Đề tài Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi đóng kịch truyện kể văn học

Đề tài Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi đóng kịch truyện kể văn học

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN TRẺ MẪU GIÁO LỚN 5-6 TUỔI

ĐÓNG KỊCH TRUYỆN KỂ VĂN HỌC

 I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 Văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ thơ được tiếp xúc rất sớm ngay từ tuổi ấu thơ trẻ đã được làm quen với các giai điệu nhẹ nhàng - tha thiết qua những lời hát ru, được nghe những câu chuyện cổ tích ly kỳ - hấp hẫn đầy tình thương yêu và lòng nhân ái.

 Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi chưa biết đọc nên trẻ chưa tự mình tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm văn học, nên việc nắm bắt tác phẩm ở trẻ dường như phụ thuộc vào cô giáo. Cô giáo dẫn dắt trẻ LQTPVH không chỉ dừng lại ở việc đọc, kể mà còn bao gồm cả việc dạy cho trẻ kể lại chuyện một cách diễn cảm, sáng tạo và đóng vai các nhân vật trong chuyện (đóng kịch).

 

doc 10 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 4011Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi đóng kịch truyện kể văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
đóng kịch truyện kể văn học
	I - Lý do chọn đề tài:
	Văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ thơ được tiếp xúc rất sớm ngay từ tuổi ấu thơ trẻ đã được làm quen với các giai điệu nhẹ nhàng - tha thiết qua những lời hát ru, được nghe những câu chuyện cổ tích ly kỳ - hấp hẫn đầy tình thương yêu và lòng nhân ái.
	Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi chưa biết đọc nên trẻ chưa tự mình tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm văn học, nên việc nắm bắt tác phẩm ở trẻ dường như phụ thuộc vào cô giáo. Cô giáo dẫn dắt trẻ LQTPVH không chỉ dừng lại ở việc đọc, kể mà còn bao gồm cả việc dạy cho trẻ kể lại chuyện một cách diễn cảm, sáng tạo và đóng vai các nhân vật trong chuyện (đóng kịch).
	Dạy trẻ đóng kịch dựa vào cac câu chuyện đã được chuyển thể thành kịch bản là một hình thức cho trẻ LQTPVH mang tính chất trò chơi. Đây là một hình thức học tập tạo được nhiều sự hứng thú và sáng tạo ở trẻ. Thông qua việc thể hiện các vai trong truyện sẽ giúp cho trẻ hiểu sâu sắc hơn nội dung câu chuyện và tính cách của từng nhân vật trong chuyện. Từ đó sẽ giúp cho trẻ thể hiện vai diễn của mình thật nhuần nhuyễn qua từng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười Sự liên kết các câu, các từ, các vai diễn sẽ củng cố trí nhớ tăng cường khả năng ghi nhớ có chủ đích phát triển ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ. Giúp cho người xem hiểu được đầy đủ ý nghĩa, nội dung, tính cách của nhân vật trong kịch bản.
	Qua quá trình thử nghiệm trên trẻ - nghiên cứu tài liệu, bản thân tôi đã tìm ra một số biện pháp cơ bản để dạy trẻ LQTPVH qua hình thức đóng kịch.
	II - Nhận thức cũ - tình trạng cũ:
	Qua 3 năm thực hiện chuyên đề cho trẻ LQTPVH - chữ viết, giáo viên đã thực sự có nhiều đầu tư vào việc nâng cao các phương pháp - hình thức cho trẻ LQTPVH đã chú trọng nhiều đến việc đọc, kể diễn cảm và dạy trẻ kể lại truyện, kể chuyện sáng tạo dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Song việc dạy trẻ đóng kịch còn có nhiều hạn chế.
	- Chưa có sáng tạo trong việc chuyển thể từ chuyện kể sang kịch bản sân khấu, không tạo ra được tính kịch - sự kiện - sự biến, lời thoại còn dài dòng khó hiểu, giáo viên còn nặng nề trong việc dẫn chuyện làm cho kịch bản trở nên rời rạc - kém hấp dẫn
- Hầu hết các vở kịch còn thiếu các yếu tố phụ trợ: Âm thanh, cảnh trí, trang phục làm cho hoạt động đóng kịch không thu hút được sự chú ý của trẻ.
