Giáo án lớp 3 Tuần số 7 - Trường tiểu học Hải Đông

Giáo án lớp 3 Tuần số 7 - Trường tiểu học Hải Đông

Mục tiêu:

A/ Tập đọc:

1/Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: Lao đến, giây lát, nổi nóng, tán loạn, xích lô,.

- Ngắt, nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ và dấu câu

- Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn truyện

2/ Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

- Hiểu các từ ngữ trong truyện: Cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương,.

- Nắm được cốt chuyện và điều câu chuyện muốn nói: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng.

 

doc 110 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần số 7 - Trường tiểu học Hải Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 
Ngày soạn: 30/9/2012
Ngày giảng: Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2012
Tập đọc - kể chuyện
 Tiết 19+20: Trận bóng dưới lòng đường
(Nguyễn Minh)
I. Mục tiêu:
A/ Tập đọc:
1/Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: Lao đến, giây lát, nổi nóng, tán loạn, xích lô,...
- Ngắt, nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ và dấu câu
- Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn truyện
2/ Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Hiểu các từ ngữ trong truyện: Cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương,...
- Nắm được cốt chuyện và điều câu chuyện muốn nói: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng.
B/ Kể chuyện
1. Rèn kĩ năng nói:
- HS biết nhập vai một nhân vật, kể lại một đoạn của câu chuyện
2. Rèn kĩ năng nghe và nhận xét 
II. Các kĩ năng sống cơ bản được GD trong bài:
- Tự nhận thức xác định giá trị bản thân. Ra quyết định 
- Đảm nhận trách nhiệm.
III. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ bài đọc
- Bảng phụ để ghi đoạn văn cần hướng dẫn
- Tranh vẽ HS cắt tóc húi cua
IV. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS đọc và TLCH bài “ Nhớ lại buổi đầu đi học”
- GV nhận xét, cho điểm
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu chủ điểm, cho HS quan sát tranh chủ điểm
- GV giới thiệu bài, ghi bài lên bảng
2. Luyện đọc:
a) Đọc mẫu:
- GV đọc bài giọng nhanh hơn, thể hiện nội dung câu chuyện
+ Đoạn 1+2: Giọng dồn dập, nhanh
+ Đoạn 3 : Chậm
b) Luyện đọc và giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu và từ khó:
- GV nhắc nhở HS đọc cho đúng
- GV ghi từ khó và dễ lẫn lên bảng
* Hướng dẫn đọc đoạn và giải nghĩa từ:
- HS đọc từng đoạn trước lớp
- Hướng dẫn HS đọc đúng câu dài
- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ:
- Yêu cầu HS đọc bài nối tiếp
* Luyện đọc theo nhóm
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
- Yêu cầu đọc đồng thanh
3. Tìm hiểu bài:
- GV gọi HS đọc bài
- Các bạn nhỏ đang chơi bóng ở đâu?
- Vì sao trận bóng phải dừng lại lần đầu?
- Đoạn 1 cho biết gì?
- Mặc dù cho Long suýt tông phải xe máy, thế nhưng chỉ được một lúc, bọn trẻ lại hết sợ lại hù nhau xuống lòng đường đá bóng. Và hậu quả đáng tiếc xảy ra. Chúng ta cùng hiểu tiếp đoạn 2 để biết chuyện gì xảy ra
- Chuyện gì xảy ra khiến trận bóng dừng lại?
- Đoạn 2 cho biết gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3
- Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra?
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- GV ghi lên bảng
TiÕt 2
4. Luyện đọc lại:
- GV hoặc HS đọc tốt đọc mẫu đoạn 1 và 3 của bài
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối trong nhóm
- Tổ chức thi đọc
 - Tuyên dương nhóm đọc tốt
Kể chuyện:
. Xác định yêu cầu:
- Gọi HS đọc yêu cầu phần kể chuyện
- Trong chuyện có những nhân vật nào?
- Gọi HS nêu tên nhân vật trong từng đoạn
- Khi đóng vai nhân vật em phải chú ý điều gì?
