Giáo án Lớp 3 - Tuần thứ 16 - Trường tiểu học Phan Đình Phùng

Giáo án Lớp 3 - Tuần thứ 16 - Trường tiểu học Phan Đình Phùng

MỤC TIÊU

A - Tập đọc

1. Đọc thành tiếng

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời các nhân vật với người dẫn chuyện.

2. Đọc hiểu

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người ở nông thôn và tình cảm thủy chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc khó khăn, gian khổ.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)

* HS khá- Giỏi trả lời được câu hỏi 5.

*GDKNS: -Tự nhận thức bản thân

 

doc 30 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần thứ 16 - Trường tiểu học Phan Đình Phùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch báo giảng tuần 16
( Từ ngày 04/12 - 08/12/2011)
Thứ
Tiết 
Môn dạy 
Tên bài dạy 
Hai 
04/12/2011
46
47
76
16
Tập đọc – KC
Tập đọc – KC
Toán
Đạo đức
Đôi bạn
Đôi bạn
Luyện tập chung.
Biết ơn thương binh, liệt sĩ (T1)
Ba 
05/12/2011
31
16
77
31
Chính tả 
Âm nhạc
Toán
Thể dục
Nghe viết: Đôi bạn
Kể chuyện âm nhạc: Cá heo với âm nhạc.Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi
Làm quen với biểu thức
 Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
Tư 
06/12/2011
48
16
78
16
31
Tập đọc
Luyện từ & câu
Toán
Mĩ thuật
TNXH
Về quê ngoại
Từ ngữ về thành thị, nong thôn.Dấu phẩy.
Tính giá trị của biểu thức. 
Vẽ trang trí. Vẽ màu vào hình có sẵn
Hoạt động công nghiệp, thương mại.
Năm 
07/12/2011
16
32
79
16
Tập viết
TNXH
Toán 
Thủ công 
Ôn chữ hoa M 
 Làng quê và đô thị. 
Tính giá trị của biểu thức ( tiếp theo)
Cắt dán chữ E. 
Sáu 
08/12/2011
32
16
80
32
16
Chính tả 
Tập làm văn 
Toán 
Thể dục 
Sinh HTT
Nghe viết : Về quê ngoại 
Nghe - kể: Kéo cây lúa lên. Nói về thành thị nông thôn. 
Luyện tập. 
Đi vượt chướng ngại vật thấp.Đi chuyển hướng phải, trái
TUẦN 16
Thứ hai, ngày 04 tháng 12 năm 2011
 Tập đọc - Kể chuyện
 Tiết 46 – 47. ĐÔI BẠN
I. MỤC TIÊU
A - Tập đọc
1. Đọc thành tiếng
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời các nhân vật với người dẫn chuyện.
2. Đọc hiểu
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người ở nông thôn và tình cảm thủy chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc khó khăn, gian khổ.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)
* HS khá- Giỏi trả lời được câu hỏi 5.
*GDKNS:	-Tự nhận thức bản thân 
-Xác định giá trị 
-Lắng nghe tích cực 
B - Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý.
- Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
* HS Khá- Giỏi kể được toàn bộ câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Tập đọc
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu 2 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Nhà rông ở Tây Nguyên. 
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới
* Giới thiệu bài 
- Yêu cầu HS mở SGK trang 129 và đọc tên chủ điểm, sau đó giới thiệu : Trong tuần 16 và 17 các bài học Tiếng Việt sẽ cho các em có thêm hiểu biết về con người và cảnh vật thành thị và nông thôn. Bài tập đọc mở đầu chủ điểm là bài Đôi bạn. Qua câu chuyện về tình bạn của Thành và Mến, chúng ta sẽ biết rõ hơn về những phẩm chất tốt đẹp của người thành phố và người làng quê.
* Hoạt động 1 : Luyện đọc 
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý:
b) HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn HS đọc từng câu và luyện phát âm từ khó
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
* Hoạt động 2 : HD tìm hiểu bài ( Tiết 2)
 - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Hỏi 1. Thành và Mến kết bạn với nhau vào dịp nào ?
- Giảng : Vào những năm 1965 đến 1973, giặc Mĩ không ngừng ném bom phá hoại miền Bắc, nhân dân thủ đô và các thành thị ở miền Bắc đều phải sơ tán về nông thôn, chỉ những người có nhiệm vụ mới ở lại thành phố.
2. Mến thấy thị xã có gì lạ ?
3. Mến đã có hành động gì đáng khen ?
- Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý ?
4. Em hiểu câu nói của người bố như thế nào?
5. Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thuỷ chung của gia đình Thành đối với những người giúp đỡ mình.( HSKG)
 Kết luận : Câu chuyện cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp của những người làng quê, họ sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người khác, sẵn sàng hi sinh cứu người và lòng thuỷ chung của người thành phố đối với những người đã giúp đỡ mình.
* Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài 
- GV chọn đọc mẫu một đoạn trong bài, sau đó yêu cầu HS chọn đọc lại một đoạn trong bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- HS đọc bài, TLCH
- Đọc tên chủ điểm và nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm: giặc Mĩ, thị xã, san sát, nườm nượp, lăn tăn, vùng vẫy, tuyệt vọng, ướt lướt thướt, hốt hoảng, sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa,...
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc các câu khó :
- Người làng quê như thế đấy,/ con ạ.// Lúc đất nước có chiến tranh,/ họ sẵn lòng sẻ nhà/ sẻ cửa.// Cứu người,/ họ không hề ngần ngại.//
- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới.
 HS đặt câu với từ tuyệt vọng.
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
-Thành và Mến kết bạn với nhau từ ngày nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố sơ tán về quê Mến ở nông thôn.
- Nghe GV giảng.
- Mến thấy cái gì ở thị xã cũng lạ, thị xã có nhiều phố, phố nào nhà ngói cũng san sát, cái cao, cái thấp chẳng giống những ngôi nhà ở quê Mến ; những dòng xe cộ đi lại nườm nượp ; đêm đèn điện sáng như sao sa.
- Khi chơi ở công viên, nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao xuống hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.
- Mến dũng cảm và sẵn sàng cứu người, bạn còn rất khéo léo trong khi cứu người.
- Câu nói của người bố khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người làng quê, họ sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn gian khổ với người khác, khi cứu người họ không hề ngần ngại.
- Gia đình Thành tuy đã về thị xã nhưng vẫn nhớ gia đình Mến. Bố Thành về lại nơi sơ tán đón Mến ra chơi. Khi Mến ở thị xã chơi, Thành đã đưa bạn đi thăm khắp nơi trong thị xã. Bố Thành luôn nhớ và dành những suy nghĩ tốt đẹp cho Mến và những người dân quê.
- Tự luyện đọc, sau đó 3 đến 4 HS đọc một đoạn trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Kể chuyện
* Hoạt động 4 : Xác định yêu cầu 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 1 của phần kể
chuyện trang 132, SGK.
* Hoạt động 5 : Kể mẫu 
- Gọi HS kể mẫu đoạn 1.
- Nhận xét phần kể chuyện của HS.
* Hoạt động 6 : Kể trong nhóm 
- Yêu cầu HS chọn một đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
* Hoạt động 7 : Kể trước lớp 
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện. 
– GV gọi 2 HSKG kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS khác đọc lại gợi ý.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét : 
+ Bạn ngày nhỏ : Ngày Thành và Mến còn nhỏ, giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, gia đình Thành phải về sơ tán ở quê Mến, vậy là hai bạn kết bạn với nhau. Mĩ thua, Thành chia tay Mến trở về thị xã.
+ Đón bạn ra chơi : Hai năm sau, bố Thành đón Mến ra chơi. Thành đưa bạn đi chơi khắp nơi trong thành phố, ở đâu Mến cũng thấy lạ. Thị xã có nhiều phố quá, nhà cửa san sát nhau không như ở quê Mến, trên phố người và xe đi lại nườm nượp. Đêm đến đèn điện sáng như sao sa..
- Kể chuyện theo cặp.
- 4 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- 2 HSKG kể toàn bộ câu chuyện
4. Củng cố, dặn dò 
- Hỏi : Em có suy nghĩ gì về người thành phố (người nông thôn) ?
- Nhận xét tiết học,YCHS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau.
- 2 -3 HS trả lời theo suy nghĩ của từng em.
 Toán
Tiết 76. LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết làm tính và giải bài toán có 2 phép tính. Làm BT 1, 2, 3, 4(cột 1, 2, 4).
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp kẻ sẵn BT 1 và 4
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. ổn định
2.Kiểm tra bài cũ: (5’)
Gọi hs lên bảng làm bài 1, 2, 3/ 83 VBT
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs
3. Bài mới:
* Hoạt động1 : Luyện tập - Thực hành 
* Bài 1: 1hs nêu y/c của bài
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Chữa bài, Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân khi biết các thành phần còn lại
- Chữa bài và cho điểm hs
* Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS đặt tính và tính
- Lưu ý HS phép chia c, d là các phép chia có 0 ở tận cùng của thương
* Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài
- Chữa bài và cho điểm hs
* Bài 4( cột 1, 2, 4)
- Yêu cầu HS đọc cột đầu tiên trong bảng
-Muốn thêm 4 đơn vị cho 1số ta làm thế nào?
- Muốn gấp 1 số lên 4 lần ta làm thế nào?
-Muốn bớt đi 4 đvị của 1 số ta làm thế nào?
- Muốn giảm 1 số đi 4 lần ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài
- Chữa bài và cho điểm hs
 4. Củng cố, dặn dò
- Về nhà luyện tập thêm các bài toán có liên quan đến phép nhân và phép chia
- Về nhà làm bài 1, 2, 3/84VBT
- Nhận xét tiết học. CB bài sau.
- HS làm theo YC của GV
- Hs làm vào vở, 2 hs lên bảng làm bài
Thừa số
324
 3
150
 4
Thừa số
 3
324
 4
150
Tích
972
972
600
600
- Lớp làm vào vở, 4 hs lên bảng làm bài
a. 684:6=114 b. 845:7=120(dư 5) 
c. 630:9=70 d. 842:4=210 ( dư 2) 
- Lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm bài
 Giải
Số máy bơm đã bán là:
 36 : 9 = 4 (chiếc)
Số máy bơm còn lại là:
 36 – 4 = 32 (chiếc)
 Đáp số: 32 chiếc
- 1 HS đọc.
- Ta lấy số đó cộng với 4
- Ta lấy số đó nhân với 4
- Ta lấy số đó trừ đi 4
- Ta lấy số đó chia cho 4
- Hs làm vào vở, 2 HS lên bảng làm bài 
Số đã cho
 8
 12
 56
Thêm 4 đvị
8+4=12
12+4=16
56+4=60
Gấp 4 lần
8x4=32
12x4=48
56x4=224
Bớt 4 đvị
8-4=4
12-4=8
56-4=52
Giảm 4 lần
8:4=2
12:4=3
56:4=14
Đạo đức
Tiết 16. BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ (T 1)
 I. MỤC TIÊU:
- Biết công lao của các thương binh liệt sĩ đối với quê hương, đất nước 
- Kính trong, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.
*GDKNS:	- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc.
- Kĩ năng xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc.
II. CHUẨN BỊ 
 Tranh, ảnh và câu chuyện về các anh hùng (Kim Đồng, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu). 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
1- Khởi động 
2- Kiểm tra bài cũ 
HS kể một số việc làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
3- Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện “Một chuyến đi bổ ích”
- Yêu cầu Các nhóm hãy chú ý lắng nghe câu chuyện và thảo luận trả lời 3 câu hỏi sau ...  khít nhau (dùng chữ mẫu để rời gấp đôi cho học sinh quan sát).
 Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
- Bước 1. Kẻ chữ E.
+ Lật mặt sau tờ giấy thủ công kẻ, cắt 1 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô,rộng 2,5 ô.
+ Chấm các điểm đánh dấu hình chữ E vào hình chữ nhật. Sau đó, kẻ chữ E theo các điểm đã đánh dấu (h.2).
- Bước 2. Cắt chữ E.
+ Do tính đối xứng nên không cần cắt cả chữ E (h.2) mà chỉ gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ E (h.2) theo đường dấu giữa (mặt trái ra ngoài). Sau đó, cắt theo đường kẻ nửa chữ E, bỏ phần gạch chéo (h.3),mởra được chữ E như chữ mẫu (h.1).
- Bước 3. Dán chữ E.
+Thực hiện tương tự như các chữ cái ở các tiết trước (h.4).
+ Sau khi hiểu cách kẻ, cắt, dán học sinh thực hành.
*Hoạt động3: HSthực hành cắt, dán chữ E.
Mục tiêu: HS nhớ cách kẻ, cắt dán chữ E đúng quy trình.
Cách tiến hành: 
+ Giáo viên nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ E theo quy trình.
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kẻ, cắt, dán chữ E.
+ Giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
+ Lớp và giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh.
+ HSquan sát và nêu nhận xét.
+ Nét chữ rộng 1 ô.
+ Nửa trên và nửa dưới của chữ E giống nhau.
+ Học sinh thực hành.
+HSnhắc lại cách kẻ, cắt,dán chữ E.
-Bước 1: kẻ chữ E.
- Bước 2: cắt chữ E.
- Bước 3: dán chữ E.
+ Học sinh trưng bày sản phẩm.
4. Củng cố & dặn dò:
+ Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng thực hành của HS.
+ Dặn dò HS chuẩn bị tiết học sau: kéo, hồ, thủ công  để học bài “Cắt dán chữ VUI VẺ”.
 Thứ sáu, ngày 08 tháng 12 năm 2011 
Chính tả 
Tiết 32. Nhớ- viết: VỀ QUÊ NGOẠI
I. MỤC TIÊU
- Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát.
- Làm đúng bài tập 2a.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng chép 3 lần bài tập 2a .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS lên bảng đọc và YC HS viết các từ cần chú ý phân biệt trong tiết chính tả trước.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3 Dạy - học bài mới
* Giới thiệu bài : tiết CT hôm nay chúng ta viết 10 dòng thơ đầu của bài Về thăm ngoại, làm BT phân biệt tr, ch.
* Hoạt động 1 : HD viết chính tả 
a) Trao đổi về nội dung đoạn thơ
- GV đọc đoạn văn 1 lượt.
- Hỏi : Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ ?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Yêu cầu HS mở SGK trang 133.
- Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào ? 
- Trình bày thể thơ này như thế nào ?
- Trong đoạn thơ, những chữ nào phải viết hoa ?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- YC HS tìm các từ khó khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết lại các từ tìm được.
d) Nhớ - viết chính tả
- GV quan sát, theo dõi HS viết bài.
e) Soát lỗi: Gv yêu cầu HS đổi vở soát lỗi.
g) Chấm bài: GV thu chấm 5-7 bài, nhận xét
* Hoạt động 2 : HD làm BT chính tả 
Bài 2a. Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
.
4. Củng cố, dặn doØ 
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. 
- Dặn HS về nhà học thuộc các câu thơ, ca dao ở bài tập 2, HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng và chuẩn bị bài sau. 
- Theo dõi 3 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
- Ở quê có : đầm sen nở ngát hương, gặp trăng, gặp gió bất ngờ, con đường đất rực màu rơm phơi, bóng tre rợp mát, vầng trăng như lá thuyền trôi.
- HS mở sách và 1 HS đọc lại đoạn thơ.
- Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát.
- Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô, dòng 8 chữ viết sát lề.
- Những chữ đầu dòng thơ.
- HS nêu: hương trời, ríu rít, con đường, vầng trăng,...
- 3 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con.
- Tự nhớ lại đoạn thơ và viết vào vở.
- HS đổi vở soát lỗi
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 3 HS lên bảng. HS dưới lớp làmVBT.
- Đọc lại lời giải 
Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Tập làm văn
Tiết 16. Nghe- kể: Kéo cây lúa lên.
 Nói về thành thị, nông thôn.
I. MỤC TIÊU
- Nghe và kể lại được câu chuyện Kéo cây lúa lên ( BT1).Biết nghe và nhận xét lời bạn kể. (không yêu cầu làm BT1)
- Bước đầu biết kể về nông thôn và thành thị dựa theo gợi y( BT2)ù.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Nội dung các gợi ý của câu chuyện và của bài tập 2 viết sẵn trên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ. 
- Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu HS đọc đoạn văn kể về tổ của em.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy- học bài mới
* Giới thiệu bài 
* Hoạt động 1 : - Nghe và kể lại được câu chuyện Kéo cây lúa lên .(không yêu cầu làm BT1)
*Hoạt động 2 : Kể về thành thị hoặc nông thôn 
- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó gọi HS khác đọc gợi ý.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và lựa chọn đề tài viết về nông thôn hay thành thị.
- Gọi 1 HS khá dựa theo gợi ý kể mẫu trước lớp.
- Yêu cầu HS kể theo cặp.
- Gọi 5 HS kể trước lớp, theo dõi và nhận xét, cho điểm HS.
4. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS viết lại những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị thành một đoạn văn ngắn. CB bài sau.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- 2 HS đọc bài theo yêu cầu.
- Đọc thầm gợi ý và nêu đề tài mình chọn.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Kể cho bạn bên cạnh nghe những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
Bài mẫu:
Long Thạnh là nơi em sinh ra và lớn lên. Em rất yêu quê mình. Đây là một vùng nông thôn yên ả, thanh bình. Không có sự ồn ào của xe cộ, cũng không có nhiều những ngôi nhà khổng lồ và những nhà máy lớn. Làng quê chỉ có những cánh đồng chín vàng, những người dân lao động giản dị, sống trong những ngôi nhà máy ngói giữa vườn cây xanh.
Toán
 Tiết 80. LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Biết tính giá trị của biểu thức có dạng :chỉ có phép tính cộng , trừ; chỉ có phép tính nhân, chia; có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Làm BT 1, 2, 3.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nhắc lại các quy tắc tính giá trị biểu thức.
- Nhận xét cho điểm
3. Bài mới:
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành 
* Bài 1: Gọi 1 HS nêu yêu cầu 
-HD: Khi thực hiện tính giá trị của mỗi biểu thức, em cần đọc kĩ biểu thức để xem biểu thức có những dấu tính nào phải áp dụng vào quy tắc nào để tính cho đúng 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính 2 biểu thức trong phần a)
- Chữa bài và cho điểm hs
* Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài
- Hs làm bài vào vở
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức khi có các phép tính cộng trừ nhân chia
* Bài 3: - Yêu cầu làm bài
- Cho HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- Chữa bài
4. Củng cố, dặn dò 
- Về nhà luyện tập thêm về tính giá trị của biểu thức 
- Về nhà làm bài 1, 2, 3/85. 
- Nhận xét tiết học. CB bài sau. 
- HS nhắc lại
- 1 HS nêu yêu cầu bài. 
- HS làm vào vở, 4 HS lên bảng làm bài
a) 125 – 85 + 80 = 40 + 80 
 = 120
 21 x 2 x 4 = 42 x 4 
 = 168
b) 68 + 32 – 10 = 100 – 10 
 = 90
 147 : 7 x 6 = 21 x 6
 = 126
HS làm vào vở, 4 HS lên bảng làm bài
a) 375-10 x 3 = 375- 30
 = 345
 64: 8 + 30 = 8 + 30
 = 38
 b) 306 + 93 : 3 = 306 + 31
 = 337
 5 x 11 – 20 = 55 - 20
 = 35
1 HS nêu yêu cầu bài. 
- Hs làm vào vở, 4 HS lên bảng làm bài
 a) 81 : 9 + 10 = 9 + 10 
 = 19
 20 x 9 : 2 = 180 : 2
 = 90
b) 11 x 8 – 60 = 88 – 60
 = 28
 12 + 7 x 9 = 12 + 6 
 = 75
- HS tự làm
Thể dục
Tieát : 32 : OÂN BAØI TAÄP REØN LUYEÄN TÖ THEÁ
VAØ KYÕ NAÊNG VAÄN ÑOÄNG CÔ BAÛN – ÑOÄI HÌNH ÑOÄI NGUÕ .
 I.Muïc tieâu : 
-Biết cách tập hợp hàng ngang,dóng thẳng hàng ngang,điểm đúng số của mình.
-Biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp.
-Biết cách đi chuyển hướng phải,trái đúng cách.
-Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
 II.Chuẩn bị : 1/GV: Sân tập sạch sẽ an toàn,còi.
 2/ HS: Trang phục gọn gàng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu . 
Họat động Gíao viên
Hoạt động Học sinh
1.Phân mở đầu : 4 Phút
-Nhận lớp .
-Phổ biến nội dung giờ dạy
-Cho học sinh khởi động chung .
2.Phần cơ bản : 28 Phút
* Hoạt động 1 : 15 Phút
MT: Biết và thực hiện được các bài tập rèn luyện tư thế , kĩ năng vận động cơ bản và đội hình đội ngũ.
-Ôn tập hợp hàng ngang ,dóng hàng ,điểm số .
-Ôn đi vượt chứơng ngại vật ,rẻ trái-phải 
-Hô nhịp ,sửa sai 
- Nhận xét .
-Nêu yêu cầu ,thời gian tập luyện Nhóm
-Nhận xét – tuyên dương
* Hoạt động 2: 13 Phút
MT : Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
-Phổ biến luật trò chơi 
-Chia đôi chơi thử 
-Cho hs chơi chính thức.
-Nhận xét
3.Phần kết thúc : 3 Phút
-Tập hợp lớp.
-Hệ thống bài học 
-Nhận xét tiết học 
-Giao bài tập về nhà.
-Tập hợp ,điểm số , báo cáo
-Chú ý lắng nghe.
-Xoay các khớp 8 động tác
- Thực hiện 1-2 lần . 
- Thực hiện 2 lần.
- Thực hiện theo nhịp hô.
- Chia nhóm ôn tập TTCB và KNVĐCB
- Chú ý
- Chơi thử
- Tham gia chơi tương đối chủ động.
- Tập hợp thả lỏng.
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Chú ý lắng nghe.
- Tập các nội dung đã học.
SINH HOAÏT TAÄP THEÅ
Sinh hoạt lớp tuần 16
I. Mục tiêu
	- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 16
	- Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt
	- GDHS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động
II Nội dung sinh hoạt.
 I. Học sinh:
1. Ổn định lớp (có thể hát tập thể, hát cá nhân,).
2. Lớp trưởng giới thiệu, điều khiển diễn biến của tiết sinh hoạt lớp.
3. Các tổ trưởng nhận xét từng mặt hoạt động trong tuần qua về: đạo đức, học tập, các nề nếp, tác phong, thể dục, vệ sinh, chấp hành nội quy
4. Các lớp phĩ nhận xét từng mặt theo sự phân cơng.
5. Cả lớp tham gia ý kiến.
6. Lớp trưởng đánh giá chung: 
- Tuyên dương, khen ngợi, động viên nhắc nhở các bạn.
- Tổ chức bình chọn học sinh xuất sắc, tổ xuất sắc.
- Triển khai cơng tác tuần 17.
 II. Giáo viên:
1.Nhận xét chung qua phần đánh giá của lớp trưởng (động viên, nhắc nhở, khen ngợi học sinh).
2.Giải pháp thực hiện trong tuần 17:
- Thực hiện kế hoạch tuần 17 theo kế hoạch của nhà trường. 
- Sau phần học sinh tự quản, có thể xen vào phần vui chơi, văn nghệ,hoặc sinh hoạt theo chủ điểm, kết hợp giáo dục theo chủ điểm
 Duyệt của BGH	 Duyệt của tổ chuyên môn
.	
.	....
.	
.	.... Ngày........Tháng.......Năm 20..... Ngày........Tháng.......Năm 20...... 
 P.Hiệu trưởng 	 Tổ trưởng chuyên môn 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3E tuan 16 GDKNS BVMT.doc