- Giáo viên chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đóng kịch cho trẻ - nếu có thì chủ yếu là trong tiết học. Còn trong các giờ chơi, các buổi sinh hoạt thì hấu như chưa có.
III - Biện pháp mới:
Trong quá trình triển khai thực hiện chuyên đề LQVH và chữ viết tôi đã thấy được tầm quan trọng của việc dạy trẻ đóng kịch kể chuyện TPVH nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ - giúp trẻ phát huy được tính tích cực cá nhân - tự tin - độc lập - sáng tạo - hình thành tư duy - khả năng ghi nhớ có chủ đích, những tình cảm đạo đức tốt đẹp, tạo cơ hội cho trẻ có khả năng hoạt động nghệ thuật, sáng tạo và nó là phương tiện giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Sau đây là một số biện pháp cụ thể:
1/ Lựa chọn - chuyển thể kịch bản:
a Lựa chọn tác phẩm
- Trẻ tuổi mầm non chưa thể đọc được truyện và quá trình cho trẻ LQTPVH cần phải đa dạng, sinh động nên một trong những yêu cầu khi lựa chọn tác phẩm văn học cho trẻ là nên có những tác phẩm phù hợp độ tuổi có thể chuyển từ ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ kể lại chuyển thể từ truyện kể sang kịch bản.
- Đối với tác phẩm chuyển từ truyện kể sang kịch bản đòi hỏi truyện phải có tính kịch, có mâu thuẫn, xung đột giữa các nhân vật và không nên có quá nhiều nhân vật.
- Các tác phẩm được lựa chọn phải đáp ứng được yêu cầu giáo dục: giáo dục tỉnh yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, cách đối nhân xử thế tính cách của các nhân vật phải được thể hiện rõ ràng, phù hợp.
- Tính cách của các nhân vật tự bộc lộ qua hành động và ngôn ngữ (đối thoại, độc thoại). Khi chuyển thể phải tập trung vào ngôn ngữ đối thoại để gây được ấn tượng cho người nghe.
Ví dụ: Truyện kể: Dê đen dũng cảm là câu chuyện có tính kịch cao. Truyện gồm 3 nhân vật: Dê đen, dê trắng, chó sói. Qua ngôn ngữ độc thoại của dê đen, dê trắng, ngôn ngữ đối thoại của 2 con dê với chó đã bộc lộ tính cách yếu đuối nhút nhát của dê trắng đối lập hoàn toàn với sự dũng cảm của dê đen.
b/ Chuyện thể kịch bản:
Là quá trình chuyển thể tác phẩm từ chuyện kể kịch bản - đây là công việc hết sức quan trọng, đòi hỏi người giáo viên phải thực sự hiểu sâu sắc tác phẩm - tính cách của từng nhân vật trong tác phẩm. Chủ động trong việc sáng tạo hay bổ sung thêm những tình tiết, sự kiện vào trong kịch bản để tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn mà không làm thay đổi nội dung cốt truyện. Tuy nhiên để xây dựng được một kịch bản đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nội dung và nghệ thuật, giáo viên đảm bảo tuân thủ các yêu cầu sau đầy:
- Xác định nhân vật: Giáo viên phải xác định rõ số lượng nhân vật trong một tác phẩm- quá trình phát triển tâm lý - tính cách rõ nét của mỗi nhân vật sao cho phù hợp và làm nổi bật được nội dung tác phẩm.
Ví dụ: Câu chuyện “Quả bầu tiên” có 3 nhân vật chính
Tính cách nhân vật: Cậu bé hiền lành - tốt bụng, yêu quý chăm sóc bảo vệ các loài vật.
Lão địa chủ: Tham lam, độc ác.
- Trong các vở kịch tính cách của các nhân vật được bộc lộ qua hành động và ngôn ngữ trong đó bao gồm cả ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại.
+ Ngôn ngữ độc thoại trong kịch bản thường là những lời giới thiệu, lời dẫn truyện trong truyện kể, đòi hỏi giáo viên phải khéo léo đưa những lời giới thiệu, lời dẫn đó trở thành lời nói của nhân vật cùng với thái độ - cử chỉ - hành động để giúp cho người nghe, người xem có thể hiểu được diễn biến của vở kịch - kịch bản.
