Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 9 đến tuần 12

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 9 đến tuần 12

I. Mục tiêu:

 - Kiểm tra đọc (lấy điểm):

 + Nội dung: các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8;

 + Khả năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 65 chữ, 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 + Khả năng đọc hiểu: trả lời đợc 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. Ôn luyện về phép so sánh.

 - Ôn luyện về phép so sánh:

 + Tìm đúng ngôn ngữ từ chỉ sự vật đợc so sánh trên ngữ liệu cho trớc.

 + Chọn đúng các từ thích hợp để tạo thành phép so sánh trong câu.

 

doc 183 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 335Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 9 đến tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9	 Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2005
 Tập đọc – kể chuyện
(Sáng)	 Ôn tập – kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
 (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
	- Kiểm tra đọc (lấy điểm):
	+ Nội dung: các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8;
	+ Khả năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 65 chữ, 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
	+ Khả năng đọc hiểu: trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. Ôn luyện về phép so sánh.
	- Ôn luyện về phép so sánh:
	+ Tìm đúng ngôn ngữ từ chỉ sự vật được so sánh trên ngữ liệu cho trước.
	+ Chọn đúng các từ thích hợp để tạo thành phép so sánh trong câu.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8
	- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2
III. Trọng tâm:
	- Học sinh luyện tập tốt
	- Làm tốt bài tập về so sánh.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: ghi đầu bài
2. Kiểm tra tập đọc:
- Cho học sinh lên bảng gắp thăm bài đọc
- Gọi học sinh đọc và TLCH 1,2 câu về nội dung bài đọc
- Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc
- Cho điểm từng học sinh
- Lần lượt từng học sinh gắp thăm bài (khoảng 7 đến 8 học sinh), về chỗ chuẩn bị khoảng 2’
- Đọc và TLCH
- Theo dõi và nhận xét.
3. Ôn luyện về phép so sánh:
* Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Mở bảng phụ
- Gọi học sinh đọc câu mẫu
- Trong câu văn trên, ngôn ngữ sự vật nào được so sánh với nhau?
- GV dùng phấn màu gạch 2 gạch dưới từ “như”, dùng phấn trắng gạch 1 gạch dưới sự vật được so sánh với nhau.
- Từ nào được dùng để so sánh 2 sự vật với nhau?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở theo mẫu trên bảng
- Yêu cầu học sinh đọc bài làm của mình và gọi học sinh nhận xét.
- 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK
- 1 hs đọc: Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như 1 chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh.
- Sự vật “hồ” và “ chiếc gương bầu dục khổng lồ”.
- Đó là từ “như”
- HS tự làm
- 2 hs đọc phần lời giải, 2 hs nhận xét
- HS làm bài vào vở.
Hình ảnh so sánh
Sự vật 1
Sự vật 2
- Hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ
- Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm
- Hồ
- Cầu Thê Húc
Chiếc gương
Con tôm
Con rùa đầu to như trai bưởi
đầu con rùa
trái bưởi
* Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Chia lớp thành 3 nhóm
- Yêu cầu học sinh làm tiếp sức
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc
- Chọn các TN trong ngoặc đơn tập hợp với mỗi chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh.
-Các đội cử đại diện HS lên thi, mỗi
hs điền vào 1 chỗ trống
- 1 hs đọc lại bài làm của mình
- HS làm bài vào vở:
+ Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như 1 cánh diều.
+ Tiềng gió rừng vi vu như tiếng sáo
+ Sương sớm long lanh tựa những hạt ngọc
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh VN học thuộc các câu văn ở bài tập 2 và 3, đọc lại các câu chuyện đã học trong các tiết tập đọc từ tuần 1 đến tuần 7 nhớ lại các câu chuyện đã được nghe trong các tiết TLV để chuẩn bị kể trong tiết tới.
****************
(Tiết 2)
I. Mục tiêu:
	- Kiểm tra đọc (yêu cầu như tiết 1).
