Giáo án lớp 3 Tuần số 21 - Trường Tiểu học Thị trấn thứ Ba

Giáo án lớp 3 Tuần số 21 - Trường Tiểu học Thị trấn thứ Ba

 Tập đọc

 Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 Hiểu ND: ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học, giàu trí sáng tạo. (Trả lời các câu hỏi trong SGK)

Kể chuyện

 Kể lại được một đoạn của câu chuyện

 Ghi chú : Học sinh khá giỏi biết tên cho từng đoạn câu chuyện.

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY_HỌC

 GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.

 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

III. TIẾN TRÌNH DẠY_HỌC

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ: Chú ở bên Bác Hồ

- Gv mời 2 em đọc lại bài và trả lời câu hỏi trong bài

- Gv nhận xét bài kiểm tra và cho điểm.

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần số 21 - Trường Tiểu học Thị trấn thứ Ba", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/01/2013
Ngày dạy: Thứ hai ngày 14 tháng 01 năm 2013
Tiết 1&2: Tập đọc – kể chuyện 
Tiết ÔNG TỔ NGHỀ THÊU 
I.MỤC TIÊU
 Tập đọc
Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Hiểu ND: ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học, giàu trí sáng tạo. (Trả lời các câu hỏi trong SGK)
Kể chuyện
Kể lại được một đoạn của câu chuyện
Ghi chú : Học sinh khá giỏi biết tên cho từng đoạn câu chuyện.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY_HỌC
GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. TIẾN TRÌNH DẠY_HỌC 
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ: 	Chú ở bên Bác Hồ
- Gv mời 2 em đọc lại bài và trả lời câu hỏi trong bài 
- Gv nhận xét bài kiểm tra và cho điểm.
3. Bài mới: 
 a) Phần giới thiệu:
 b) Phát triển các hoạt động.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
Gv đọc mẫu bài văn.
Gv đọc diễm cảm toàn bài. Giọng chậm rãi, khoan thai. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung, tài trí của Trần Quốc Khái trước thử thách của vua Trung Quốc.
Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
Gv mời Hs đọc từng câu kết hợp luyện đọc từ khó cho Hs.
Gv treo bảng mời Hs đọc từng đoạn trước lớp kết hợp luyện đọc câu dài trong bài .
Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài.
Gv mời Hs giải thích từ mới: đốn củi, vỏ trứng, triều đình, lẩm nhẩm, mìm cười, nhàn rỗi.
Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào ?
+ Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã thành đạt thế nào?
- Gv mời Hs đọc thành tiếng đoạn 2. Thảo luận câu hỏi:
+ Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc, vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?
- Gv mời 2 Hs đọc các đoạn 3, 4. Trả lời câu hỏi.
+ Ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống?
+ Trần Quốc Khải đã làm gì để không bỏ phí thời gian?
+ Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự?
+Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
+ Nội dung câu chuyện nói lên điều gì?
- Gv Nx chốt lại 
Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
Gv đọc diễn cảm đoạn 3
Gv cho 4 Hs thi đọc đoạn 3 trước lớp .
Gv yêu cầu 5 Hs tiếp nối nhau thi đọc 5 đoạn của bài.
Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
Hoạt động 4: Kể chuyện.
Mục tiêu: Hs biết đặt tên cho câu chuyện và kể lại được một đoạn của câu chuyện.
a) Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.
Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của bài tập và mẫu.
Gv nhắc nhở các em đặt tên ngắn ngọn, thể hiện đúng nội dung.
Sau đó Gv mời Hs tiếp nối nhau đặt tên cho đoạn 1.
Tiếp tục Gv mời Hs đặt tên cho các đoạn 2, 3, 4, 5.
Gv nhận xét chốt lại:
+ Đoạn 1: Cậu bé ham học ; Cậu bé chăm học ; Lòng ham học của Trần Quốc Khái.
+ Đoạn 2: Thử tài, Vua Trung Quốc thử tài sứ thần Việt Nam ; Thử tài sứ thần nước Việt ; Đứng trước thử thách.
+ Đoạn 3: Học được nghề mới ; tài trí của Trần Quốc Khái
+ Đoạn 4: Xuống đất an toàn, Hạ cánh an toàn
+ Đoạn 5: Truyền nghề cho dân ; Dạy nghề thêu cho dân.
- Gv mời 1 Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
Kể lại một đoạn của câu chuyện.
Gv yêu cầu mỗi Hs chọn 1 đoạn để kể lại chuyện
Gv mời 5 Hs tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn của câu chuyện
Gv nhận xét bạn kể tốt.
4 . Củng cố :
Gv mời 1 Hs đọc lại cả bài và hỏi : Nội dung câu chuyện nói lên điều gì?
Gv Nx cho điểm và chốt bài .
5. Nx – dặn dò.
Về luyện đọc lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài: Bàn tay cô giáo.
Nhận xét bài học.
Hs đọc thầm đoạn 1.
Hs xem tranh minh họa.
Hs đọc từng câu.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
5 Hs đọc 5 đoạn của bài.
Hs giải thích từ khó.
Hs đọc cho nhau nghe
Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
Hs đọc thầm đoạn 1.
+ Trần Quốc Khái học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà 
 nghèo, không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào trứng, lấy ánh sáng đọc sách.
+ Oâng đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan to trong triều đình.
Hs đọc đoạn 2
+ Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang để xem ông làm thế nào.
Hs đọc đoạn 3, 4.
+ Bụng đói không có gì ăn, ông đọc ba chữ trên bức trướng “ Phật trong lòng”, hiểu ý người viết, ông bẻ tay tượng phật nếm thử mới biết hai pho tượng được nặn bằng bột chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông ông dung bẻ dần tượng mà ăn.
+ Oâng mày mò quan sát hai cái lọng và bức trướng thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng.
+ Oâng nhìn những con dơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, bèn bắt chước chúng, ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự.
+ Vì ông là người đã truyền dạy cho dân nghề thêu, nhờ vậy nghề này được lan truyền rộng.
- Hs phát biểu cá nhân.
Hs nghe và đọc thầm theo
5 Hs thi đọc 
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs đặt tên cho đoạn 1.
Vài Hs đặc tên cho các đoạn còn lại.
1 Hs kể lại 1 đoạn của câu chuyện.
5 Hs tiếp nối nhau kể 5 đoạn của câu chuyện.
*Nhận xét: ..................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
*Bổ sung: ..................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
*Điều chỉnh:...............................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
Tiết 3: Toán 
Tiết LUYỆN TẬP 
I.MỤC TIÊU
Biết cộng nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.
Ghi chú bài tập cần đạt : bài 1,2,3,4
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY_HỌC
GV: Bảng phụ, phấn màu.
HS: VBT, bảng con.
III. TIẾN TRÌNH DẠY_HỌC 
 1. Ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ 	Phép cộng trong phạm vi 10.000.
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2.
Nhận xét ghi điểm.
Nhận xét bài cũ.
 3. Bài mới: 
 a) Phần giới thiệu:
 b) Hướng dẫn hs làm bài tập 
Cho học sinh mở vở bài tập.
Bài 1:
Mục tiêu: Giúp Hs biết cộng các số có 4 chữ số.
Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
Gv yêu cầu Hs tự làm vào VBT.
Mời 4 Hs lên bảng làm bài.
Gv yêu cầu Hs nêu cách tính nhẩm.
Gv nhận xét, chốt lại.
Bài 2:
Mục tiêu: Giúp Hs biết cộng các số có 4 chữ số.
Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT.
Mời 5 Hs lên bảng làm bài 
Gv nhận xét, chốt lại.
Bài 3:
Mục tiêu: Giúp Hs biết cộng các số có 4 chữ số.
Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT.
Mời 4 Hs lên bảng làm bài 
Gv nhận xét, chốt lại.
Bài 4:
Mục tiêu: Giúp cho các em biết giải bài toán có lời văn
Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi:
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì?
Gv yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
Mời 1 Hs lên bảng làm
Gv nhận xét, chốt lại:
4 . Củng cố :
Gv mời 2 Hs nhắc lại cách thực hiện cộng các số có 4 chữ số 
Gv Nx chốt lại.
5 . Nx – dặn dò.
Về tập làm lại bài.
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
4 Hs lên bảng làm bài 
Hs nhận xét.
Hs nêu Y/c 
Cả lớp làm vào VBT.
5 Hs lên thi làm bài tiếp sức.
Hs nhận xét.
Hs nêu Y/c 
Cả lớp làm vào VBT.
4 Hs lên thi làm bài tiếp sức.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
+ Buổi sang bán được 432 L dầu
+ Buổi chiều bán gấp đôi buổi sáng
+ Cả hai buổi bán được bao nhiêu lít dầu?.
Hs cả lớp làm vào VBT.
1 Hs lên bảng làm
Hs Nx và sửa bài
*Nhận xét: ..................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
*Bổ sung: ..................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
*Điều chỉnh:...............................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
Tiết 4-5: Anh văn (GV chuyên) 
Ngày soạn: 05/01/2013
Ngày dạy: Thứ ba ngày 15 tháng 01 năm 2013
Tiết 1: Chính tả 
Tiết ÔNG TỔ CỦA NGHỀ THÊU 
I.MỤC TIÊU 
Nghe – viết đúng bài CT , trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Làm đúng BT(2) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY_HỌC
GV: Bảng phụ viết BT2.	 
HS: VBT, bút.
III. TIẾN TRÌNH DẠY_HỌC 
 1. Ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ: 	Trên đường mòn Hồ Chí Minh.
Gv gọi Hs viết các từ: gầy guộc, lem luốc, tuốt lúa, suốt ngày.
Gv nhận xét bài thi của Hs.
3. Bài mới: 
 a) Phần giới thiệu:
 b) Phát triển các hoạt động 
Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
Mục tiêu: Giúp Hs nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc toàn bài viết chính tả.
Gv yêu cầu 1 –2 Hs đọc lại đoạn viết viết.
Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
+ Đoạn viết có mấy câu ?
+ Những từ nào trong đoạn phải viết hoa? 
Gv hướng dẫn Hs viết ra nháp những chữ dễ viết sai:
 Gv hướng dẫn Hs viết vào bảng con 
Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
Gv đọc thong thả từng câu, cụm từ.
Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài.
Gv yêu cầu Hs tự chữa lỗi bằng bút chì.
Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
Gv nhận x ... ìa, các nan đan mẫu 3 màu khác nhau. Tranh quy trình.
HS: Giấy thủ công, kéo, bút chì, thước
III. TIẾN TRÌNH DẠY_HỌC 
1. Ổn định 	
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới: 
 a) Phần giới thiệu:
 b) Phát triển các hoạt động 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn quan sát và nhận xét.
 Giới thiệu tấm đan nong mốt
+Người ta đã ứng dụng đan nong mốt làm đồ dùng gì ?
+ Ta có thể dùng nguyên liệu gì để đan nong mốt ?
- Gv Nhận xét, chốt : trong thực tế người ta sử dụng các nan rời bằng tre, nứa, giang, mây, lá dừa...để đan nong mốt làm đồ dùng trong gia đình.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn mẫu
 Treo quy trình + Yêu cầu Hs nhận xét các bước.
- Gv Nx chốt lại quy trình
 Thao tác mẫu và hướng dẫn từng bước :
Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan 
- Cắt các nan dọc : Cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt theo các đường kẻ trên giấy đến hết ô thứ 8 để làm các nan dọc.
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan để dán nẹp : rộng 1 ô dài 9 ô (khác màu với nan dọc và nan dán nẹp).
Bước 2 : Đan nong mốt bằng giấy, bìa
 Cách đan : nhấc 1 nan, đè 1 nan.
- Đan nan ngang thứ 1 : đặt các nan dọc lên bàn, nhấc nan dọc 2, 4, 6, 8 lên và luồn nan thứ 1 vào, dồn khít.
- Đan nan ngang thứ 2 : nhấc nan dọc 1, 3, 5, 7, 9 và luồn nan thứ 2 vào.
- Đan nan ngang thứ 3 : giống như đan nan thứ 1
- Đan nan ngang thứ 4 : giống như đan nan thứ 2.
Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan 
- Bôi hồ mặt sau của 4 nan còn lại, dán từng nan xung quanh tấm đan giữ cho các nan không bị tuột. 
* Lưu ý : dán cho thẳng và sát mép với tấm nan.
Hoạt động 3 : Thực hành
- Gọi 1 Hs nhắc lại quy trình đan nong mốt (3 bước).
- Yêu cầu Hs thực hành 
Gv theo dõi và uốn nắn.
Cho Hs trung bày sản phẩm và Nx đánh giá chung
4. Củng cố :
Gv chốt lại quy trình và GD Hs về tác dụng của việc “Đan nong mốt” trong thực tế .
5. Nx – dặn dò : 
- Tập đan nong mốt nhiều lần
- Nhận xét chung giờ học .
Hát
- Hs quan sát mẫu
Hs trả lời
Hs quan sát + Trả lời
- Hs quan sát và thao tác cùng Gv
1 Hs nhắc lại quy trình
- Hs thực hành 
*Nhận xét: ..................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
*Bổ sung: ..................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
*Điều chỉnh:...............................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
Tiết 4: Toán 
 Tiết THÁNG_NĂM 
I.MỤC TIÊU 
Biết các đơn vị đo thời gian : tháng , năm.
Biêt một năm có 12 tháng ; biết tên gọi các tháng trong năm ; biết số ngày trong tháng, biết xem lịch.
Ghi chú : Dạng bài1, bài 2 không nêu tháng 1 là tháng giêng, tháng 12 là tháng chạp.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY_HỌC
GV: Bảng phụ, phấn màu . Tờ lịch năm 2005.
HS: VBT, bảng con.
III. TIẾN TRÌNH DẠY_HỌC 
 1. Ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ:	 Luyện tập chung.
Gọi 3 lên bảng sửa bài 4.
Một Hs sửa bài 3.
Nhận xét ghi điểm.
Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới: 
 a) Phần giới thiệu – ghi tựa 
 b) Phát triển các hoạt động 
Hoạt động 1: Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng.
a) Giới thiệu tên gọi các tháng trong năm.
Gv treo tờ lịch năm 2005 và giới thiệu.
Gv yêu cầu Hs quan sát tờ lịch và trả lời câu hỏi:
+ Một năm có bao nhiêu tháng?
Gv ghi lần lượt tên các tháng trên bảng.
b) Giới thiệu số ngày trong từng tháng.
Gv hướng dẫn Hs quan sát phần lịch tháng 1 trong tờ lịch 2005 và hỏi:
+ Tháng Một có bao nhiêu ngày?
Gv ghi lên bảng: tháng Một có 31 ngày.
+ Tháng Hai có bao nhiêu ngày?
Gv đặt câu hỏi cho Hs trả lời đến tháng 12.
Các tháng còn lại Gv làm tương tự.
Gv mời một số Hs nhắc lại số ngày trong từng tháng.
- Lưy ý : 
+ Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.
+ Các tháng khác mỗi tháng có 30 hoặc 31 ngày.
+ Gv hướng dẫn Hs nắm bàn tay thành nắm đấm để trước mặt rồi tính từ trái sang phải.
 Hoạt động 2: Làm bài tập
Bài 1: 
Mục tiêu : Giúp Hs biết số ngày trong từng tháng.
Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
Yêu cầu Hs thảo luận nhó đôi
- Gv mời Hs lần lượt trả lời .
Gv nhận xét, chốt lại. 
a) Tháng này là tháng 2.
 Tháng sau là tháng 3
b) Tháng 1 có 31 ngày Tháng 12 có 31 ngày
 Tháng 4 có 30 ngày Tháng 5 có 31 ngày
 Tháng 8 có 31 ngày Tháng 9 có 30 ngày.
Bài 2:
Mục tiêu: Hs biết viết tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch.
Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.. 
Gv cho Hs thảo luận theo nhóm đôi.
Mời các cặp trình bày
Gv nhận xét, chốt lại.
+ Ngày 19 tháng 8 là ngày thứ sáu
+ Ngày cuối cùng của tháng 8 là thứ tư
+ Tháng 8 có bốn ngày chủ nhật.
+ Chủ nhật cuối cùng của tháng 8 là ngày 28
4. Củng cố :
Gv mời 2-3 hs thi học thuộc lòng phần bài học trong SGK
Gv Nx cho điểm.
5. Nx – dặn dò.
Tập làm lại bài.
Chuẩn bị bài: Luyện tập. 
Nhận xét tiết học.
- Hs quan sát và lắng nghe.
+ Hs: Một năm có 12 tháng.
- Vài Hs đứng lên nhắc lại.
+ Hs: Có 31 ngày.
+ Hs: Có 28 ngày.
- Hs đứng lên nhắc lại số ngày trong từng tháng.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Hs : 1 bạn hỏi – 1 bạn trả lời.
Hs cả lớp nhận xét .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Hs trình bày theo cặp.
Hs nhận xét.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
*Nhận xét: ..................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
*Bổ sung: ..................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
*Điều chỉnh:...............................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
SINH HOẠT LỚP
Tuần 21
I.MỤC TIÊU 
Đánh giá công tác tuần qua
Nêu phương hướng tuần tới
II. TRIỂN KHAI 
1. Đánh giá công tác tuần qua:
 - Lớp trưởng tiến hành điều khiển cho các bạn sinh hoạt.
 - Lớp phó nhận xét hoạt động học tập
 - Tổ trưởng đúc kết hoạt động của tổ trong tuần.
Kết quả thi đua: 
GV Nhận xét chung:
Ưu điểm: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tồn tại:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Phương hướng đề ra trong tuần tới :
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 21(5).doc