- Biết nghỉ hơi sau các dấu câu, bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng.
- Hiểu ND: Ca ngợi tình cảm bà cháu quý hơn vàng bạc, châu báu (trả lời được các CH 1, 2, 3, 5)
- HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4.
* BVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ đối với ông bà.
* Kĩ năng sống: -Xác định giá trị; Tự nhận thức về bản thân; Thể hiện sự cảm thông; Giải quyết vấn đề.
II/ Đồ dùng dạy – học:
- GV: bảng phụ ghi đoạn hướng dẫn HS đọc.
Tuần 11 Từ ngày 29/10 đến ngày 2/11/2012 Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2012 Chào cờ đầu tuần Môn: Tập đọc Tiết 31-32 Tên bài dạy: Bà cháu Sgk: 86 / tgdk 70’ I/ Mục tiêu: - Biết nghỉ hơi sau các dấu câu, bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng. - Hiểu ND: Ca ngợi tình cảm bà cháu quý hơn vàng bạc, châu báu (trả lời được các CH 1, 2, 3, 5) - HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4. * BVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ đối với ông bà. * Kĩ năng sống: -Xác định giá trị; Tự nhận thức về bản thân; Thể hiện sự cảm thông; Giải quyết vấn đề. II/ Đồ dùng dạy – học: - GV: bảng phụ ghi đoạn hướng dẫn HS đọc. III/ Các hoạt động dạy - học: 1/ Hoạt động đầu tiên : Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS đọc bài Bưu thiếp và trả lời câu hỏi 1,2,3,sgk/81. - GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét bài cũ. 2/ Hoạt động dạy học bài mới : a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. b/ Hoạt động 2: Luyện đọc * Luyện đọc câu - GV đọc mẫu - HS nghe, theo dõi sgk. - Hs luyện đọc nối tiếp mỗi em 1 câu lượt 1- GV theo dõi, sửa sai. - GV theo dõi rút từ khó ghi bảng – HS luyện đọc từ khó. - HS đọc nối tiếp câu lượt 2, GV giảng thêm từ: hạt đào, mộ. - Hướng dẫn đọc câu dài: Hai anh em òa khóc/ xin cô hóa phép/ cho bà sống lại.// * Luyện đọc đoạn - 4 HS luyện đọc đoạn nối tiếp lần 1:GV kết hợp giải nghĩa từ mới trong sgk/ tr 89: đầm ấm, màu nhiệm + GV hướng dẫn hs đọc đoạn diễn cảm, GV chọn đoạn 2 và hướng dẫn hs cách ngắt nghỉ câu dài, nhấn giọng một số từ ngữ - Hs luyện đọc đoạn lần 2 * GV kèm HS yếu đọc đúng biết ngắt, nghỉ hơi khi gặp dấu câu, đoạn dài. - Luyện đọc đoạn trong nhóm – 2 HS đọc lại đọan 4 - Lớp nhận xét - GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương. - Đọc nhóm 2 em, 2 Hs đọc đọan 1 và 2 Cả lớp đồng thanh Tiết 2 c/ Hoạt động 3: Tìm hiểu bài - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm – Đọc câu hỏi sgk và TLCH. GV chốt ý: Câu 1: Sống nghèo khổ nhưng cảnh nhà đầm ấm Câu 2:. Khi bà mất, gieo hạt đào trên mộ, các cháu sẽ giàu sang sung sướng Câu 3: Hai anh em giàu có Câu 4( Dành cho HS khá, giỏi): Vì thương bà, nhớ bà * Giáo dục kĩ năng sống: Xác định giá trị; Tự nhận thức về bản thân ( Động não) Câu 5 : Cô tiên hóa phép bà sống lại, trở lại sống như xưa. * Giáo dục kĩ năng sống: Giải quyết vấn đề; Thể hiện sự cảm thông ( trình bày ý kiến cá nhân) - Qua bài này giúp em hiểu được điều gì? * Rút nội dung đính bảng: Ca ngợi tình cảm bà