Giáo án lớp 3 Tuần số 8 năm 2010

Giáo án lớp 3 Tuần số 8 năm 2010

Mục tiêu:

-Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán.

-Biết xác định 1/7 của 1 hình đơn giản.

-Rèn kĩ năng làm tính, giải toán cho HS.

-Giáo dục lòng say mê học toán, sự sáng taọ, tự tìm tòi.

II/Chuẩn bị:

-GV: Đồ dùng dạy học.

-HS: Đồ dùng học tập.

III/Hoạt động dạy học:

 

doc 38 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần số 8 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SOẠN GIẢNG TUẦN 8.
Từ ngày 11 tháng 10 năm 2010 đến ngày 15 tháng 10 năm 2010.
Thứ, ngày, tháng, năm.
Môn dạy.
Tiết
PPCT
Tên bài dạy.
Thứ 2
Ngày 11 tháng 10
SHĐT 
Toán
Mĩ thuật 
Đạo đức
TNXH 
8
36
8
8
15
Sinh hoạt đầu tuần 
Luyện tập
Vẽ tranh: vẽ chân dung 
Quan tâm,  cha mẹ, anh chị em (T2)
Vệ sinh thần kinh
Thứ 3
Ngày 12 tháng 10
Tập đọc
TĐ-KC
Tin học
Toán 
Thủ công 
22
23
15
37
8
Các em nhỏ và cụ già 
Các em nhỏ và cụ già 
Giảm đi 1 số lần 
Gấp, cắt, dán bông hoa (T2)
Thứ 4
Ngày 13 tháng 10
Chính tả 
Âm nhạc 
Tập đọc
Toán 
TNXH 
15
8
24
38
16
(Nghe - viết) Các em nhỏ và cụ già
Ôn tập bài hát Gà gáy 
Tiếng ru 
Luyện tập
Vệ sinh thần kinh (T)
Thứ 5
Ngày 14 tháng 10
Toán 
Thể dục 
Tin học
LTVC
Tập viết
39
15
16
8
8
Tìm số chia
Ôn đi chuyển hướng phải trái TC: Chim về tổ 
TN về cộng đồng – Ôn tập câu: Ai làm gì?
Ôn chữ hoa G
Thứ 6
Ngày 15 tháng 10
Toán 
Thể dục 
Chính tả
TLV 
GDNGLL
SHTT
40
16
16
8
8
8
Luyện tập
Đi chuyển hướng phải trái 
(Nhớ - viết) Tiếng ru 
Kể về người hàng xóm
Sưu tầm và hát các bài hát nói về trường lớp.
Sinh hoạt tập thể tuần 8
NỘI DUNG TÍCH HỢP GDBVMT
MÔN
BÀI
NỘI DUNG TÍCH HỢP GDBVMT
PHƯƠNG THỨC, MỨC ĐỘ TÍCH HỢP
-TĐ-KC
-TĐ
-Các em nhỏ và cục già
-Tiếng ru
-GD: Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ với mọi người xung quanh, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
-GD: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, đồng chí, bạn bè
-Khai thác trực tiếp nội dung bài.
-Khai thác trực tiếp nội dung bài.
-TLV
-Kể về người hàng xóm
-GD tình cảm đẹp đẽ trong xã hội.
-Khai thác trực tiếp nội dung bài.
TNXH
-Vệ sinh thần kinh
HS biết 1 số việc làm có lợi cho sức khoẻ
Bộ phận
Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010.
SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
TOÁN.
TIẾT 36: LUYỆN TẬP.
I/Mục tiêu: 
-Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán.
-Biết xác định 1/7 của 1 hình đơn giản.
-Rèn kĩ năng làm tính, giải toán cho HS.
-Giáo dục lòng say mê học toán, sự sáng taọ, tự tìm tòi.
II/Chuẩn bị:
-GV: Đồ dùng dạy học.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Luyện tập.
4.Củng cố – dặn dò.
-Gọi vài HS đọc bảng chia 7.
Bài 1:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Cho HS làm vào vở sau đó gọi vài em đọc kết quả.
-Khai thác bài tập: Cho HS dựa vào bài 1 đọc lại bảng chia 7.
Bài 2: (cột 1, 2, 3. phần còn lại dành cho HS khá giỏi)
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Cho HS làm vào bảng con.
-GV kết hợp hỏi lại cách đặt tính, thứ tự thực hiện.
-GV gọi thêm HSKG làm bài.
Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
-Cho HS làm vào vở, sau đó gọi 1 em lên bảng làm bài.
+Gọi HS nhận xét, nêu câu lời giải khác.
+Đặt đề toán giải bằng 1 phép tính giống bài trên.
Bài 4:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Gọi vài HS đứng tại chỗ trả lời và giải thích cách làm.
-GV hỏi lại cách làm các bài tập trên.
-Xem bài mới.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể)
-Vài HS đọc bài.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
a.7 x 8 = 56 
 56 : 7 = 8
-Vài HS đọc bài.