Ví dụ: Trong câu chuyện “Chú Dê đen” truyện kể mở đầu có đoạn “Có một chú Dê trắng đi vào từng để kiếm lá non ăn và nước suối mát để uống” nhưng khi chuyển thể sang kịch bản giáo viên có thể chuyển thành lời của nhân vật.
“Ôi mùa xuan thật là đẹp mình phải đi vào rừng để kiếm lá non ăn và nước suối mát để uống thôi”.
Độc thoại trong kịch bản cũng có thể là những lời giao đãi giữa nhân vật với khán giả.
Ví dụ: Trong câu chuyện “Cây tre trăm đốt” có đoạn anh nông dân nói với khán giả.
“Bà con ơi! Bà con làm chứng cho tôi nhé, lão nhà giàu đã hứa gả con gái cho tôi rồi đấy” Khi lời giai đãi được đưa vào trong kịch bản thì cả diễn viên và khán giả đều cảm thấy rất hào hứng, thích thú và bị cuốn hút vào diễn biến của vở kịch.
+ Ngôn ngữ đối thoại: Đối thoại là quá trình giao tiếp của 2 hay nhiều nhân vật với nhau được phối hợp với cử chỉ - hành động. Với trẻ mẫu giáo chưa phát triển đạt đến mức hoàn thiện nên khi chuyển thể kịch bản giáo viên cần chú y đến ngôn ngữ nhân vật.
Lời thoại phải ngắn gọn - dễ hiểu để diễn đạt đủ câu, đủ ý. Giàu hình ảnh - đảm bảo lời hay ý đẹp. Tránh những câu noi dài dòng, những câu hỏi ép mớm - không phát huy được tính chủ động sáng tạo, kỹ năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ.
- Trong khi chuyển thể thành kịch bản cho phép chúng ta có thể thêm hoặc bớt tình tiết và nhân vật nhưng vẫn đảm bảo nội dung trọng tâm của kịch bản. Một vở kịch có thể có từ 3-4 nhân vật chính, nếu quá ít nhân vật thì tẻ nhạt nhưng quá trình nhiều thì vở kịch trở nên lộn xộn - không trọng tâm làm phân tán sự chú ý của trẻ.
Ví dụ 1: Trong câu chuyện “Chú Dê đen” vì câu chuyện chỉ có 3 nhân vật nên chúng ta có thê cho thêm nhân vật Thỏ trắng xuất hiện ở đầu câu chuyện cùng Dê đen và Dê trắng đi kiếm ăn và ở cuối câu chuyện để cùng Dê đen và Dê trắng đánh lại chó sói.
Ví dụ 2: Trong kịch bản “Cây trẻ trăm đốt” Ngoài Lão địa chủ, cô con gái, anh nông dân chúng ta có thể xây dựng thêm nhân vật bà con hàng xóm vì trong vở kịch các nhân vật độc thoại khá nhiều. Mục đích khi đưa những nhân vật này vào là làm cho vở kịch thêm phần sinh động hơn, vui hơn, tránh được sự đơn điệu - tẻ nhạt.
Ví dụ 3: Trong câu chuyện Tấm Cám có những chi tiết thể hiện sự độc ác của mẹ con cám:	- Trút bớt tôm tép
	- Giết cá bống
	- Trộn gạo vào thóc
Vì câu chuyện rất dài nên khi xây dựng kịch bản chúng ta có thể bỏ đi một số chi tiết. Điều đó cũng không ảnh hưởng đến diễn biến - nội dung của kịch bản. Bỏ 1 trong 3 chi tiết thì mẹ con Cám vẫn độc ác và Tấm vẫn là Tấm chăm chỉ đến nhẫn nhục.
Trong quá trình xây dựng kịch bản giáo viên cần chú ý đến tính kịch - Nếu vở kịch không có tính kịch thì không hấp dẫn đối với người xem, nhưng đối với truyện kể dành cho trẻ mầm non không phải câu chuyện nào cũng có tính kịch. Vì vậy giáo viên cần phải sử dụng hình thức cài kịch giữ kịch để vở diễn thêm phần sinh động và lôi cuốn hơn.
Ví dụ 1: Trong câu chuyện “Chú Dê đen” chúng ta dàn dựng để Dê Đen và Nai Con đến cứu bạn và cài kịch 3 bạn đánh cho Chó sói một trận tơi bời.
