Giáo án lớp 3 Tuần thứ 20 - Tháng 1 năm 2013

Giáo án lớp 3 Tuần thứ 20 - Tháng 1 năm 2013

Tập đọc:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi).

- Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý.

* KNSCB: Đảm nhận trách nhiệm; tư duy sáng tạo: bình luận nhận xét; lắng nghe tích cực; thể hiện sự tự tin.

* PP, KT DHTC: Trình bày 1 phút; đặt câu hỏi; thảo luận nhóm; đóng vai; làm việc nhóm.

B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn

2. HS : SGK.

 

doc 38 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 834Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần thứ 20 - Tháng 1 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
* Tuần CM thứ : 20 Lớp : 3C
Thứ, ngày
Tiết
Tiết
Ch.tr
Môn
Tên bài dạy
Thứ hai
Ngày 14/01
1
20
CC
2
39
TĐ
Ở lại với chiến khu (GD KNS)
3
20
KC
Ở lại với chiến khu (GD KNS)
4
20
ÂN
Học hát: Bài Em yêu trường em – Ôn tập tên nốt nhạc
5
96
T
Điểm ở giữa – Trung điểm của đoạn thẳng
Thứ ba
Ngày 15/01
1
20
ĐĐ
Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế. ( t2)
2
39
CT
 (Nghe – viết) Ở lại với chiến khu
3
39
TNXH
Ôn tập: Xã hội 
4
20
MT
5
97
T
Luyện tập 
Thứ tư
Ngày 16/01
1
39
TĐ
Chú ở bên Bác Hồ ( TH ĐĐ HCM) (GD KNS) 
2
20
LTVC
Mở rộng vốn từ: Tổ Quốc. Dấu phẩy ( TH ĐĐ HCM)
3
39
AV
4
39
TD
Tập hợp hàng ngang
5
98
T
So sánh các số trong phạm vi 10 000
Thứ năm
Ngày 17/01
1
20
TV
Ôn chữ hoa N (tiếp theo)
2
39
CT
(Nghe – viết) Trên đường mòn Hồ Chí Minh
3
40
AV
4
20
TC
Ôn tập chủ đề Cắt, dán chữ cái đơn giản (tiết 2) 
5
99
T
Luyện tập 
Thứ sáu
Ngày 18/01
1
20
TLV
Báo cáo hoạt động tuần qua 
2
40
TNXH
Thực vật 
3
40
TD
Trò chơi “thỏ nhảy” và “ lò cò tiếp sức”
4
100
T
Phép cộng các số trong phạm vi 10 000
5
20
SH
Tổng kết tuần qua 
Ngày soạn: 12/ 01 / 2013
Ngày dạy: 14 / 01 / 2013	
Môn: Tập đọc- Kể chuyện
Ở lại với chiến khu
A. YÊU CẦU:
Tập đọc:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi).
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý. 
* KNSCB: Đảm nhận trách nhiệm; tư duy sáng tạo: bình luận nhận xét; lắng nghe tích cực; thể hiện sự tự tin.
* PP, KT DHTC: Trình bày 1 phút; đặt câu hỏi; thảo luận nhóm; đóng vai; làm việc nhóm. 
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn
HS : SGK. 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
35’
25’
4’
1’
1. Ổn định tổ chức: 
- Cho lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ:Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” 
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi :
- Nội dung bài nói gì ?
- Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì ?
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới :
 3.1.Giới thiệu bài : 
- Tranh gợi cho em biết điều gì ?
Tranh vẽ một lán trại đơn sơ: nhà tranh, vách nứa ở chiến khu chống Pháp. Một chú bộ đội lớn tuổi đang ngồi bên các chiến sĩ nhỏ tuổi. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: “Ở lại với chiến khu”.
Ghi bảng.
3.2.HD HS luyện đọc :
GV đọc diễn cảm : giọng đọc nhẹ nhàng, xúc động. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện thái độ trìu mến, âu yếm của trung đoàn trưởng với các đội viên; thái độ sẵn sàng chịu đựng gian khổ, kiên quyết sống chết cùng chiến khu của các chiến sĩ nhỏ tuổi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn luyện đọc từng câu.
Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi.
Giáo viên gọi nối tiếp từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên gọi học sinh đọc từng đoạn nối tiếp.
GV kết hợp giải nghĩa từ khó: trung đoàn trưởng, lán, tây, Việt gian, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn 