2. Kể mẫu:
- Gọi HS khá kể trước lớp
3. Kể theo nhóm:
- GV chia nhóm, yêu cầu HS kể 
4. Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể chuỵên
- GV tuyên dương
C/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học, về nhà kể lại chuyện
- Chuẩn bị bài sau: “ Bận’’
- 3 HS tiếp nối đọc bài và TLCH nội dung
- HS quan sát tranh chủ điểm
- HS theo dõi, nhắc lại đề bài
- HS theo dõi
- HS đọc tiếp nối mỗi HS 1 câu cho đến hết bài
- HS đọc cá nhân, đồng thanh: Lao đến, giây lát,....
- HS đọc tiếp nối lần 2
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV
- Mỗi HS đọc 1 đoạn: Chú ý ngắt giọng ở dấu phẩy, dấu chấm.
- HS đọc câu dài theo hướng dẫn của GV:
“ Bỗng/ cậu thấy cái lưng của ông cụ sao giống lưng của ông nội đến thế.//”
“ Ông ơi!// Cụ ơi...!// Cháu xin lỗi cụ
- HS giải nghĩa từ:
+ Cánh phải: Phía bên phải
+ Cầu thủ: Người chơi bóng
+ Khung thành: Khung có căng lưới ở cuối sân bóng, nếu để đối phương đưa bóng bào là thua
+ Húi cua: Cắt tóc cao và ngắn
- 3 HS đọc tiếp nối cả bài, HS theo dõi SGK
- HS đọc bài nhóm 3
- HS thi đọc
- 3 tổ đồng thanh, mỗi tổ 1 đoạn
- 1 HS đọc toàn bài trước lớp, lớp theo dõi SGK
-> Các bạn nhỏ đang chơi bóng ở dưới lòng đường
-> Vì bạn Long mải đá bóng suýt nữa tông phải xe má. May mà bác đi se dừng kịp. Bác nổi nóng khiến cả bọn chạy tán loạn
1.Các bạn chơi bóng dưới lòng đường, bạn Long xuýt nữa đâm phải xe máy
- HS theo dõi, đọc thầm đoạn 2
-> Quang sút bóng chệch lên vỉa hè, quả bóng đập vào một cụ già đang đi đường làm cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khuỵ xuống. Một bác đứng tuổi dậy, quát lũ trẻ, chúng hoảng sợ bỏ chạy hết
2. Bạn Quang đá bóng vào đầu cụ già khiến cụ già ngã xuống
- 1 HS đọc to đoạn 3, lớp theo dõi
-> Quang nấp sau bụi cây và lén nhìn sang, cậu sợ tái cả người. Nhìn cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng của ông nội đến thế. Cậu chạy theo xích lô và mếu máo xin lỗi cụ
-> Không được đá bóng dưới lòng đường rất nguy hiểm vì dễ gây tai nạn cho mình và cho người khác
- HS nhắc lại ý nghĩa bài
- Theo dõi bài đọc
- HS đọc bài nhóm 3, mỗi HS đọc 1 đoạn
- 3 nhóm thi đọc bài nối tiếp
- Nhận xét
- Kể lại một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật
-> Quang, Vũ, Long, bác đi xe máy, bác đứng tuổi, cụ già, bác đạp xích lô
- HS nêu. VD:
+ Đoạn 1: Quang, Vũ, Long, bác đi xe máy
+Đoạn 2:Quang, Vũ, Long, bác đứng tuổi, cụ già
+ Đoạn 3: Quang, cụ già, bác đứng tuổi, bác xích lô
- Phải chọn cách xưng hô là tôi ( mình, em) và giữ cách xưng hô từ đầu đến cuối
- 3 HS khá kể, mỗi HS 1 đoạn
- Sau mỗi lần kể, lớp nhận xét 
- HS kể trong nhóm
- 2, 3 HS lên kể
- Lớp bình chọn bạn kể hay
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:................................................................................
	.....
----------------------  & œ --------------------------
Toán
Tiết 31: Bảng nhân 7
I. Mục tiêu: 
- Thành lập bảng nhân 7. Áp dụng bảng nhân 7 để giải toán có lời văn.
- Rèn trí nhớ cho HS và KN giải toán.
- GD HS chăm học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV : Bảng phụ - Phiếu HT
- HS : SGK
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- 2HS lên bảng làm bài 
- D­íi lớp ®äc b¶ng nh©n 6 
- GV nhận xét đánh giá 
B. Bài mới 
- Giới thiệu bài ghi bảng:
1. HD lập bảng nhân 7:
+ Gắn 1 tấm bìa có 7 hình tròn, hỏi: Có mấy chấm tròn?
- 7 chấm tròn được lấy mấy lần?
- 7 được lấy mấy lần?
- Ta lập được phép nhân: 7 x 1 = 7
+ Gắn 2 tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn, hỏi: 
- 7 chấm tròn được lấy mấy lần?
- 7 được lấy mấy lần?
- Ta lập được phép nhân: 7 x 2 
- 7 nhân 2 bằng mấy? Vì sao?
+ Tương tự, ta lập được các phép nhân còn lại của bảng nhân 7.
- Gọi Hs nêu nối tiếp các phép nhân trong bảng nhân 7.
- Đọc bảng nhân 7
- Tương tụ như các bảng nhân trước em có nhận xét gì về các công thức trong bảng nhân 7?
- Thi đọc HTL
2. Thực hành: (SGK- T31)
Bài 1:
- BT yêu cầu gì?
- Cho Hs nhẩm sau đoc báo cáo KQ- GV ghi bảng.
- HS đọc lại bảng nhân 7
- Nhận xét, cho điểm
 KL:Bảng nhân 7 là cách viết ngắn gọn của 1 tổng mà các số hạng bằng nhau đều là 7
Bài 2: - Cho HS đọc bài toán, HD tóm tắt.
- Mỗi tuần có mấy ngày?
- BT yêu cầu tìm gì?
- Muốn biết 4 tuần có bao nhiêu ngày em làm ntn?
- Chấm bài, nhận xét
 Bài 3: Điền số:
- Treo bảng phụ
- Cho Hs thi điền nối tiếp và nhận xét cho nhau.
- Dãy số có đặc điểm gì?
- Đọc dãy số( xuôi, ngược)
-KL: Đây là một dãy số đếm thêm 7
3/ Củng cố:
- Thi đọc TL bảng nhân 7
* Dặn dò: Ôn bảng nhân 7 và chuẩn bại bài sau. Về nhà làm bài trong VBT.
- Nhận xét giờ học.
* Đặt tính rồi tính 
88 :4 ; 90 : 3 ; 38 : 4 ; 48 : 5 
- HS nhắc lại tên bài.
- có 7 chấm tròn.
- 1 lần
- 1 lần
- HS đọc
- 2 lần
- 2 lần
- Bằng 14. Vì 7 x 2 = 7 + 7 mà 7 + 7 = 14. Vậy 7 x 2 = 14.
- HS nêu
- 1 em đọc lại.
- Thừa số thữ nhất là 7, Thừa số thứ 2 là một dãy số từ 1- 10. Tích là một dãy số đêm thêm 7, bắt đầu từ 7 - 70.
- Đọc bảng nhân 7 ( Đọc CN, nhóm, dãy...)
* Tính nhẩm
- HS tính nhẩm và nêu KQ
7 x 3 = 21 7 x 6 = 42 7 x 9 = 63
7 x5 =35 7 x 4 = 28 7 x 1 = 7
7 x 7 =49 7 x2 =14 0 x 7 = 0
7 x 8 = 56 7 x 10 =70 7 x 0 = 0
 - HS nhắc lại
- HS thực hiện
- có 7 ngày
- Số ngày của 4 tuần. - HS làm vở
- HS suy nghĩ và làm bài.
Bài giải
Số ngày của 4 tuần là:
 7 x 4 = 28( ngày)
 Đáp số: 28 ngày.
- Quan sát dãy số
7
14
21
28
35
42
48
56
63
70
- Số đứng trước cộng thêm 7 thì được số đứng sau.( Hoặc ngược lại)
- Nhiều HS đọc
- HS điền số vào bài - Đọc dãy số.
- HS thi đọc HTL
- Cả lớp đồng thanh
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:................................................................................
	.....
