Giáo án lớp 3 Tuần số 5 năm học 2011

Giáo án lớp 3 Tuần số 5 năm học 2011

I/ Mục tiêu :

 1/KT,KN :

 - Học sinh biết : - Làm tính nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số ( có nhớ ).

 - Vận dụng giải bài toán có một phép nhân.

 2/TĐ : - GD HS yêu thích học môn toán.

 II/ Chuẩn bị:

 - GV: Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ

 - HS: SGK, vở BT, đồ dùng học tập cá nhân.

 III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 121 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần số 5 năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 5
 Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011
 Toán : Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ ) 
 I/ Mục tiêu : 
 1/KT,KN :
 - Học sinh biết : - Làm tính nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số ( có nhớ )..
 - Vận dụng giải bài toán có một phép nhân.
 2/TĐ : - GD HS yêu thích học môn toán.
 II/ Chuẩn bị:
 - GV: Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ
 - HS: SGK, vở BT, đồ dùng học tập cá nhân.
 III/ Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1.Bài cũ :3-4’
- Nhận xét, ghi điểm.
 2.Bài mới: 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 1-2’ 
 Hoạt động2: HD thực hiện phép nhân:12-13’ 
- Giáo viên ghi bảng : 26 x 3 =?
- Yêu cầu học sinh tìm kết quả của phép nhân. 
- Yêu cầu một học sinh lên bảng đặt tính.
- Hướng dẫn tính có nhớ như SGK.
 26 * 3 nhân 6 bằng 18, viết 8, nhớ 1.
 x 3 * 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 là 7, viết 7.
 78 Vậy 26 x 3 = 78
+ Hướng dẫn như trên với phép nhân: 
 54 x 6 = ?.
 Hoạt động3: Luyện tập.13-14’
Bài 1: HD làm cột 1,2,4
HD- Gọi 4 em lên tính mỗi em một phép tính vừa tính vừa nêu cách tính như bài học .
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 -HD
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi một học sinh lên bảng giải .
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 3 - Yêu cầu 2HS lên bảng, cả lớp làm bài trên bảng con.
- Nhận xét sửa chữa từng phép tính. 
 3, Củng cố - Dặn dò:1-2’
- Nhận xét tiết học
- Học sinh 1 : Lên bảng làm bài tập 3 
- Học sinh 2: Làm bài 5 
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
- Cả lớp tự tìm kết quả phép nhân vào nháp.
- 1HS thực hiện đặt tính bằng cách dựa vào kiến thức đã học ở bài trước . 
- Lớp lắng nghe để nắm được cách thực hiện phép nhân .
- Nêu lại cách thực hiện phép nhân .
- HS thực hiện như VD1.
Bài 1- Nêu đề bài .
- Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- 4 em lên thực hiện mỗi em một cột . 
- KQ: 48; 88; 55; 99
Bài 2- 2 em đọc bài toán.
- Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở .
- 1HS lên bảng giải: Giải :
 Độ dài hai cuộn vải là :
 35 x 2 = 70 (m) 
 Đ/S:70 m 
Bài 3- 1HS đọc yêu cầu bài (Tìm x)
 a/ x : 6 = 12 b/ x : 4 = 23 
 x = 12 x 6 x = 23 x 4 
 x = 72 x = 96
 Tập đọc – Kể chuyện : Người lính dũng cảm 
 I/ Mục tiêu 
1/KT,KN :
 - TĐ : -Đọc đúng rành mạch biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu phẩy , dấu chấm và giữa các cụm từ.
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 - Hiểu ý nghĩa : Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi , người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm . ( trả lời các câu hỏi trong SGK ).
 KC : Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
2/ TĐ : HS khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi 
* GDKNS : KN tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân ; KN ra quyết định, đảm nhận trách nhiệm.
 II/ Chuẩn bị  :
 - GV : Tranh minh họa bài đọc sách giáo khoa .
 - HS : SGK, vổ BT , đồ dùng học tập cá nhân. 
 III/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Kiểm tra bài cũ:-Đọc bài “ ông ngoại “
- Nêu nội dung bài đọc ?
 2.Bài mới:
 Hoạt động1: Phần giới thiệu:1-2’
- Giới thiệu chủ điểm và bài đọc ghi tựa bài lên bảng .
 Hoạt động2: Luyện đọc.15-16’ 
 * Đọc mẫu toàn bài .
- Giới thiệu về nội dung bức tranh .
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Đọc từng câu trước lớp 
- Đọc từng đoạn trước lớp, nhắc nhở HS ngắt nghỉ hơi đúng , đọc đoạn văn với giọng thích hợp .
-Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm 
- Yêu cầu các nhóm đọc đồng thanh 4 đoạn của truyện.
-Gọi một học sinh đọc lại cả câu truyện . 
Hoạt động3: HD tìm hiểu bài.13-14’
 + Các bạn nhỏ trong chuyện chơi trò chơi gì ? Ở đâu ?
Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hỏng dưới chân hàng rào?
+ Việc leo rào của các bạn khác gây hậu quả gì ? 
+ Thầy giáo chờ mong điều gì ở học sinh trong lớp? 
+ Vì sao chú lính nhỏ run lên khi nghe thầy giáo hỏi?
+ Phản ứng của chú lính như thế nào ?khi nghe lệnh “ Về thôi ! “ của viên tướng ?
+ Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ ?
+ Ai là người lính dũng cảm trong chuyện này ? Vì sao ?
+ Các em có khi nào dũng cảm nhận và sửa lỗi như bạn nhỏ trong chuyện không?
 Hoạt động4: Luyện đọc lại.7-8’
- Đọc mẫu đoạn 4 trong bài. Treo bảng phụ đã viết sẵn hướng dẫn H đọc đúng câu khó trong đoạn.
- Cho HS thi đọc đoạn văn.
- Yêu cầu HS chia nhóm, mỗi nhóm 4 em tự phân vai để đọc lại truyện.
- Giáo viên và lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất .
* Hoạt động5:Kể chuyện .23-24’
Giáo viên nêu nhiệm vụ 
- Hướng dẫn học sinh kể theo tranh 
- Cứ mỗi lượt kể là 4 em tiếp nối kể lại 4 đoạn trong chuyện 
- Gọi 1-2 học sinh khá giỏi kể lại 4 đoạn của câu chuyện .
- Cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
3.Củng cố dặn dò.1-2’ 
- Nhận xét tiết học 
- 3 em lên bảng đọc bài , mỗi em đọc một đoạn .
- Lắng nghe GV giới thiệu bài.
- Lớp theo dõi giáo viên đọc mẫu 
- Lớp quan sát và khai thác tranh .
- Đọc nối tiếp từng câu, luyện phát âm đúng các từ: loạt đạn, buốn bã...
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp, giải nghĩa từ: Thủ lĩnh, quả quyết (SGK).
- Luyện đọc theo nhóm.
- Nối tiếp nhau đọc ĐT4 đoạn trong bài .
- Một học sinh đọc lại cả câu truyện 
+ Chơi trò đánh trận giả trong vườn trường 
+ Chú lính sợ làm đổ hàng rào của vườn trường 
+ Hàng rào đổ tướng sĩ đè lên hoa mười giờ .
+ Thầy mong học sinh dũng cảm nhận khuyết điểm .
- Có thể trả lời theo ý của mình .
+ Chú nói : Như vậy là hèn , rồi quả quyết bước về phía vườn trường . 
+ Mọi người sững nhìn chú rồi bước theo như bước theo một người chỉ huy dũng cảm 
+ Chú lính đã chui qua lỗ hổng dưới hàng rào lại là người dũng cảm .Vì đã dám nhận và sửa lỗi .
- Trả lời theo suy nghĩ của bản thân .
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu và H/dẫn.
- Lần lượt 4 - 5 em thi đọc đoạn 4
- Các nhóm tự phân vai ( Người dẫn chuyện ,người lính nhỏ , thủ lĩnh và thầy giáo )
- nhận xét 
- Lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ của tiết học .
- Quan sát lần lượt 4 tranh, dựa vào gợi ý của 4 đoạn truyện , nhẩm kể chuyện không nhìn sách .
- 4 em kể nối tiếp theo 4 đoạn của câu chuyện .
- HS khá giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất.
- Học bài và xem trước bài mới .
Đạo đức : Tự làm lấy việc của mình (tiết1)
 I / Mục tiêu 
1/KT,KN :
 -Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy.
 - Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
 - Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.
 2/TĐ : Hiểu được lợi ích của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày. 
* GDKNS : KN tư duy phê phán ( biết phê phán đánh giá những thái độ, việc làm thể hiện sự ỷ lại, không chịu tự làm lấy việc của mình). KN ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình. KN lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân, 
 II/ Chuẩn bị : 
 -GV : Tranh minh họa tình huống ( Hoạt động 1 tiết 1 ) , phiếu hoạt động nhóm dành cho hoạt động 2( tiết 2)
 - HS : SGK ,vở BT, đồ dùng học tập cá nhân.
 III/ Hoạt động dạy học :	
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/ Ổn định lớp.
2/Bài mới.
* Hoạt động 1 : Kể được 1 số việc mà HS tự làm lấy.
- Yêu cầu cả lớp xử lí các tình huống dưới đây :
- Lần lượt nêu ra từng tình huống của BT1 ở VBT yêu cầu học sinh giải quyết .
- Yêu cầu cả lớp thảo luận theo các câu hỏi gợi ý :
- Nếu là Đại em sẽ làm gì khi đó ?Vì sao 
- Gọi hai học sinh nêu cách giải quyết 
- Em có đồng tình với cách ứng xử của bạn vừa trình bày không ? Vì sao?
-Theo em có còn cách giải quyết nào khác tốt hơn không ?
* KL: Mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình. 
* Hoạt động 2.:Nêu được lợi ích của việc tự làm lấy việc của mình.
- Chia lớp thành các nhóm và yêu cầu HS thảo luận nội dung của BT2 - VBT. 
- Mời lần lượt đại diện từng nhóm trình bày ý kiến trước lớp.
* Kết luận: Cần điền các từ: 
 a/ cố gắng - bản thân - dựa dẫm.
 b/ tiến bộ - làm phiền.
*Mở rộng:
 Đ/ V HS khá, giỏi :Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
+Tự làm lấy việc của mình thì sẽ đem lại lợi ích gì?
ª Hoạt động 3 :Xử lí tình huống 
- Lần lượt nêu ra từng tình huống ở BT3 - VBT và yêu cầu học sinh suy nghĩ cách giải quyết .
- Gọi 1 số HS nêu cách giải quyết của mình, lớp nhận xét bổ sung. 
* GV kết luận: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình. 
*Hướng dẫn thực hành :
- Tự làm lấy những công việc của mình ở nhà , ở lớp. 
- Sưu tầm những mẫu chuyện tấm gương về tự làm lấy việc của mình 
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Học sinh theo dõi giáo viên và tiến hành trao đổi để giải đáp tình huống do giáo viên đặt ra 
- Hai em nêu cách giải quyết của mình 
- Học sinh theo dõi nhận xét bổ sung .
- Lần lượt từng em nêu ý kiến của mình .
* GDKNS ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình. 
- Các nhóm thảo luận theo tình huống 
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
- Lớp trao đổi nhận xét và bổ sung 
- 2 HS đọc lại ND câu a và b sau khi đã điền đủ.
- HS khá, giỏi trả lời
- Lắng nghe GV nêu tình huống.
- Lần lượt từng HS đứng nêu lên ý kiến về cách giải quyết của bản thân .
- Các em khác nhận xét đánh giá và bổ sung ý kiến của bạn , giải thích về ý kiến của mình .
* GDKNS lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân. 
- Về nhà sưu tầm các tranh ảnh , câu chuyên về các tấm gương tự làm lấy việc của mình .
- Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày .
TIẾNG VIỆT(Chiều)
 LUYỆN TẬP
 Hướng dẫn hs đọc và kể chuyện “Người lính dũng cảm”
Hs tập đọc từng đoạn theo nhóm
Hs nhắc lại nội dung câu chuyện
Hs trung bình yếu kể lại một đoạn của câu chuyện
Hs khá giỏi kể lại cả câu chuyện
Gv nhận xét đánh giá
 Củng cố dặn dò .
 *******************************************************************************
 Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011
 Toán : Luyện tập 
 I. Mục tiêu : 
1/KT,KN:
- Biết nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số( có nhơ).
 - Biết xem đồng hồ chính xác đến 5 phút
2/ TĐ : Có thái độ nghiêm túc khi xem đồng hồ
 II. Chuẩn bị : 
- Đồng hồ để bàn .
 III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1.Bài cũ - Gọi học sinh lên bảng 
- Nhận xét, ghi điểm .
 2.Bài mới
 Hoạt động1: Giới thiệu bài. 1-2’ 
Hoạt động2: Luyện tập.27-28’
Bài 1: 
- Gọi HS nêu bài tập 
-HD hs làm bài
- Gọi HS nêu kết quả và cách tính.
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 (Cột a,b) 
Yêu cầu nêu y ... T trang 47.
 Bài 1: Cả lớp làm , gọi vài em lên bảng nối.
 Gv nhận xét
 Bài 2: Hướng dẫn cả lớp làm cột a,b
 Cột c,d ,e, g hs tự làm
 Bài 3: Gv hướng dẫn cả lớp làm 
 Gọi 3 em lên bảng làm
 Gv nhận xét
 Bài 4: Hs xếp hình 
 Củng cố dặn dò.
 *****************************************************************************
 Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2011
Toán : Luyện tập
 I/ Mục tiêu : 
 1/KT,KN :
 - Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính
 - Biết làm tính nhân ( chia ) số có hai chữ số với (cho ) số có một chữ số 
 2/TĐ ; - G/dục HS yêu thích môn học.
 II/ Chuẩn bị:
 - GV: GSK, Đồ dùng dạy học.
 - HS: SGK, vở BT, đồ dùng học tập cá nhân
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1.Bài cũ :(3-5’)
- Gọi 2HS lên bảng làm BT: Tìm x
 56 : x = 7 28 : x = 4
- Nhận xét ghi điểm.
 2.Bài mới: 
 Hoạt động1:Giới thiệu bài. (3-5’)
 Hoạt động2:Tổ chức,HD HS làm BT.(22-25’)
Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập .
 - Yêu cầu HS nêu cách tìm số hạng, số bị trừ,số bị chia, số chia chưa biết.
 - Mời 4HS lên bảng chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 : - Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu BT.
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở.
- Mời hai học sinh lên bảng làm bài.
- Cho HS đổi vở KT bài nhau. 
- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 3 Mở rộng: ( dành cho HS K,G)
- Yêu cầu phân tích bài toán. 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 4 : ( Dành cho hs K,G)
+ Gọi học sinh nêu y/c của bài
+ Yêu cầu học sinh quan sát và đọc giờ trên đồng hồ
+ Vậy khoanh vào câu trả lời nào?
- GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại ý đúng.
3,Củng cố - Dặn dò:(3’)
+ Cô vừa dạy bài gì?
+ Nhận xét tiết học
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
- 2 em lên bảng làm bài .
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu .
- Bài 1: Một em nêu yêu cầu bài 1 .
- Cả lớp thực hiện làm vào vở. 
- 4 học sinh lên bảng chữa bài. lớp nhận xét bổ sung. 
 x + 12 = 36 x : 6 = 5
 x = 36 -12 x = 6 x 5 
 x = 24 x = 30
 80 - x = 30 42 : x = 7 
 x = 80 - 30 x = 42 : 7 
 x = 50 x = 6
- Bài 2 Một em nêu yêu cầu bài 2 .
- Cả lớp tự làm bài rồi chữa bài. 
a/ 35 32 26 20
 x 2 x 6 x 4 x 7
 70 192 104 140
b/ 64 4 80 4 77 7 
 24 16 00 20 07 11
 0 0 0
- Bài 3 : Học sinh nêu đề bài.
- Phân tích bài toán rồi tự làm vào vở.
- 1HS lên bảng trình bày bài giải. Cả lớp nhận xét bổ sung.
Giải :
Số lít dầu còn lại trong thùng :
36 : 3 = 12 (lít)
 Đ/S :12 lít dầu 
-Bài 4 Một học sinh nêu đề bài .
- Lớp quan sát và tự làm bài.
- 1 số HS nêu miệng kết quả, cả lớp bổ sung.
 (Đồng hồ B là đúng)
- HS xung phong lên khoanh vào đáp án đúng.
Chính tả: (nhớ viết ) Tiếng ru
I// Mục tiêu :
 1/Kt,KN ;
 - Nhớ viết đúng bài CT -Trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ lục bát.
 - Làm đúng BT ( 2b ) 
 2/TĐ ; - Có ý thức rèn viết chữ đẹp và luôn giữ vở sạch sẽ.
II/ Chuẩn bị:
 - GV:- Bảng lớp viết sẵn 2 lần ND bài tập 2b.
 - HS: SGK, vở BT, đồ dùng học tập cá nhân
 III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Kiểm tra bài cũ:(3-5’)
- Nhận xét đánh giá.
 2.Bài mới: 
 Hoạt động1:Giới thiệu bài (3’)
Hoạt động2;HD HS nhớ – viết.(7-8’)
* Hướng dẫn chuẩn bị :
- Đọc khổ thơ 1 và 2 của bài thơ Tiếng ru 
- Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bài thơ. Sau đó mở sách, TLCH:
+ Bài thơ viết theo thể thơ nào ?
+ Cách trình bày bài thơ lục bát có điểm gì cần chú ý?
- Cho HS nhìn sách, viết ra nháp những chữ ghi tiếng khó, nhẩm HTL lại 2 khổ thơ.
Hoạt động3: HS viết bài.(12-15’)
* Chấm, chữa bài.
Hoạt động4:HD làm bài tập (7-8’)
*Bài 2b : - Gọi 1HS đọc ND bài tập
- Cho HS làm bài vào VBT.
- GV và cả lớp nhận xét và chốt lại ý đúng.
- Gọi 1 số HS đọc lại kết quả trên bảng. Cả lớp sửa bài (nếu sai).
3.Củng cố - Dặn dò:(3’)
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- 2 học sinh lên bảng viết các từ : buồn bã , buông tay, diễn tuồng, muôn tuổi. 
 - Cả lớp viết vào bảng con .
-Lớp lắng nghe giới thiệu bài 
- Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài.
- 2HS đọc thuộc lòng bài thơ.
+ Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát. 
+ Nêu cách trình bày bài thơ lục bát trong vơ. 
 - Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào nháp.
- HS nhớ lại hai khổ thơ 1 và 2 của bài thơ và viết bài vào vở. 
-Tự soát và sửa lỗi bằng bút chì .
- Nộp bài lên để GV chấm điểm.
- 1HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
-*Bài 2b Lớp tiến hành làm bài vào VBT.
- 3 em làm trên bảng, cả lớp nhận xét. 
- 3 em đọc lại kết quả. Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng: cuồn cuộn, chuồng, luống.
 Tập làm văn:
Kể về người hàng xóm
I/ Mục tiêu: 
 1/KT,KN :
 -Biết kể về một người hàng xóm theo gợi ý ( BT 1 ).
 - Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( khoản 5 câu ) ( BT 2 ).
2/TĐ : - Có thái độ yêu thích môn học.
 II/Chuẩn bị:
 - GV: Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi ý kể về người hàng xóm. 
 - HS: GSK, vở BT, đồ dùng học tập cá nhân
 III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Kiểm tra bài cũ:(3-5’)
- Gọi 2 học sinh lên bảng kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn và nói về tính khôi hài của câu chuyện. 
2.Bài mới:
Hoạt động1:Giới thiệu bài.(3’)
Hoạt động2: HD làm bài tập: (22-25’)
*Bài 1 : Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập va câu hỏi gợi ý. Cả lớp đọc thầm.
- Hướng dẫn HS kể.
- Gọi 1HS khá, giỏi kể mẫu một vài câu. 
- Giáo viên nhận xét rút kinh nghiệm .
- Mời 3 học sinh thi kể.
Bài tập 2 :- Gọi 1 học sinh đọc bài tập
 ( nêu yêu cầu về nội dung bài )
- Nhắc học sinh có thể dựa vào 4 câu hỏi gợi ý để viết thành đoạn văn có thể là 5 – 7 câu. 
- Yêu cầu cả lớp viết bài.
- Mời 5 – 7 em đọc bài trước lớp. 
- Giáo viên theo dõi nhận xét . 
3,Củng cố - Dặn dò:(3’)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau .
- Hai em lên bảng kể lại câu chuyện trả lời nội dung câu hỏi của giáo viên. 
- HS lắng nghe
- *Bài 1 : 1 em đọc yêu cầu và các gợi ý.Cả lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe và suy nghĩ về người thân
- Một em khá kể mẫu.
- 3 học sinh lên thi kể cho lớp nghe. 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất.
-Bài tập 2 Một học sinh đọc đề bài .
- Lắng nghe giáo viên để thực hiện tốt bài tập. 
- Học sinh thực hiện viết bài. 
- 5 em đọc bài viết của mình.
- Lớp nhận xét bình chọn bạn viết tốt nhất.
- Hai em nhắc lại nội dung bài học 
- Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết 
Tự nhiên – Xã hội : VỆ SINH THẦN KINH (tt)
I.MỤC TIÊU :
1/ KT, KN : Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ
2/ TĐ : Nghiêm túc khi lập thời gian biểu
*GDKNS: -Kĩ năng tự nhận thức: Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh.
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích , so sánh, phán đoán một số việc làm, trạng thái thần kinh, các thực phẩm có lợi hoặc có hại với cơ quan thần kinh.
-Kĩ năng làm chủ bản thân: Quản lí thời gian để thực hiện được mục tiêu theo thời gian biểu hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ :
 Tranh vẽ trong SGK, Bảng mẫu một thời gian biểu và phóng to, 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định, tổ chức lớp
2.Bài cũ : 4’
Những việc làm ntn thì có lợi cho cơ quan thần kinh? Trạng thái sức khỏe nào có lợi cho cơ quan thần kinh? -Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới :
 - Giới thiệu bài, ghi tựa.1’
a/.Hoạt động 1 : Thảo luận 17’
Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi :
+Hàng ngày các bạn đi ngủ và thức dậy lúc mấy giờ ?
+Theo nhóm em, một ngày mỗi người nên ngủ mấy tiếng, từ mấy giờ đến mấy giờ?
+Giấc ngủ ngon, có tác dụng gì đối với cơ thể và cơ quan thần kinh ?
+Để ngủ ngon, em thường làm gì ?
Yêu cầu các nhóm trình bày
® GV kết luận
b/.Hoạt động 2: Thực hành lập thời gian biểu hàng ngày 12’
Giáo viên hướng dẫn cho cả lớp: thời gian biểu là một bảng trong đó có các mục :
+Thời gian: bao gồm các buổi trong ngày và các giờ trong từng buổi.
+Công việc và hoạt động của cá nhân cần phải làm trong một ngày, từ việc ngủ dậy, làm vệ sinh cá nhân, ăn uống, đi học, học bài, vui chơi, làm việc giúp đỡ gia đình,  
Yêu cầu HS trình bày về thời gian biểu của bản thân hoặc của bạn bên cạnh.
GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau :
+Chúng ta lập thời gian biểu để làm gì ?
+Làm việc theo thời gian biểu hợp lý để làm gì ?
+Hãy đưa ra một thời gian biểu mà nhóm em cho là hợp lý.
-GV yêu cầu đại diện 1 nhóm trình bày câu hỏi thảo luận, điền vào bảng thời gian biểu phóng to trên bảng.
-Tổng kết các ý kiến của các nhóm, bổ sung.
® Kết luận 
4.Nhận xét – Dặn dò: 1’
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài: Ôn tập và kiểm tra: Con người và sức khỏe. 
Vệ sinh thần kinh: 
- Học sinh trả lời
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
* GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
-HS tiến hành thảo luận nhóm và ghi lại kết quả ra giấy dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
Hàng ngày các bạn trong nhóm em thường thức dậy lúc 6g30 sáng và đi ngủ lúc 10g tối.
-Một ngày mỗi người nên ngủ 7-8 tiếng, từ 9-10 giờ tối đến 6 giờ sáng (hoặc 5giờ 30 sáng ).
-Giấc ngủ sẽ giúp cơ thể và cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi, bởi vậy sẽ giúp cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh.
Để ngủ ngon, em thường ngủ ở nơi thoáng mát, không nằm ở nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
* GDKNS: Kĩ năng tự nhận thức, Kĩ năng làm chủ bản thân.
+HS tiến hành trao đổi thông tin lẫn nhau theo hình thức thảo luận theo cặp.
- Đại diện 3 – 4 HS trình bày thời gian biểu của bản thân 
HS tiến hành thảo luận nhóm.
+Chúng ta lập thời gian biểu để làm mọi công việc một cách khoa học.
+Làm việc theo thời gian biểu hợp lý để bảo vệ sức khỏe, bảo vệ CQTK
+HS giới thiệu thời gian biểu hợp lý.
Sau bài học, HSHG có khả năng: Lập được thời gian biểu hàng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi,  hợp lý.
-Học sinh trình bày
-HS lắng nghe.
-HS tiếp thu.
-Lắng nghe, thực hiện.
TIẾNG VIỆT(Chiều) 
 LUYỆN TẬP
 Gv hướng dẫn hs làm bài chính tả trang 66, 67 và tập làm văn trang 68.
 *Chính tả: Hs làm vào VBT
 Gọi hs đứng tại chỗ đọc bài làm
 Gv nhận xét bài làm của hs.
 *Tập làm văn: 
 Hs viết 1 bức thư cho 1 bạn ở khác tỉnh để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
 Gọi một số em đọc bài làm của mình
 Gv nhận xét
 Củng cố dặn dò.
********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3(22).doc