Giáo viên cho học sinh đọc lại các từ trên. 
 3.3.Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
Cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ? 
Giáo viên cho HS đọc thầm đoạn 2 và hỏi :
- Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ “ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại” ?
- Thái độ của các bạn sau đó thế nào ?
- Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà ?
- Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động ?
Giáo viên cho HS đọc thầm đoạn 3 và hỏi :
- Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn ?
Giáo viên cho HS đọc thầm đoạn 4 và hỏi :
+ Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài.
GVcho HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi :
+ Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi ?
- Giáo viên chốt: Các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.
3.4.luyện đọc lại:
Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2 trong bài và lưu ý HS đọc đoạn văn: giọng xúc động, thể hiện thái độ sẵn sàng chịu đựng gian khổ, kiên quyết sống chết cùng chiến khu của các chiến sĩ nhỏ tuổi.
- Cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối. 
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
 KỂ CHUYỆN
3.5.HD kể từng đoạn của câu chuyện .
Giáo viên nêu nhiệm vụ : trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào các câu hỏi gợi ý, học sinh tập kể câu chuyện.
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài.
Giáo viên nhắc học sinh: các câu hỏi chỉ là điểm tựa giúp các em nhớ nội dung chính của câu chuyện. Kể chuyện không phải là trả lời câu hỏi. Cần nhớ các chi tiết trong truyện để làm cho mỗi đoạn kể hoàn chỉnh, sinh động.
Giáo viên cho 4 học sinh lần lượt kể trước lớp, mỗi học sinh kể lại nội dung từng đoạn.
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh kể chuyện theo nhóm. Giáo viên cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn với yêu cầu :
Về nội dung : Kể có đủ ý và đúng trình tự không ?
Về diễn đạt : Nói đã thành câu chưa ? Dùng từ có hợp không ?
Về cách thể hiện : Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không ? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa ?
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai.
4.Củng cố: 
- Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi ?
Giáo viên chốt: Các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.
5. Dặn dò:
- GV động viên, khen ngợi HS kể hay; Khuyết khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- GV nhận xét tiết học.
- Lớp hát.
3 học sinh đọc.
Học sinh trả lời.
- Để tổng kết tháng.
- Lắng nghe.
Học sinh quan sát và trả lời.
- Nghe.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
Học sinh đọc nối tiếp câu.
-Chú ý.
Học sinh đọc tiếp nối.
- Lắng nghe.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
- Lắng nghe.
- HS đọc.
Học sinh đọc thầm.
Để thông báo ý kiến của trung đoàn: cho các chiến sĩ nhỏ trở về sống với gia đình, vì cuộc sống ở chiến khu thời gian tới còn gian khổ, thiếu thốn nhiều hơn, các em khó lòng chịu nổi.
Học sinh suy nghĩ và tự do phát biểu:
vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến đấu.
- Dịu dàng, trìu mến.
Lượm, Mừng và tất cả các bạn đều tha thiết xin ở lại.
Các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chịu ăn đói, sống chết với chiến khu, không muốn bỏ chiến khu về ở chung với tụi Tây, tụi Việt gian.
Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em phải trở về.
Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt trước những lời van xinđược chiến đấu hi sinh vì Tổquốc của các chiến sĩ nhỏ. Oâng hứa sẽ về báo cáo lại với Ban chỉ huy nguyện vọng của các em. 
- Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.
Học sinh suy nghĩ và tự do phát biểu.
- Lắng nghe.
- Nghe hướng dẫn.
Học sinh các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét.
-HS đọc yêu cầu bài.
Dựa vào các câu hỏi gợi ý, học sinh kể lại được câu chuyện. 
Học sinh đọc lại các câu hỏi.
4 học sinh lần lượt kể. 
- Chia thành nhóm nhỏ, kể.
- Lắng nghe.
Học sinh kể chuyện theo nhóm.
- Thực hiện yêu cầu.
Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.
- Lắng nghe.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM ( NẾU CÓ)
.
Môn: Toán
Điểm ở giữa – Trung điểm của
đoạn thẳng
A. YÊU CẦU:
- Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước; Trung điểm của một đoạn thẳng.
* Bài tập cần làm 1, 2.
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1/.GV: Bảng phụ; SGK.
2/.HS: SGK, vở, thước.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
30’
4’
1’
1.Ổn định tổ chức:
 - Cho lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh làm bài 3 và 6/97 SGK.
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
3. Bài mới:
a) Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu điểm ở giữa.
 A O B
- Nhấn mạnh: A, O, B là ba điểm thẳng hàng, theo thứ tự trên. O là điểm ở giữa hai điểm A & B.
- Yêu cầu học sinh trả lời.
b/ Hoạt động 2: Giáo viên cho vài ví dụ khác để củng cố khái niệm trên.
b) Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng.
 3cm 3 cm
 A M B
- GV nhấn mạnh: Hai điều kiện để M là trung điểm của đoan AB.
- M là điểm ở giữa hai điểm A & B.
- AM = MB (độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB và cùng bằng 3 cm).
- Giáo viên cho vài ví dụ khác để củng cố khái niệm tr ... äp làm văn
Báo cáo hoạt động tuần qua
A. YÊU CẦU:
- Bước đầu biết báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua dựa theo bài tập đọc đã học (BT1)
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1./GV : mẫu báo cáo để khoảng trống điền nội dung, đủ phát cho từng học sinh. 
2/HS : Vở bài tập
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
30’
4’
1’
1. Ổn định tổ chức:
- Cho lớp hát.
2 .Kiểm tra bài cũ: Nghe kể: 
 Chàng trai làng Phù Ủng.
Hai học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ửng và trả lời câu hỏi. 
Một học sinh đọc lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” và trả lời câu hỏi.
Nhận xét, khen ngợi.
3.Bài mới :
3.1.Giới thiệu bài: Báo cáo hoạt động .
3.2.Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS báo cáo .
GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
GV cho HS đọc lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”.
- Báo cáo hoạt động của tổ chỉ theo 2 mục: 1. Học tập.
2. Lao động. Trước khi đi vào nội dung cụ thể, cần nói lời mở đầu: “Thưa các bạn”
Giáo viên cho các tổ làm việc theo trình tự :
+ Các thành viên trao đổi, thống nhất kết quả học tập và lao động của tổ trong tháng. 
+ Lần lượt học sinh đóng vai tổ trưởng báo cáo trước các bạn kết quả học tập và lao động của tổ mình.
Cả lớp bình chọn bạn có bản báo cáo tốt nhất, báo cáo rõ ràng, tự tin.
* Không yêu cầu viết báo cáo ở bài tập 2. 
4.Củng cố: 
- Gọi nêu lại nội dung chính của bài.
- Nhận xét, chốt ý.
5 .Dặn dò:
- Xem lại bài; Chuẩn bị bài: Nói về trí thức. Nghe kể: Nâng niu từng hạt giống. 
- GV nhận xét tiết học.
- Lớp hát.
- Hai HS kể.
Dựa theo bài tập đọc Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” , hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng qua. 