----------------------  & œ --------------------------
Ngày soạn: 30/9/2012
Ngày giảng: Thứ ba ngày 2 tháng 10 năm 2012
Toán
 Tiết 32: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố KN thực hành tính trong bảng nhân 7, áp dụng bảng nhân 7 để giải toán.
- Rèn KN tính và giải toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : Phiếu HT - Bảng phụ
- HS : SGK
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bảng nhân 7
- Cho 1 hs làm bài 3
- Dưói lớp kiểm tra them VBT ở nhà của HS.
- Nhận xét, cho điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu nhanh và ghi tên bài lên bảng
2. Luyện tập:
Bài 1:
- BT yêu cầu gì?
- Em hiểu ntn là tính nhẩm
- Nhận xét về KQ, thừa số, thứ tự thừa số?
- Em có nhận xét gì về 2 phép tính 7 x 2 và 2x7?
 Bài 2:
- Nêu thứ tự thực hiện các phép tính?
- Chấm bài, nhận xét, chữa bài.
- Khi thựchiện các sphép tính trong một dãy tính ta làm ntn?
 Bài 3:
- Đọc đề 
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Cho HS đọc lại tóm tắt
- Chấm bài, nhận xét.
Bài 4: Viết phép nhâ thích hợp vào chỗ chấm.
- Hs thảo luận nhóm đôi và cùng thực hiện giải thích tại sao chung lại bằng nhau?
- GV cho hs nhìn vào hình chứa ô vuông và chốt lại nội dung bài ...
Bài 5: Viết tiếp số thích hợp.
- Nêu đặc điểm của dãy số?
- Chữa bài, cho điểm
C. Củng cố:
- Thi đọc bảng nhân 7
* Dặn dò: Ôn lại bài và làm bài trong VBT và chuẩn bị baì sau: Gấp một số lên nhiều lần.
- 3 HS đọc
 Bài giải
 Số học sinh lớp học đó có là.
 7 x 5 = 35 ( học sinh )
 Đáp số : 35 học sinh
- HS khác nhận xét
- HS nhắc lại tên bài.
* Tính nhẩm
- HS tính và nêu KQ
a)
7 x1 =7 
7 x 2 =14 
7 x 3 =21 
x 8 =  ... + Nhìn vào dấu móc ta thấy bài toán hỏi gì ?
+ Vậy em nêu đề toán thế nào ?
- G cho H viết đề toán vào vở.
- Cho H tự giải bài toán vào VBT, 1 h giải bảng phụ.
- Gọi H nhận xét.
- G nhận xét, ghi điểm.
III. Củng cố – Dặn dò:
+ Hôm nay chúng ta được học nội dung gì ?
G: Khi làm dạng toán này chúng ta phải làm hai bước.
+ Bước 1 : Các con phải tự nghĩ ra như cô vừa hướng dẫn.
+ Bước 2 : Các con dựa vào câu hỏi ở trên đề toán.
- Nhận xét giờ học.
- VN làm BT còn lại, chuẩn bị bài sau.
- H theo dõi rút kinh nghiệm.
- H lắng nghe.
- 2 H đọc thnàh tiếng.
+ Hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn.
Tóm tắt
 3 kèn
Hàng trên : 
 2 kèn
Hàng dưới: kèn
 ? kèn
+ Hàng dưới có mấy cái kèn ?
+ Bài toán về nhiều hơn.
- H tự giải
Bài giải
a) Số kèn ở hàng dưới là:
3 + 2 =5 
+ Cả hai hàng có mấy cái kèn.
+ H làm nháp.
b) Số kèn ở hàng hai là:
3 + 5 = 8 
 Đáp số: a: 5 cái kèn.
 B: 8 cái kèn.
- H lắng nghe theo dõi.
- 2 H đọc .
+ Bể thứ nhất có 4 con cá và bể thứ hai có nhiều hơn bể thứ nhất 3 con cá.
Tóm tắt
Bể thứ nhất : 4 con cá 
Bể thứ hai có nhiều hơn bể thứ nhất: 3 con cá 
+ Cả hai bể : ..... con cá?
- 1 – 2 H nhắc lại.
+ Số cá ở bể thứ nhất và số cá ở bể thứ hai.
