Giáo án lớp 3 Tuần số 17 - Năm 2012

Giáo án lớp 3 Tuần số 17 - Năm 2012

 Tập đọc: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 Hiểu nội dung: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi (TLCH 1, 2, 3, 4)

 Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

 HS Khá – Giỏi kể được toàn bộ câu chuyện.

 KNS: Tư duy sáng tạo – Ra quyết định: giải quyết vấn đề - Lắng nghe tích cực.

II/ PHƯƠNG PHÁP:

 Đặt câu hỏi – Trình bày 1 phút – Đóng vai.

III/ CHUẨN BỊ:

 Tranh SGK – Bảng phụ hướng dẫn đọc.

IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/ Ổn định.

2/ KTBC: Gọi HS đọc thuộc lòng 10 dòng thơ đầu bài Về quê ngoại – TLCH.

Nhận xét – cho điểm.

3/ Bài mới:

a/ Giới thiệu bài:

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 546Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần số 17 - Năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Ngày soạn: 09/ 12/ 2012
Ngày dạy: Thứ Hai ngày 10 tháng 12 năm 2012
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
TIẾT 49 - 50
MỒ CÔI XỬ KIỆN
I/ MỤC TIÊU:
	Tập đọc: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
	Hiểu nội dung: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi (TLCH 1, 2, 3, 4)
	Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
	HS Khá – Giỏi kể được toàn bộ câu chuyện.
KNS: Tư duy sáng tạo – Ra quyết định: giải quyết vấn đề - Lắng nghe tích cực.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
	Đặt câu hỏi – Trình bày 1 phút – Đóng vai.
III/ CHUẨN BỊ:
	Tranh SGK – Bảng phụ hướng dẫn đọc.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi HS đọc thuộc lòng 10 dòng thơ đầu bài Về quê ngoại – TLCH.
Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: 
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc:
- GV đọc mẫu.
	- Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó.
	- Cho HS đọc nối tiếp từng câu.
	- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn.
	- Hướng dẫn HS đọc: phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của nhân vật, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
Giọng người dẫn truyện: khách quan.
	Giọng chủ quán: vu vạ, thiếu thật thà.
	Giọng bác nông dân: phân trần, thật thà (khi kể lại sự việc); ngạc nhiên, giảy nảy lên (khi nghe lời phán của Mồ Côi đòi bác phải trả tiền cho chủ quán).
	Giọng Mồ Côi: nhẹ nhàng, thản nhiên (khi hỏi han chủ quán và bác nông dân); nghiêm nghị (khi yêu cầu bác nông dân phải xóc bạc, chủ quán phải chăm chú nghe); lời phán cuối cùng rất oai, giấu một nụ cười hóm hỉnh.
	- Giải nghĩa từ khó SGK.
	- Cho HS đọc từng đoạn theo nhóm.
	- Cho HS thi đua đọc theo nhóm.
	- 1 HS đọc cả bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1 – TLCH.
+ Câu chuyện có những nhân vật nào ? (Chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi.)
	+ Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì ? (Về tội bác vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.)
	- Nhận xét – tuyên dương.
	- GV giảng thêm: Vụ án thật khó phân xử, phải xử sao cho công bằng, bảo vệ được bác nông dân bị oan, làm cho chủ quán bẽ mặt mà vẫn phải “tâm phục, khẩu phục”.
	- Cho HS đọc đoạn 2 – TLCH.
	+ Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân. (Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.)
	+ Khi bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán, Mồ Côi phán thế nào ? (Bác nông dân phải bồi thường, đưa 20 đồng để quan toàn phân xử.)
	+ Thái độ của bác nông dân thế nào khi nghe lời phán xử ? (Bác giãy nảy lên: Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà trả tiền ?)
	- Nhận xét – tuyên dương.
	- Cho HS đọc đoạn 2, 3 – TLCH.
	+ Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần ? (Xóc 2 đồng bạc 10 lần mới đủ số tiền 20 đồng.)
	- Nhận xét – tuyên dương.
	+ Mồ Côi đã nói gì để kết thúc phiên tòa ? (Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền: Một bên “hít mùi thịt”, một bên “nghe tiếng bạc”. Thế là công bằng.)
	- Nhận xét – tuyên dương.
	- GV giảng thêm: Mồ Côi xử trí thật tài tình, công bằng đến bất ngờ làm cho chủ quán tham lam không thể cãi vào đâu được và bác nông dân chắc là rất sung sướng, thở phào nhẹ nhõm.
	+ Em hãy thử đặt tên khác cho truyện. (Vị quan tòa thông minh. / Phiên xử thú vị. / Bẽ mặt kẻ tham lam. / Ăn “hơi” trả “tiếng”. / )
	+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? (Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi.)
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm:
- GV đọc mẫu.
	- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
	- Cho HS thi đua đọc các đoạn 3.
	- Nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 4: Kể chuyện:
	- Cho HS nêu yêu cầu tiết kể chuyện
	- Hướng dẫn HS kể từng đoạn theo tranh.
	- Cho HS thảo luận nhóm kể theo tranh.
	- Cho HS kể theo nhóm.
	- Các nhóm trình bày.
	- Cho HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
	- Nhận xét – tuyên dương – cho điểm.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò tiết sau.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
TIẾT 81
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU:
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ quy tắc tính giá trị biểu thức dạng này.
	- Làm BT 1, 2, 3.
II/ CHUẨN BỊ:
	Bảng phụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: 
	- Gọi HS làm BT 3.
	- Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Quy tắc tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc:
- GV viết bảng biểu thức: 30 + 5 : 5 
+ Ta thực hiện tính giá trị biểu thức trên theo thứ tự nào ? (Thực hiện phép tính chia (5 : 5) trước rồi thực hiện phép cộng sau.)
+ Muốn thực hiện phép tính 30 + 5 trước rồi mới chia cho 5 sau, ta có thể kí hiệu như thế nào ? (khoanh tròn 30 + 5, gạch dưới 30 + 5, )
	- GV nên: Muốn thực hiện phép cộng 30 + 5 trước rồi chia 5 sau, người ta viết thêm kí hiệu dấu ngoặc đơn ( ) vào như sau: (30 + 5) : 5
	- GV nêu: Ta có quy ước: Nếu biểu thức có dấu ngoặc đơn ( ) thì trước tiên ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước, thực hiện phép tính ở ngoài sau.
	Lưu ý: Cách đọc: “mở ngoặc, 30 cộng 5, đóng ngoặc”.
	- Cho HS tính giá trị biểu thức (30 + 5) : 5 theo quy ước:
	(30 + 5) : 5 = 35 : 5
	 = 7
	- Cho HS nêu lại cách làm. (thực hiện tính trong ngoặc trước, tính ở ngoài sau.)
	- GV viết bảng: 3 x (20 – 10)
	- Cho HS thực hiện tính già trị biểu thức theo quy ước.
	- GV viết bảng:	3 x (20 – 10) = 3 x 10
	= 30
	- Cho HS nhắc lại quy ước tính để ghi nhớ.
Hoạt động 2: Luyện tập:
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Cho HS nhắc lại quy ước tính.
- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS làm BT vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS thi đua nhóm.
	- Các nhóm trình bày kết quả.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Bài 3: Bài toán:
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS làm BT vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò – chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 09/ 12/ 2012
Ngày dạy: Thứ Ba ngày 11 tháng 12 năm 2012
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
TIẾT 33
VẦNG TRĂNG QUÊ EM
I/ MỤC TIÊU:
	- Nghe – viết đúng bài chính tả.
- Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	- Làm đúng BT 2a.
II/ CHUẨN BỊ:
	- Bảng phụ ghi đoạn văn – Phiếu học tập ghi BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC:
	- Gọi HS viết lại những từ đã viết sai tiết trước.
	- Nhận xét.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả:
	a) Ghi nhớ nội dung đoạn văn
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn.
- GV đọc bài chính tả.
	- Cho HS đọc đoạn văn nhiều lần.
	+ Vầng trăng đang nhô lên được tả đẹp như thế nào ? (Trăng óng ánh trên hàm răng, đậu vào đáy mắt, ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già, thao thức như canh gác trong đêm.)
	+ Bài chính tả gồm mấy đoạn ?
b) Hướng dẫn trình bày
	+ Chữ đầu mỗi đoạn được viết như thế nào ?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Hướng dẫn HS luyện viết từ khó: 
d) Chép bài
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
BT 2a: Chọn những tiếng trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
	- Cho HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS làm BT vào phiếu học tập.
	(dì / gì ; rẻo / dẻo ; ra / da ; duyên / ruyên)
	Cây gì gai mọc đầy mình
	Tên gọi như thể bồng bềnh bay lên
	Vừa thanh, vừa dẻo, lại bền
	Làm ra bàn ghế, đẹp duyên bao người ?
- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò – chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
TIẾT 82
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ).
	- Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu “=”, “”.
- Làm BT 1, 2, 3 (dòng 1), 4.
II/ CHUẨN BỊ:
Trò chơi thi đua xếp hình BT4.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Cho HS nêu lại quy ước tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ).
- Gọi HS làm BT 2.
	- Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:
- Cho HS nêu yêu cầu.
	- Cho HS nêu lại quy ước tính.
- Hướng dẫn HS làm BT.
- Cho HS làm BT vào vở.
- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Hoạt động 2: Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Cho HS nêu lại các quy ước tính giá trị của biểu thức.
- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS làm BT vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Hoạt động 3: Bài 3: Điền dấu >, < , =
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS làm BT vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Hoạt động 4: Xếp hình:
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
	- Cho HS thi đua nhóm xếp hình.
	- Các nhóm thi đua xếp hình.
	- Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 33
AN TOÀN KHI ĐI XE ĐẠP
I/ MỤC TIÊU:
	- Nêu được một số quy định đảm bảo an toán khi đi xe đạp.
	- Giáo dục lồng ghép ATGT.
	- HS Khá giỏi: Nêu được hậu quả nếu đi xe đạp không đúng quy định.
KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, phân tích về các tình huống chấp hành đúng quy định khi đi xe đạp.
- Kĩ năng kiên định thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thông.
	- Kĩ năng làm chủ bản thân: Ứng phó với những tình huống không an toàn khi đi xe đạp.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
	Thảo luận nhóm – Trò chơi – Đóng vai.
III/ CHUẨN BỊ:
	Tranh SGK.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi học sinh TLCH:
	+ Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề gì ?
	+ Ở đô thị, người dân làm những công việc gì ?
- Nhận xét – tuyên dương.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát tranh theo nhóm:
Mục tiêu: Thông qua quan sát tranh, HS hiểu được ai đi đúng, ai đi sai luật giao thông.
- Cho HS thảo luận theo nhóm đôi – TLCH:
	+ Hãy cho biết những ai đi đúng luật giao thông và những ai không đi đúng luật giao thông ?
	- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
	- Nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
Mục tiêu: HS thảo luận để biết luật giao thông đối với người đi xe đạp.
	- GV chia nhóm cho HS thảo luận nhóm – TLCH:
	+ Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông ?
- Cho HS thảo luận nhóm:
	- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
	- Nhận xét – bổ sung – tuyên dương.
	Kết luận: Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường dành ...  – sửa sai.
Hoạt động 3: Thực hành:
Mục tiêu: Viết chữ N, Q, Đ: 1 dòng – Ngô Quyền: 1 dòng – Câu ca dao: 1 lần cỡ chữ nhỏ.
- Nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút, chú ý độ cao, cách nối nét và khoảng cách các chữ, trình bày câu ứng dụng đúng mẫu.
- Cho HS viết vào vở.
- Quan sát hướng dẫn thêm cho HS.
- Thu bài – chấm điểm.
Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
TIẾT 84
HÌNH CHỮ NHẬT
I/ MỤC TIÊU:
	- Bước đầu nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình chữ nhật.
	- Biết cách nhận dạng hình chữ nhật (theo yếu tố cạnh, góc).
- Làm BT 1, 2, 3, 4
II/ CHUẨN BỊ:
Hình chữ nhật.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: 
	- Gọi HS lên bảng làm BT 2 (dòng 2).
	- Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Giới thiệu hình chữ nhật:
- GV treo hình chữ nhật đã vẽ sẵn - giới thiệu: Đây là hình chữ nhật ABCD.
	- Cho HS thực hành lấy ê ke đo xem các góc A, B, C, D có vuông không.
	- HS thực hành đo.
	- HS nêu: Các góc A, B, C, D là các góc vuông.
	- Cho HS đo độ dài các cạnh AB, BC, CD, DA và cho nhận xét.
	- HS nêu: HCN ABCD có hai cạnh dài có độ dài bằng nhau: AB = CD ; hai cạnh ngắn có độ dài bằng nhau: BC = AD
	- Cho HS nêu kết luận: HCN có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.
	- GV nêu: Trong HCN độ dài cạnh dài gọi là chiều dài và độ dài cạnh ngắn gọi là chiều rộng.
	- Cho HS nhận biết thêm một số hình xem có phải là HCN không bằng cách cho các em đo và nhận biết có 4 góc vuông hay không.
	- Cho HS liên hệ những vật xung quanh vật nào là HCN.
	- Nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 2: Luyện tập:
Bài 1: Nhận biết HCN:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS thực hành nhận biết HCN qua đo góc vuông bằng ê ke.
	- HS nêu kết quả.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Bài 2: Đo độ dài của các cạnh của 2 HCN:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS đo độ dài các cạnh.
	- Cho HS thực hành đo độ dài các cạnh 2 HCN.
	- HS nêu kết quả đo được.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Bài 3: Tìm chiều dài, chiều rộng của mỗi HCN:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS nhận biết có 2 HCN: ABCD và ABMN.
- Cho HS làm BT ghi độ dài các cạnh của 2 HCN vào vở.
- HS làm BT vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Bài 4: Kẻ thêm 1 đoạn thẳng để được HCN:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS thi đua nhóm.
- HS thi đua nhóm làm BT.
- Các nhóm trình bày kết quả.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
ÂM NHẠC
TIẾT 17
BÀI HÁT TỰ CHỌN: A LÊ
I/ MỤC TIÊU:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp với gõ đệm theo bài hát.
- Biết đây là bài dân ca Khmer Nam Bộ – Biết gõ đệm theo phách, nhịp và tiết tấu lời ca.
II/ CHUẨN BỊ:
	Nhạc cụ - bộ gõ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Học hát:
- GV hát mẫu.
	- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu.
	- Hướng dẫn HS học hát từng câu đến hết bài.
- Cho HS hát theo nhóm – cá nhân – cả lớp.
- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Hoạt động 2: Hát – gõ đệm:
- GV hát – gõ đệm mẫu.
- Hướng dẫn HS hát – gõ đệm theo nhịp – phách – tiết tấu.
- Cho HS hát – gõ đệm theo nhóm – cá nhân – cả lớp.
- Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 09/ 12/ 2012
Ngày dạy: Thứ Sáu ngày 14 tháng 12 năm 2012
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 17
VIẾT VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
I/ MỤC TIÊU:
	- Viết được một bức thư ngắn cho bạn (khoảng 10 câu) kể những điều đã biết về thành thị, nông thôn.
	- Viết được bức thư trình bày đúng thể thức, đủ ý.
	- Dùng từ, đặt câu đúng.
KNS: 
II/ PHƯƠNG PHÁP:
	Trình bày ý kiến cá nhân.
III/ CHUẨN BỊ:
	Bảng phụ ghi gợi ý.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi HS kể lại những đều em biết về thành thị, nông thôn.
	- Nhận xét – tuyên dương.
3/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT:
	- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- GV hướng dẫn HS làm BT:
	+ Cho HS mở SGK trang 83 hoặc nhìn bảng phụ trình tự mẫu của 1 lá thư.
	- GV mời HS khá, giỏi nói về mẫu đầu đoạn lá thư của mình.
	Hòa Hiệp, ngày tháng năm 2012
	Thúy Hồng thân mến !
	Tuần trước, bố mình cho mình đi thăm quê nội ở Mỏ Công. Đến giờ mình mới biết thế nào là nông thôn với những cánh đồng lúa vàng.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
	- GV nhắc HS có thể viết lá thư khoảng 10 dòng hoặc nhiều hơn; trình bày thư cần đúng theo thể thức, nội dung hợp lí.
Hoạt động 2: Viết thư:
- Cho HS viết thư vào vở.
	- GV quan sát – hướng dẫn thêm cho HS.
	- Cho HS trình bày trước lớp.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
TIẾT 85
HÌNH VUÔNG
I/ MỤC TIÊU:
	- Nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình vuông.
	- Vẽ được hình vuông đơn giản (trên giấy kẻ ô vuông).
	- Làm BT 1, 2, 3, 4.
II/ CHUẨN BỊ:
	Hình vuông.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi HS nhận biết HCN và làm BT 4.
	- Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:.
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Giới thiệu hình vuông:
- GV treo hình vuông đã vẽ sẵn - giới thiệu: Đây là hình vuông ABCD.
	Hình vuông ABCD có 4 góc vuông.
	- HS dùng ê ke để kiểm tra.
	Hình vuông ABCD có các cạnh bằng nhau.
	- Cho HS dùng thước để kiểm tra độ dài các cạnh AB, BC, CD, AD.
	Kết luận: Hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau.
	- Cho HS nhận biết thêm một số hình xem có phải là hình vuông không bằng cách cho các em đo và nhận biết.
	- Cho HS liên hệ những vật xung quanh vật nào là hình vuông.
	- Nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 2: Luyện tập:
Bài 1: Nhận biết hình vuông:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS nhận biết hình vuông.
	- Cho HS nối tiếp nêu miệng kết quả.
	- Nhận xét – tuyên dương.
Bài 2: Đo độ dài cạnh của 2 hình vuông:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS đo độ dài cạnh hình vuông.
	- Cho HS thực hành đo độ dài cạnh 2 hình vuông.
	- HS nêu kết quả đo được.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Bài 3: Kẻ thêm 1 đoạn thẳng để được hình vuông:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS thi đua nhóm.
- HS thi đua nhóm làm BT.
- Các nhóm trình bày kết quả.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Bài 4: Vẽ hình vuông:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS vẽ hình vuông.
- Cho HS vẽ hình vuông theo mẫu vào vở.
- HS vẽ hình vuông theo mẫu vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 34
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
I/ MỤC TIÊU:
	- Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
	- Kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc và giới thiệu về gia đình của em.
KNS: 
II/ PHƯƠNG PHÁP:
	Thảo luận nhóm.
III/ CHUẨN BỊ:
	Tranh các cơ quan - Phiếu học tập.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi HS TLCH:
	+ Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông ?
	- Nhận xét – tuyên dương.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Trò chơi: Ai nhanh ? Ai đúng ?
Mục tiêu: Thông qua trò chơi, HS có thể kể được tên và chức năng của các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể.
	- Treo tranh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.
	- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm điền kết quả vào bảng sau:
Tên cơ quan
Tên các bộ phận
Chức năng của từng bộ phận
Hô hấp
Mũi
Khí quản
Phế quản
Phổi
Dẫn khí
Trao đổi khí
Tuần hoàn
Bài tiết nước tiểu
Thần kinh
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
Mục tiêu: Nêu được các bệnh thường gặp ở các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách đề phòng các bệnh đó.
	- Cho HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- Các nhóm thảo luận điền kết quả vào phiếu học tập.
Tên cơ quan
Các bệnh thường gặp
Cách đề phòng
Hô hấp
Viêm họng
Viêm phế quản
Viêm phổi
Giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, họng.
Giữ nơi ở đủ ấm, thoáng khí, tránh gió lùa.
Ăn uống đủ chất, tập thể dục thường xuyên.
Tuần hoàn
Bài tiết nước tiểu
Thần kinh
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
	- Nhận xét – bổ sung – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò – Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
THỦ CÔNG
TIẾT 17
CẮT, DÁN CHỮ VUI VẺ
I/ MỤC TIÊU:
	- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.
	- Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Các chữ dán tương đối phẳng, cân đối.
HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Các chữ dán phẳng, cân đối.
II/ CHUẨN BỊ:
	- Vật mẫu – Quy trình kẻ, cắt – giấy màu – hồ dán – kéo.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC:
	- Kiểm tra dụng cụ học tập.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét:
- Giới thiệu chữ VUI VẺ mẫu.
- Cho HS quan sát chữ VUI VẺ - TLCH:
	+ Chữ VUI VẺ có các chữ cái nào ? (Có các chữ cái V, U, I, E và dấu hỏi)
+ Khoảng cách các con chữ như thế nào ? (các con chữ cách nhau 1 ô, 2 chữ VUI và VẺ cách nhau 2 ô)
	- Gọi HS nhắc lại cách kẻ, cắt các con chữ V, U, I, E.
	- Nhận xét – bổ sung – tuyên dương.
Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu:
Bước 1: Kẻ chữ các chữ cái của chữ VUI VẺ và dấu hỏi:
- GV hướng dẫn lại cho HS cách kẻ, cắt các con chữ V, U, I, E.
- GV thực hành kẻ, cắt các con chữ.
- GV hướng dẫn HS kẻ, cắt dấu hỏi.
- GV kẻ, cắt dấu hỏi.
Bước 2: Dán thành chữ VUI VẺ:
	- Kẻ 1 đường chuẩn, sắp xếp các chữ trên đường chuẩn như sau:
	Giữa các chữ cái cách nhau 1 ô – Giữa chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 2 ô – D6a1u hỏi dán phía trên chữ E.
	- Bôi hồ và dán các chữ vào vị trí đã định – Dán các con chữ trước, dán dấu hỏi sau.
	- Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng.
Hoạt động 3: Thực hành:
	- Cho HS thực hành nháp kẻ, cắt các chữ V, U, I, E và dấu hỏi của chữ VUI VẺ.
	- GV quan sát – hướng dẫn thêm.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 TUAN 17.doc