- Lắng nghe.
- Nhắc lại tựa bài.
- Đọc yêu cầu.
- Đọc lại bài.
- Lắng nghe.
- Thực hiện yêu cầu.
- Thảo luận, trao đổi.
- Đại diện báo cáo.
- Bình chọn tổ báo cáo hay.
- Lắng nghe.
- HS đọc.
- Học sinh lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Chú ý.
RÚT KINH NGHIỆM ( NẾU CÓ)
.
Môn: Tự nhiên – Xã hội
Thực vật
A. YÊU CẦU:
- Biết được cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả.
- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được rễ, thân, lá, hoa, quả của một số cây.
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Giáo viên : các hình trang 76, 77 trong SGK, các cây có ở sân trường, vườn trường.
Học sinh : SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
30’
4’
1’
 1 .Ổn định tổ chức:
- Cho lớp hát.
 2 .Kiểm tra bài cũ:
- Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con người ?
- Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy, cần cho chảy ra đâu ?
- Xử lí nước thải hợp vệ sinh sẽ có lợi như thế nào đối với đời sống con người và động vật, thực vật.
-Nhận xét, khen ngợi.
3 .Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài: Thực vật.
3.2. Quan sát theo ngoài thiên nhiên.
GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình trang 76, 77 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: Hãy giới thiệu tên của một số cây trong hình. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách quan sát cây cối ở khu vực do Giáo viên phân công.
Giao nhiệm vụ và gọi một số HS nhắc lại nhiệm vụ quan sát trước khi cho các nhóm ra quan sát cây cối ở sân trường hay xung quanh trường.
Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo trình tự:
+ Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có ở khu vực nhóm được phân công.
+ Chỉ và nói tên từng bộ phận của mỗi cây.
+ Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó.
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên giới thiệu tên một số cây trong SGK trang 76, 77.
+ Hình 1: cây khế.
+ Hình 2: cây vạn tuế ( trồng trong chậu đặt trên bờ tường), cây trắc bách diệp (cây cao nhất ở giữa hình).
+ Hình 3: cây kơ-nia (cây có thân to nhất), cây cau (cây có thân thẳng và nhỏ ở phía sau cây kơ-nia)
+ Hình 4: cây lúa ở ruộng bậc thang, cây tre,
+ Hình 5: cây hoa hồng.
+ Hình 6: cây súng
Kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.
3. 3.Làm việc Cá nhân :
GV có thể yêu cầu HS lấy giấy và bút chì màu vẽ một vài cây mà các em quan sát được. Các em có thể vẽ phác ở ngoài sân rồi vào lớp hoàn thiện bài vẽ của mình hay các em vẽ theo trí nhớ của mình về một số cây đã quan sát được.
Giáo viên lưu ý học sinh tô màu. Ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ.
Cho từng Cá nhân trình bày bài vẽ của mình.
Cho HS tự giới thiệu về bức tranh của mình.
GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá các bức tranh vẽ của lớp.
4.Củng cố: 
Cây xanh có những bộ phận nào?
Cho 3 HS đọc lại mục bạn cần biết
5.Dặn dò:
Cần xem lại bài;Chuẩn bị : bài 41 : Thân cây. 
GV nhận xét tiết học.
- Lớp hát.
- 3 HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
Học sinh quan sát.
Chia 4 nhóm.
Học sinh quan sát.
Học sinh nhắc lại.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- Lắng nghe.
Học sinh thực hành vẽ theo yêu cầu của Giáo viên
- HS làm.
Học sinh trình bày. 
Học sinh giới thiệu.
- Lắng nghe.
- Cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả.
- Đọc theo yêu cầu.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM ( NẾU CÓ)
.
Môn: Toán