+ Biết rồi.
+ Chưa biết.
- H tự làm bài.
Bài giải
Số cá ở bể thứ hai là
4 + 3 = 7 (con)
Số cá ở cả hai bể là.
4 + 7 = 11 (con).
 Đáp số : 11 con.
- 2 H đọc,lớp theo dõi SGK.
+ Có 32 quyển sách.
+ Số quyển sách ở ngăn dưới hơn số quyển sách ở ngăn trên 4 quyển.
+ Bài toán hỏi tổng số sách ở hai ngăn.
- 1-2 H nêu.
+ Số quyển sách ở mỗi ngăn.
+ Biết rồi.
+ Chưa biết.
+ Lấy số sách ở ngăn trên trừ đi 4.
Bài giải
Số quyển sách ở ngăn dưới là:
32 – 4 = 28 (quyển)
Số sách ở cả hai ngăn là :
 32 + 28 = 60 (quyển)
 Đáp số : 60 quyển.
* Lập bài toán theo tóm tắt sau rồi giải bài toán đó.
+ Nêu bài toán theo tóm tắt rồi giải bài toán.
- H quan sát sơ đồ .
+ Có 28 học sinh.
+ Nhiều hơn.
+ Cả hai lớp có bao nhiêu học sinh.
+ Lớp 3A có 28 học sinh.Lớp 3B có nhiều hơn lớp 3A là 3 học sinh.Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu học sinh.
- H tự giải bài toán.
Bài giải
Lớp 3B có số H là.
28 + 3 = 31 (học sinh)
Số H của cả hai lớp là.
28 + 31 = 59 (học sinh)
 Đáp số : 59 học sinh.
- HS nêu theo ý hiểu và nhận xét nhau
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:................................................................................
	.....
----------------------  & œ --------------------------
Chính tả 
Tiết 20: Quê hương
A. Mục tiêu:
- Nghe và viết chính xác 3 khổ thơ đầu trong bài thơ : “Quê hương”.
- Làm đúng các bài tập chính tả : phân biệt et / oet :tập giải câu đố để xác định cách viết một số chữ có âm đầu : l / n hoặc thanh hỏi / thanh ngã.
- Trình bày đúng, đẹp hình thức thơ có 6 tiếng một dòng.
- H có ý thức rèn chữ đẹp.
B. Đồ dùng: 
- Bảng con, bảng phụ.
C.Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của H
I. Bài cũ : 
- G cho H viết bảng con, 1 H viết.
- G cùng H nhận xét, sửa chữa.
- G nhận xét bài viết giờ trước.
II. Bài bới.
1. GTB : 
- G giới thiệu bài + ghi đầu bài lên bảng.
2. Hướng dẫn viết chính tả
a. Trao đổi về nội dung đoạn thơ
- Yêu cầu H mở SGK – T 79.
- G đọc mẫu bài.
- Gọi H đọc lại bài.
+ Quê hương gắn liền với những hình ảnh nào ?
G : Bài Quê hương cho chúng ta cảm nhận được những hình ảnh rất thân thuộc, gắn bó với mỗi người.Vậy bây giờ chúng ta viết bài.
b. Hướng dẫn cách trình bày 
+ Các khổ thơ được viết như thế nào ?
+ Chữ đầu dòng viết như thế nào cho đúng và đẹp ?
c. Hướng dẫn viết từ khó.
+ Theo con trong bài chữ nào khó viết ?
- G đọc cho H viết bảng con, 1 h lên viết bảng lớp.
- G cùng H nhận xét,chỉnh sửa.
- Cho H nhìn bảng đọc lại từ vừa viết.
3. H viết bài.
- G nhắc nhở H trước khi viết.
- G đọc cho H viết bài và theo dõi uốn nắn 
4. Soát lỗi, chấm chữa bài.
- G đọc cho H soát lỗi.
- G thu 5 -7 bài chấm,dưới lớp đổi chéo vở KT .
- G nhận xét bài viết.
- G hỏi một số H dưới lớp.
 + Con thấy bạn viết như thế nào ?
5.Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1:
- Gọi H đọc yêu cầu.
- G chia lớp làm 2 đội, mỗi đội cử 5 H lên thi xem đội nào điền đúng mà nhanh.
- G cùng H nhận xét, chữa bài các đội.
- Tuyên dương.
- Gọi H đọc bài đẫ được điền hoàn chỉnh.
Bài tập 2:
- Gọi H đọc yêu cầu.
G : các con quan sát trdanh và đọc kĩ câu đố, đoán nghĩa từng câu.
- G cho H thảo luận theo nhóm bàn ghi kết quả ra nháp.
- Gọi H đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét,bổ xung.
- G nhận xét,tuyên dương.
III.Củng cố – Dặn dò:
+ Giờ chính tả hôm nay chúng ta viết bài gì?
- Nhận xét chữ viết của H.
- Nhận xét giờ học.
- VN làm bài tập còn lại và viết lại bài.
- H viết bảng.
Quả xoài, nước xoáy.
- H lắng nghe.
H mở SGK – 79.
H theo dõi SGK.
2 H đọc.
+ Chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc, con đò nhỏ, cầu tre, nón lá, đêm trăng, hoa cau.
- H lắng nghe.
+ Các khổ thơ viết cách nhau một dòng.
+ Phải viết hoa và viết vào 2 ô.
+ H nêu.
- H viết bảng.
Trèo hái, rợp bướm.
2 H đọc.
- H lắng nghe.
- H viết bài.
- H dùng bút chì soát lỗi.
- Lớp đổi chéo vở KT.
+ 2 -3 H.
* Điền vào chỗ trống et hay oet
2 đội lên thi.
+ Em bé toét miệng cười.
+ Mùi khét.
+ Cưa xoèn xoẹt.
+Xem xét.
- 1-2 H đọc.
* Viết lời giải câu đố sau.
H lắng nghe.
H thảo luận theo nhóm bàn.
a. nặng – nắng.
 lá - là.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ xung.
- HS nêu và nhận xét cho nhau
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:................................................................................
	..
Tập làm văn
Tập viết thư và phong bì thư
A. Mục tiêu:
- Dựa theo Thư gửi bà và gợi ý về nội dung, hình thức bức thư viết được một bức thư ngắn cho người thân.
- Biết ghi rõ ràng, đầy đủ nội dung trên phong thư.
- H thích viết thư
B. Đồ dùng:
- Bảng phụ
- Một tờ giấy viết thư, 1 phong bì thư.
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Bài cũ
- G Gọi H đọc bài “Thư gửi bà” và nêu nhận xét về cách trình bày một bức thư.
+ Dòng đầu bức thư ghi những gì?
+ Dòng tiếp theo gửi lời xưng hô với ai?
+ Nội dung thư?
+ Cuối thư ghi những gì?
II.Bài mới
1. GTB:
- G giới thiệu + ghi đầu bài lên bảng
2. Hướng dẫn viết thư:
Bài tập 1:
- Gọi H đọc đề bài
+ Gọi H đọc gợi ý
+ Con sẽ viết thư cho ai?
+ Dòng đầu thư con viết thế nào?
+ Con viết lời xưng hô với người nhận thư như thế nào cho tình cảm, lịch sự?
+ Trong phần hỏi thăm tình hình người nhận thư, con sẽ viết những gì?Con thông báo gì về gia đình và bản thân?
+ ở phần cuối thư con chúc người thân mình điều gì? Hứa hẹn điều gì?
+ Kết thúc lá thư em viết những gì?
- > G nhắc nhở H trước khi viết thư:
Trình bày đúng theo thể thức một lá thư. Dùng từ đặt câu đúng, lời lẽ phù hợp với đối tượng nhận thư 
- G cho H thực hành viết thư. G theo dõi giúp đỡ H.
- G gọi một số H đọc thư trước lớp
- G nhận xét, ghi điểm
G: chuyển ý: Chúng ta vừa tập viết một bức thư, để bức thư đến được tay người nhận, các con phải có phong bì thư. Vậy cách ghi trên phong bì thư như thế nào. Chúng ta chuyển sang bài tập 2.
Bài tập 2:
- Gọi H đọc yêu cầu.
- Yêu cầu H quan sát phong bì thư ở SGK và cách trình bày.
- G hỏi H .
+ Góc bên trái phía trên của phong bì thư ghi những gì ?
+ Góc bên phải phong phía dưới của phong bì thư ghi những gì ?
+ Cần ghi địa chỉ người nhận như thế nào để thư đến tay người nhận ?
+ Chúng ta dán tem ở đâu ?
- G cho H viết bì thư.
- G kiểm tra bì thư của một số em.
- G nhận xét, tuyên dương.
III.Củng cố – Dặn dò;
+ Nhắc lại cách viết một bức thư ?
+Cách viết trên phong bì thư.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà viết một bức thư cho người thân.
- 1 H đọc bài và gọi 1 H nêu cách trình bày một bức thư.
- Địa điểm, thời gian viết thư.
+ Với người nhận thư.
+ Thăm hỏi sức khoẻ của bà. Kể chuyện về mình và gia đình nhớ kỉ niệm những ngày ở quê. Lời chúc và hứa hẹn.
+ Lời chào, chữ kí và tên.
- H lắng nghe.
* Dựa theo mẫu bài tập đọc thư gửi bà em hãy viết một bức thư ngắn cho người thân.
- 2-3HS đọc
+ Con viết thư cho ông, bà, bố, mẹ
+ Hải Tiến, ngày 16 tháng 11 năm 2007
+ 3-5H trả lời
VD: Ông kính mến, ngoại yêu quí của con
+ Con hỏi thăm sức khoẻ, báo cho người thân biết kết quả học tập giữa học kì I, Kể tin mừng, tin vui trong gia đình
+ Chúc luôn vui vẻ, mạnh khoẻ, hứa với người thân chăm học và nhất định đến thăm vào ngày gần nhất.
+ Lời chào, chữ kí và tên.
- H lắng nghe
- H viết thư
- 4-5H đọc thư của mình, lớp theo dõi, nhận xét.
- H lắng nghe.
* Tập ghi trên phong bì thư.
- H quan sát trao đổi theo nhóm bàn.
+ Ghi họ tên, địa chỉ của người nhận thư.
+ Ghi họ tên phải đầy đủ, số nhà 
+ Dán tem ở góc bên phải phía trên.
H viết bì thư.
- 4- 5 H
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:................................................................................
	.....
----------------------  & œ ------------------------
Mĩ thuật
Bài 10:Thưởng thức mĩ thuật: Xem tranh tĩnh vật
----------------------  & œ --------------------------
QBPTE
Bài 2: .....................................................................
----------------------  & œ -------------------------
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 10
A. Mục tiêu:
- Nhận xét những ưu,khuyết điểm của H trong tuần vừa qua.
- Đề ra phương hướng cho tuần tới.
B. Cách tiến hành
I. Ôn định tổ chức
II. Tiến hành sinh hoạt
1. Lớp trưởng điều khiển.
- Cho các tổ trưởng nhận xét.
- Lớp phó HT, VT, LĐ nhận xét.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
2. G nhận xét:
* ưu điểm:
+ Thực hiện nề nếp ra vào lớp nhanh nhẹn đúng giờ.
+ Truy bài 15 phút đầu giờ nghiêm túc.
+ Có ý thức học bài cũ ở nhà.
+ Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
+ Vở viết sạch sẽ
+ Nhìn chung các em đều ngoan, lễ phép, đoàn kết.
+ Vệ sinh cá nhân, trường, lớp sạch sẽ.
- Một số em có kết quả cao trong học tập
* Nhược điểm:
+ Một số H không có ý thức học bài cũ: Trong lớp chưa có ý thức học tập.Còn nói chuyện riêng trong lớp. Chữ viết còn cẩu thả và sấu. Vở của một số em bị rách và bẩn. Đi học còn quên sách, vở. Vệ sinh cá nhân chưa được sạch sẽ.
* Phương hướng tuần sau:
- Phát huy những ưu điểm.
- Khắc phục những nhược điểm.
- Tiếp tục thi đua dạy và học láy thành tích chào mừng 20-11
- Tăng cường rèn viết đẹp và giải toán trên mạng

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 678910 lop 3.DOC.doc