Kiến thức:
- Hiểu các từ ngữ trong bài
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên bình.
2.Kĩ năng:
- HS đọc lưu loát toàn bài.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng gấp gáp, căng thẳng, cảm hứng ngợi ca. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão, sự bền bỉ, dẻo dai & tinh thần quyết thắng của thanh niên xung kích.
3. Thái độ:
- Bảo vệ thiên nhiên góp phần làm giảm thiên tai, lũ lụt.
TRƯỜNG TH BÌNH THẮNG B LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN: 26 Từ ngày 09 Đến ngày 13 / 03 / 20 THỨ MÔN TÊN BÀI Tích hợp 2 Tập đọc Thắng biển Toán Luyện tập Lịch sử Cuộc khẩn hoang ở đàng trong Đạo đức Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo CC Chào cờ đầu tuần 3 Chính tả Nghe viết : Thắng biển Toán Luyện tập chung LTVC Luyện tập về câu kể : Ai là gì ? Âm nhạc Học hát : Chú voi con ở bản Đôn Thể dục Một số bài RLTTCB . TC Trao tín gậy 4 Địa lí Dãy đồng bằng Duyên Hải Miền Trung Toán Luyện tập địa phương Kể chuyện Kể chuyện đã nghe đã đọc Khoa học Nóng , lạnh và nhiệt độ ( TT ) Mĩ thuật Thường thức mĩ thuật : xem tranh thiếu nhi 5 Tập đọc Ga – Vrốt ngoài chiến lũy Toán Luyện tập địa phương TLV Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối Khoa học Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt Thể dục Di chuyển tung , bắt bóng , nhảy dây. TC : trao Tín gậy 6 LTVC Mở rộng vốn từ : Dũng cảm Toán Luyện tập địa phương TLV Luyện tập miêu tả cây cối Kĩ thuật Các chi tiết và dụng cụ trong bộ lắp nghép mô hình kỹ thuật SHL Sinh hoạt lớp Thứ hai NgàyThángNăm Môn: Tập đọc T51: THẮNG BIỂN I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên bình. 2.Kĩ năng: HS đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng gấp gáp, căng thẳng, cảm hứng ngợi ca. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão, sự bền bỉ, dẻo dai & tinh thần quyết thắng của thanh niên xung kích. 3. Thái độ: Bảo vệ thiên nhiên góp phần làm giảm thiên tai, lũ lụt. II.CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc III.LÊN LỚP : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Ổn định: 1’ Bài cũ: 5’Bài thơ về tiểu đội xe không kính GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài tập đọc & trả lời các câu hỏi trong bài GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: Giới thiệu bài:1’ Trực tiếp Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc:8’ - Gọi 1 em đọc bài Bước 1: GV yêu cầu HS chia đoạn bài tập đọc Bước 2: GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt) Lượt đọc thứ 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc Bước 3: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài Bước 4: GV đọc diễn cảm cả bài + Đoạn 1: câu đầu đọc chậm rãi. Những câu sau nhanh dần, nhấn giọng từ nuốt tươi (miêu tả sự đe doạ của cơn bão biển) + Đoạn 2: giọng gấp gáp, căng thẳng, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh, hình ảnh so sánh, nhân hoá, gợi ra cảnh tượng biển cả giận dữ, điên cuồng tấn công con đê – thành quả lao động của con người: ào, như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua, vụt vào + Đoạn 3: Giọng hối hả, gấp gáp hơn, nhấn giọng từ ngữ thể hiện cuộc chiến đấu với biển cả rất gay go, quyết liệt; sự dẻo dai, ý chí quyết thắng của những thanh niên xung kích: một tiếng reo to, ầm ầm, nhảy xuống, quật, hàng rào sống, ngụp xuống, trồi lên, cứng như sắt Câu kết, giọng khẳng định, tự hào. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:8’ Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thầm lướt cả bài Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào? Bước 2: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 Tìm từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe doạ của cơn bão biển? GV nhận xét & chốt ý Bước 3: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2? GV hỏi thêm: + Trong đoạn 1 & 2, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả? + Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì? GV nhận xét & chốt ý Bước 4: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh & sự chiến thắng của con người trước cơn bão biển? Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm:8’ Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài GV hướng dẫn, nhắc nhở HS để các em tìm đúng giọng đọc bài văn & thể hiện diễn cảm Bước 2: HS đọc 1 đoạn văn GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (đoạn 3) GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng) GV sửa lỗi cho các em Củng cố :4’ Các em hãy nói về ý nghĩa của bài văn? Dặn dò: 1’ GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Ga-vrốt ngoài chiến lũy - Hát HS nối tiếp nhau đọc bài HS trả lời câu hỏi HS nhận xét - 1 em khá đọc toàn bài HS nêu: Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn + Đoạn 1: Cơn bão biển đe doạ + Đoạn 2: Cơn bão biển tấn công + Đoạn 3: Con người quyết chiến quyết thắng với cơn bão biển. Lượt đọc thứ 1: + Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc + HS nhận xét cách đọc của bạn Lượt đọc thứ 2: + HS đọc thầm phần chú giải 1, 2 HS đọc lại toàn bài HS nghe HS đọc lướt cả bài Theo trình tự: Biển đe doạ(đoạn1). Biển tấn công (đoạn 2).Người thắng biển (đoạn 3) HS đọc thầm đoạn 1 Các từ ngữ, hình ảnh: gió bắt đầu mạnh – nước biển càng dữ – biển cả như muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé. HS đọc thầm đoạn 2 Cuộc tấn công của cơn bão biển được miêu tả rất rõ nét, sinh động. Cơn bão có sức phá huỷ tưởng như không gì cản nổi: như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào; Cuộc chiến đấu diễn ra rất dữ dội, ác liệt: một bên là biển, là gió trong một cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người với tinh thần quyết tâm chống giữ. HS nêu: + Biện pháp so sánh & biện pháp nhân hoá + Tạo nên những hình ảnh rõ nét, sinh động, gây ấn tượng mạnh mẽ. HS đọc thầm đoạn 3 HS dựa vào SGK & nêu Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp HS đọc trước lớp Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp HS nêu Môn: Toán T126: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: Kiến thức - Kĩ năng: Giúp HS rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia phân số. II.CHUẨN BỊ: Vở III.LÊN LỚP : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Ổn định: 1’ Bài cũ:5’ Phép chia phân số GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét Bài mới: Hoạt động1: Giới thiệu bài:1’ Hoạt động 2: Thực hành:30’ Bài tập 1: Yêu cầu HS thực hiện phép chia rồi rút gọn kết quả (đến tối giản) Chia hai đội làm bài, cử hai đại diện làm trên phiếu Bài tập 2: GV lưu ý: Tìm một thừa số hoặc tìm số chia chưa biết được tiến hành như đối với số tự nhiên. Gọi HS nêu cách tìm thừa số chưa biết, tìm số chia chưa biết Chia 2 đội làm bài, cử 2 đại diện làm phiếu Bài tập 3: Yêu cầu HS nhắc lại cách nhân phân số Cho HS thi đua làm bài và nêu nhanh kết quả Bài tập 3: - Yêu cầu HS tóm tắt bài toán - Hỏi tính diện tích hình bình hành như thế nào? - Phân tích đề toán và YC HS nêu cách giải Củng cố:4’ - Gọi HS nhắc lại cách chia và nhân phân số Dặn dò: 1’ Chuẩn bị bài: Luyện tập HS sửa bài HS nhận xét HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả 3 : 3 = 3 x 4 = 12 = 4 5 4 5 x 3 15 3 b. 1 : 1 = 1 x 2 = 2 = 1 4 2 4 x 1 4 2 HS nêu HS làm bài HS sửa bài thống nhất kết quả 20 ; 5 21 8 - HS nhắc lại quy tắc - HS nêu kết quả và nhận xét thống nhất a. 1 ; b. 1 ; c. 1 HS lập & thực hiện phép tính Cạnh đáy nhân với chiều cao Lấy diện tích chia chiều cao sẽ tìm được cạnh đáy HS làm bài HS sửa bài thống nhất kết quả: 1 m Môn: Lịch sử T26: CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: HS nắm được: Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn đã đẩy mạnh việc khẩn hoang từ sông Gianh trở vào Nam Bộ ngày nay. Cuộc di dân từ thế kỉ XVI đã dần mở rộng sản xuất ở các vùng hoang hoá. Nhân dân các dân tộc sống hoà hợp với nhau 2.Kĩ năng: Xác định được địa phận từ sông Gianh đến Quảng Nam & từ Quảng Nam đến Nam Bộ 3.Thái độ: Tôn trọng sắc thái văn hoá của các dân tộc. II.CHUẨN BỊ: Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI, XVII III.LÊN LỚP : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Ổn định: 1’ Bài cũ:5’ Trịnh – Nguyễn phân tranh Tình hình nước ta đầu thế kỉ XVI như thế nào? Kết quả cuộc nội chiến ra sao? 1592: nước ta xảy ra sự kiện gì? GV nhận xét. Bài mới: Giới thiệu: 1’ Hoạt động1: Hoạt động cả lớp:8’ GV giới thiệu bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI, XVII Yêu cầu HS xác định địa phận từ sông Gianh đến Quảng Nam & từ Quảng Nam đến Nam Bộ. GV nhận xét Hoạt động 2: Hoạt động nhóm:10’ Trình bày khái quát tình hình từ sông Gianh đến Quảng Nam? Khái quát tình hình từ Quảng Nam đến đồng bằng sông Cửu Long? Quá trình di dân, khẩn hoang từ thế kỉ XVI, dưới sự chỉ đạo của chúa Nguyễn ở đàng trong như thế nào? Cuộc khẩn hoang ở đàng trong đã đem lại kết quả gì? Cuộc sống giữa các tộc người ở phía Nam đã dẫn đến kết quả gì? Củng cố :4’ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK Dặn dò: 1’ - Chuẩn bị bài: Thành thị ở thế kỉ XVI - XVII - HS hát HS trả lời HS nhận xét HS đọc SGK rồi xác định địa phận Đất hoang còn nhiều, xóm làng & cư dân thưa thớt Là địa bàn sinh sống của người Chăm, các dân tộc ở Tây Nguyên, người Khơ – me Chúa Nguyễn tập hợp dân di cư & tù binh bắt được trong cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn để tiến hành khẩn hoang, lập làng. Họ được cấp lương thực trong nửa năm & một số công cụ, rồi chia nhau thành từng đoàn, khai phá đất hoang, lập thành làng mới. Biến vùng đất từ hoang vắng, lạc hậu trở thành những xóm làng đông đúc & phát triển. Tình đoàn kết ngày càng bền chặt. Xây dựng được cuộc sống hoà hợp, xây dựng nền văn hoá chung trên cơ sở vẫn duy trì những sắc thái văn hoá riêng của mỗi tộc người. Môn: Đạo đức T26: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (Tiết 1) I.MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng: 1.Kiến thức: HS hiểu: Thế nào là hoạt động nhân đạo Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo 2.Kĩ năng: Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn. 3. Thái độ: Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng. II.CHUẨN BỊ: ... hóm. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng Từ cùng nghĩa với từ dũng cảm: can đảm, can trường, gan, gan dạ, gan góc, gan lì, bạo gan, táo bạo, anh hùng, anh dũng, quả cảm Từ trái nghĩa với từ dũng cảm: nhát, nhát gan, nhút nhát, hèn nhát, đớn hèn, hèn mạt, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược, khiếp nhược Hoạt động 2: Sử dụng các từ đã học để đặt câu hoặc tạo ra tập hợp từ có nghĩa:7’ Bài tập 2: Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập GV gợi ý: Muốn đặt câu đúng, em phải nắm được nghĩa của từ, xem từ ấy được sử dụng trong trường hợp nào, nói về phẩm chất gì, của ai. GV nhận xét. Bài tập 3: Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập GV: Ở từng chỗ trống, em lần lượt thử điền 3 từ cho sẵn sao cho tạo ra tập hợp từ có nội dung thích hợp. GV mời 1 HS có ý kiến đúng lên bảng gắn 3 mảnh bìa (mỗi mảnh viết 1 từ) vào ô trống cho thích hợp, sau đó đọc lời giải. Hoạt động 3: Học một số thành ngữ gắn với chủ điểm:12’ Bài tập 4: Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập GV giải thích để các em nắm nghĩa của những thành ngữ này, qua đó tự đánh giá kết quả làm bài của mình: + Ba chìm bảy nổi: sống phiêu dạt, long đong, chịu nhiều khổ sở vất vả. + Vào sinh ra tử: trải qua nhiều trận mạc, đầy nguy hiểm, kề bên cái chết. + Cày sâu cuốc bẫm: làm ăn cần cù, chăm chỉ (trong nghề nông). + Gan vàng dạ sắt: gan dạ, dũng cảm, không nao núng trước khó khăn, nguy hiểm. + Nhường cơm sẻ áo: đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn hoạn nạn. + Chân lấm tay bùn: chỉ sự lao động vất vả, cực nhọc (ở nông thôn). GV nhận xét Bài tập 5: GV: Dựa vào nghĩa của từng thành ngữ, các em xem mỗi thành ngữ thường được sử dụng trong hoàn cảnh nào, nói về phẩm chất gì, của ai. GV nhận xét, sửa chữa những câu đặt chưa đúng về nghĩa. Củng cố :4’ - Gọi HS đọc thuộc lòng các thành ngữ - Yêu cầu nhắc lại nghĩa một số thành ngữ Dặn dò: 1’ GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu về nhà đặt thêm 2 câu văn với 2 thành ngữ ở BT4, tiếp tục HTL các thành ngữ. - HS hát 2 HS thực hành đóng vai Cả lớp nhận xét HS đọc yêu cầu của bài tập HS làm việc theo nhóm. Các nhóm sử dụng Từ điển để làm bài. Sau thời gian quy định, các nhóm dán nhanh kết quả làm bài lên bảng lớp. Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét. Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng HS đọc yêu cầu của bài tập HS làm bài cá nhân HS tiếp nối nhau đọc câu vừa đặt. HS nhận xét. HS đọc yêu cầu đề bài HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. 1 HS có ý kiến đúng lên bảng gắn mảnh bìa vào ô trống cho thích hợp, sau đó đọc lời giải. HS nhận xét. Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. + dũng cảm bênh vực lẽ phải + khí thế dũng mãnh + hi sinh anh dũng HS đọc yêu cầu của bài tập & các thành ngữ. Từng cặp HS trao đổi, sau đó trình bày kết quả. HS nhẩm HTL, thi đọc thuộc lòng các thành ngữ. 1 HS nói lại yêu cầu của bài tập. HS suy nghĩ, đặt câu; tiếp nối nhau đọc nhanh câu mình vừa đặt. Cả lớp nhận xét, sửa chữa những câu chưa đúng về nghĩa. Chuẩn bị bài: Câu khiến. Môn: Toán T130: LUYỆN TẬP ĐỊA PHƯƠNG I.MỤC TIÊU: Kiến thức - Kĩ năng: Giúp HS Ôn tập về quy tắc thực hiện các phép tính. Ôn tập về thực hiện dãy hai phép tính không có dấu ngoặc. Giải bài toán hợp với hai phép tính cộng & trừ phân số. II.CHUẨN BỊ: - Vở III.LÊN LỚP : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Ổn định: 1’ Bài cũ: 5’Luyện tập chung GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét Bài mới: Giới thiệu:1’ Hoạt động1: Ôn tập về quy tắc cộng hai phân số:10’ Bài tập 1: GV yêu cầu HS tự làm bài tập Yêu cầu HS trao đổi nhóm vì sao mỗi phần a, b, c, d là đúng, là sai. Chú ý: Tuy bài tập chỉ nói về phép cộng, nhưng có thể liên hệ thêm với phép trừ, phép nhân & phép chia. Hoạt động 2: Thực hiện dãy hai phép tính không có dấu ngoặc:10’ Bài tập 2, 3: Yêu cầu nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức Cho HS thi đua làm bài Gọi 2 em làm trên bảng. Hoạt động 3: Giải bài toán hợp với hai phép tính cộng & trừ phân số:10’ Bài tập 4: Yêu cầu HS làm bài cá nhân theo hai bước. Gọi HS đọc đề bài Cho thi đua giải vào vở Củng cố:3’ - Cho HS ôn lại các quy tắc về phân số Dặn dò: 1’ Chuẩn bị bài: Luyện tập chung HS sửa bài HS nhận xét HS làm bài HS trao đổi nhóm & nêu kết quả thảo luận Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả Thống nhất ý c HS nêu lại mẫu HS làm bài HS sửa HS làm bài HS sửa bài Kết quả số nước đã chảy vào bể: 29/ 35 Số phần bể chưa có nước: 6/35 Môn: Tập làm văn T52: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI I.MỤC TIÊU: HS luyện tập tổng hợp viết hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối tuần tự theo các bước: lập dàn ý, viết từng đoạn (mở bài, thân bài, kết bài). Tiếp tục củng cố kĩ năng viết đoạn mở bài (kiểu trực tiếp, gián tiếp); đoạn thân bài; đoạn kết bài (kiểu mở rộng, không mở rộng). II.CHUẨN BỊ: Bảng lớp chép đề bài, dàn ý (gợi ý 1). Tranh ảnh một số loài cây: cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa. III.LÊN LỚP : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Ổn định: 1’ Bài cũ:5’ Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối. GV kiểm tra 2 HS GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: Giới thiệu bài:1’ Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ luyện tập viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả cây cối theo các bước: lập dàn ý, sau đó viết từng đoạn – mở bài, thân bài, kết bài. Đây là bài luyện tập chuẩn bị cho bài kiểm tra viết tuần 27. Hoạt động1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài:7’ Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng: Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích. GV dán một số tranh ảnh lên bảng lớp GV nhắc HS viết nhanh dàn ý trước khi viết bài để bài văn miêu tả có cấu trúc chặt chẽ, không bỏ sót chi tiết. Hoạt động 2: HS viết bài:20’ Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhận xét, khen ngợi những HS có bài viết tốt, chấm điểm. Củng cố :3’ - Bài văn miêu tả cây cối gồm mấy phần ? là những phần nào? - Mở bài trong bài văn miêu tả cây cối có những cách nào? Có những cách kết bài nào? Dặn dò: 1’ GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh bài viết, viết lại vào vở. Chuẩn bị bài: Miêu tả cây cối (kiểm tra viết). - HS hát 2 HS đọc lại đoạn kết bài mở rộng về nhà các em đã viết lại hoàn chỉnh. HS nhận xét 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. HS chọn tả chỉ 1 cây trong 3 cây trên, một cây đã thực sự quan sát, có tình cảm với cây đó. HS quan sát. Vài HS phát biểu về cây em sẽ chọn tả. 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 gợi ý. Cả lớp theo dõi SGK. HS viết nhanh dàn ý trước khi viết bài để bài văn miêu tả có cấu trúc chặt chẽ, không bỏ sót chi tiết. 1 HS đọc yêu cầu của bài tập HS lập dàn ý, tạo lập từng đoạn, hoàn chỉnh cả bài. HS trao đổi tập cùng bạn, góp ý cho nhau. HS tiếp nối nhau đọc bài viết.. Cả lớp nhận xét. - HS nêu MÔN : KĨ THUẬT Bài 26 : CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ CỦA BỘ LẮP GHÉP MÔ HÌNH KĨ THUẬT (2 TIẾT ) I.MỤC TIÊU: -HS biết tên gọi , hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. -Sử dụng được cờ lê, tua vít để lắp, tháo các chi tiết . -Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau. II.CHUẨN BỊ: -Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III.LÊN LỚP : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1/Ổn định tổ chức: -Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi học. -Hát tập thể. -Kiểm tra dụng cụ học tập 2/Kiểm tra bài cũ : -GV nhận xét đánh giá bài kiểm tra tuần trước . 