-1 HS đọc đề bài.
 28 7 ..
 28 4
 0
-1 HS đọc đề bài.
-Cho biết: Có 35 HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 HS.
-Hỏi: Chia được bao nhiêu nhóm?
Bài giải
Số nhóm có là:
35 : 7 = 5 (nhóm)
Đáp số: 5 nhóm
-Vài HS trả lời.
-Vài HS nêu đề toán.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
a.3 con mèo vì 21 : 7 = 3.
b.2 con mèo vì 14 : 7 = 2 
MĨ THUẬT
ĐẠO ĐỨC.
TIẾT 8: QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (TIẾT 2).
I/Mục tiêu: (Như tiết1)
II/Chuẩn bị.
-GV: Các tấm thẻ.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Bài mới.
*Hoạt động 1: Xử lí tình huống và đóng vai.
*Hoạt động 2: Liên hệ bản thân.
*Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
4.HD thực hành.
-Vì sao phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em?
-Nêu vài việc thể hiện việc quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
+Mục tiêu: HS biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình mình qua những tình huống cụ thể.
+Cách tiến hành:
-Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm thảo luận, xử lí và đóng vai 1 tình huống sau:
+Tình huống 1: Bố mẹ đều đi công tác. Mấy hôm nay trở trời, bà Ngân bị mệt, đang nằm nghỉ trên giường. Ngân định ở nhà chăm sóc cho bà nhưng các bạn kéo đến, rủ Ngân đi chơi. Ngân phải làm gì?
+Tình huống 2: Ngày mai, em của Nam kiểm tra Toán. Bố mẹ bảo Nam giúp em ôn lại bài. Nhưng cùng lúc ấy trên ti vi lại chiếu phim rất hay. Nam phải làm thế nào?
-GV kết luận: Mọi người trong gia đình cần biết sắp xếp công việc riêng của mình để dành thời gian quan tâm, chăm sóc các thành viên khác.
+Mục tiêu: HS biết tự liên hệ lại xem bản thân mình đã biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em chưa.
+Cách tiến hành:
-Hàng ngày, em thường làm gì để quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và anh chị em.
-Kể lại một lần khi ông bà hay cha mẹ bị đau ốm em đã làm gì để quan tâm chăm sóc.
-GV tuyên dương những HS biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và anh chị em.
+Mục tiêu: HS biết đồng tình với những hành vi, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và anh chị em.
+Cách tiến hành:
-GV lần lựơt đọc các ý kiến.
1.Biết mẹ hôm nay đi làm về muộn, Tuấn la cà sang nhà bạn Minh chơi.
2.Ông bị đau mắt, Thuý đọc báo giúp ông.
3.Bố vừa đi làm về, Hoà đã năn nỉ bố gấp đồ chơi cho mình.
4.Em bé ốm, bố mẹ phải quan tâm, chăm sóc em. Thấy bố mẹ không để ý đến mình, Hoa dằn dỗi để bố mẹ chú ý hơn.
5.Nam hướng dẫn em giải được bài toán khó.
6.Hai chị em Linh cùng giúp bố mẹ lau dọn nhà cửa.
7.Ông bà đang xem chương trình thời sự, Việt đòi ông bật kênh khác để xem phim hoạt hình.
8.Loan cố gắng học chăm để giành nhiều điểm 10 tặng mẹ.
9.Buổi trưa, cả nhà đang ngủ yên, anh em Tuấn vẫn còn nô đùa ầm ĩ.
10.Được bác hàng xóm cho quả táo ngon. Phong cất đi để giành cho em cùng ăn.
-GV kết hợp hỏi HS vì sai chọn đúng hoặc sai.
-GV chốt lại ý chính.
-Sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, bài hát,... về tình cảm gia đình.
-Thực hiện tốt nội dung bài học.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể)
-Đó là những người thân của mình.
-Nhổ tóc sâu cho ông bà, hỏi thăm, làm tiếp việc,
-HS thảo luận.
-Ngân nên ở nhà chăm sóc bà và xin lỗi các bạn.
-Nam không nên xem phim mà phải giúp em ôn lại bài.
-HS chú ý.
-HS tự liên hệ và trả lời.
-HS tự liên hệ và trả lời.
-HS chú ý.
-HS bày tỏ bằng cách giơ các tấm thẻ.
-S
-Đ
-S
-S
-Đ
-Đ
-S
-Đ
-S
-Đ
-HS tự liên hệ và trả lời.
-HS chú ý.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI.
TIẾT 15: VỆ SINH THẦN KINH.
I/Mục tiêu:
-Nêu được 1 số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.
-Biết tránh những việc làm có hại đối với thần kinh.
II/Chuẩn bị:
-GV: Đồ dùng dạy học.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Bài mới.
*Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
*Hoạt động 2: Đóng vai.
*Hoạt động 3: Cái gì có lợi – Cái gì có hai.
4.Củng cố – dặn dò.
-Vai trò của não trong hoạt động thần kinh?
+Mục tiêu: HS nêu được 1 số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.
+Cách tiến hành:
-Chia lớp thành 5 nhóm, các nhóm quan sát hình 1 – 7 và trả lời câu hỏi:
-Gọi đại diện nhóm báo cáo.
-Những việc làm như thế nào thì có lợi cho cơ quan thần kinh?
-Trạng thái sức khoẻ nào có lợi cho cơ quan thần kinh?
-GV kết luận: Chúng ta làm việc nhưng cũng phải thư giãn, nghỉ ngơi để cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi, tránh làm việc mệt mỏi quá sức. Khi chúng ta vui vẻ, hạnh phúc, được yêu thương, chăm sóc sẽ rất tốt cho cơ quan thần kinh. Ngược lại, nếu buồn bã, sợ hãi hay bị đau đớn sẽ có hại tới cơ quan thần kinh.
+Mục tiêu: Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh.
+Cách tiến hành:
-Chia lớp thành 5 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 phiếu ghi trạng thái tâm lí và yêu cầu các em tập biểu diễn vẻ mặt của người có trạng thái tâm lý như ghi trong phiếu.
-Gọi đại diện nhóm lên biểu diễn.
-GV kết luận: Chúng ta cần luôn luôn vui vẻ với người khác. Điều đó có lợi cho cơ quan thần kinh của chính chúng ta và cho người khác. Sự tức giận hay sợ hãi, lo lắng không tốt với cơ quan thần kinh. Vì thế các em cần tạo không khí vui vẻ giúp đỡ, chia sẻ niềm vui với bạn bè.
+Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học.
+Cách tiến hành:
-Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm mẫu giấy có ghi tên các đồ dung như: nước cam, hoa quả, bánh kẹo, cà phê, thuốc lá, rượu, ma tuý, thuốc ngủ,
-Gọi đại diện nhóm báo cáo.
-Tại sao cà phê, thuốc lá, rượu lại có hại cho cơ quan thần kinh?
-Ma tuý vô cùng nguy hiểm, vậy chúng ta phải làm gì?
-GV kết luận: Chúng ta cần luyện tập sống vui vẻ, ăn uống đủ chất, điều độ để bảo vệ cơ qu ... ùi (cho) số có 1 chữ số.
-Rèn kĩ năng làm tính, giải toán cho HS.
-Giáo dục lòng say mê học toán, sự sáng taọ, tự tìm tòi.
II/Chuẩn bị:
-GV: Đồ dùng dạy học.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Luyện tập
4.Củng cố – dặn dò.
-Gọi vài HS nói lại cách tìm số chia.
Bài 1:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Cho HS làm vào vở, sau đó gọi vài em lên bảng làm bài.
-GV kết hợp hỏi cách tìm thành phần chưa biết.
Bài 2: (Cột 1, 2. phần còn lại dành cho HS khá giỏi)
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Cho HS làmg vào vở sau đó gọi vài em lên bảng làm bài.
-Gọi vài HS nói lại cách đặt tính, thứ tự thực hiện.
-GV gọi thêm vài HSKG làm bài.
Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
-Cho HS làm vào vở sau đó gọi 1 em lên bảng làm bài.
+Gọi HS nhận xét, nêu cách giải khác.
+Gọi HS nêu đề toán khác có cùng phép tính giải như trên.
Bài 4: Dành cho HS khá giỏi
-GV gọi vài HSKG lên làm bài.
-GV hỏi lại cách làm các bài tập trên.
-Xem bài mới.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể)
-Lấy số bị chia chia cho thương.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
a.x + 12 = 36 .
 x = 36 – 12 
 x = 24
-HS trả lời.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
a. x  
 70
-Vài HS trả lời.
-Vài HSKG lên làm bài.
-1 HS đọc đề bài.
-Cho biết: Trong thùng có 36 lít dầu. Sau khi đã sử dụng, số dầu còn lại trong thùng bằng số dầu đã có.