	- Ôn luyện cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận của kiểu câu Ai (cái gì, con gì) là gì?
	- Nhớ và kể lại chôi chảy, đúng diễn biến một trong các câu chuyện đã học từ tuần 1 đến tuần 8.
II. Đồ dùng dạy – học
	- Phiếu ghi sẵn tên các bài TĐ từ tuần 1 đến tuần 8.
	- Bảng lớp ghi sẵn bài tập 2 và bảng phụ tên các câu chuyện đã học từ 1 đến tuần 8.
III. Trọng tâm:
	- HS đọc tốt
	- Đặt câu hỏi đúng theo yêu cầu.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
2. Kiểm tra tập đọc:
- Tiến hành cho học sinh gắp thăm để biết tên bài đọc rồi yêu cầu học sinh đọc bài
- 6 em
3. Ôn luyện cách đặt câu hỏi cho bộ phận câu Ai là gì?
* Gọi hs đọc yêu cầu bài 2:
- Các con đã được học những mẫu câu nào?
- Hãy đọc câu văn trong phần a
- Bộ phận in đậm trong câu trả lời cho câu hỏi nào?
- Vậy ta đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào?
- Yêu cầu tự làm phần b
- Gọi hs đọc lời giải.
- 2 hs đọc yêu cầu trong SGK
- Mẫu câu:
+ Ai là gì?
+ Ai làm gì?
- Đọc: Em là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường
- Câu hỏi: Ai?
- Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường?
- Tự làm bài tập
- 3 hs đọc lại lời giải sau đó cả lớp làm vào vở
+ Câu lạc bộ thiếu nhi là gì?
* Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Gọi hs nhắc lại tên các chuyện đã được học trong tiết tập đọc và được nghe trong tiết TLV.
- Kể lại 1 câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.
- HS nhắc lại tên các chuyện cậu bé thông minh, Ai có lỗi?, Chiếc áo len, Người mẹ, Người lính dũng cảm, bài tập làm văn, trận bóng dưới lòng đường, lừa và ngựa, các em nhỏ và cụ già, dại gì mà đổi, không nỡ nhìn.
- Khen hs đã nhớ tên truyện và mở bảng phụ để hs đọc lại
- Gọi hs lên thi kể. Sau khi 1 hs kể, gv gọi hs khác nhận xét
- Cho điểm hs
- Thi kể chuyện mình thích
- HS khác nhận xét bạn kể về các yêu cầu đã nêu trong tiết kể chuyện
Toán
Góc vuông, góc không vuông
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
	- Làm quen với các khái niệm: góc vuông, góc không vuông.
	- Biết dùng êke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ góc vuông.
II. Đồ dùng dạy – học:
Êke, thước dài, phấn mầu
III. Trọng tâm:
	HS nhận biết đúng góc vuông, góc không vuông.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- KT các bài tập VN của tiết 40
- 3 hs làm bài trên bảng
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs
2. Dạy – học bài mới:
2.1. Giới thiệu: Ghi đầu bài
2.2. Làm quen với góc:
- Yêu cầu hs qsát đồng hồ thứ nhât trong phần bài học.
Hai kim h các mặt đồng hồ trên có khung 1 điểm gốc, ta nói hai kim đồng hồ tạo thành 1 góc.
Y/c hs qsát tiếp đồng hồ tứ hai
- Qs và nhận xét: hai kim đồng hồ có chung 1 điểm gốc, vậy hai kim đồng hồ này cũng tạo thành 1 góc.
- Làm tương tự với đồng hồ thứ 3
- Vẽ lên bảng các hình vẽ góc gần như các góc tạo bởi 2 kim trong mỗi đồng hồ
A
G
E
M
P
O
D
B
N
- Yêu cầu hs quan sát hình vẽ và hỏi: Theo con, mồi hình vẽ trên có được coi là 1 góc không?
