Giáo án lớp 3 Tuần số 18 năm học 2012

Giáo án lớp 3 Tuần số 18 năm học 2012

- Đọc rõ ràng, trôi chảy bài TĐ đã học ở HK1 (phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/phút); hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc. Thuộc 2 đoạn thơ đã học.

 - Tìm đúng từ chỉ sự vật trong câu (BT2); biết viết bản tự thuật theo mẫu đã học (BT3).

 - HS khá, giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 40 tiếng/phút).

II/ Đồ dùng dạy – học:

- GV: phiếu thăm ghi đoạn các bài tập đọc đã học cho HS bốc thăm.

III/ Các hoạt động dạy - học:

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần số 18 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Tuần 18 
	 Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2011
	 Môn: Tập đọc Tiết 52 
	 Tên bài dạy: Ôn tập và kiểm tra cuối HKI ( Tiết 1)
	 Sgk:147. Tgdk: 35’ 
 I/ Mục tiêu: 
- Đọc rõ ràng, trôi chảy bài TĐ đã học ở HK1 (phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/phút); hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc. Thuộc 2 đoạn thơ đã học.
 - Tìm đúng từ chỉ sự vật trong câu (BT2); biết viết bản tự thuật theo mẫu đã học (BT3).
 - HS khá, giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 40 tiếng/phút).
II/ Đồ dùng dạy – học: 
- GV: phiếu thăm ghi đoạn các bài tập đọc đã học cho HS bốc thăm.
III/ Các hoạt động dạy - học:
1/Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Gà “ tỉ tê” với gà. 
- Nhận xét- ghi điểm. Nhận xét bài cũ.
2/ Hoạt động dạy học bài mới: 
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Ôn tập: Tập đọc + Luyện từ và
 câu+ Tập làm văn ( tiết 1)
b/Hoạt động 2: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
* Luyện đọc các bài tập đọc:
- GV ghi tên các bài tập đọc đã học và các bài đọc thêm từ tuần 10 đến tuần 17+ Bài: Thương ông
- GV gọi lần lượt 2 HS lên bốc thăm và về chỗ xem lại bài 2 phút.
- GV gọi HS lên đọc đoạn trong bài đã bốc thăm và TLCH liên quan đến đoạn đọc.
- GV nhận xét, ghi điểm ( nếu có)
* Luyện đọc và học thuộc lòng.
- Bài Thương ông và yêu cầu HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ trong bài.
- HS luyện đọc thuộc lòng trong nhóm – Thi đọc giữa các nhóm.
- GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương.
c/ Hoạt động 3: Ôn luyện từ và câu.
* Gọi 1 hs đọc yêu cầu 2: Tìm các từ chỉ sự vật trong câu sau
- Cả lớp đọc thầm bài. HS làm vào vbt
- GV gọi 2 hs lên bảng làm. Nhận xét chốt ý
GV chốt: Ô cửa máy bay,nhà cửa, ruộng đồng,làng xóm,núi non
d/ Hoạt động 4: Ôn tập: Tập làm văn.
* Gọi 1 hs đọc yêu cầu : Viết bản tự thuật theo mẫu đã học.
- Cả lớp đọc thầm bài. GV gọi 1 hs làm mẫu, 
- HS làm vào vbt
- GV gọi vài hs đọc bản tự thuật. Nhận xét chốt ý
 	Ví dụ: 	Tự thuật
	Họ và tên: B’ Rông Thị Lan
	Nam, nữ: Nữ
	Ngày sinh: 10-04-2004
	Nơi sinh: La Dạ- Hàm thuận Bắc
	Quê quán: Xã La Dạ- huyện Hàm Thuận Bắc- Bình Thuận.
Nơi ở hiện nay: Thôn I-Xã La Dạ- huyện Hàm Thuận Bắc- Bình Thuận
Học sinh lớp: 2A
Trường : Trường Tiểu học La Dạ 1
	La Dạ, ngày 19/12/2011
	Người tự thuật
	 Lan
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà luyện đọc nhiều hơn các bài tập đọc.