3/Dạy – học bài mới: a.Giới thiệu bài : Bài học hôm nay giúp các em : +Biết tên gọi , hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. +Sử dụng được cờ lê, tua vít để lắp, tháo các chi tiết . +Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau. Qua bài: Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. -GV ghi tựa bài lên bảng. b.Dạy – Học bài mới: *Hoạt động1: GV hướng dẫn HS gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ: -Bộ lắp ghép có 34 loại chi tiết và dụng cụ khác nhau, được phân thành 7 nhóm chính , GV lần lượt giới thiệu từng nhóm chi tiết chính theo mục 1 (SGK) -GV có thể cho HS tự gọi tên một vài nhóm chi tiết ( nhóm trục: ốc và vít; cờ – lê , tua vít.) nhằm phát huy tính thực hiễn của cac em -GV tổ chức cho HS gọi tên , nhận dạng và đếm số lượng của từng chi tiết , dụng cụ trong bảng ( H.1 – SGK) -GV chọn 1 số chi tiết và đặt câu hỏi để HS nhận dạng, gọi tên đúng và số lượng các loại chi tiết đó. -GV giới thiệu và hướng dẫn cách sắp xếp các chi tiết trong hộp: các loại chi tiết được xếp trong hộp có nhiều ngăn , mỗi ngăn để một số chi tiết cùng loại hoặc 2 – 3 loại khác nhau. -GV cho các nhóm HS tự kiểm tra tên gọi , nhận dạng từng loại chi tiết , dụng cụ theo hình 1 (SGK). *Hoạt động 2 : GV hướng dẫn HS cách sử dụng cờ lê, tua – vít -GV hướng dẫn thao tác lắp vít theo các bước : +Khi lắp ráp các chi tiết , dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của tay trái vặn ốc vào vít. Sau khi ren của ốc khớp với ren của vít , ta dùng cờ lê giữ chặt ốc , tay phải dùng tua vít đặt vào rãnh của vít và quay cán tua vít theo chiều kim đồng hồ. -Vặn chặt vít cho đến khi ốc giữ chặt các chi tiết cần ghép lại với nhau ( H.2 –SGK). -GV gọi 2 – 3 HS lên bảng thao tác lắp vít, sau đó GV cho các lớp tập lắp vít . Tháo vít -Tay trái dùng cờ lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua vít đặt vào rãnh của vít vặn cán tua vít ngược chiều kim đồng hồ. -GV cho HS thực hành cách tháo vít. Lắp ghép một số chi tiết . -GV thao tác mẫu một trong bốn mối ghép trong hình 4 (SGK) -Trong quá trình thao tác mẫu GV có thể đặt câu hỏi yêu cầu HS gọi tên và số lượng của mối ghép . -GV thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào hộp bộ lắp ghép . 4Củng cố - Dặn dò: -Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý. -Dặn học sinh đọc bài mới và chuẩn bị vật liệu , dụng cụ theo SGK để thực hành. -HS ngồi ngay ngắn, trật tự. -Hát theo bắt nhịp của lớp trưởng. -Mang ĐDHT để lên bàn cho GV kiểm tra. -HS cả lớp lắng nghe. -Lắng nghe. -HS lắng nghe, -HS thực hiện theo yêu cầu . -Lắng nghe. -HS tự kiểm tra tên gọi , nhận dạng từng loại chi tiết , dụng cụ theo hình 1 (SGK). -Quan sát hướng dẫn GV. -2 – 3 HS lên bảng thao tác lắp vít. Cả lớp quan sát nhận xét . -HS cả lớp quan sát hướng dẫn GV và hình 3 (SGK) để trả lời câu hỏi trong SGK. -HS thực hành cách tháo vít. -Quan sát hướng dẫn GV . Trả lời câu hỏi theo yêu cầu .
Tài liệu đính kèm: