Giáo án lớp 3 Tuần thứ 17 - Tháng 12 năm 2012

Giáo án lớp 3 Tuần thứ 17 - Tháng 12 năm 2012

- MỤC TIÊU:

 - Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ).

 - Ghi nhớ qui tắc tính giá trị của biểu thức dạng này để vận dụng làm bài tâp.

 - Tự tin hứng thú trong học toán.Bài tập cần làm: Bài 1,2,3.

II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1- Kiểm tra bài cũ:

 +Tự nghĩ một biểu thức gồm 2 dấu tính + và : ? Tính giá trị biểu thức đó?

2- Bài mới:

HĐ1- Nêu qui tắc tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc :

- Cho 2 biểu thức 30 + 5 : 5 và (30 + 5) : 5

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần thứ 17 - Tháng 12 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Sáng
 Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2012
Chào cờ
_______________________________________
Toán
Tiết 81: Tính giá trị biểu thức (tiếp)
I - Mục tiêu:
	- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ).
	- Ghi nhớ qui tắc tính giá trị của biểu thức dạng này để vận dụng làm bài tâp.
	- Tự tin hứng thú trong học toán.Bài tập cần làm: Bài 1,2,3.
II - Các hoạt động dạy và học:
1- Kiểm tra bài cũ:
 +Tự nghĩ một biểu thức gồm 2 dấu tính + và : ? Tính giá trị biểu thức đó?
2- Bài mới:
HĐ1- Nêu qui tắc tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc :
- Cho 2 biểu thức 30 + 5 : 5 và (30 + 5) : 5
+ 2 biểu thức trên có điểm nào khác nhau?
- Giáo viên HD cách tínhgiá trị biểu thức : 
 (30 + 5) : 5
 + Khi tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc thì ta thược hiện như thế nào?
- Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức ta cần xác định đúng dạng của biểu thức đó sau đó thực hiện.
* Cho biểu thức: 30 x ( 20 - 20)
- Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện => nêu quy tắc thực hiện.
- Yêu cầu mỗi học sinh tự nghĩ 1 biểu thức có dấu ngoặc đơn => tính.
HĐ2- Luyện tập :
Bài 1: Yêu cầu học sinh làm vào bảng con lần lượt từng biểu thức.
- chữa bài , củng cố qui tắc tính .
Bài 2: Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
Bài 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài vào vở.
- Đưa biểu điểm 
- Học sinh suy nghĩ tìm cách thực hiện.
- ...trong ngoặc đơn trước.
- Học sinh nêu.
- Học sinh suy nghĩ => làm vào bảng con.
- Học sinh làm bài vào bảng con. 2 học sinh lên bảng làm.
- HS nhận xét bài của bạn.
- Học sinh làm bài => đổi vở kiểm tra chéo.
- Đọc đề toán.- Phân tích đề toán.
- Học sinh làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
- Tự chấm bài , báo cáo kết quả 
3 - Củng cố - Dặn dò: 
- HS nhắc lại quy tắc, nêu cách tính giá trị biểu thức vừa học ?
- GV nhận xét giờ học.
Tập đọc - Kể chuyện
Mồ côi xử kiện
I - Mục tiêu:
A - Tập đọc
- Đọc đúng các từ, tiếng khó đọc: nông dân, quê nọ, vịt rán, ..
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. 
- Hiểu nghĩa một số từ ngữ mới trong bài: công đường, bồi thường, và nội dung của câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi, Mồ côi đã bảo vệ bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng.( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Đọc lưu loát toàn bài, bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật, đọc đúng lời thoại giữa ba nhân vật. 
- Thấy được trí thông minh của cậu bé Mồ côi. GDKNS: Tư duy sáng tạo.Ra quyết định: giải quyết vấn đề. Lắng nghe tích cực. 
B - Kể chuyện
- HS: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện "Mồ côi xử kiện. KKHS kể lại được toàn bộ câu chuyện. 
- Rèn kĩ năng kể tự nhiên, phân biệt lời các nhân vật.
- Trao đổi vốn Tiếng Việt.Tự tin, mạnh dạn trước tập thể.
II - Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ.
III - Các hoạt động dạy và học:
Tập đọc
A - Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS nối tiếp đọc bài : về quê ngoại + trả lời câu hỏi .
B - Bài mới:
HĐ1- Giới thiệu bài.
HĐ2- Luyện đọc.
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Cho HS quan sát tranh vẽ .
b. Luyện đọc, giải nghĩa từ .
- Hướng dẫn luyện đọc từng câu kết hợp luyện đọc từ phát âm sai.
- Hướng dẫn luyện đọc từng đoạn.
+ Hướng dẫn ngắt nghỉ câu văn dài.
+ Giải nghĩa một số từ mới: công đường , bồi thường. 
HĐ3- Tìm hiểu bài.
+ Câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì?
+ Tìm câu nêu rõ lý lẽ của bác nông dân?
+ Mồ Côi đã xử kiện như thế nào?
+ Thái độ bác nông dân thế nào khi nghe lời phán xử?
+ Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần?
+ Mồ Côi đã nói gì để kết thúc phiên toà?
+ Em thử đặt tên khác cho truyện?
 - GV chốt lại nội dung truyện .
- Cả lớp theo dõi 
- Học sinh đọc nối tiếp câu, lưu ý phát âm đúng . 
- Học sinh luyện đọc từng đoạn.
- 3 nhóm đọc đồng thanh 3 đoạn.
- Học sinh đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi ..
- ...chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi.
- ... hít mùi thơm của gà luộc, lợn quay,...
- ... tôi chỉ .. gì cả.
- ... bác nông dân phải bồi thường 20 đồng để quan toà phân xử.
- ... bác giãy nảy lên ....
- ... xóc 2 đồng bạc 10 lần => đủ 20 đồng.
- HS trả lời.
- KKHS đặt tên khác cho truyện, giải thích.
Kể chuyện
HĐ1 - Luyện đọc lại
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc lại đoạn 3.
- Đọc phân vai.
HĐ2 - Kể chuyện
+ Nêu yêu cầu của bài?
- Yêu cầu một học sinh giỏi lên kể mẫu theo tranh 1.
- Yêu cầu học sinh chọn 1 đoạn truyện kể cho bạn bên cạnh nghe.
- Yêu cầu học sinh kể từng đoạn truyện tương ứng với mỗi bức tranh.
- GV và HS nhận xét.
3- Củng cố- dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Học sinh luyện đọc hay.
- Thi đọc đoạn 3.
- Mỗi nhóm 4 em tự phân vai đọc.
- Bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay.
- Học sinh khá kể lại câu chuyện.
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi.
- Học sinh nối tiếp kể từng đoạn.
- KK1 HS kể lại toàn bộ truyện.
- Kể theo vai.
Tập viết
 Chữ hoa N
I- Mục tiêu:
- Củng cố cách viết đúng chữ viết hoa N ( 1 dòng) ; Q, D( 1 dòng) ;viết đúng tên riêng : “Ngô Quyền” (1dòng)và câu ứng dụng: Đường vô ... như tranh hoạ đồ (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ . 
- HS viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ . 
- GD học sinh ý thức luyện viết chữ đẹp 
II- Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu chữ .
 - Phấn màu, bảng con.
III- Các hoạt động dạy học
A. KTBC :
- Gọi 2 hs lên bảng viết từ : 
 Mạc Thị Bươỉ..
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS lên bảng viết từ. HS dưới lớp viết vào bảng con.
B .Dạy bài mới:
 HĐ1.Giới thiệu bài.
 - Nêu mục đích , yêu cầu của tiết học.
HĐ2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con . 
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm các chữ hoa có trong bài: 
- GV viết mẫu+ Nhắc lại cách viết từng chữ.
- GV nhận xét sửa chữa .
- HS tìm : N, Q, Đ .
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
b) Viết từ ứng dụng : 
- GV đưa từ ứng dụng để học sinh quan sát, nhận xét
- Giới thiệu: Ngô Quyền là vị anh hùng dân tộc của nước ta. Năm 938, ông đã đánh bại quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở đầu thời kì độc lập tự chủ của nước ta.
+G.v vừa viết mẫu vừa hướng dẫn.
	- Yêu cầu hs viết: Ngô Quyền	
c)Viết câu ứng dụng:
- Gv ghi câu ứng dụng.
- HS đọc từ viết.
- Hs theo dõi.
-2HS viết trên bảng lớp, học sinh dưới lớp viết vào bảng con.
 Đường vô xứ Nghệ quanh quanh 
Non xanh nớc biếc như tranh hoạ đồ.
- Nêu ý nghĩa của câu ứng dụng đó.
 HĐ3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- GV nêu yêu cầu viết .
-GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, chữ viết. HĐ4. Chấm, chữa bài.
- GV chấm 1sốbài.
- 3 HS đọc,
- HS nêu : Câu ca dao ca ngợi phong cảnh xứ Nghệ (vùng Nghệ An, Hà Tĩnh hiện nay) đẹp như tranh vẽ.
- viết bảng con chữ: Nghệ, Non. 
- Học sinh viết vở : + 1 dòng chữ: N.
+1 dòng chữ: Q, D. 
+2 dòng từ ứng dụng.
+2 lần câu ứng dụng.
- Hs theo dõi.
C .Dặn dò:- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS luyện viết cho chữ đẹp
Toán+
Luyện tập: Tính giá trị biểu thức 
I- Mục tiêu: + Củng cố tính giá trị biểu thức (theo 3 quy tắc đã học), vận dụng vào giải bài toán có liên quan. 
 + HS làm thành thạo các phép tính trong biểu thức.
 +Hs thích học môn toán
II- Các hoạt động dạy học
 HĐ1: Kiểm tra bài cũ 
 - Gọi 2 Hs nêu quy tắc tính giá trị biểu thức 
 +Lớp nhận xét 
 HĐ2: Thực hành luyện tập 
 Bài 1: Tính giá trị các biểu thức sau:
 52 + 81 : 9 96 – 13 x 7
 69 : 3 + 21 x 4 528 : 4 – 381 : 3
 - Củng cố cách tính giá trị biểu thức có các phép tính nhân, chia, cộng, trừ.
 Bài 2: Tính giá trị các biểu thức sau:
 (68 + 13) : 9 72 : (107 – 99)
 (113 – 23) : 9 5 x (145 – 123)
 - Củng cố cách tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc đơn.
 Bài 3: Có245 kg gạo, người ta đã bán đi 91 kg. Số còn lại đóng đều vào 7 túi. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu kg gạo?
 - Củng cố giải bài toán bằng 2 phép tính.
 Bài 4*: Tính nhanh dãy số sau:
 a/ (6 x 7 x 8 x 9 x 10) : (12 – 3 x 4)
 b/ (27 – 9 x 3) : (8 + 16 x 3)
 - Gv theo dõi, giúp đỡ Hs trong quá trình làm bài.
 - Chấm bài cho từng đối tượng Hs.
 HĐ3: Củng cố, dặn dò:
 - Nêu cách tính giá trị biểu thức?
 - VN xem lại bài.
- Hs nêu.
-2Hs lên bảng, lớp làm bảng con.
-2 Hs lên bảng, lớp làm vở.
- Nhận xét, chữa bài
-Hs đọc đề xác định yêu cầu và giải.
- KKHS làm vào vở.
- Hs nhắc lại.
Tin học
GV chuyên dạy
Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2012
Sáng:	Chính tả (Nghe – viết):
Vầng trăng quê em
I. Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác đoạn "Vầng trăng  trong đêm", trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.- Làm đúng BT2a.
- Rèn học sinh viết đúng chính tả, khoảng cách các chữ.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ chép bài tập.
III. Hoạt động dạy và học :
A. Kiểm tra bài cũ.
- Đọc cho học sinh viết: lò rèn, long lanh, bừng nở, lặng lẽ.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng
HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả.
- Đọc bài viết.
 - Vầng trăng đang nhô lên được tác giả miêu tả đẹp như thế nào? 
 Hướng dẫn cách trình bày.
- Đoạn văn có mấy câu? Trong đoạn có những từ nào phải viết hoa? Vì sao? Những dấu câu nào được sử dụng trong bài?
HĐ2: Hướng dẫn viết từ khó.
 - Cho HS nêu các từ mà HS cho là khó viết. 
- Chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
HĐ3: Viết chính tả.
- Đọc chậm từng câu.
- Yêu cầu học sinh soát lỗi
HĐ4: Chấm bài, sửa lỗi.
HĐ5: Hướng dẫn làm bài tập 2a.
- Treo bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập. Hướng dẫn học sinh làm.
 3. Củng cố.
- Em có cảm nghĩ gì trước vẻ đẹp của vầng trăng quê em?
- Nhận xét tiết học.
- Viết bảng con.
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- 2HS đọc lại, lớp theo dõi, đọc thầm theo.
- Trăng óng ánh trên hàm răng, đậu vào đáy mắt.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh liệt kê, viết vào bảng con.
- Nghe đọc, viết vở.
- Học sinh làm và 1 em nêu kết quả, các em khác bổ sung.
Toán
Tiết 82: Luyện tập
I Mục tiêu : 
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn.
- Học sinh biết áp dụng tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu >, <, =
+H/s làm thành thạo các phép tính.Bài tập cần làm: Bài 1,2,3( dòng1),4. KKHS làm cả 4 bài.
+H/s yêu thích học môn toán.
II/ Đồ dùng dạy học.- Bảng con.
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động 1: KTBC: - Nêu 4 qui tắc tính giá trị của biểu thức.
- GV nhận xét, cho điểm. 
 - H/s nêu.
- lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Thực hành
+) Bài 1: Gv ghi bảng: 238 –(55 – 35)
- Em hãy  ...  chữ nhật.
- Vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng.
- Yêu cầu học sinh lấy thước đo cạnh hình chữ nhật.
- Yêu cầu học sinh dùng ê ke để kiểm tra 4 góc.
- Nêu kết luận chung.
HĐ2:+ Hướng dẫn luyện tập thực hành.
 Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Giáo viên nhận xét.
 Bài 2:
- Cho học sinh thực hành đo và phát biểu.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
 Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện.
3. Củng cố,dặn dò
- Nêu đặc điểm của hình chữ nhật ?
- Nhận xét tiết học.
- 1 em lên bảng, lớp nhận xét, bổ sung.
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- Học sinh gọi tên hình chữ nhật.
- Học sinh đo, nêu nhận xét: 2 chiều dài bằng nhau, 2 chiều rộng bằng nhau (AB = CD, BC = AD).
- Học sinh thực hiện, nêu nhận xét: hình chữ nhật có 4 góc vuông.
- Học sinh nêu, thực hiện.
- Học sinh thực hành đo, nhận xét.
- Học sinh làm vở, 1 em lên bảng chữa. 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nêu.
- Học sinh thực hiện tìm chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật.
Âm nhạc
Giáo viên chuyên dạy
Luyện chữ
Bài 17: Cây bàng
I- Mục tiêu:
 + KT: Củng cố lại chữ viết đứng – viết nghiêng thông qua bài tập ứng dụng: Cây bàng. 
 + KN: Viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định theo mẫu chữ nghiêng, đứng . 
 +TĐ: Có ý thức rèn luyện chữ viết, tính chịu khó
II- Đồ dùng dạy học:
- GV: Mẫu chữ viết nghiêng, đứng ( vở luyện viết quyển 1, quyển2 ) 
- HS: Vở luyện viết chữ đẹp	
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ: 
 Hỏi: Tuần trước học bài nào ? Học sinh viết bảng chữ dễ sai ở bài: Đi học.
B- Bài mới
HĐ1- Giới thiệu bài: nêu mục đích, yêu cầu
HĐ2- Hướng dẫn viết chữ
- GV cho HS đọc đoạn văn
+ Đoạn văn có mấy câu?
- Các chữ đầu câu viết như thế nào?
+ Luyện viết chữ khó – dễ sai
 - GV cho HS tìm chữ khó – viết bảng con
- GV viết mẫu, nhắc lại cách viết:GV treo chữ mẫu viết nghiêng.
- GV quan sát, uốn nắn
HĐ3- Hướng dẫn viết vở luyện viết:
- Quyển 1 chữ đứng, quyển 2 chữ nghiêng
- GV đọc cho HS viết các câu ứng dụng cỡ chữ nhỏ theo mẫu
- GV quan sát, uốn nắn, sửa tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở. 
HĐ4- GV thu chấm, chữa bài:
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- HS theo dõi – trả lời
- Viết hoa
- HS tìm viết bảng con
- HS viết vở
- Thu chấm bài - nhận xét
HĐ5- Củng cố dặn dò:- GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS về luyện viết cho chữ đẹp.
Chiều: Đồng chí Hiển dạy
Thứ sáu ngày 21 tháng 12 năm 2012
Toán
Tiết 85 : Hình vuông
I,Mục tiêu : 
+Giúp H/s nhận biết một số yếu tố về đỉnh, cạnh ,góc của hình vuông.
+Vẽ được hình vuông đơn giản (trên giấy kẻ ô vuông).Bài tập cần làm: 1,2,3,4.
+ Yêu môn toán ,phát triển trí thông minh.
II) Đồ dùng dạy học : - Chuẩn bị HV,Ê ke thước kẻ.
III) Các hoạt động dạy học: 
1 HĐ1:KTBC
+Nêu các yếu tố của hình chữ nhật ?
2,Hoạt động 2:Giới thiệu hình vuông
- GVđưa ra hình vuông 
+Yêu cầu một học sinh dùng ê ke kẻ 4 góc và cho biết các góc đó như thế nào ?
+Một em lên đo 4 cạnh ?
- Hình vuông có 4 góc vuông , 4 cạnh bằng nhau 
+Em hãy cho biết những đồ vật nào là hình vuông.
3,Hoạt động 3 : Thực hành 
Bài 1:
- Nêu các yếu tố hình vuông.?
+Yêu cầu học sinh dùng ê ke , đo các góc cho biết hình nào là hình vuông ?
Bài 2:
+Yêu cầu HS đo các cạnh 
+Yêu cầu học sinh nêu độ dài các cạnh 
Bài 3:
- GV treo bảng phụ 
- Yêu cầu học sinh dùng bút chì kẻ hình vuông 
+Gọi một em lên bảng kẻ 
- Học sinh nhận xét 
Bài 4:
+Yêu cầu học sinh quan sát mẫu – vẽ hình theo mẫu 
+Học sinh vẽ vở 
4, Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò 
+Nêu yếu tố hình vuông ?
- GV nhận xét giờ – Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- 4 góc vuông ....
+4 cạnh bằng nhau.
+H/s nêu 
+Học sinh nêu miệng 
+học sinh nêu yêu cầu 
+H /s nêu độ dài các cạnh .
+H/s nêu yêu cầu 
+Lớp làm nháp 
- 1 em lên bảng kẻ
+H/s nêu yêu cầu 
+H/s làm vở 
Tin học
	Giáo viên chuyên dạy	
Tự nhiên - Xã hội
Bài 34: Ôn tập học kì I
I. Mục tiêu:
- Học sinh kể tên các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể. Nêu chức năng của 1 trong các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.Nói được 1 số việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh các cơ quan trên.
- Nêu 1 số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Nội dung ôn tập
III. Hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ.
- Làng quê khác đô thị ở chỗ nào?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới. 
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng 
a) Hoạt động 1:
Chơi trò chơi Ai nhanh, ai đúng. 
- Mục tiêu: Thông qua trò chơi, học sinh có thể kể được tên và chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
- 1 em trả lời. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- Cách tiến hành:
- Giáo viên treo tranh các cơ quan trong cơ thể lên bảng.
- Yêu cầu các nhóm lên gắn thẻ vào tranh, nhóm nào gắn được nhiều trong 3 phút thì thắng.
- Giáo viên chốt lại những đáp án đúng.
b) Hoạt động 2:
Thảo luận theo nhóm.
- Mục tiêu: Kể lại được các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp.
- Cách tiến hành:
Cho học sinh hoàn thiện bảng sau:
- Quan sát tranh, nhớ lại bài học.
- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
Hoạt động nông nghiệp
Hoạt động công nghiệp
.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò
- Kể lại một số hoạt động công nghiệp, thương nghiệp mà em biết ?
- Nhận xét tiết học.Về ôn bài.
- Học sinh thảo luận nhóm, sau đó trình bày kết quả thảo luận.
Chiều: Tiếng Việt+
Luyện Nói, viết về thành thị
I- Mục tiêu. - Luyện nói, viết về thành thị.
 - Viết được những điều em biết về cảnh vật, cuộc sống, con người ở thành thị.
	- Rèn kỹ năng viết thành câu, đủ ý, dùng từ đúng và sở dụng dấu câu hợp lý. KK HS viết được từ 7 câu trở lên; câu văn hay, giàu cảm xúc, có hình ảnh.
	- Giáo dục ý thức yêu quê hương đất nước.
II- Các hoạt động dạy và học.
1: Giới thiệu bài: 
 - Gv nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Luyện tập : Hđ 1: Luyện nói
Bài 1: Kể những điều em biết về thành thị theo gợi ý sau: ( GV treo bảng phụ viết trình tự gợi ý.)
a) Nơi em kể là phố hoặc phường, quận, thị trấn, thị xã, thành phố nào?
b) Đó là quê em hay nơi em đã có dịp đến khi nào?
c) Cảnh vật ở đó có gì khiến em thích?
d) Con người ở đó làm gì? Tính tình họ có gì khiến cho em yêu thích?
e) Cuộc sống ở đó khiến em thích điều gì nhất?
- GV HD lại cho HS cách kể (1 cách sơ lược)
Hđ 2: Luyện viết
Bài 2: Dựa vào những câu kể về thành thị trong BT 1, hãy viết một đoạn văn nói về một phố hoặc thị trấn, thị xã, thành phố em thích.
- GV chấm một số bài, nhận xét.
- GV đọc 1số bài viết hay, tốt.
- HS xác định yc bài.
+ HĐ nhóm đôi.
Lưu ý: kể một cách chân thực, bộc lộ cảm xúc của mình một cách hồn nhiên.
- HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét.
+ HĐ cá nhân.
- Chú ý cách dùng từ, đặt câu, sử dụng dấu câu.
+ HS Viết theo câu hỏi gợi ý. KKHS viết được từ 7 câu trở lên; câu văn hay, giàu cảm xúc.
3.Hđ 3: Củng cố – Dặn dò: - Em có suy nghĩ gì về những người sống ỏ thành thị?
- Nhận xét giờ học.
	Sinh Hoạt 
Kiểm điểm nề nếp Tuần 17
I- Mục tiêu: - Học sinh nắm được tình hình của lớp, của cá nhân trong tuần 17.
 - Nắm được phương hướng hoạt động trong tuần tới.
 - Giáo dục học sinh tính tự giác trong sinh hoạt lớp.
II- nội dung: HĐ1: Kiểm điểm công việc trong tuần
 - Giáo viên tổ chức cho ban cán sự và HS báo cáo nhận xét công việc đã làm trong tuần
 - Giáo viên tổng hợp ý kiến và nhận xét chung.
- Lần lượt các tổ trưởng báo cáo về công việc được giao của tổ
- HS trong lớp nhận xét bổ sung
 HĐ2: Triển khai công việc tuần 18
 - GV nhắc nhở HS tiếp tục thực hiện tốt nội quy nhà trường và nội quy lớp học
 - Thực hiện tốt việc chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp.
 - Thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh chung.
 - Phân công HS khá giỏi kèm cặp HS chậm, ôn tập tốt chuẩn bị cho kiểm tra cuối kì 1.
 - Thực hiện tốt đợt thi đua thứ ba.
 HĐ3: Tổng kết GV tổ chức cho HS liên hoan văn nghệ
Tiếng Anh
 GV chuyên dạy
Kí duyệt giáo án
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Cẩm Chế, ngày..tháng 12 năm 2012
Luyện tập: hình chữ nhật, hình vuông
I- Mục tiêu:
+ KT: Nhận biết và vẽ được hình chữ nhật và hình vuông.
+KN:Nhận biết và vẽ thành thạo được hình chữ nhật và hình vuông.Vận dụng giải bài tập.
+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.
II- Hoạt động dạy học:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: Bạn Tồ nói “Hình chữ nhật và hình vuông đều có 4 góc vuông” đúng hay sai ?
- GV cho HS trả lời miệng.
- GV chốt lại ý đúng.
Bài tập 2: Hình tứ giác có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh rộng bằng nhau có là hình chữ nhật không? Vì sao?
- Gọi HS trả lời.
- GV yêu cầu HS vẽ hình đó vào nháp.
- GV chốt: Không là hình chữ nhật vì còn thiếu 4 góc vuông.
Bài tập 3: Hình vuông có là hình chữ nhật không? Vì sao?
- Hình chữ nhật cần thêm điều kiện gì để thành hình vuông?
Bài tập 4:
 111 2 
 1 3 
 4
- Tô màu vào hình chữ nhật trong các hình trên.
- Nếu muốn tạo hình tứ giác còn lại thành hình chữ nhật em phải kẻ thêm mấy đoạn thẳng vào hình ?
+ Kẻ thêm 	 đường ở hình
+ Kẻ thêm 	 đường ở hình
- GV yêu cầu HS làm nháp.
- GV cùng HS nhận xét.
-Yêu cầu kẻ thêm số đoạn thẳng vào hình.
Bài tập 5: KKHS làm.
	A	M	B
	C
 D	N
- GV cho HS suy nghĩ làm nháp.
- Gọi HS lên chữa, làm nháp.
- GV chốt lại đáp án đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 1 số HS trả lời, nhận xét.
- 1 HS nhắc lại câu hỏi.
- 2 HS trả lời, nhận xét.
- HS thực hiện.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS trả lời vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS làm bài.
- 1 HS chữa.
- Hình bên có bao nhiêu hình chữ nhật, là những hình nào?
- Cạnh AB = 6cm, cạnh BC = 3cm, 
cạnh AM = 2cm. Tính độ dài tất cả các cạnh còn lại
- HS đọc đề 
- 1 em lên bảng làm
- Lớp làm vở
- Củng cố dặn dò:- GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS ôn bài – chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 17(1).doc