- Tiết sau tiếp tục đọc bài và ôn luyện Tlv+ Lt và câu
- GV nhận xét tiết học
 IV/ Phần bổ sung :
- Thời gian ...............
- Nội dung..............
- Phương pháp...................
	Môn: Tập đọc Tiết 53 
	Tên bài dạy: Ôn tập và kiểm tra cuối HKI ( Tiết 2)
	Sgk:147. Tgdk: 35’ 
 I/ Mục tiêu:
- Mức độ đọc yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1
- Biết đặt câu tự giới thiệu mình với người khác( bài tập 2)
- Bước đầu biết dùng dấu chấm để tách đoạn văn thành 5 câu và viết lại cho đúng chính tả.( bài tập 3)
II/ Đồ dùng dạy – học: 
- GV: phiếu thăm ghi đoạn các bài tập đọc đã học cho HS bốc thăm.
III/ Các hoạt động dạy - học:
1/Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu bài tập 2 và bài tập 3 của tiết 1
- Nhận xét- ghi điểm. Nhận xét bài cũ.
2/ Hoạt động dạy học bài mới: 
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Ôn tập: Tập đọc +Tập làm văn+ Luyện từ và câu( tiết 2)
b/Hoạt động 2: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
* Luyện đọc các bài tập đọc:
- GV ghi tên các bài tập đọc đã học và các bài đọc thêm từ tuần 10 đến tuần 17+ Bài: Đi chợ
- GV gọi lần lượt 2 HS lên bốc thăm và về chỗ xem lại bài 2 phút.
- GV gọi HS lên đọc đoạn trong bài đã bốc thăm và TLCH liên quan đến đoạn đọc.
- GV nhận xét, ghi điểm ( nếu có)
* Luyện đọc và học thuộc lòng.
- GV chọn bài Thương ông và yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ
- HS luyện đọc thuộc lòng trong nhóm – Thi đọc giữa các nhóm.
- GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương.
c/ Hoạt động 3: Ôn tập: Tập làm văn
* Gọi 1 hs đọc yêu cầu 2: Em hãy đặt câu.
- Cả lớp đọc thầm bài. HS làm vào vbt
- GV gọi 2 hs lên bảng làm. Nhận xét chốt ý
GV chốt: a) Cháu chào bác ạ ! Cháu tên là Như bạn của Hương, cháu học cùng lớp với Hương.Bác cho cháu gặp bạn Hương một lúc ạ!
b)Thưa bác cháu tên là Sơn, con của bố Lâm. Bố cháu bảo cháu sang mượn bác cái kìm ạ !
c) Thưa cô, em tên là Hằng, học sinh lớp 2A. Cô Hiệp xin cô cho cô lớp em mượn lọ hoa !
c/ Hoạt động 3: Ôn luyện từ và câu
* Gọi 1 hs đọc yêu cầu : Dùng dấu chấm ngắt đọan sau thành 5 câu rồi viết lại cho đúng chính tả.
- Cả lớp đọc thầm bài. GV gọi 1 hs làm mẫu 1câu, 
- HS làm vào vbt. 1 hs làm bảng phụ
- HS trình bày. GV và hs nhận xét.
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà luyện đọc nhiều hơn các bài tập đọc.
- Tiết sau tiếp tục đọc bài và ôn luyện Tlv+ Chính tả.
- GV nhận xét tiết học
 IV/ Phần bổ sung :
- Thời gian ...............
- Nội dung..............
- Phương pháp...................
 Môn: Toán 	 Tiết 81 
Tên bài dạy: Ôn tập về phép cộng phép trừ 
Sgk: 82. Tgdk: 35’
I/Mục tiêu:
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
- Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn.
II/ Đồ dùng dạy - học: 
 GV: phiếu ghi bài tập. 
HS: VBT
III/ Các hoạt động dạy - học:
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi hs lên bảng làm: GV cho hs thực hành xem lịch và trả lời các câu hỏi do gv đưa ra( TCTV)
- Nhận xét ghi điểm. Nhận xét bài cũ.
2/ Hoạt động dạy học bài mới:
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Ôn tập về phép cộng và phép trừ.
b/ Hoạt động 2: Thực hành.
* Bài 1/vbt: Tính nhẩm.
* Củng cố tính nhẩm trong bảng đã học.
- 1 hs đọc yêu cầu. ( TCTV)
- HS tính nhẩm và nêu miệng kết quả. ( TCTV)
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
	8+9=17	5+7=12	3+8=11	4+9=13
	9+8=17	7+5=12	8+3=11	9+4=13
	17-8=9	12-5=7	11-3=8	13-4=9
	17-9=8	12-7=5	11-8=3	13-9=4
*Bài 2/vbt: Đặt tính rồi tính 
* Củng cố cách đặt tính và tinh theo cột dọc.
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu. ( TCTV)
- HS nêu 2 bước: đặt tính và tính. ( TCTV)
- HS làm vbt – GV kèm HS yếu.
- HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét sửa bài.
	26	92	33	81
 +18	 - 45	 +49	 - 66
	44	47	82	15
* Bài 3a,c/vbt: số?
* Củng cố cách cộng theo yêu cầu.
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu. ( TCTV)
- HS làm bài – 2 HS lên bảng làm bài.
- GV kèm HS yếu làm bài.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
 a)
9
15
10
	+ 1 	 + 5	
	9 + 6 = 15
 c) 8 + 7 = 15
 8 + 2 + 5 = 15
*Bài 4/vbt: Giải toán.
- Củng cố giải toán về nhiều hơn.
- Gọi HS đọc bài toán – GV tóm tắt lên bảng.
+ Bài toán cho biết gì? ( TCTV)
+ Lan vót dược bao nhiêu que tính? ( 34 que tính) ( TCTV)
+ Hoa vót nhiều hơn Lan bao nhiêu que tính? ( 18 que tính) ( TCTV)
+ Bài toán hỏi gì? ( Hoa vót được bao nhiêu que tính?) ( TCTV)
- HS nêu cách giải bài toán – GV nhận xét.
Lan vót	 : 34 que tính.
Hoa vót nhiều hơn Lan: 18 que tính.
Hoa vót	 :  que tính?
- HS làm vở bài tập, 1 em làm phiếu bài tập – GV kèm HS yếu làm bài.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài giải
Hoa vót được số que tính là:
34+18=52( que tính)
Đáp số: 52 que tính
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò:
 - HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính.
 - BTVN: 4/sgk
- Tiết sau: Ôn tập về phép cộng phép trừ( tt)	
IV/ Phần bổ sung :
- Thời gian ...............
- Nội dung..............
- Phương pháp...................
Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2012
 	 Môn: Kể chuyện Tiết 18 
Tên bài dạy: Ôn tập và kiểm tra cuối HKI ( tiết 3)
	Sgk: 148. Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu:
-Mức độ đọc yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1
- Biết thực hành sử dụng mục lục sách( bài tập 2)
- Nghe- viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả; tốc độ viết khoảng 40 chữ/15 phút
II/Đồ dùng dạy – học:
- GV: Bảng phụ viết bài thơ 
- HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t1, vbt TV.
III/ Các hoạt động dạy – học:
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 1 HS lên bảng viết các từ : mùi khét, nũng nịu, tín hiệu, cây cau..
- HS dưới lớp viết bảng con – GV nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
 2/ Hoạt động dạy học bài mới: 
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Ôn tập: Tập đọc+ tập làm văn+chính tả 
( tiết 3)
b/Hoạt động 2: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
* Luyện đọc các bài tập đọc: Tiếp tục ôn luyện các bài tập đọc
- GV ghi tên các bài tập đọc đã học và các bài đọc thêm từ tuần 10 đến tuần 17+ Bài: Điện thoại
- GV gọi lần lượt 2 HS lên bốc thăm và về chỗ xem lại bài 2 phút.
- GV gọi HS lên đọc đoạn trong bài đã bốc thăm và TLCH liên quan đến đoạn đọc.
- GV nhận xét, ghi điểm ( nếu có)
* Luyện đọc và học thuộc lòng.
- GV chọn bài: Mẹ và yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ
- HS luyện đọc thuộc lòng trong nhóm – Thi đọc giữa các nhóm.
- GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương.
c/ Hoạt động 3: Thi tìm nhanh một số bài tập đọc trong sách tiếng việt 2, tập một theo mục lục.
- Gọi 2 hs đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn hs làm bài:Để tìm nhanh tên một bài tập đọc theo mục lục khi có người nêu tên bài tập đọc đó, trước hết em phải nhớ xem bài tập đọc đó thuộc chủ điểm nào, tuần nào. Sau đó em lước mục lục để dò tìm tên bài, số trang.
- GV tổ chức cho hs thi tìm theo nhóm, nhóm nào lên bảng viết nhanh và đúng tên các bài tập đọc đó theo hình thức tiếp sức
- Nhận xét tuyên dương.
d/ Hoạt động 4: Hướng dẫn HS nghe- viết.
* GV đọc bài cần viết chính tả trong sgk/148
- 1 HS khá đọc lại - Lớp theo dõi.
- GV hỏi về nội dung và cách trình bày:
+ Cậu bé Bắc trong bài là ngừoi như thế nào?
+ Bài chính tả có mấy câu? ( 4 câu)
+ Những chữ nào trong bài cần viết hoa? ( Chữ cáu đầu câu,đầu đoạn, tên riêng)
* GV đọc các từ khó cho hs luyện viết: Bắc, quyết,trở thành,giảng.
- HS viết bảng con – GV nhận xét, sửa sai.
* GV đọc chính tả cho hs viết – HS nghe - viết bài.
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi.
* HS tự đổi vở nhìn bảng phụ soát bài nhau
 - GV thu vở chấm bài – sửa bài.
* GV nhận xét chung.
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò:
- Dặn hs về nhà viết lại bài chính tả
- Tiếp tục ôn luyện các bài tập đọc đã học
- Nhận xét tiết học. 
IV/ Phần bổ sung :
- Thời gian ...............
- Nội dung..............
- Phương pháp...................
Môn: Toán Tiết 82
	Tên bài dạy: Ôn tập về phép cộng phép trừ ( tt)
	Sgk: 83 . Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu
- Thuộc bảng cộng,và bảng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm 
- Thực hiện được phép cộ ... .1945 tại Yên Bái.
+ Nhạc sĩ Đinh Nhu đã say mê sân khấu, âm nhạc từ khi còn là học sinh tiểu học, trung học. Năm 1927 Đinh Nhu tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Đến cuối 1929 ông bị Pháp bắt và giam tại Hỏa Lò, Hà Nội, sau đó đày ra Côn Đảo. Thời gian ở tù đó ông cũng sáng tác một vài ca khúc khác và đặt lời Việt cho một vài ca khúc nước ngoài như La Marseillaise (Bài ca kêu gọi vô sản làm cách mạng) và La Madelon... Ông là tác giả bài Cùng nhau đi Hồng binh - nhạc phẩm được coi là bài hát đầu tiên của tân nhạc cách mạng Việt Nam.
- Giáo viên hát (đối với nơi không có điều kiện) hoặc mở máy cho học sinh nghe bài hát “Cùng nhau đi Hồng binh”. Học sinh phát biểu cảm nghĩ của mình về bài hát.
b/ Hoạt động 2: Dạy hát bài “ Chiến sĩ tí hon” 
	* Giáo dục tấm gương đạo đức HCM: 
	- Chủ đề: Ước mơ chúng em được làm chiến sĩ: Bồi dưỡng cho hs đức tính dũng cảm theo năm điều Bác Hồ dạy.
- GV Hát mẫu 
- Hướng dẫn HS đọc lời ca( TCTV)
* Dạy hát từng câu 
- GV bắt giọng cho HS hát . Lần đầu tốc độ vừa phải, những lần sau tốc độ nhanh hơn( TCTV)
- HS hát theo bàn, theo dãy; GV theo dõi sửa sai( TCTV)
c/ Hoạt động 3 : Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu
- GV hướng dẫn cách đánh nhịp 2 /4 : Một phách mạnh, một phách nhẹ. Cho HS tập đánh nhịp, sau đó vừa hát vừa đánh nhịp. Lần lượt gọi HS lên bảng điều khiển cả lớp hát
d/ Hoạt động 4 : Tập biễu diễn trước lớp
- Gọi 1, 2 nhóm lên biểu diễn trước lớp ( TCTV)
3/ Hoạt động cuối cùng : Củng cố , dặn dò 
- Thi hát cá nhân trước lớp( TCTV)
- Dặn dò, nhận xét tiết học. 
VI/ Phần bổ sung :
- Thời gian ...............
- Nội dung..............
- Phương pháp...................
Thứ sáu ngày 21 tháng 12 năm 2012
Hoạt động tập thể
 	 Uống nước nhớ nguồn
 S: / Tgdk: 35’
 ( Xem tài liệu hướng
Môn: Âm nhạc 	Tiết 14
	Tên bài dạy: Ôn tập bài hát: Chiến sĩ tí hon
	Tbh: 14,15. Tgdk : 35’
I/Mục tiêu 
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.
Tập biểu diễn bài hát.
II/Đồ dùng dạy học: 
- GV hát chuẩn xác bài hát 
- Một số nhạc cụ gõ
- Nhạc cụ quen dùng
III/Các họat động dạy học : 
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ
- Hát tập thể bài “ Chiến sĩ tí hon”
2/ Hoạt động dạy học bài mới 
a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
b/ Hoạt động 2: Ôn tập bài hát “ Chiến sĩ tí hon” 
- Cho HS xem ảnh bộ đội duyệt binh
 - HS hát tập thể bài hát 2 đến 3 lần, GV nghe, chỉnh sửa cho HS
- HS luyện tập hát theo tổ, theo nhóm
- Thi đua hát giữa các tổ - nhận xét tuyên dương tổ hát đều rõ ràng, đúng giọng
c/ Hoạt động 3 : Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu
- GV hướng dẫn cách đánh nhịp 2 /4 : Một phách mạnh, một phách nhẹ. Cho HS tập đánh nhịp, sau đó vừa hát vừa đánh nhịp. 
- Đứng hát kết hợp giậm chân tại chỗ kết hợp vung tay nhịp nhàng
d/ Hoạt động 4 : Tập biễu diễn trước lớp
- Gọi 1, 2 nhóm lên biểu diễn trước lớp 
đ/ Hoạt động 4: Tìm hiểu vài nét về truyền thống Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Quân đội Nhân dân Việt Nam, tiền thân là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, là lực lượng quân đội chính quy của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau này là của chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; được thành lập vào ngày 22 tháng 12 năm 1944 (Ngày truyền thống là ngày 22 tháng 12 đồng thời là Ngày Hội Quốc phòng toàn dân hàng năm). Quân kỳ của Quân đội Nhân dân Việt Nam là lá Quốc kỳ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có thêm dòng chữ "Quyết thắng" màu vàng ở phía trên bên trái.
- Tên gọi "Quân đội Nhân dân" là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ". Một tên khác được nhân dân yêu mến đặt cho là "Bộ đội cụ Hồ".
- Giáo viên lựa chọn và cho học sinh xem một số hình ảnh đẹp về anh bộ đội.
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò 
- Trò chơi : GV hướng dẫn cách chơi như sau, thay lời hát bằng những âm thanh tượng trưng cho tiếng đàn tiếng kèn . HS chơi như hướng dẫn 
- Thi hát cá nhân trước lớp
- Dặn dò, nhận xét tiết học. 
IV/ Phần bổ sung :
- Thời gian ...............
- Nội dung..............
- Phương pháp...................
	Môn: Toán 	Tiết 85
	Tên bài dạy: Ôn tập về đo lường
	Sgk: 86.Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu: 
- Biết xác định khối lượng qua sử dụng cân.
- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là ngảy thứ mấy trong tuần.
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ 12.
II/ Đồ dùng dạy - học: 
- GV: phiếu ghi bài tập, đồng hồ. 
III/Các hoạt động dạy - học:
1.Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng vẽ 3 điểm thẳng hàng.
- 1 em lên bảng nhận dạng hình và đọc tên hình.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Hoạt động dạy học bài mới: 
a/ Hoạt động 1:Giới thiệu bài: Ôn tập về đo lường
b/ Hoạt động 2: Thực hành vbt
* Bài 1/ vbt: Viết tiếp vào chỗ chấm:
- 1 hs đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS nhìn cân đồng hồ và ghi kết quả đúng.
- HS nêu miệng – GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
	GV chốt: Con vịt cân nặng 3kg
	 Quả dưa cân nặng 4kg
	 Hòa cân nặng 30 kg
* Bài 2a,b/vbt: Xem lịch rồi điền số thích hợp vào chỗ chấm:
- 1 hs đọc yêu cầu
- HS làm vbt- 2 em làm phiếu bài tập ( câu a, b).
- GV kèm HS yếu làm bài.
- HS nối tiếp nêu miệng bài làm – GV cùng lớp nhận xét.
- Nhận xét bài làm trên bảng, sửa sai.
	a) Tháng 10 có 31 ngày; có 4 ngày chủ nhật là các ngày: 5,12,19,26
	b) tháng 11 có 30 ngày;có 5 ngày chủ nhật và có 4 ngày thứ năm.
* Bài 3a/vbt: Xem tờ lịch bài 2 rồi điền tên ngày trong tuần vào chỗ chấm:
- 1 hs đọc yêu cầu
- HS làm vbt và nêu miệng kết quả.
- Lớp nhận xét, sửa sai.
 a) Ngày 1 tháng 10 là ngày thứ tư
	Ngày 10 tháng 10 là ngày thứ sáu
* Bài 4/vbt: HS tự làm bài vào vbt.
- 1 hs đọc yêu cầu
- GV nhắc HS liên hệ thực tế vào thời gian học của các em.
- HS làm vbt – GV kèm HS yếu.
- HS nêu – GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
	a) Lan vào học lúc 7 giờ
	b) Lan ra chơi lúc 9 giờ
	c) Lan bắt đầu ăn cơm trưa lúc 11 giờ
3.Hoạt động cuối cùng: Củng cố,dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung bài. 
- Thực hành xem lịch và xem đồng hồ.
- Nhận xét tiết học.
- Tiết sau: Ôn tập về giải toán.
IV/ Phần bổ sung :
- Thời gian ................
- Nội dung..............
- Phương pháp...................
Môn: Tiếng việt
	Tên bài dạy: Tiết 1
Vbt: 85,86 / Tgdk: 35’
I/Mục tiêu
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- HS làm được bài tập 2, 3, 4, 5 trang 85.
II/ Đồ dùng dạy – học:
- GV: bảng phụ ghi đoạn hướng dẫn HS đọc.
III/ Các hoạt động dạy - học:
1/Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài gà “ tỉ tê” với gà. 
- GV nhận xét- ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
2/Hoạt động dạy học bài mới: 
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
b/Hoạt động 2: Luyện đọc 
* Luyện đọc câu( bài 2):
- Gv chọ học sinh nhìn bảng phụ về ngắt nghỉ hơi ( trình bày như BT củng cố TV 2, t1/ 85).
- HS luyện đọc câu nối tiếp lượt 1 – GV theo dõi, sửa sai.
- HS luyện đọc câu nối tiếp lượt 2
- Lớp nhận xét- Gv nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 
c/Hoạt động 3: Bài tập 
* Bài 2: Bồ câu thấy gì khi đang uống nước ở suối?’
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Gv hướng dẫn học sinh chọn câu đúng.
- Học sinh làm bài- Nhận xét- Gv nhận xét chung: a( Thấy một chú Kiến bị rơi xuống nước, trôi lập lờ).
* Bài 3: Bồ câu đã làm gì đề cứu kiến thoát nạn?
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Gv hướng dẫn học sinh chọn câu đúng.
- Học sinh làm bài- Nhận xét- Gv nhận xét chung: b( Ném một cành cỏ xuống nước để Kiến làm cầu, trèo lên bờ.
* Bài 4: Vì sao bác thợ săn muốn bắn Bồ câu?
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Gv hướng dẫn học sinh chọn câu đúng.
- Học sinh làm bài- Nhận xét- Gv nhận xét chung: b ( Vì bác muốn ăn món cháo thịt chim). 
 * Bài 5: Vì sao Kiến cứu Bồ câu?
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Gv hướng dẫn học sinh chọn câu đúng.
- Học sinh làm bài- Nhận xét- Gv nhận xét chung: b ( Vì bồ câu đã giúp Kiến thoát nạn).
3/Hoạt động cuối cùng : Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà đọc lại bài và trả lời câu hỏi. - Nhận xét tiết học
SINH HOẠT TẬP THỂ Tuần 18
I/ Đánh giá hoạt động tuần 18
1. Hạnh kiểm:
 * Ưu : Học sinh đi học đúng giờ, chuyên cần hơn trước. Ra về đi theo hàng thẳng.
- Đồng phục gọn gàng , sạch sẽ. Nghỉ giữa trưa nghiêm túc hơn tuần trước. 
- Tập đều các động tác thể dục, có chú ý thẳng tay, bước chân đều theo nhịp.
- Múa sân trường nhịp nhàng.
* Khuyết: 
- Vài em học trễ.
- Ý thự tự giác trong việc nhặt rác chưa cao.
2. Học tập: 
* Ưu : 
- Đa số học sinh về nhà có chuẩn bị bài. 
- Có chú ý nghe giảng, một số em tích cực tham gia xây dựng bài. Có chú ý khi cô giáo ôn tập chuẩn bị thi HKI.
- Học sinh biết soạn sách vở và dụng cụ học tập.
* Khuyết : 
- Một số bạn chưa chú ý bài. Vẫn còn nói chuyện riêng trong giờ học nhiều.
III/Phương hướng hoạt động tuần 18b: 
- Nhắc hs sinh hoạt 10 phút đầu giờ nghiêm túc, ra thể dục nhanh chóng, tập thể dục đều các động tác. Xếp hàng ra về trật tự.Không đi học trễ.
- Tổ trực trực lớp sớm, quét lớp sạch sẽ. Cá nhân không xả rác trong lớp học.
- Giữ quần áo gọn gàng, sạch sẽ. Mang bảng tên đầy đủ.
- Đi vệ sinh đúng nơi qui định.
- Đi học chuyên cần. Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp.
- Mang sách, vở, dụng cụ học tập đầy đủ.
- Chú ý nghe giảng, không làm việc riêng, không nói chuyện riêng trong giờ học.
- Ôn bài thường xuyên ở nhà để chuẩn bị kiểm tra cuối học kì I.
- Thực hiện nghiêm túc kì thi học kì I. Không nhìn bài bạn và không cho bạn xem bài.
III/ Giáo dục hs
- GV giáo dục cho hs các nôi dung về ATGT như: Nhắc các em đi học đến nơi về đến chốn, khi đi qua đường nhớ quan sát kỹ trước khi qua đường hoặc nhờ người lớn đưa qua. Khi ngồi trên xe máy cho người lớn chở phải nhớ đội mũ bảo hiểm
- Giáo dục hs phòng tránh các tệ nạn xã hội như: Không bắt chước người lớn hút thuốc uống rượi, không đánh bài, không chơi các trò chơi có tính chất ăn tiền
- Giáo dục hs thực hiện tốt việc phòng tránh tai nạn học đường: Nhắc hs không leo trèo lên tường rào, cổng trường, cửa sổ hoặc bàn ghế
- Giáo dục cho hs một số kĩ năng sống như: kĩ năng tự phục vụ ăn uống khi ngủ nghỉ trưa ở trường
- Giáo dục quyền và bổn phận cho trẻ em
IV/ Sinh hoạt vui chơi:
- Tập hát múa cho hs 
- Cho hs chơi một số trò chơi mới.
- Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuân 18_2.doc