Phép cộng các số trong phạm vi 10 000
A. YÊU CẦU:
- Biết cộng các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính và tính đúng).
- Biết giải toán có lời văn (có phép cộng các số trong phạm vi 10 000).
* Bài tập cần làm 1; 2(b), 3, 4.
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1/.GV: Bảng phụ ghi sẵn bài toán mẫu của SGK trang 102.
2/HS: SGK, vở viết, bành con.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
30’
4’
1’
1. Ổn định tổ chức:
- Cho lớp hát.
 2.Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 99.
- Nhận xét và ghi điểm học sinh.
 3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học.
3.2. Hướng dẫn cách thực hiện phép cộng:
 3526 + 2759
a) Hình thành phép cộng 3526 + 2759.
-Giáo viên nêu yêu cầu bài toán trang 102.
- Muốn biết cả hai phân xưởng làm được bao nhiêu, chúng ta phải làm như thế nào ?
- Dựa vào cách tính tổng các số có ba chữ số, em hãy thực hiện tính tổng 3526 + 2759.
b) Đặt tính và tính 3526 + 2759.
- Nêu cách đặt tính khi thực hiện phép tính tổng 3526 + 2759 ( SGV/ 177).
+ Hãy nêu từng bước tính cộng 3526 + 2759.
c) Nêu qui tắc tính:
- Muốn thực hiện tính cộng các số có bốn chữ số với nhau ta làm như thế nào?
3.3. Luyện tập thực hành:
 * Bài tập 1.
- Gọi 2 học sinh nêu yêu cầu của đề bài.
- Học sinh tự làm bài.
- Yêu cầu 4 học sinh nêu cách tính .
-Nhận xét, sửa bài.
 * Bài tập 2.
- Yêu cầu học sinh làm câu b).
- HS làm lần lượt từng bài vào bảng con.
- Mời HS nhận xét, GV nhận xét, khen ngợi.
 * Bài tập 3.
- Gọi 2 học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
 Tóm tắt:
Đội Một: 3680 cây
Đội Hai : 4220 cây
- Nhận xét, ghi điểm.
 * Bài tập 4.
- Yêu cầu học sinh đọc đề, Giáo viên vẽ hình lên bảng, học sinh tự làm bài.
- Nêu tên của hình chữ nhật?
- Nêu tên các cạnh của hình chữ nhật?
- Hãy nêu trung điểm của các cạnh của hình chữ nhật ABCD?
- Hãy giải thích vì sao M là trung điểm của cạnh AB.
- GV hỏi tương tự với các trường hợp còn lại.
 4.Củng cố:
- Cho HS làm vào bảng con dạng bài tập 2:
5370 + 1829 ; 6938 + 432
 5 .Dặn dò:
- Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Lớp hát.
- 2 học sinh lên bảng làm bài.
-Lắng nghe.
- Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
- Nghe Gv đọc đề bài.
- Tính tổng 3526 + 2759 (thực hiện phép cộng 3526 + 2759)
- Học sinh tính và nêu kết quả.
-Lắng nghe.
- Bắt đầu cộng từ phải sang trái (từ hàng đơn vị, đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn).
 6285
(6 cộng 9 bằng 15, viết 5 nhớ 1; 2 cộng 5 bằng 7 thêm 1 bằng 8, viết 8; 5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1; 3 cộng 2 bằng 5 thêm 1 bằng 6, viết 6).
- Vậy 3526 + 2759 = 6285
- Muốn cộng các số có bốn chữ số ta thực hiện tính từ phải sang trái (thực hiện tính từ hàng đơn vị)
- Bài tập yêu cầu thực hiện phép tính.
 ; 
9261
 ; 
 7075 9043
- Học sinh trả lời.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- Đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào bảng con.
- Nhận xét.
- 2 học sinh đọc đề theo yêu cầu.
- Gọi 1 HS làm bài ở bảng phụ, lớp làm vào vở.
 Bài giải
 Cả hai đội trồng được số cây là:
 3680 + 4220 = 7900 (cây)
 Đáp số: 7900 cây.
- Lắng nghe.
- Đọc yêu cầu, quan sát.
- Hình chữ nhật ABCD.
- Các cạnh là: AB; BC; CD; DA.
- Trung điểm của cạnh AB là M; BC là N; CD là P và AD là Q.
- Vì ba điểm A, M, B thẳng hàng. Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB (bằng 3 cạnh 3 ô vuông)
- Trả lời.
- Làm bài cá nhân.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM ( NẾU CÓ)
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20THIENLY.doc