- Giới thiệu: góc được tạo bởi 2 cạnh có chung 1 gốc. Góc thứ nhất có 2 cạnh là OA, OB; góc thứ hai có 2 cạnh là DE và DG. 
- Hãy nêu các cạnh của góc thứ ba?
- Hai cạnh của góc thứ ba là PM và PN
- Điểm chung của 2 cạnh tạo thành góc gọi là đỉnh của góc . Góc thứ nhất có đỉnh là đỉnh O, góc thứ hai có đỉnh là D, góc thứ ba có đỉnh P.
Hướng dẫn hs đọc tên các góc: góc đỉnh O, cạnh OA, OB
+ Yêu cầu hs đọc tên các góc: góc đỉnh o; cạnh OA, OB.
+ Yêu cầu hs đọc tên góc thứ 2?
+ Yêu cầu hs đọc tên góc thứ 3?
+ Góc đỉnh D: cạnh ED, DG
+ Góc đỉnh P: cạnh MP, PN
2.3. Giới thiệu góc vuôngvà góc không vuông:
- Vẽ lên bảng góc vuông AOB như phần bài học giới thiệu:
- Đây là góc vuông.
-Yêu cầu hs nêu tên đỉnh, các cạnh 
- Góc vuông đỉnh là o: cạnh là OA
tạo thành của góc vuông AOB.
và OB.
- Vẽ hai góc MPN: CED lên bảng và giới thiệu: góc MPN và góc CED là góc không vuông.
- Yêu cầu hs nêu tên đỉnh, các cạnh của từng góc
- Góc đỉnh D: cạnh là DC và DE.
2.4. Giới thiệu êke:
- Cho hs cả lớp quan sát ê ke loại to và giới thiệu: Đây là thước êke. Thước êke dùng để kiểm tra một góc vuông hay không vuông.
* để vẽ góc vuông
- Thước êke có hình gì?
- Hình tam giác
- Thước êke có mấy cạnh và mấy góc?
- 3 cạnh và 3 góc
- Tìm góc vuông trong thước êke
- HS quan sát và chỉ vào góc vuông trong êke của mình.
- Hai góc còn lại có vuông không?
- Hai góc còn lại là 2 góc không vuông.
2.5. Hướng dẫn dùng êke để kiểm tra góc vuông, góc không vuông
- Khi muốn dùng êke để kiểm tra xem 1 góc là góc vuông hay không vuông ta làm như sau:
+ Tìm góc vuông của thước êke
+ Đặt 1 cạnh của góc vuông trong thước êke trùng với 1 cạnh của góc cần kiểm tra.
+ Nếu cạnh góc vuông còn lại của êke trùng với cạnh còn lại của góc cần kiểm tra thì góc này là góc vuông (AOB). Nếu không trùng thì góc này là góc không vuông (CDE; MPN)
2.3. Luyện tập:
* Bài 1:
- Hướng dẫn hs dùng êke để kiểm tra các góc của hcn. Có thể làm mẫu 1 góc.
- Tiến hành dùng êke để KT góc
- HCN có mấy góc vuông?
- Có 4 góc vuông
- Hướng dẫn hs dùng êke để vẽ góc vuông có đỉnh O, 2 cạnh OA, OB:
+ Chấm 1 điểm và coi là đỉnh O của góc vuông cần vẽ.
+ Đặt đỉnh góc vuông của êke trùng với điểm vừa chọn
+ Vẽ 2 cạnh OA và OB theo 2 cạnh góc vuông của êke. Vậy ta được góc vuông AOB cần vẽ.
- Yêu cầu hs tự vẽ góc vuông CMD
- Hướng dẫn hs vẽ hình, sau đó 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để KT bài của nhau.
* Bài 2:
- Yêu cầu hs đọc đề tài
- HD: Dùng êke để KT xem góc nào là góc vuông, đánh dấu các góc vuông theo đúng qui ước.