cháu quý hơn vàng bạc, châu báu * Nội dung tích hợp Giáo dục Bảo vệ môi trường: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ đối với ông bà. d/ Hoạt động 4: Luyện đọc lại - GV hướng dẫn cách đọc - GV đọc mẫu. - HS luyện đọc nối tiếp trong nhóm. Đại diện 1 số nhóm đọc trước lớp. *GV rèn cho hs yếu đọc đúng, biết ngắt,nghỉ hơi khi gặp dấu câu, đoạn dài, khó đọc. - HS nhận xét – GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: - 1 HS đọc lại bài. - Giáo dục HS biết nhớ ơn ông bà, tổ tiên. - Về nhà đọc lại bài. - Tiết sau: Bà cháu - GV nhận xét tiết học. IV/ Phần bổ sung : - Thời gian . - Nội dung .. - Phương pháp Môn: Toán Tiết 49 Tên bài dạy: 31 – 5 Sgk: 49. Tgdk: 35’ I/ Mục tiêu: - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 31 - 5. - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 31 - 5. - Nhận biết giao điểm của hai đoạn thẳng II/ Đồ dùng dạy - học: - GV: phiếu ghi bài tập. Đồ dùng dạy toán. - HS: bảng con,Que tính III/ Các hoạt động dạy - học: 1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: - HS đọc bảng trừ 11 trừ đi một số. ( TCTV) - 3 Hs lên bảng làm BT 3, mỗi em một câu - Lớp nhận xét – GV nhận xét. - Nhận xét bài cũ. 2/ Hoạt động dạy học bài mới : a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. b/ Hoạt động 2: Tìm kết quả của phép trừ 31 – 5 * GV yêu cầu HS lấy 3 bó chục và 1que tính rời – GV kiểm tra. - GV cài bảng 3 bó chục và 1 que tính rời. - GV yêu cầu HS bớt đi 5 que tính – Còn lại bao nhiêu que tính? ( TCTV) - HS suy nghĩ, theo tác trên que tính và nêu kết quả - GV nhận xét, hướng dẫn. * Hướng dẫn cách đặt tính như trong sgk/ 49. - HS nhắc lại bước tính của 31-5. ( TCTV) * GV gọi HS yếu lên bảng đặt tính rồi tính: 21- 3. c/ Hoạt động 3: Thực hành * Bài 1/vbt: Tính. * Củng cố tính theo cộ dọc. - HS làm vbt - GV kèm HS yếu. - GV gọi HS lên bảng làm bài – lớp nhận xét, sửa bài. 81 21 61 71 41 - 9 - 2 - 6 - 7 - 4 72 19 55 64 37 * Bài 2/vbt: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ * Củng cố tên gọi các thành phần trong phép tính trừ và cách đặt tính, tính viết. - HS đọc yêu cầu bài tập – HS tự làm bài vào vbt - GV theo dõi, kèm HS yếu – HS lên bảng làm bài. - Lớp nhận xét, sửa bài. 31 và 3 81 và 8 31 81 - 3 - 8 28 73 * Bài 3/vbt: Toán giải. * Củng cố cách giải bài toán tìm phần còn lại. - Gọi HS đọc bài toán ( TCTV). - GV tóm tắt: Mỹ hái: 61 quả. Mỹ ăn: 8 quả. Mỹ còn:quả? - HS nêu cách giải và phép tính giải bài toán – GV nhận xét. - HS tự làm bài – GV kèm HS yếu – 1 HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét, sửa bài. Bài giải Mỹ còn lại số quả mơ là: 61- 8 = 53 ( quả) Đáp số: 53 quả * Bài 4a/vbt: Viết tiếp vào chỗ chấm. * Củng cố cách tìm điểm giao nhau giữa 2 đoạn thẳng cắt nhau. - HS đọc tên các đoạn thẳng trong từng hình – GV nhận xét. - HS đọc từng câu và nêu kết quả cần điền – lớp nhận xét, sửa sai. - GV chốt đáp án: Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm O 3 /Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. IV/ Phần bổ sung : - Thời gian . - Nội dung .. - Phương pháp Chiều Môn: Đạo đức Tiết 10 Tên bài dạy: Chăm chỉ học tập (tiết 2) VBT: 15 / Tgdk: 35’ I/ Mục tiêu: - Nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập. - Biết được lợi ích của việc chăm chỉ học tập. - Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của học sinh. - Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày. - Biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hằng ngày. * Kĩ năng sống: Kĩ năng quản lí thời gian học tập của bản thân ( Thảo luận nhóm) II/ Đồ dùng dạy – học: - GV: Phiếu thảo luận - HS: Thẻ màu. III/ Các hoạt động dạy – học: 1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: - HS nêu lợi ích của việc chăm chỉ học tập. - GV nhận xét, đánh giá. 2/ Hoạt động dạy học bài mới : a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài b/ Hoạt động 2: Bài tập 4. * Mục tiêu: HS có kĩ năng phân tích tranh và tán thánh với hành động trong tranh. * Cách tiến hành: - HS thảo luận theo cặp về ND 4 bức tranh( TCTV) - Đại diện các nhóm trình bày , nhóm khác nhận xét( TCTV) - GV chốt ý từng tranh * Tranh 1: Tán thành. Vì các bạn chăm chỉ thảo luận nhóm * Tranh 2 : Không tán thành . Vì bạn trai chưa tự giác * Tranh 3 : Không tán thành. Vì không nên vừa đi vừa học * Tranh 4 : Tán thành. Vì các bạn chú ý theo dõi bài c/ Hoạt động 3: Đóng vai ( bài tập 5) * Mục tiêu: HS có kĩ năng ứng xử trong các tình huống của cuộc sống. * Cách tiến hành: - GV gắn bảng phụ nêu tình huống. - Thảo luận sắm vai theo tình huống. ( TCTV) - Các nnhóm đóng vai theo tình huống. ( TCTV) - GV nhận xét và ủng hộ ý kiến đúng : Hà nên đi học. Sau buổi học sẽ về chơi và nói chuyện với bà. * GV kết luận: HS cần phải đi học đều và đúng giờ. d/ Hoạt động 4: Làm việc cả lớp (Bài tập 6) * Mục tiêu: - HS bày tỏ được thái độ liên quan đến các chụẩn mực đạo đức. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc tất cả các ý kiến trên bảng phụ. ( TCTV) - HS nêu ý kiến đúng bằng cách giơ thẻ màu. - GV kết luận ý kiến đúng: b, c - Yêu cầu HS giải thích một trong những ý kiến tán thành ( không tán thành) - GV nhận xét ý kiến giải thích của HS, tuyên dương. GV kết luận : Chăm chỉ học tập là bổn phận của người HS, đồng thời cũng là giúp các em thực hiện tốt hơn, đầy đủ hơn quyền được học tập của mình. * Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng quản lí thời gian học tập của bản thân ( Thảo luận nhóm) 3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: - Nhắc nhở HS tự giác ý thức học tập ở nhà và ở trường để học có kết quả tốt. - Tiết sau: Quan tâm, giúp đỡ bạn bè. - GV nhận xét tiết học. IV/ Phần bổ sung : - Thời gian . - Nội dung .. - Phương pháp Môn: Toán Tên bài dạy: Tiết 1 Vbt: 23/ Tgdk: 35’ I/ Mục tiêu: - Thực hiện phép trừ có nhớ. - Tìm thành phần chưa biết trong phép tính cộng. - Biết cách giải bài toán có 1 phép tính trừ. II/ Đồ dùng dạy – học: - Bảng phụ III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: - Học sinh thực hiện phép tính: 20 – 8 ; 40 - 9 - GV nhận xét. 2/ Hoạt động dạy học bài mới: a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Toán tiết 1 b/ Hoạt động 2: Thực hành Bài 1Vbt/ 23: Tính nhẩm * Củng cố trừ nhẩm theo kết quả của phép tính cộng. - Học sinh đọc bài toán. - Học sinh làm bài 1. - Trình bày kết quả. 6 + 4 = 10 7 + 3 = 10 10 – 4 = 6 10 – 3 = 7 10 – 6 = 4 10 – 7 = 3 Bài 2Vbt/ 23: Tính * Củng cố cách tính số tròn chục trừ đi một số. - Học sinh đọc bài toán. - Học sinh làm bài 2.- Trình bày và nhận xét kết quả. 10 40 70 90 - - - - 8 7 12 43 02 33 58 47 Bài 3Vbt/23: Tìm x * Củng cố tìm số hạng chưa biết. a) x + 6 = 10 b) 18 + x = 40 x = 10 – 6 x = 40 - 18 x = 4 x = 22 Bài 4Vbt/23: Toán giải. * Củng cố giải toán có 1 phép tính trừ. - Học sinh đọc bài toán. - Gv viết tóm tắt bài toán lên bảng. 14 con Vịt: 30 con Gà: ? con - GV hướng dẫn học sinh dựa vào tóm tắt đọc lại lời bài toán. - GV hướng dẫn học sinh giải. - Học sinh làm bài 4.- Trình bày và nhận xét kết quả. Giải: Số con gà nhà bạn Vân nuôi là: 30 – 14 = 16 ( con ) Đáp số: 16 con 3/ Hoạt động cuối cùng : Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống nội dung của bài học. - Gv nhận xét tiết học. Môn: Thủ công Tiết 8 Tên bài dạy: Gấp thuyền phẳng đáy không mui (t2) Sgv: 212 / Tgdk: 35’ I/ Mục tiêu: - Biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui. - Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. - Với HS khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp phẳng, thẳng. II/ Đồ dùng dạy- học: GV: Qui trình gấp thuyền minh hoạ cho từng bước. HS: giấy màu , kéo, màu, ... III/ Các hoạt động dạy- học: 1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra dụng cụ học tập của môn học. 2. Hoạt động dạy học bài mới: a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: TT b. Hoạt động 2: Thực hành Bước 1: HS nhắc lại qui trình các bước gấp thuyền ph ... đơn giản. - Thuộc lời ca của 3 bài hát. - Tập biểu diễn bài hát. II/ Đồ dùng dạy học: - GV hát chuẩn xác bài hát - Nhạc cụ quen dùng III/ Các họat động dạy học : 1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ - Hs hát lại bài “Múa vui” (TCTV) - Nhận xét, tuyên dương. Nhận xét bài cũ. 2/ Hoạt động dạy học bài mới a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài b/ Hoạt động 2 : Ôn tập 3 bài hát. * Ôn tập bài hát Thật là hay. - Cả lớp hát lại bài hát 1 ,2 lần; sau đó chia từng nhóm, từng dãy bàn hát theo kiểu đối đáp từng câu (TCTV) - Nhắc nhở các em khi hát phát âm gọn gàng, thể hiện tính chất vui tươi ( TCTV). * Ôn tập bài hát Xòe hoa. - Hát kết hợp động tác múa đơn giản. - Hát thầm, tay gõ theo tiết tấu lời ca. * Ôn tập bài hát Múa vui. - Hát kết hợp múa hoặc vận động phụ họa. c/ Hoạt động 3 : Giáo dục NGLL. - GV tổ chức cho Hs hát kết hợp múa theo tập thể lớp. - GV nhận xét cách thể hiện. - Đơn ca, tốp ca (TCTV) - Hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản theo từng nhóm nhỏ - Đại diện 1 số nhóm biểu diễn trước lớp, tuyên dương nhóm biểu diễn hay. 3/ Hoạt động cuối cùng : Củng cố , dặn dò - Thi hát cá nhân trước lớp - Liên hệ : tặng hoa ông bà, cha mẹ nhân dịp sinh nhật - Dặn dò, nhận xét tiết học. IV/ Phần bổ sung : - Thời gian . - Nội dung .. - Phương pháp Thể dục Tiết 22 Gv bộ môn dạy Thứ sáu ngày 2 tháng 11 năm 2012 Hoạt động tập thể Biết ơn thầy cô giáo S: / Tgdk: 35’ ( Xem tài liệu hướng dẫn) Môn: Tập làm văn Tiết 11 Tên bài dạy: Chia buồn, an ủi. Sgk: 94 /Tgdk: 40’ I. Mục tiêu: - Biết nói lời chia buồn, an ủi đơn giản với ông, bà trong những tình huống cụ thể (BT1, BT2). - Viết được một bức bưu thiếp ngắn thăm hỏi ông bà khi em biết tin quê nhà bị bão (BT3). * Kĩ năng sống: - Thể hiện sự cảm thông - Giao tiếp: cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác. - Tự nhận thức bản thân II. Đồ dùng dạy – học: - Tranh minh hoạ bài tập 2. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ. - HS đọc đoạn văn đã viết về ông bà hoặc người thân - tiết TLV trước. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Hoạt động dạy học bài mới: a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Tt b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1/sgk: ( Miệng ) – (Thể hiện sự cảm thông - Cá nhân) - HS đọc yêu cầu bài tập – GV nêu rõ yêu cầu và hướng dẫn HS làm bài. - HS nối tiếp nhau nói 2, 3 câu tỏ rõ sự quan tâm của mình với ông, bà. - GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương. * GV kết luận:Cần thăm hỏi, quan tâm đến sức khỏe của ông bà khi ông bà bị mệt. Giúp ông, bà những việc nhẹ như: dìu ông bà, rót nước mời ông bà... Bài tập 2/vbt: (viết – theo cặp) (Giao tiếp: cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác – nhóm đôi) - 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - GV nêu rõ yêu cầu bài tập. - HS trao đổi theo cặp – làm vào vbt. - Đại diện nhóm nói lời an ủi – Nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét lời nói của HS. * GV chốt: Cần biết nói lời an ủi, động viên khi ông bà có chuyện buồn. Bài tập 3/vbt: (viết – cá nhân) (- Tự nhận thức bản thân – cá nhân) - HS đọc yêu cầu bài tập – GV nêu yêu cầu bài tập. - HS đọc lại bài tập đọc Bưu thiếp – GV nhắc HS viết lời thăm hỏi ngắn, đủ ý khoảng 3, 4 câu thể hiện thái độ quan tâm, lo lắng đến ông bà. - HS viết vào vbt – GV đến hướng dẫn HS yếu. - HS đọc bưu thiếp đã viết – GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. - GV ghi điểm những bưu thiếp viết hay. 3. Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài học. - Giáo dục HS biết quan tâm, chăm sóc ông bà. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tập tốt. IV/ Phần bổ sung : - Thời gian . - Nội dung .. - Phương pháp Môn: Toán Tiết 53 Tên bài dạy: 32 – 8 Sgk : 53/ Tgdk: 35’ I/ Mục tiêu: - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 32 - 8. - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 32 - 8. - Biết tìm số hạng của một tổng. - Bài 1 (dòng 1), bài 2 (a, b), bài 3, bài 4 (a) II/ Đồ dùng dạy - học: - GV: phiếu ghi bài tập . Đồ dùng dạy toán. - HS: Bảng con, que tính. III/ Các hoạt động dạy - học: 1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: - HS đọc lại bảng trừ 12 trừ đi một số. (TCTV) - GV nhận xét, ghi điểm. - Nhận xét bài cũ. 2/ Hoạt động dạy học bài mới: a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. b/ Hoạt động 2: Thực hiện phép trừ 32-8 *Tìm kết quả của phép trừ 32 – 8 - Yêu cầu HS lấy 3 bó chục và 2 que tính rời – GV kiểm tra. - GV lấy 3 bó chục và 2 que tính rời gắn bảng. - yêu cầu HS lấy đi bớt 8 que tính – GV cũng thao tác tương tự. - Còn lại bao nhiêu que tính? ( 24 que tính) ( TCTV) - GV hướng dẫn cách đặt tính và thực hiện phép tính: 32 - 8. - HS nhắc lại (TCTV) - HS yếu lên bảng đặt tính rồi tính: 42 – 5 - HS dưới lớp làm bảng con – GV nhận xét, sửa sai. * Hướng dẫn Hs thực hiện phép tính trừ 52 - 28 - GV yêu cầu HS thao tác trên que tính để dẫn đến kết quả của phép tính trừ 52 - 28 - Gv hướng dẫn thực hiện đặt tính, tính như Sgk/ tr 54. - GV gọi HS nêu lại cách đặt tính rồi tính – GV hướng dẫn cách tính – HS nhắc lại.( TCTV) - Gọi 1 HS yếu lên bảng làm bài. Đặt tính rồi tính 32 - 18. - GV nhận xét , sửa sai, tuyên dương. c/ Hoạt động 3: Thực hành * Bài 1/ vbt: Tính * Củng cố cách tính theo cột dọc. - Gọi 1 hs đọc yêu cầu( TCTV) - Gv hướng dẫn hs đặt tính và thực hiện tính. - Rèn cho HS kĩ năng đặt tính thẳng hàng - Gọi 5 hs lên bảng trình bày, gv và cả lớp nhận xét 62 82 52 92 72 - 9 - 7 - 4 - 8 - 6 51 75 48 84 66 * Bài 2/ sgk: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt. * Củng cố cách đặt tính và tính theo cột dọc. - Các bước thực hiện như bài 1 a/ 72 b/ 42 - 7 - 6 65 36 * Bài 3/sgk: Toán giải * Củng cố cách giải toán có yêu cầu còn lại. - HS đọc bài toán. - HS nêu lời giải và phép toán giải bài toán ( TCTV) – GV nhận xét, hướng dẫn. - HS làm bài – GV kèm HS yếu. - Rèn kĩ năng viết lời giải cho bài toán giải - HS lên bảng làm bài – Lớp nhận xét, sửa bài. Bài giải Hòa còn lại số nhãn vở là: 22 – 9 = 13 (cái) Đáp số : 13 cái * Bài 4/ vbt: Tìm x ( bỏ câu b) - Gọi 1 hs đọc yêu cầu - Gọi hs nêu lại qui tắc tìm một số hạng trong một tổng - HS làm vào vbt, gọi 2 hs lên bảng trình bày - GV và cả lớp nhận xét a/ x + 9= 22 x = 22- 9 x = 13 3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại bảng trừ 12 trừ đi một số. - Dặn hs về xem bài tiết sau - Nhận xét tiết học IV/ Phần bổ sung : - Thời gian . - Nội dung .. - Phương pháp Môn: Tiếng việt Tên bài dạy: Tiết 4 Vbt: 52-53/ Tgdk: 35’ I/ Mục tiêu - Biết viết đoạn văn dựa theo câu hỏi gợi ý. - Viết thư thăm hỏi theo mẫu có sẵn. II/ Đồ dùng dạy – học: - GV: bảng phụ ghi câu hỏi. III/ Các hoạt động dạy - học: 1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: - GV gọi học sinh đọc bài Cây xoài của ông em. - Nhận xét cách viết của học sinh. 2/ Hoạt động dạy học bài mới: a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài. b/Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết đoạn văn . Bài 1: Viết đoạn văn khoảng 5 câu nói về ông hoặc bà của em theo gợi ý. - HS đọc yêu cầu và câu hỏi gợi ý. - GV gợi ý cách trình bày cho học sinh viết. - HS viết bài và trình bày. VD: Ông em năm nay khoảng 53 tuổi. Ông vẫn khỏe mạnh. Hiện nay ông đang sống cùng với gia đ2inh em tại thôn 2 xã La Dạ. Hằng ngày ông thường đưa em đến trường. Em rất thương ông. c/ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết thư. . Bài 2: Nghe tin nơi ông (bà) em ở có bão, bố mẹ em về thăm ông bà. Em hãy điền vào chỗ trống những thông tin cần thiết để hoàn thành bức thư thăm hỏi ông bà mà em sẽ gửi bố mẹ chuyển giúp. - HS đọc yêu cầu và câu hỏi gợi ý. - GV gợi ý cách trình bày cho học sinh viết. - HS viết bài và trình bày. VD: La Dạ, ngày 26 tháng 10 năm 2012 Ông bà kính mến! Cháu nghe tin quê ta bị bão lớn. Cháu viết thư này thăm sức khỏe ông bà và chia sẽ nỗi buồn cùng ông bà. Ông bà có sao không? Nhà ông bà có bị hư hỏng không? Cháu mong ông bà bình an. Khi nào có dịp nghỉ, cháu sẽ về thăm ông bà. Cháu hôn ông bà nhiều. Cháu của ông bà. 3/ Hoạt động cuối cùng : Củng cố, dặn dò: - Nhắc nhở học sinh đọc lại nội dung thư. - Về nhà đọc lại bài . - Nhận xét tiết học . Sinh hoạt tập thể Tuần 11 I. Đánh giá hoạt động tuần 11: 1/Hạnh kiểm * Ưu : Thực hiện đúng giờ giấc ra vào lớp, đi học đúng giờ. - Sinh họat nghiêm túc, đồng phục gọn gàng , sạch sẽ * Khuyết: - Xếp hàng thể dục vẫn lộn xộn, chen lấn, xô đẩy nhau - Đi học trễ. - Tổ trực nhật còn chậm 2/Học tập: * Ưu : - Đa số về nhà có làm bài tập đầy đủ - Có chú ý nghe giảng, một số em tích cực phát biểu * Khuyết : - Môt số em chưa thật sự cố gắng luyện thêm ở nhà. - Vẫn còn nói chuyện riêng trong giờ học nhiều. - Một số bạn chưa chú ý bài. - Quên mang đồ dùng học tập và sách vở. II. Phương hướng hoạt đông tuần 12: - Thực hiện tốt an tòan giao thông. Phòng chống dịch cúm A/H1N1. Phòng chống TN học đường, TNXH, bảo vệ của công - Lễ phép với thầy cô và người lớn - Ổn định nềp nếp học tập, sinh hoạt đầu giờ . - Không đi học trễ, không nói tục. - Tổ trực trực lớp sớm, quét lớp sạch sẽ. Cá nhân không xả rác trong lớp học. - Giữ quần áo gọn gàng, sạch sẽ. Xếp hàng thể dục nhanh, đều. - Xếp hàng ra vào lớp trật tự. - Đi học chuyên cần. - Chú ý nghe giảng, không làm việc riêng, không nói chuyện riêng trong giờ học. - Tổ trưởng ghi tên các bạn nói chuyện, nghỉ học vào sổ theo dõi hàng tuần. - Tập thể dục giữa giờ đều, xếp hàng khẩn trương. - Tập hát theo chủ đề hàng tháng III/ Giáo dục: - Giáo dục hs phòng chống tai nạn giao thông như: khi đi học và lúc đi học về đều phải đi về phía tay phải của mình. Khi ngồi trên xe do người lớn chở phải đội mũ bảo hiểm. - Giáo dục hs phòng chống tai nạn học đường, bảo vệ của công, phòng chống tệ nạn xã hội. - Giáo dục hs về và nghĩa vụ của trẻ em - Giáo dục một vài kỹ năng sống cho các em: Mùa mưa lũ, cần làm gì nếu có nước lũ xuống đột ngột. * Tích hợp về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: - Chủ đề: Vâng lời Bác Hồ dạy: + Tấm gương cần cù lao động, học tập của Bác. + Vâng lời bác chúng cháu học tập chăm ngoan. IV/ Vui chơi giải trí - Hát tập thể, thi kể chuyện vui. An toàn giao thông Bài 5: Phương tiện giao thông đường bộ. ( Xem tài liệu hướng dẫn trang )
Tài liệu đính kèm: