Giáo án lớp 3 Tuần thứ 14 - Tháng 11 năm 2012

Giáo án lớp 3 Tuần thứ 14 - Tháng 11 năm 2012

- MỤC TIÊU.

 - Biết so sánh các khối lượng và biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán.Bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4.

 - Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập.

 - Tự tin, hứng thú trong học toán.

II- ĐỒ DÙNG:

 - Cân đồng hồ, cân đĩa.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

1 - Kiểm tra bài cũ . Học sinh chữa bài 4 trang 66.

2- Bài mới.

a- Giới thiệu bài.

b- Luyện tập.

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần thứ 14 - Tháng 11 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Sáng
 Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2012
Chào cờ
_______________________________________
Toán
Tiết 66 : Luyện tập 
I - Mục tiêu.
	- Biết so sánh các khối lượng và biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán.Bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4.
	- Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng: 
 - Cân đồng hồ, cân đĩa.
III - Các hoạt động dạy và học.
1 - Kiểm tra bài cũ . Học sinh chữa bài 4 trang 66.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Luyện tập.
 Bài 1:
- Nêu yêu cầu của bài?
- Hướng dẫn mẫu: 744g...474g.
 GV : Vậy khi so sánh các số đo khối lượng cũng so sánh như với các số tự nhiên.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
+ Nêu cách làm câu a, c, d, e.
 Bài 2:
- H.dẫn HS tìm hiểu đề toán.
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
 Bài 3:
 + Muốn tìm số đường còn trong mỗi túi phải biết gì? + Tìm số đường còn lại làm như thế nào?
+ Làm ntn để thực hiện : 1 kg - 400 g.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
 Bài 4:GV tổ chức dưới dạng rrò chơi: Cho các nhóm thi đua cân các vật. GV làm trọng tài.
- Yêu cầu các nhóm lên thực hành 
=> báo cáo kết quả, chọn ra nhóm thắng cuộc. 
3 - Củng cố - Dặn dò.
 - Nêu các đơn vị đo khối lượng đã học?
	- Nhận xét giờ học.
- Điền dấu vào chỗ chấm.
- Học sinh làm bài vào vở - 1 học sinh lên bảng làm.
- Thực hiện phép cộng số đo khối lượng.
+ So sánh 2 vế.
+ Điền dấu.
- Đọc , phân tích , tóm tắt .
- Làm bài vào vở.
- Đọc bài toán.
- Số đường còn lại sau khi đã dùng.
-...số đường có trừ số đường còn lại (1 kg - 400 g).
- Đổi 1 kg = 1.000 g.
- Học sinh làm bài.
- HS các nhóm thi đua cân các vật trong thời gian ngắn nhất, chính xác nhất sẽ thắng cuộc
- HS thực hành theo nhóm.
Tập đọc - kể chuyện
Người liên lạc nhỏ
I - Mục tiêu	A - Tập đọc.
- Đọc đúng các từ dễ lẫn: lững thững, huýt sáo, lũ lụt,...Hiểu nghĩa của 1 số từ khó: ông Ké, Tây đồn, Nùng...và hiểu được nội dung của truyện: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.(Trả lời được các CH)
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật.KKHS đọc diễn cảm.
- Thấy được tinh thần dũng cảm của anh Kim Đồng. Giáo dục ý thức biết ơn những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì Tổ quốc.
B - Kể chuyện.
	- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện,kể lại được từng đoạn của câu chuyện; KKHS kể lại được toàn bộ câu chuyện.
	- Rèn kĩ năng nghe và nói. Giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
	- Kính phục tinh thần dũng cảm của các tấm gương anh hùng nhỏ tuổi.
II - Đồ dùng.Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III - Các hoạt động dạy và học. Tiết 1: Tập đọc
1 - Kiểm tra Học sinh đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài: Cửa Tùng.
2 - Bài mới. a - Giới thiệu bài.
 b - Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Câu chuyện xảy ra ở tỉnh Cao Bằng vào năm 1941, lúc cán bộ cách mạng phải hoạt động bí mật.
+ Nói những điều em biết về anh Kim đồng?
- Hướng dẫn đọc từng câu kết hợp luyện đọc 1 số từ phát âm sai.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc đoạn.
- Hướng dẫn đọc đúng 1 số câu văn dài.
* Giải nghĩa một số từ khó: ông ké, Nùng, thầy mo, thong manh,...
c- Tìm hiểu bài.
+ Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? 
 + Tìm những câu văn miêu tả hình dáng của bác cán bộ.
 + Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng?
 + Cách đi đường của 2 bác cháu ntn?
 + Chuyện gì xảy ra khi 2 bác cháu ...?
 + Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch.
 + Hãy nêu những phẩm chất tốt đẹp của anh Kim Đồng?
- Cả lớp đọc thầm.
- Kim đồng là đội viên Thiếu niên Tiền phong đầu tiên ở nước ta. Anh làm nhiệm vụ liên lạc, dẫn đường và canh gác cho cán bộ.....
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- HS luyện đọc từng đoạn.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- Đặt câu với từ: thong manh, Nùng.
- 1HS đọc cả bài – KKHS đọc diễn cảm
-...bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.......
- Vì đây là vùng dân tộc Nùng sinh sống, đóng giả như vậy sẽ hoà đồng với mọi người, địch sẽ tưởng bác là người địa phương.
-...Kim Đồng đi trước, bác cán bộ theo sau...
-...là người dũng cảm, nhanh trí, yêu nước.
Tiết 2: Kể chuyện.
1- Luyện đọc lại.
- GV hướng dẫn luyện đọc hay đoạn3.
2- Kể chuyện.
- Nêu yêu cầu của bài?
-HS quan sát từng tranh =>kể ND truyện tương ứng với từng tranh.
- Yêu cầu học sinh kể lại theo nhóm.
- Y.cầu đại diện nhóm lên kể các đoạn 
- Y.cầu 2 HS lên kể toàn bộ câu chuyện.
- Học sinh luyện đọc hay.
- Các nhóm thi đọc đoạn 3.
- Đọc lại toàn bài.
- HS kể lại nội dung từng đoạn theo tranh. 
- HS kể theo nhóm đôi => đại diện nhóm thi kể đoạn chuyện.
- Cho 3 học sinh khá kể nối tiếp nhau.
- KKHS kể toàn bộ câu chuyện 
3 - Củng cố - Dặn dò. - Qua câu chuyện em thấy anh Kim Đồng là người như thế nào ?
- Nêu cảm nghĩ của em về anh Kim Đồng. 	 
 - Nhận xét giờ học. 
Chiều: Tập viết
Ôn chữ hoa: K
I. Mục tiêu.
- Viết đúng chữ hoa K( 1 dòng), Kh, Y( 1 dòng); viết đúng tên riêng Yết Kiêu( 1 dòng); và câu ứng dụng: Khi đói... chung một lòng( 1 lần )bằng cỡ chữ nhỏ.
- Rèn kỹ năng viết đúng tên riêng và câu ứng dụng.
- Giáo dục HS có ý thức rèn luyện chữ viết đẹp và đúng.
II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ viết hoa K; Vở tập viết 3.
 - Viết từ và câu ứng dụng trên bảng lớp.
III- Hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại từ và câu ứng dụng bài trước. 
- Viết các từ: Ông ích Khiêm,.
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
2- Hướng dẫn HS viết bảng con.
- Tìm các chữ viết hoa có trong bài.
- GV cho HS quan sát chữ K mẫu.
- GV cho HS nêu cấu tạo của chữ.
- GV viết mẫu kết hợp giải thích cách viết K.
- GV viết mẫu chữ hoa Y và nêu cách viết.
- GV cho HS viết bảng con.
+ Luyện viết từ ứng dụng.
- GV giải thích về ông Yết Kiêu.
- GV cho HS quan sát chữ viết trên bảng.
- GV cho HS viết bảng.
- GV nhận xét.
+ Luyện viết câu:
- GV giải thích câu ứng dụng.
- Câu tục ngữ có chữ nào được viết hoa ?
- GV cho HS tập viết từng chữ hoa.
- GV nhận xét cách viết.
3- Hướng dẫn viết vở tập viết:
- GV nêu yêu cầu khi viết.
- GV cho HS viết bài.
- GV thu chấm, nhận xét.
- 2 HS nhắc lại.
- 2 HS lên bảng.
- HS nghe.
- 2 HS nêu.
- HS quan sát.
- 2 HS nêu.
- HS quan sát.
- HS nghe GV giải thích.
- HS viết K và Y.
- 1 HS đọc tên riêng.
- HS nghe.
- HS quan sát, nêu chữ nào viết 2 li rưỡi
(K, k), viết 4 li (Y).
- HS viết bảng tên riêng.
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- 2 HS nêu- nhận xét
- HS viết bảng.
- HS nghe.
- HS viết vào vở.
IV. Củng cố dặn dò. 
GV nhận xét tiết học, khen HS viết đúng, đẹp.
Toán +
Luyện tập :Gam ,giải toán .
I- Mục tiêu.
	- Củng cố về đơn vị đo khối lượng "Gam" và sự liên hệ giữa gam và kilôgam ,giải toán .
	- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng và áp dụng vào giải toán.
	- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Các hoạt động dạy và học.1.GTB :
2- Hướng dẫn ôn tập.
 Bài tập cần làm :
	Bài 1: Tính.
 a) 50g x 5 + 5g b) 90g x 4 - 125g
 12g x 9 + 15g 69g x 5 - 118g
+ Khi thực hiện các dãy tính trên ta làm như thế nào?
+ Khi thực hiện các phép tính có đơn vị g ta lưu ý điều gì ?
 Bài 2: Rổ thứ nhất có 16 kg táo. Rổ thứ 2 có số táo bằng số táo ở rổ thứ 1. Hỏi cả 2 rổ có bao nhiêu ki lô gam táo?
- Theo dõi hs làm ,chữa và củng cố bài toán giải bằng hai phép tính .
 Bài 3:Bác Toàn mua 2 gói bánh và một gói kẹo.Mỗi gói bánh nặng 250g và một gói kẹo nặng 258 g .Hỏi bác Toàn mua tất cả bao nhiêu gam bánh và kẹo ?
 Theo dõi hs làm và chữa bài .
 Bài tập KKHS làm:
Bài 4: Điền dấu ( = ) vào chỗ chấm
45g : 9 + 8 .... 10g
 1kg ..... 965g + 35g
 392g - 6g ... . . 372g + 9g
 24g x 3 - 13g ...... 24g x 4
Chữa kl bài làm đúng .
 Bài 5:Có 2 hộp kẹo ,mỗi hộp có 3 gói kẹo,mỗi gói kẹo nặng 165g.Hỏi có tất cả bao nhiêu gam kẹo ?(giải bằng hai cách)
 Bài 6*: Có 2kg đường và một cân hai đĩa,không có quả cân .Muốn lấy ra 500g đường thì làm thế nào ?
- Yêu cầu hs tìm hiểu đề và làm bài .
 Chốt cách làm đúng 
- Làm bài vào vở.- Nêu cách thực hiện từng biểu thức.
- Thực hiện từ trái sang phải .
- Kết quả phải viết đơn vị là g
- Đọc yêu cầu của bài.
- Phân tích đề toán.
- Làm bài vào vở,giải thích bài làm 
- Tìm hiểu bài toán.- Nêu cách làm.
- Trình bày vào vở- 1 Hs lên bảng làm .
- Nhận xét bài làm , chốt lại đáp án đúng .
Hs làm bài ,giải thích bài làm :
 + Tính
- 3 bước : + So sánh.
 + Điền dấu.
 - Đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở.
- Trình bày kết quả và nêu cách làm.
- Hs thảo luận nhóm 2 tìm câu trả lời, nêu cách làm trước lớp . 
 Dặn dò:	- Nhận xét giờ học.Nhắc hs ôn bài .
Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2012
Sáng:	 Chính tả (Nghe – viết)
	Người liên lạc nhỏ
I. Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác đoạn "Sáng hôm ấy .. đằng sau"; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Biết làm bài tập chính tả điền tiếng có vần ay/ây(BT2); làm đúng BT3a.
- Rèn học sinh viết đúng chính tả, khoảng cách các chữ.
- Giáo dục học sinh tích cực rèn chữ viết.
II. Chuẩn bị: - Bảng phụ chép bài tập.
III. Hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ.
 - Đọc cho HS viết: huýt sáo, giá sách, dụng cụ.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng
+ Hướng dẫn viết chính tả.
- Đọc bài viết.
- Đoạn văn có những nhân vật nào?
+ Hướng dẫn cách trình bày.
- Đoạn văn có mấy câu? 
-Trong đoạn có những từ nào phải viết hoa? Vì sao?
 - Những dấu câu nào được sử dụng trong bài?
+ Hướng dẫn viết từ khó.
- Cho học sinh nêu các từ mà học sinh cho là khó viết. 
- Chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
+ Viết chính tả.
- Đọc chậm từng câu.
- Yêu cầu học sinh soát lỗi
+ Chấm bài, sửa lỗi.
+ Hướng dẫn làm bài tập.
- Treo bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập2 và bài tập 3a. Hướng dẫn học sinh làm.
3. Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.Nhắc HS luyện viết cho chữ đẹp
- Viết bảng con.
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- 2 em đọc lại, lớp theo dõi, đọc thầm theo.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh liệt kê, viết vào bảng con.
- Nghe đọc, viết vở.
- Học sinh làm và 1 em nêu kết quả, các em khác bổ sung.
toán
Đ67: Bảng chia 9
I- Mục tiêu.
 - Lập được bảng chia 9 từ bảng nhân 9.
 - Biết dùng bả ... ết, 2 em lên bảng.
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- Một em đọc lại, cả lớp nghe, đọc thầm theo.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nêu.
- Học sinh viết bảng con.
- Nghe, viết vào vở. 
- Học sinh tự làm bài tập.
- Trình bày trước lớp.
Toán
Tiết 69: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
I. Mục tiêu: 
- Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số( chia hết và có dư ).
- Biết tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số và giải bài toán có liên quan đến phép chia.HS làm bài 1( cột 1,2,3), bài2, bài3. KKHS làm cả 3 bài
- Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán. 
II. Hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ.
- Chữa bài 3 trang 69.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng
+ Hướng dẫn học sinh cách chia.
a- Nêu phép tính: 72 : 3 = ?
- Yêu cầu học sinh đặt tính và chia.
- Giáo viên chốt cách thực hiện đúng như hướng dẫn trong sách giáo khoa.
b- Nêu phép tính: 65 : 2 = ?
- Hướng dẫn tương tự như ở phép tính trên.
+ Hướng dẫn luyện tập thực hành.
Bài 1: Tính.
- Nêu từng phép tính, cách thực hiện.
- Giáo viên nhận xét.
Chốt: a) Các phép chia hết.
 b) Các phép chia có dư (Số dư lớn hơn 0 và nhỏ hơn số chia)
Bài 2: - Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Muốn tìm của 60 ta làm như thế nào?
- Cho học sinh làm vở.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
 Bài 3:- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm.
- Giáo viên nhận xét, chấm vở cho học sinh.
3. Củng cố.
- Muốn chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ta làm như thế nào?
 - Nhận xét tiết học.Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- 1 em lên bảng, lớp nhận xét, bổ sung.
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- Học sinh thực hiện.(KKHS Nêu cách đặt tính và cách thực hiện)- HS nhắc lại.
- HS nêu cách kiểm tra kết quả phép chia bằng cách thử lại.
- KKHS so sánh sự giống và khác nhau của 2 phép tính a và b.
- Yêu cầu 3 em lên bảng làm, lớp làm bảng con.
- HS làm bài 1( cột 1,2,3);KKHS làm cả bài.
- 1 em đọc.
- Học sinh trả lời.
- 1 em lên bảng chữa bài.
- 1 em đọc.
- Học sinh thực hiện làm vở.
Âm nhạc
Giáo viên chuyên dạy
Luyện chữ
Bài 14: Luyện chữ hoa X
I- Mục tiêu:
+ KT: Củng cố lại chữ viết hoa X thông qua bài tập ứng dụng 
+ KN: Viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định theo mẫu chữ nghiêng, đứng 
+TĐ: Có ý thức rèn luyện chữ viết, tính chịu khó
II- Đồ dùng dạy học:- Mẫu chữ viết nghiêng, đứng X
 - Vở luyện viết chữ đẹp	
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ: Học sinh viết bảng U, Ư, V
 Hỏi: Tuần trước học từ và câu ứng dụng nào ? 
B- Bài mới
HĐ1- Giới thiệu bài: nêu mục đích, yêu cầu
HĐ2- Hướng dẫn viết chữ
+ Luyện viết chữ hoa
- GV cho HS tìm chữ cái hoa
- GV viết mẫu, nhắc lại cách viết:GV treo chữ mẫuviết nghiêng.
- Yêu cầu HS tập viết
- GV quan sát, uốn nắn
+ Hướng dẫn viết câu:
- GV cho HS đọc
- GV giúp HS hiểu nghĩa
- Hướng dẫn viết nháp
HĐ3- Hướng dẫn viết vở luyện viết:
- Quyển 1 chữ đứng, quyển 2 chữ nghiêng
- GV yêu cầu viết 4dòng chữ X hoa và các câu ứng dụng cỡ chữ nhỏ theo mẫu
- GV quan sát, uốn nắn, sửa tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở. 
HĐ4- GV thu chấm, chữa bài:
- 1 HS : X
- HS theo dõi
- HS viết bảng con
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- HS lắng nghe.
- HS luyện nháp
- Xuân qua, hè đến.
- Xấu đều hơn tốt lỏi.
- Xuân Việt Nam, xuân của lòng dũng cảm.
 Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.
- HS viết vở.
- Thu chấm bài
- GV nhận xét
HĐ5- Củng cố dặn dò:- Nêu cách viết chữ hoa X ?
 - GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS về luyện viết cho chữ đẹp.
Chiều: Đồng chí Hiển dạy
Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2012
Tập làm văn
Giới thiệu hoạt động
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản( theo gợi ý)về các bạn trong tổ của mình với người khác.
- Mạnh dạn, tự tin trước tập thể.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, yêu trường ,yêu lớp, yêu mến thầy cô và bạn bè.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung gợi ý bài tập 2.
III. Hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi học sinh lên bảng đọc bức thư của mình.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- 3 em đọc. Lớp nhận xét.
B. Bài mới.
1.HĐ1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng
HĐ2:+ Hướng dẫn học sinh kể về tổ của mình.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2.
- Bài tập yêu cầu giới thiệu gì?
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi gợi ý. - Yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ
- Hãy tưởng tượng mình đang giới thiệu về tổ mình với thầy cô giáo khác hoặc với đoàn khách đến thăm lớp. Khi kể cần dựa vào các câu hỏi gợi ý:+ Tổ em là tổ mấy, lớp nào, trường nào?
+ Tổ em có tất cả bao nhiêu bạn, tổ trưởng là ai, bạn ấy như thế nào?
+ Các bạn còn lại trong tổ là những ai? Tình cảm của các bạn trong tổ như thế nào?
+ Tổ em thường được cô giáo chủ nhiệm hay các thầy cô khác khen về điều gì?
 - Yêu cầu học sinh kể mẫu.
- Yêu cầu học sinh giới thiệu về tổ mình cho bạn bên cạnh nghe. 
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên giới thiệu về tổ mình trước lớp.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Giới thiệu về của tổ em cho các bạn biết.
- Học sinh thảo luận theo tổ sau đó cử đại diện trình bày.
Từng nhóm trình bày trước lớp.
Đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập, đọc hay, viết đẹp, múa hát,...
- HS nhận xét- bổ sung – chọn ra bạn giới thiệu hay và hấp dẫn nhất.
3. Củng cố.- Em và các bạn cần làm gì để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập ?
 - Nhận xét tiết học.
	Toán
Tiết 70: Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (tiếp)
I. Mục tiêu: 
- Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia). Củng cố về biẻu tượng hình tam giác, hình vuông.
- Biết giải toán có phép chia và biết xếp hình tạo thành hình vuông. 
 + HS làm bài 1,2,3; KKHS làm thêm bài4.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán. 
II. Chuẩn bị: - Bộ đồ dùng học toán.
III. Hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ.
- Chữa bài 2 trang 73.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới.
HĐ1. Giới thiệu bài, ghi bảng
HĐ2. Bài giảng
+ Giới thiệu phép chia 78 : 4.
- Yêu cầu học sinh đặt tính và thực hiện chia.
HĐ3: Luyện tập
+ Bài 1: Tính:
 77 : 2 87 : 3 99 : 4
- Giáo viên nhận xét.
+ Bài 2:
- Hướng dẫn học sinh phân tích, tìm cách giải.
- Giáo viên chấm vở cho học sinh.
+ Bài 3: 
- Cho học sinh thực hành vẽ vào vở.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
+ Bài 4: Hướng dẫn học sinh xếp và làm trên bộ đồ dùng học Toán.
3. Củng cố. 
 - Nêu cách chia số có hai chữ số cho số có một chữ số?
 - Nhận xét tiết học.
- 1 em lên bảng, lớp nhận xét, sửa chữa.
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên nêu cách chia.
- 3 em lên bảng, lớp làm bảng con. 
- Nêu cách chia.
- Học sinh làm vở, 1 em lên bảng chữa.
- Học sinh vẽ.
- Học sinh thực hiện.
- HS thực hiện – 1 em lên bảng làm
Tin học
	Giáo viên chuyên dạy	
Tự nhiên - Xã hội
Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống (tiết 2)
I - Mục tiêu.
 - Biết kể tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế của tỉnh (thành phố).
 - Kể tên chính xác các cơ quan hành chính của thành phố nơi mình đang sống. 
 - KKHS nói về vai trò - nhiệm vụ của các cơ quan. Vẽ và mô tả sơ lược về bức tranh toàn cảnh có các cơ quan của tỉnh em đang sống.
	- Có ý thức gắn bó, yêu quê hương.
II - Đồ dùng. 
- Tranh, ảnh các cơ quan hành chính của tỉnh ( HĐ1), giấy vẽ, màu...(HĐ2)
III - Các hoạt động dạy và học.
1 - Hoạt động 1: Nói về tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống.
+ Cho HS xem tranh hoặc ảnh các cơ quan hành chính của tỉnh nơi các em đang sống => kể lại những gì em quan sát được.
- Yêu cầu học sinh lần lượt lên kể lại những gì mà các em nhìn thấy? 
- Hãy nói về vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan đó?
- Em có tình cảm gì với quê hương nơi em đang sống?
- Kết luận: ở tỉnh, thành phố nào cũng có UBND, các cơ quan hành chính điều khiển hoạt động chung trong toàn tỉnh, thành phố.
2- Hoạt động 2: - Vẽ tranh.
- Mục tiêu: Biết vẽ và mô tả sơ lược về bức tranh toàn cảnh có các cơ quan hành chính, văn hoá, y tế của tỉnh nơi em đang sống.
- Yêu cầu học sinh thể hiện những nét chính về những cơ quan hành chính vào giấy vẽ.
- Yêu cầu học sinh dán tranh lên bảng và mô tả tranh vẽ.
- Học sinh kể trước lớp.
- HS khác nhận xét – bổ sung
- KKHS nêu
- HS tiếp nối nhau trả lời.
- Học sinh vẽ trên giấy.
- Mô tả tranh vẽ của mình bằng lời nói. 
- HS khác nhận xét
3 - Củng cố - Dặn dò: - Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế của tỉnh? 	 - Nhận xét giờ học.
Tiếng Việt +
Luyện tập: Viết thư
I- Mục tiêu.
	- Biết viết một bức thư cho người thân ở nơi xa và kể về tình hình học tập của lớp mình cho người đó biết.
	- Rèn kỹ năng viết thư của học sinh. Diễn đạt rõ ý dùng câu, từ đúng và trình bày đúng hình thức của 1 bức thư.
	- Giáo dục ý thức quan tâm, đoàn kết với người thân.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫnHs làm bài 	
- Đề bài: Bố (mẹ , hoặc người thân ) em đi công tác ở xa. Em hãy viết 1 bức thư thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em và lớp mình cho người ấy biết.
a- Hướng dẫn xác định yêu cầu của đề.
 + Người nhận thư là ai?
 + Lí do viết thư là gì?
 + Khi viết thư cho bố hoặc mẹ thường thăm hỏi về vấn điều gì?
- Nêu các phần chính của một bức thư?
b. Hs làm miệng 
- Yêu cầu học sinh trả lời miệng từng phần của một bức thư.
- c. Viết bài vào vở .
gv nêu yêu cầu bài viết : 
+ Trình bày đúng hình thức 1 bức thư .
+ Viết đúng nội dung theo yêu cầu của bài ,
+ Câu văn đúng , trôi chảy ,
+ Chữ viết sạch đẹp .
- Quan sát Hs làn bài . giúp đỡ hs chậm ; phát hiện bài viết hay .
- Đọc bài viết hay cho HS học tập.
- hs đọc đề bài .
- Bố (mẹ hoặc người thân ).
-...thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em và lớp mình cho bố (mẹ hoặc người thân ) biết.
+ Sức khoẻ.
+ Công việc.
- Học sinh nêu.
- Học sinh trình bày miệng các phần chính của lá thư.
- Học sinh làm bài 
- HS ghi ngắn gọn nội dung thư.
- KKHS viết câu văn hay.
- 1 số HS đọc bài viết của mình trước lớp .
- Nhận xét, bổ sung..
3- Củng cố - Dặn dò: 	- GV nhận xét, tuyên dương những bài viết hay- Nhận xét giờ học.
Sinh hoạt 
Sinh hoạt Đội Tuần 14
Tiếng anh
 GV chuyên dạy
Kí duyệt giáo án
....
 Cẩm Chế, ngày.....tháng 11 năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14.doc