở về với gia đình.
- Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài.
2. Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm, ghi nhớ.
- Cả lớp tự làm BT vào vở.
- Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
Nhân hóa là biện pháp gán cho động vật, thực vật, đồ vật ...(không phải người) những tình cảm, hoạt động của người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, sinh động.
a) Ông Mặt Trời ném những tia nắng lửa xuống cánh đồng đang khát nước.
b) Mỗi khi chị gió lướt qua, anh Bạch Đàn lại vầy tay chào.
c) Bác Kim giờ, Kim phút chậm chạp đi từng bước ; còn anh Kim giây thì chạy vun vút như vận động viên. 
a) Hai Bà Trưng mặc giáp phục thật đẹp để làm gì ?
b) Nhiều lần, chị Sáu dũng cảm, mưu trí luồn sâu vào vùng địch tạm chiếm để làm gì ?
c) Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ?
----------------------------------------------
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 A/ Yêu cầu: - HS ôn luyện các động tác về ĐHĐN và các bài hát - múa của Sao nhi đồng.
 - Chơi trò chơi "Hoàng Anh - Hoàng Yến".
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Tổ chức cho HS ôn tập:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu học tập.
- Giao nhiệm vụ cho lớp.
- Theo dõi, uốn nắn cho các em.
* Tổ chức cho HS chơi trò chơi "Hoàng Anh - Hoàng Yến".
- Nêu tên trò chơi.
- Phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Cho HS chơi thử 1 - 2 lần rồi cho HS chơi chính thức.
- Nhận xét , tuyên dương những em thắng cuộc.
* Dặn dò: Về nhà luyện tập thêm.
- Lắng nghe, nhận nhiệm vụ.
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn ôn tập các động tác về đội hình đội ngũ: tập hợp hàng ngang, hàng dọc, giãn cách hàng ngang - hàng dọc. Sau đó ôn các bài múa: Bông hồng tặng mẹ và cô ; Hành khúc Đội TNTPHCM : Chúng em là mầm non tương lai ...
- Ôn về chủ đề và các ngày lễ trong năm.
- Cả lớp tham gia chơi trò chơi.
======================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an chuan Tuan 28.doc