- Tự KT sau đó trả lời:
a) Góc vuông đỉnh A, 2 cạnh là AD và AE
Góc vuông đỉnh là G, 2 cạnh là BG và BH 
* Bài 3:
- Tứ giác MNPQ có các góc nào?
- Góc đỉnh M, đỉnh N, đỉnh P, đỉnh Q
- HD hs dùng êke để kiểm tra các góc rồi trả lời câu hỏi
- Các góc vuông là góc đỉnh M, đỉnh N, đỉnh P, đỉnh Q.
* Bài 4:
- Hình bên có bao nhiêu góc?
- Hình bên có 6 góc
- HD: Dùng êke để KT từng góc, đánh dấu vào các góc vuông, sau đó đếm số góc vuông
* TLCH:
- Yêu cầu hs lên bảng chỉ các góc vuông có trong hình
- 1 hs lên bảng làm bài, hs cả lớp theo dõi và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu hs về nhà luyện tập thêm về góc vuông, góc không vuông.
- Nhận xét tiết học
Chính tả
Ôn tập – Kiểm tra tập đọc và HTL (Tiết 4)
I. Mục tiêu
	- KT đọc (yêu cầu như tiết 1)	
	- Ôn luyện cách đặt câu hỏi cho các bộ phận câu: Ai làm gì?
	- Nghe – viết chính xác đoạn văn “ Gió heo may”
II. Đồ dùng dạy – học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8.
- Bài tập 2 chép sẵn trên bảng lớp
III. Trọng tâm:
	- HS luyện đọc tốt. Đặt đúng câu hỏi. Viết chính xác đoạn văn
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
2. KT tập đọc:
Tiến hành tương tự tiết 1
3. Ôn luyện cách đặt câu hỏi cho các bộ phận câu: Ai làm gì?
* Bài 2:
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài
- 1 hs đọc yêu cầu trong SGK
- Gọi hs đọc câu văn trong phần a
- Bộ phận nào trong câu trên được in đậm
- Chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa.
- Vậy ta đặt câu hỏi nào cho bộ phận này?
- Làm gì?
- Yêu cầu hs tự làm phần b
- Tự làm bài tập
- Gọi hs đọc lại lời giải
- 3 hs đọc: Ai thường đến câu lạc bộ vào ngày nghỉ
4. Nghe ... êu cầu.
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Treo tranh minh hoạ.
- Học sinh tự làm bài.
- Ghi lời giải câu đố vào bảng con.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Trâu – trầu – trấu.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, bài viết của học sinh.
- Dặn học sinh về nhà học thuộc câu đố và lời giải
đạo đức
Tích cực tham gia việc lớp, việc trường(tiếp)
I. Mục tiêu:
	- Học sinh hiểu: trẻ em có quyền được tham gia những việc có liên quan đến trẻ em.
- Học sinh tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường.
- Học sinh biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Các bài hát về chủ đề nhà trường.
III. Trọng tâm:
	- Học sinh xử lý đúng các tình huống.
IV.cáC HOạT ĐộNG DạY - HọC CHủ YếU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động 1: Xử lí tình huống
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận, xử lí một tình huống
- Yêu cầu các nhóm thảo luận
- Tình huống 1 : Nhóm 1
+ Tình huống 2: Nhóm 2
+ Tình huống 3: Nhóm 3
+ Tình huống 4: Nhóm 4
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện từng nhóm lên trình bày
- Lớp nhận xét, góp ý 
- Kết luận các ý kiến phát biểu của học sinh:
a. Là bạn Tuấn, em nên khuyên bạn Tuấn đừng từ chối
b. Em nên xung phong giúp các bạn học
c. Em nên nhắc nhở các bạn không được làm ổn ảnh hưởng đến lớp bên cạnh
d. Em có thể nhờ với mọi người trong gia đình với bạn bạn bè mang hoa đến hộ em
2. Hđ2: Đăng kí tham gia làm việc lớp, việc trường:
- GV nêu yêu cầu: Các em hãy suy nghĩ và ghi ra giấy những việc lớp, việc trường mà các em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia
- HS xác định những việc lớp, việc trường các em có khả năng và mong muốn tham gia, ghi ra giấy.
- Mỗi tổ cử 1 đại diện đọc to các phiếu cho cả lớp cùng nghe
- GV xếp thành các nhóm công việc giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện theo các nhóm công việc đó. KL chúng: Tham gia làm việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi học sinh.
Kết thúc tiết học: Cả lớp hát bài “ Lớp chúng ta đoàn kết”
Tự nhiên xã hội
Phòng cháy khi ở nhà
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh
	- Biết được 1 số vật dễ cháy và hiểu được lí do sao không được đặt chúng ở gần lửa.
	- Biết nói và viết được về những thiệt hại do cháy gây ra.
	- Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu
	- Biết được 1 số biện pháp cần làm khi xảy ra cháy, nổ
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Một số mẩu tin trên báo về những vụ hoả hoạn đã xảy ra
	- Các phiếu ghi các tình huống
	- Giấy A4 cho các cặp đôi
III. Trọng tâm:
	- HS nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu
IV.cáC HOạT ĐộNG DạY Và HọC CHủ YếU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động 1: Một số vật dễ cháy và đặt chúng ở xa lửa:
* B1: Làm việc cả lớp:
- Giáo viên kể trước lớp 1 số mẩu tin về những vụ hoả hoạn
- HS lắng nghe, theo dõi
- Một số học sinh đã sưu tầm mẩu chuyện, tin đọc lại cho cả lớp và giáo viên nghe
- Yêu cầu học sinh nêu ra những nguyên nhân gây ra các vụ cháy đó
- 3-4 học sinh trả lời
Chẳng hạn: Do bất cẩn để tàn lửa rơi xuống miếng xốp gây cháy, do bình ga bị hở, lại để gần lửa, chập điện
- Những vật nào dễ gây cháy?
- Bình ga, thuốc pháo, xốp 
- TS những vật đó lại dễ gây cháy?
- Qua đây em rút ra được điều gì?
- Không được để các vật dễ gây cháy như bình ga, thuốc pháo gần lửa
- Kết luận: Có 1 số chất, vật dễ cháy như ga, thuốc pháo, tàn lửa, diêm Bởi vậy, không được để những chất này gần lửa, nếu không sẽ gây ra các vụ cháy
- Học sinh dưới lớp nhận xét, bổ sung
* Bước 2: Thảo luận cặp đôi
- Yêu cầu thảo luận cặp đôi theo yêu cầu: quan sát và trả lời câu hỏi: Theo bạn, đun nấu trong bếp ở hình 1 hay hình 2 sẽ an toàn hơn? TS?
- Tiến hành thảo luận cặp đôi
- Đại diện 3-4 cặp đôi trình bày kết quả:
Quan sát hình 1, 2 trong SGK, em thấy: đun nấu trong bếp ở hình 2 an toàn hơn vì các chất dễ gây cháy như củi, thùng cót đã được xếp gọn gàng, xa lửa.
- Nhận xét các câu trả lời của học sinh
- Kết luận: Để giữ an toàn trong khi đun nấu ở trong bếp, cần để các vật dễ cháy xa khỏi ngọn lửa như củi, dầu hoả, xăng, thùng cót, diêm
2. HĐ2: Thiệt hại do cháy và cách đề phòng cháy khi ở nhà.
Bước 1: làm việc cả lớp
- Yêu cầu học sinh từ những truyện đã được nghe, thấy trên ti vi, báo đài, quan sát hình 1,2, hãy nói những thiệt hại do cháy gây ra 
- Mỗi học sinh trong lớp đưa ra 1 ý kiến về thiệt hại do cháy gây ra
+ Cháy làm thiệt hại của cải cảu xã hội
+ Gây ra chết người
+ Làm cho người bị tật như bỏng, gẫy chân, tay
+ Làm tắc nghẽn giao thông
- GV tổng kết các ý kiến của học sinh
- Kết luận: Các vụ gây ra những thiệt hại rất lớn về người và của cho gia đình và xã hội. Thiệt hại về của có khi lên tới hàng tỉ đồng
* Bước 2: Thảo luận cặp đôi
- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi, ghi ra giấy nháp các biện pháp để phòng cháy khi ở nhà
- Tiến hành thảo luận cặp đôi
- Đại diện trình bày kết quả:
+ Sắp xếp các thứ gòn gàng, nhất là khi đun nấu.
+ Để xa các vật dễ cháy với ngọn lửa.
+ Khi đun nấu xong phải tắt lửa
- Nhận xét các câu trả lời của học sinh
- Kết luận: ở nhà mỗi chúng ta có các vật dễ cháy, bởi vậy nguy cơ xảy ra các vụ cháy cũng có
Do đó chúng ta phải tuân theo các biện pháp đề phòng như: sắp xếp đồ đạc trong nhà ngăn nắp, để những đồ, chất dễ cháy ra xa ngọn lửa.
3. Hoạt động 3: Cần làm gì nếu xảy ra cháy ở nhà
* Bước 1: Thảo luận nhóm:
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 tình huống xảy ra cháy. Các nhóm phải đưa ra cách giải quyết hợp lí
- Tiến hành thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm đưa ra cách giải quyết của mình:
- Tình huống:
+ Em đang ở thành phố. Nhà em bị chập điện, gây cháy. Em phải làm gì?
+ Em đang ở vùng núi, nhà em bị cháy. Em phải làm gì? 
+ Nhanh chóng ngắt cầu dao điện chạy ra ngoài, hô hoán người giúp, lấy nước trong chum, vại dập tắt ngọn lửa cùng với mọi người.
 + Báo cáo người lớn biết. Trường hợp không có ai em phải chạy ra ngoài, đi tìm người đến giúp
- Nhận xét các câu trả lời của các nhóm
* B2: Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận sau đó lên diễn lại cách xử lí tình huống của nhóm
- Đại diện các nhóm lên biểu diễn
- Nhận xét cách đóng vai, xử lí tình huống của các nhóm.
- Kết luận: Dù sinh sống ở vùng miền nào, khi phát hiện ra cháy, cách xử lí tốt nhất là em nên nhờ người lớn cùng giúp đỡ để dập cháy
Thứ tư ngày 23 tháng 11 năm 2005
Tập đọc
Cảnh đẹp non sông
I. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng:
	- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương tiện của phương ngữ: non sông, kì lừa, nàng Tô Thị non xanh nước biếc, lóng lánh.
	- Ngắt, nghỉ đúng nhịp thơ
	- Đọc trôi chảy từng câu ca dao với giọng vui thích, tự hào về cảnh đẹp non sông
2. Đọc hiểu:
	- Hiểu nghĩa của các thành ngữ: Đồng Đăng, la đà, canh gà, nhịp chày Yên Thái, Tây Hồ, xứ Nghệ, Hải Vân, Nhà Bè, Đồng Tháp Mười.
	- Cảm nhận được vẻ đẹp của non sông đất nước trong các câu ca dao. 
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Tranh ảnh minh hoạ các địa danh được nhắc đến trong bài
	- Bản đồ Việt Nam
	- Bảng phụ ghi sẵn các câu ca dao trong bài
III. Trọng tâm:
	- HS đọc trôi chảy toàn bài
IV.cáC HOạT ĐộNG DạY Và HọC CHủ YếU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 học sinh lên bảng yêu cầu đọc
- 2 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu
* TLCH về nội dung bài “ Nắng phương Nam”
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy – học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
2.2. Luyện đọc:
a. Đọc mẫu:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài 1 lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm thể hiện sự tự hào, ngưỡng mộ với mỗi cảnh đẹp đất nước.
- Theo dõi giáo viên đọc mẫu
b. HD luyện đọc và giải nghĩa từ:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu ca dao trong bài
- 6 học sinh nối tiếp nhau đọc bài, mỗi học sinh đọc 1 câu ca dao
- Chú ý theo dõi học sinh đọc bài để chỉnh lỗi phát âm
- Yêu cầu 1 học sinh đọc lại câu 1. Hướng dẫn ngắt giọng đúng nhịp thơ
- Học sinh đọc: 
Đồng Đăng/ có phố Kì Lừa, 
Có nàng Tô Thị / có chùa Tam Thanh
- Yêu cầu học sinh đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ trong câu ca dao.
- Đọc chú giải
- Lần lượt hướng dẫn đọc các câu tiếp theo tương tự với câu đầu.
- Đường vô xứ Nghệ/ quanh quanh. 
Non xanh nước biếc/ như tranh hoạ đồ//
Đồng Tháp Mười/ cò bay thẳng cánh/
Nước Tháp Mười/ lóng lánh cá tôm//
- Yêu cầu học sinh đọc luyện bài theo nhóm
- 4 học sinh làm thành 1 nhóm, lần lượt từng học sinh đọc bài.
- Tổ chức cho 1 số nhóm đọc bài trước lớp
- 2 đến 3 nhóm đọc bài theo hình thức tiếp nối
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài
2.3. Hướng dẫn tìm hiều bài:
- Gọi 1 học sinh đọc lại cả bài trước lớp
- 1 học sinh đọc, cả lớp cùng theo dõi
- Mỗi câu ca dao nói đến cảnh đẹp của 1 vùng. Đó là những vùng nào?
- Câu 1 nói về Lạng Sơn
Câu 2: Hà Nội
Câu 3: Nghệ An
Câu 4: Huế - Đà Nẵng
Câu 5: Thành phố Hồ Chí Minh
Câu 6: Đồng Tháp Mười
- Các câu ca dao trên đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của ba miền Bắc – Trung – Nam trên đất nước ta. Mỗi vùng có cảnh gì đẹp?
- Học sinh nói về cảnh đẹp của từng câu ca dao theo ý muốn của mình
- Giáo viên giảng về cảnh đẹp của những câu ca dao.
- Theo em, ai đã giữ gìn tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn?
- Cha ông ta đã dày công bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo cho non sông ta ngày càng đẹp hơn.
2.4. Học thuộc lòng:
- Giáo viên đọc mẫu lại bài 1 lượt
- Yêu cầu lớp đọc ĐT
- Lớp đọc ĐT
- Tự học thuộc lòng. 
- Tổ chức cho học sinh HTL
- Mỗi học sinh chọn đọc 1 câu ca dao mình thích trong bài
- Nhận xét tuyên dương những học sinh đã học thuộc lòng bài
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh học thuộc lòng bài thơ, sưu tầm các câu ca dao nói về cảnh đẹp quê hương mình.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh củng cố về:
	- Bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé
	- Phân biệt giữa so sánh số lớn gấp mấy lần số bé và so sánh số lớn hơn và số bé hơn bao nhiêu đơn vị
II.Chuẩn bị:
	- Bài tập luyện tập
III. Trọng tâm:
	Làm thành thạo các bài toán về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
IV.cáC HOạT ĐộNG DạY Và HọC CHủ YếU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài tập về nhà của tiết 57
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy – học bài mới:
2.1 Giới thiệu: Ghi đầu bài
2.2. HD viết chữ hoa:
a. Quan sát và nêu qui trình viết chữ H, N, V:
	Thể dục
Ôn các động tác đã học của bài thể dục

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_3_tuan_9_den_tuan_12.doc