-Hỏi: Trong thùng còn lại bao nhiêu lít dầu?
Bài giải
Số lít dầu còn lại là:
36 : 3 = 12 (lít)
Đáp số: 12 lít dầu.
-Vài HS trả lời.
-Vài HS đặt đề toán.
-Vài HSKG lên làm bài.
THỂ DỤC
CHÍNH TẢ (NHỚ - VIẾT)
TIẾT 16: TIẾNG RU
I/Mục tiêu: 
-Nhớ viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ lục bát. Bài viết không mắc quá 5 lỗi.
-Làm đúng BT 2b.
II/Chuẩn bị:
-GV: Đồ dùng dạy học.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Bài mới.
*Hoạt động 1: HDHS chuẩn bị: 
*Hoạt động 2: Viết bài.
*Hoạt động 3: Chấm – chữa bài.
*Hoạt động 4: Luyện tập.
4.Củng cố – dặn dò.
-Cho HS viết vào vở nháp các từ: buồn bã, buông tay, diễn tuồng, muôn tuổi.
-GV đọc bài lần 1.
-Gọi 2 HS đọc lại bài.
-Đoạn viết có mấy khổ thơ?
-Nêu cách trình bày bài viết.
-Cho HS viết vào vở nháp các từ các em dễ viết sai chính tả.
-Gọi vài HS đọc các từ dễ viết sai chính tả.
-GV đọc bài lần 2.
-Nhắc nhở HS cách trình bày, tư thế ngồi viết.
-Cho HS dùng trí nhớ để viết lại bài.
-Cho HS mở SGK để soát lỗi.
-GV cho HS dùng bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, từng chữ để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để HS tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi: Bạn nào viết sai chữ nào?
-GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép.
-Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
-GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt: bài chép (đúng/sai), chữ viết (đúng/sai, sạch/bẩn, đẹp/xấu), cách trình bày (đúng/sai, đẹp/xấu)
-Chấm 1 số bài của HS và nhận xét ưu khuyết điểm.
Bài 2b.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Cho HS làm vào vở sau đó gọi vài em trả lời.
-GV rút kinh nghiệm về bài viết của HS và lưu ý cách viết một số từ khó.
-Xem bài mới.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể)
-1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
-HS chú ý.
-2 HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm.
-2 khổ thơ.
-Tên bài viết ở giữa trang vở, viết hoa các chữ đầu dòng, dòng 6 chữ lùi vào 2 ô, dòng 8 chữ lui vào 1 ô.
-1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
-Vài HS đọc.
-HS chú ý.
-HS chú ý.
-HS viết bài.
-HS soát lỗi.
-HS sửa lỗi.
-HS chú ý.
-HS chú ý.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-cuồn cuộn – chuồng – luống.
TẬP LÀM VĂN.
TIẾT 8: KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM.
I/Mục tiêu:
-Biết kể về 1 người hàng xóm theo gợi ý (BT1).
-Viết lại những điều vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu (BT2).
II/Chuẩn bị:
-GV: Đồ dùng dạy học.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Bài mới.
4.Củng cố – dặn dò.
-Gọi vài HS kể câu chuyện: Không nỡ nhìn.
Bài 1:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi.
-GV nhắc nhở: Dựa vào 4 câu hỏi để kể về 1 người hàng xóm. Có thể kể khoảng 5 câu. Cũng có thể kể kỉ hơn về đặc điểm, hình dáng, tính tình, tình cảm của người đó.
-Gọi 1 HS giỏi kể mẫu.
-Cho HS tập kể theo nhóm đôi.
-Gọi vài HS kể trước lớp.
Bài 2: 
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-GV nhắc nhở: Chú ý viết giản dị, chân thật. Chú ý dấu câu. Câu viết cần ngắn gọn, rõ ràng.
-Cho HS làm bài.
-Gọi vài HS đọc bài viết của mình.
-GV rút kinh nghiệm về cách kể và đọc bài mẫu cho HS nghe.
-Xem bài mới.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể)
-Vài HS kể.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-HS chú ý.
VD: Cụ Hoà đã ngoài 70 tuổi, là mẹ liệt sĩ, sống 1 mình ở căn nhà tình nghĩa gần nhà em. Suốt ngày cụ lụi hụi lau nhà, quét sân, cho gà lợn ăn, Mỗi sáng cụ nhắc từng nhà cho con cháu đi học đúng giờ. Mỗi tối, cụ đi từng nhà nhắc nhở trẻ học bài. Những đêm trăng sáng, chúng tôi quay quần trên sân nghe cụ kể chuyện. Cả xóm ai cũng quý mến cụ.