Ví dụ 2: Trong kịch bản “Ba chú heo con”. Đoạn chó sói chui vào ống khói - 3 chú heo con đang đun nước sôi - hun khói để lừa giết chó sói không nên để Chó sói rơi liền xuống nồi nước sôi mà để Chó sói chạy ngược lên ống khói rồi lại rơi xuống - kêu la - rảy rụa - van xin. Mục đích là để cuốn hút sự chú ý của trẻ. Tạo nên niềm hưng phấn - sự thích thú - thoả mãn khi Chó sói độc ác, ranh mãnh bị trừng phạt.
- Đối với phần kết sau những diễn biến - những sự kiện xẩy ra thì tất cả cuối cùng đều được giải quyết theo luật nhân quả: ở hiền gặp lành, chính nhân sẽ thắng, báo ân trả oán.
Ví dụ: Lão địa chủ trong câu chuyện “Quả bầu tiên” sẽ không chết mà được cứu sống và tỏ ra ân hận và lấy của cải chia hết cho người nghèo. Dê trắng không bị Chó sói ăn thịt mà được Dê đen cứu thoát (ĐDĐC). Cô Cả và Cô Hai sau khi biến thành màng nhện tỏ ra ân hận, hối cãi, được trở lại thành người biết yêu thương - chăm sóc mẹ già (Bâ cô gái).
2/ Rèn luyện kỹ năng thể hiện ngôn ngữ và hành động của nhân vật:
Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn đã có thể nắm được các cấu trúc với những từ mới, từ khó trong tác phẩm một cách rõ ràng. Tuy vậy chúng ta không thể đòi hỏi cao ở khả năng diễn xuất ở trẻ mà chỉ dừng lại ở mức độ giúp trẻ thể hiện hợp lý giữa ngôn ngữ và cử chỉ điệu bộ - biết phối hợp lời nói, cử chỉ của cá nhân với lời nói cử chỉ của các nhân vật khác một cách chủ động, đúng lúc, đúng chỗ.
- Muốn giúp trẻ nắm được vai diễn của mình cô giáo cần tạo điều kiện cho cháu hiểu về tác phẩm, hiểu về vai mình đóng, đồng thời cho trẻ luyện tập vai diễn của mình, khi diễn trước tập thể.
- Đối với những đoạn nhân vật thể hiện ngôn ngữ độc thoại hay đối thoại thì tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của nhân vật mà giáo viên giúp trẻ thể hiện sao cho phù hợp với diễn biến của vở kịch và tính cách cua nhân vật, ngôn ngữ của nhân vật phải ngắn gọn - đủ ý - dễ hiểu, truyền tải đầy đủ nội dung cần thể thể hiện - Câu đối thoại phải có đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ - rõ ràng mạch lạc, cần loại bỏ những từ: Mày - tao - mi thay vào đó những câu phù hợp mà không làm thay đổi ngữ điều giọng và tính cách nhân vật.
Ví dụ: Trong câu chuyện “chú Dê Đen” có đoạn đối thoại giữa Dê Trắng, Chó soi, Dê đen - Chó sói.
Dê kia mày đi đâu? Chuyển thành: Dê kia - Đi đâu
Dê: Tôi đi tìm lá non để ăn và nước suối mát để uống
Chó sói: Ha ha vậy à
Trên đầu mày có gì? -> Trên đầu ngươi có gì
+ Cần chú ý sửa sai cho những trẻ nói nhanh - nói lắp - nói ngọng, tiếng địa phương Trong quá trình các nhân vật đối thoại với nhau mà mắc những lỗi này sẽ làm cho người xem không hiểu được nội dung đoạn hội thoại làm cho vở kịch nên kém hấp dẫn.
+ Trong khi hướng dẫn trẻ đóng kịch giáo viên cần chú ý luyện cho trẻ cách thể hiện ngữ điệu, giọng của nhân vật. Xác định rõ đặc điểm - tính cách của từng nhân vật mà giúp trẻ thể hiện sao cho phù hợp.
Giọng bà già: 	Chậm rãi, yếu ớt, khi ốm thì ho - rên
Giọng Dê trắng: 	Run rẩy, sợ sệt
Giọng Dê đen: 	To - dứy khoát - rõ ràng
Giọng Thỏ mẹ: 	Ân cần - dịu dàng - ấm áp
Giọng Thỏ em: 	Nhanh - nhí nhảnh - hồn nhiên
Giọng Thỏ anh: 	Chậm - Khoan thai
+ Ngoài ra giáo viên cần chú ý đến những từ cần nhấn mạnh trong các câu nói của nhân vật.
Ví dụ: Câu nói của lão địa chủ trong câu chuyện “Quả bầu tiên” trong đoạn thả én con lên trời.
“Bay đi én con - mau kiếm hạt bầu tiên về đây cho ta” (thể hiện sự độc ác tham lam của lão địa chủ)
Câu nói của Chó soi trong câu chuyện “Chú Dê đen”.
“à ta nhớ ra rồi - ha ha - ở đoạn đường này họ hàng nhà Dê thường hay qua lại”
- Đi liền với ngôn ngữ là cử chỉ - điệu bộ - nét mặt nó đóng vai trò hết sức quan trọng làm nổi bật tính cách nhân vật tạo nên sự sinh động - hấp dẫn của vở kịch.
Ví dụ 1: Đoạn Dê đen di tìm Dê trắng: Mặt lo âu, hốt hoảng - điệu bộ vừa đi vừa chạy - ngó nghiêng tìm kiếm - giọng nói to - nhanh thẻ hiện sự lo lắng: “Dê trắng ơi! bạn ở đâu - các bạn ơi, các bạn co thấy bạn Dê trắng của tôi không?”
Ví dụ2: Đoạn Lão địa chủ trong câu chuyện: “Cây tre trăm đốt” bị dính vào cây tre: Mặt méo xệch, thở hổn hển, 2 tay chắp vái - chân quỳ đầu gối - giọng hốt hoảng van xin
- Đối với cách di chuyển của các nhân vật trên sân khấu, giáo viên cũng cần chú ý để hướng dẫn trẻ - Các nhân vật khi xuất hiện thì không nên đứng lâu một chỗ mà phải di chuyển phối hợp với ngôn ngữ - cử chỉ điệu bộ sao cho hợp lý; các nhân vật khi giao tiếp với nhau thì luôn vận động - đổi chỗ cho nhau hoặc chuyển vị trí này sang vị trí khác. Khi giao tiếp phải nhìn vào mặt nhau. Có người nói người nghe - không cướp lời của nhau - thường xuyên giao lưu với khán giả.
3/ Sử dụng triệt để và có hiệu quả một số yếu tố phụ trợ:
Sau khi đã xây dựng hoàn thiện kịch bản - tổ chức cho trẻ tiếp xúc với kịch bản và tiến hành luyện tập thì giáo viên phải chuẩn bị một số yếu tố cần thiết để giúp cho vở kịch hay hơn - sinh động hơn và đạt tới đỉnh cao của sự hoàn thiện đó là;
- Hoá trang: Có thể dùng bút, son, phấn để hoá trang khuôn mặt trẻ cho thích hợp với vai trẻ đóng, nổi bật đặc điểm bên ngoài và tính cách của nhân vật
- Trang phục: Giáo viên cần chuẩn bị trang phục sao cho phù hợp với đặc điểm tính cách của từng nhân vật. Tuy nhiên không nên quá cầu kỳ hoặc chú trọng quá vào trang phục. Đối với những vở kịch biểu diễn trong tiết học - trong các hoạt động góc - sinh hoạt chiều thì giáo viên chỉ cần chuẩn bị những trang phục đơn giản: như múa hoặc những đồ dùng mang tính chất tượng trưng. Chỉ khi biểu diễn trong các cuộc thi - các ngày lễ hội thì giáo viên cần chuẩn bị trang phục đầy đủ, phù hợp với từng nhân vật: Mũ múa - mặt nạ, hình nộm
- Cảnh trí: Không nên trang trí quá loè loẹt, rườm rà. Cũng như trang phục chỉ trong các hoạt động lớn thì cảnh trí mới cần giống như thật: Cây, núi, nhà còn trong giờ học và các hoạt động khác thì chỉ cần miếng xốp cũng đã là tảng đá, bảng đứng củng có thể là ngôi nhà - Chỉ cần trẻ yêu và ham thích hoạt động đóng kịch thì tất cả trong trí tưởng tượng của trẻ đều giống thật.
- Âm thanh: Âm thanh được sử dụng trong quá trình trẻ diễn kịch cũng đem lại sự sinh động - cuốn hút đối với diễn viên cũng như khán giả: Nhạc đệm cho một bài hát, tiếng gà gáy - tiếng nước chảy róc rách tất cả đều thật là hấp dẫn khi được sử dụng trong quá trình trẻ diễn xuất.
Ngoài ra giáo viên cần chú ý cán bộ những đồ dùng cần thiết cho các vở kịch: Cuốc, hái, đao. làm bằng bìa cứng để thuận lợi cho trẻ hoạt động.
- Tổ chức cho từng nhóm trẻ biểu diễn, mỗi lần nên cho 1 nhóm biểu diễn có thể vào các thời điểm: Các cuộc thi, các ngày lễ hội, giờ vui chơi, giờ LQTPVH, giờ chuẩn bị trả trẻ Cô giáo có thể chuẩn bị hoa tặng phẩm để tặng cho các cháu sau mỗi lần biểu diễn. Động viên các cháu vỗ tay, khen ngợi các bạn được biểu diễn tham gia các hoạt động đóng kịch.
Đây là biện pháp mang tính hỗ trợ nhưng nếu thiếu nó thì vở kịch dù có hay thế nào đi chăng nữa thì cũng thiếu sức hấp dẫn. Không gây được hứng thú đói với trẻ. Có thể chúng ta phải chuẩn bị công phu - đẩy đủ cho các vở kịch biểu diễn trong các ngày hội, các cuộc thi còn trong các hoạt động khác mặc dù không nên quá chú trọng nhưng cũng phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản để gây hứng thú cho trẻ và giúp trẻ luôn luôn yêu thích và tự tin tham gia đóng kich TPVH.
Trên đây là một số biện pháp mà trong quá trình một năm trãi nghiệm tôi nhận thấy thực sự có hiệu quả - trẻ hứng thú - tự tin - ham thích và mong muốn được tham gia đóng kịch, biết thể hiện ngôn ngữ mạch lạc, truyền cảm biết thể hiện tính cách của các nhân vật thông qua cử chỉ, thái độ, điệu bộ, ánh mắt - nét mặt Nói chung khi các biện pháp này được thực hiện trên trẻ thì đã giúp cho trẻ hoàn thiện hơn về việc phát triển ngôn ngữ mạch kạc - trẻ tự tin hpn và thực sự mong muốn được tham gia đóng kịch.
IV. kết quả sau khi áp dụng:
Qua 1 năm thực hiện trên trẻ 5 - 6 tuổi. Bản thân tôi đã nhận thấy trẻ đã có những tiến bộ rõ rệt. Dạy trẻ đóng kịch đã giúp cho trẻ tự tin hơn, ngôn ngữ trở nên trong sáng mạch lạc hơn rất nhiều, trẻ chủ động trong giao tiếp và trong mọi hoạt động vui chơi và học tập.
Kết quả
Số trẻ
Kết quả
Chưa thực nghiệm
36
40%
Đã thực nghiệm
36
80%
V - Bài học kinh nghiệm:
- Để hoạt động đóng kịch truyện kể TPVH đạt hiệu quả cao nhất, trước hết giáo viên phải cung cấp cho trẻ một lượng kiến thức nhất định: Tên chuyện, cốt chuyện, tính cách các nhân vật.
- Chú trọng đầu tư vào việc lựa chọn chuyển thể kịch bản, lựa chọn được tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi - đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Chuyển thể khéo léo - không làm thay đổi nội dung câu chuyện và tính cách nhân vật.
- Đầu tư vào việc rèn luyện kỹ năng thể hiện ngôn ngữ và hành động - Giúp trẻ tự tin trong việc thể hiện tính cách của các nhân vật - nhuần nhuyễn trong việc thể hiện các thao tác - cử chỉ - điệu bộ - gây hứng thú đối với người xem. 
- Động viên - khuyến khích trẻ kịp thời để trẻ hứng thú tham gia đóng kịch
- Cô phải có năng lực sư phạm - yêu nghề - mến trẻ luôn chủ động - tìm tòi - học hỏi - tìm ra những câu chuyện hay - những vở kịch hấp dẫn để thu hút sự tham gia, hứng thu của trẻ để hoạt động đóng kịch thực sự lôi cuốn và hấp dẫn đối với trẻ./.
Diễn Châu, ngày tháng năm 2007
người viết
 Trần Thị Thuỷ 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN MN.doc