-HS tập kể.
-Vài HS kể.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-HS chú ý.
-HS làm bài.
-Vài HS đọc bài.
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.
TIẾT 8: SƯU TẦM VÀ HÁT CÁC BÀI HÁT NÓI VỀ TRƯỜNG LỚP
I.Mục tiêu: 
-HS biết 1 số bài hát nói về trường lớp.
-Hát được 1 vài bài hát nói về trường lớp.
-GD học sinh thêm yêu trường lớp.
II. Chuẩn bị
-GV: Đồ dùng dạy học
-HS: Đồ dùng học tập
III. Hoạt động dạy học.
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ	
3) Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Bài mới.
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Bài mới.
4.Củng cố – dặn dò.
-Gọi vài HS đọc lại 5 nhiệm vụ của HS tiểu học.
Hoạt động1: Kể tên các bài hát nói về trường lớp.
*Mục tiêu: Biết được 1 số bài hát nói về trường lớp.
*Cách tiến hành:
-Cho HS thi kể các bài hát nói về trường lớp.
-Các hát hát đó nói về điều gì?
-GV chốt lại và nói thêm tên các bài hát nói về trường lớp.
Hoạt động 2: Thi hát các bài hát nói về trường lớp.
*Mục tiêu: HS trình diễn 1 vài bài hát nói về trường lớp.
*Cách tiến hành:
-Cho HS thi đua hát lại 1 vài bài hát nói về trường lớp.
-Cho HS biểu diễn theo từng nhóm.
-GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS.
Hoạt động 3: Liên hệ bản thân
*Mục tiêu: HS thêm yêu trường lớp, chăm chỉ đến trường.
*Cách tiến hành:
-Qua các bài hát trên em có suy nghĩ gì về trường, lớp?
-Các em phải làm gì để trường lớp chúng ta ngày càng sạch đẹp hơn?
-GV nhấn mạnh và giáo dục thêm cho HS.
-GV hỏi lại nội dung bài.
-Thực hiện tốt việc chăm sóc và bảo vệ trường lớp, chăm chỉ đến trường.
-Nhận xét tiết học
-Vài HS đọc.
-Mái trường mên yêu, ngôi trường thân yêu,
-Giáo dục các em thêm yêu trường lớp, yêu bạn bè,
-HS chú ý.
-HS thi đua biểu diễn 1 số bài hát.
-HS biểu diễn.
-HS chú ý.
-Yêu trường, yêu lớp, chăm chỉ đến trường.
-Không xả rác, thường xuyên dọn vệ sinh.
-HS chú ý.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 8
I/Mục tiêu:
-HS biết được những việc làm được và chưa làm được trong tuần.
-HS biết được kế hoạch hoạt động trong tuần tới.
-Ôn tập, củng cố các bài đã học trong tuần.
II/Chuẩn bị:
-GV: Đồ dùng dạy học.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Bài mới.
*Hoạt động 1: Tổng kết.
*Hoạt động 2: Triển khai kế hoạch tuần tới.
4.Củng cố – dặn dò.
-GV lần lượt gọi cán bộ lớp lên báo cáo việc theo dõi trong tuần.
-Lớp phó học tập báo cáo tình tình học tập.
-Lớp phó lao động báo cáo tình hình vệ sinh.
-Lớp phó văn nghệ báo cáo tình hình văn nghệ đầu giờ.
-Các tổ trưởng báo cáo nền nếp của tổ mình.
-Lớp trưởng báo cáo tỉ lệ chuyên cần, đi trể.
-GV tổng hợp ý kiến, nhận xét các mặt:
+Động viên khen ngợi các mặt thực hiện tốt như: 
+Nhắc nhở các mặt thực hiện chưa tốt như: 
-GV triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới:
+Thi đua học tập giữa các tổ, lớp.
+Mặc áo phao đầy đủ khi tham gia giao thông đường thuỷ.
+Đi đường cẩn thận, không chạy giỡn, thực hiện tốt ATGT đường bộ.
+Mặc đồ TD khi buổi học có tiết TD.
+Giữ gìn vệ sinh khi ăn uống phòng tránh các dịch bệnh.
+Thực hiện tốt kế hoạch nhà trường đề ra.
+Ôn lại các bài đã học.
+Xem trước các bài mới sắp học.
-GV nhấn mạnh lại nội dung chính cần thực hiện trong tuần tới.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể).
-Tổ :
-Tổ :
-Tổ :
-Tổ :
-Tổ :
-Vắng có phép: 
-Vắng không phép:
-Đi học trể:
HS chú ý.
-HS chú ý.
KÝ DUYỆT.
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc