MỤC TIÊU:Giúp hs;
- Biết qui tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết số đo hai cạnh của nó.
- Hs vận dụng để tính được diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là xăng- ti- mét vuông.Bài tập cần làm: Bài 1,2,3.
- GD ý thức thích học môn toán.
I- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Bảng phụ vẽ hình chữ nhật gồm 12 ô vuông .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
A,Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 em lên bảng chữa - Lớp làm nháp
196cm - 37cm ; 52cmx 3 - Lớp nhận xét.
Tuần 29 Thứ hai ngày 25 tháng 3 năm 2013 Hoạt động tập thể Chào cờ đầu tuần Toán Tiết 141: Diện tích hình chữ nhật. I- Mục tiêu:Giúp hs; - Biết qui tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết số đo hai cạnh của nó. - Hs vận dụng để tính được diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là xăng- ti- mét vuông.Bài tập cần làm: Bài 1,2,3. - GD ý thức thích học môn toán. I- Đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ vẽ hình chữ nhật gồm 12 ô vuông . III- Các hoạt động dạy- học: A,Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 em lên bảng chữa - Lớp làm nháp 196cm - 37cm ; 52cmx 3 - Lớp nhận xét. B,Bài mới Hoạt động 1: Xây dựng qui tắc tính diện tích hình chữ nhật. - Gv cho hs quan sát hình chữ nhật có kể sẵn ô vuông. - Em hãy đếm số ô vuông ở hình CN này và nói rõ em đếm bằng cách nào? * Biết 1 ô vuông có diện tích là 1cm2 vậy diện tích hình chữ nhật được tính như thế nào? Hoạt động 2: Quy tắc tính diện tích hình chữ nhật. - Yêu cầu HS nêu chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật? + Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật theo chiều dài và chiều rộng? - So sánh các thừa số khi tính diện tích hình chữ nhật với chiều dài và chiều rộng của nó? - Hãy lấy ví dụ – tính ? - Muốn tính diện tích hình chữ nhật làm như thế nào? - Cho nhiều HS nhắc lại. - Cho HS tính diện tích hình chữ nhật với các số đo bất kì. => GV Chốt cách tính diện tích hình chữ nhật: Diện tích = Dài x Rộng ( cùng đơn vị đo ) Hoạt động 3: Thực hành. Bài 1:HS nêu.(Gv treo bảng phụ ) - Bài toán cho biết gì? hỏi gì? -Muốn tính chu vi ,và diện tích hình chữ nhật làm thế nào? Chốt cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật. +) Bài 2: - Gọi hs đọc đề bài.- Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Gv yêu cầu hs chữa bài và giải thích cách làm. + Gv và lớp theo dõi, nhận xét. +) Bài 3:- Yêu cầu 1 hs đọc đề toán. + Yêu cầu HS vào vở, GV chấm rồi chữa bài. IV, Củng cố - dặn dò. -Muốn tính diện tích hình chữ nhật làm thế nào? - Nhận xét giờ học.Nhắc HS nắm chắc cách tính diện tích hình chữ nhật. - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập. - Hs quan sát. - Có 12 ô: Mỗi hàng có 4 ô mà có 3 hàng vậy có: 4 x 3 = 12 ( ô vuông) - Lấy: 4 x 3 = 12 ( cm2 ). - Chiều dài: 4cm. - Chiều rộng: 3cm. -...chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo). - chiều dài, chiều rộng chính là các thừa số. * KKHS lấy VD và thực hiện - Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy số đo chiều dài nhân với số đo chiều rộng (cùng 1 đơn vị đo) *KKHS tính - HS nêu - Học sinh làm, chữa bài. - Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy số đo chiều dài cộng với số đo chiều rộng (cùng 1 đơn vi đo) rồi nhân với 2 - HS đọc đề. - Chiều dài miếng bìa hình chữ nhật - Diện tích miếng bìa hình chữ nhật ?cm2. - HS làm, chữa bài. Đáp số: 70 cm2. - Hs đọc đề toán. - Hs làm vào vở. *KK1 HS lên bảng giải. Đáp số: a- 15 cm2, b- 180 cm2. - Hs nêu. Tập đọc – Kể chuyện Buổi học thể dục. I- Mục tiêu: A- Tập đọc: 1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Chú ý các từ ngữ: Đê- rốt- xi, Cô- rét- ti, Xtác- đi, Ga- rô- nê, Nen- li, khuỷu tay,... - Biết đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến. 2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu: - Hiểu các từ mới: Gà tây, bò mộng, chật vật.Trả lời CH trong SGK - Hiểu nội dung của truyện: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của 1 hs tật bị tật nguyền. B - Kể chuyện: - Rèn kĩ năng nói: - Bước đầu biết kể lại từng đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật. - *KKHS kể lại được toàn bộ câu chuyện theo lời của 1 nhân vật. - Rèn kĩ năng nghe:- Nghe và nhận xét, đánh giá được bạn kể. - Giáo dục HS học tập tinh thần vượt khó vươn lên trong học tập của bạn HS bị tật nguyền. - GDKNS: Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân, thể hiện sự cảm thông, đặt mục tiêu, thể hiện sự tự tin. II- Đồ dùng dạy- học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ. III- Các hoạt động dạy - học: Tập đọc: Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ - Giờ trước các em được học bài gì? - Em hãy đọc 1 tin trong bài mà em thích nhất và nói rõ vì sao em thích? -Tấm gương của anh Am xtơ -rông nói lên điều gì? - GV nhận xét chung. B - Bài mới: - Giới thiệu bài: Hoạt động 2- Luyện đọc: a) GV đọc toàn bài. - GV cho hs quan sát tranh minh hoạ. b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ: (+) Đọc từng câu:- GV chú ý phát âm từ khó, dễ lẫn: Đê- rốt- xi, Cô- rét- ti, Xtác- đi, Ga- rô- nê, Nen- li. (+) Đọc từng đoạn trước lớp: - Bài chia làm mấy đoạn? Nêu rõ từng đoạn? + Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + GV kết hợp giải nghĩa từ: Gà tây, bò mộng, chật vật (+) Đọc từng đoạn trong nhóm: - GV yêu cầu hs đọc theo nhóm 3. - GV theo dõi, sửa cho 1 số hs. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài: + Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 ; - Tìm hiểu nhiệm vụ của BT thể dục là gì? - Các bạn trong lớp thực hiện BT thể dục ntn? + Gọi 1 hs đọc to đoạn 2. - Vì sao Nen- li được miễn tập thể dục? - Vì sao Nen- li lại xin thầy cho tập thể dục? + Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 2, 3 và trả lời: - Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen- li. - Em học tập được điều gì từ bạn Nen – li ? - Em hãy tìm thêm tên 1 khác để đặt cho câu chuyện. Hoạt động 4: Luyện đọc lại: - GV đọc diễn cảm đoạn 2. - GV treo bảng phụ- Hướng dẫn hs đọc diễn cảm đoạn 2, tổ chức cho hs thi đọc. - Tin thể thao. - 2 học sinh lên bảng, lớp nhận xét. - Học sinh theo dõi. - Hs quan sát tranh. - Hs đọc nối tiếp từng câu -> hết bài (2 lượt). - 3 đoạn - Hs đọc nối tiếp từng đoạn -> hết bài ( 2 lượt). - 1em đọc đoạn 1; 1 em đọc tiếp đoạn 2; 1 em đọc tiếp đoạn 3; sau đó đổi lại. 3 nhóm thi đọc. - Mỗi hs phải leo đến trên cùng của 1 cái cột cao. - Đê- rốt- xi và Cô- rét- ti leo như 2 con khỉ. - Vì cậu bị tật nguyền từ nhỏ. -...vì bạn muốn vượt qua chính mình. - Nen- li leo một cách chật vật. - HS xung phong trả lời. - Tấm gương vượt khó, - 2, 3 hs thi đọc đoạn 2. Kể chuyện: 1- GV nêu nhiệm vụ: - Dựa vào các tình tiết để kể lại từng đoạn câu chuyện theo lời của 1 nhân vật. 2- Hướng dẫn hs kể lại câu chuyện: - Gv yêu cầu hs tự ghi nhớ câu chuyện trong 2 phút. - Yêu cầu hs luyện kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm đôi, gọi 1 số nhóm trình bày. - Gv nhận xét, cho điểm. - *KK 3 hs thi kể toàn bộ câu chuyện, lớp bình chọn bạn kể hay nhất. + Củng cố- Dặn dò: - Nêu ý nghĩa câu chuyện? - Qua câu chuyện em học được điều gì? - Nhận xét giờ học. Dặn hs luyện đọc, kể chuyện. Tập viết Ôn chữ hoa T(tiếp) I- Mục tiêu.- Củng cố cách viết chữ hoa T thông qua tên riêng: Trường Sơn và câu ứng dụng: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Tr,S -1dòng; tên riêng- 1dòng; câu ứng dụng – 1lần. - Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. II- Đồ dùng : Mẫu chữ hoa T (Tr), Trường Sơn. III- Các hoạt động dạy và học. A- Kiểm tra bài cũ. - Học sinh viết: "Th, Thăng Long, Thể dục" B- Bài mới. 1 Giới thiệu bài. 2- Hoạt động 1: Hướng dẫn viết trên bảng con. +Luyện viết chữ hoa: T, Tr, S. - Tìm các chữ hoa có trong bài? Nêu quy trình viết từng chữ? - Giáo viên viêt mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. - Yêu cầu học sinh luyện viết các chữ T, Tr, S vào bảng con. +Luyện viết từ ứng dụng: Trường Sơn. - Giáo viên giới thiệu: Trường Sơn là một dãy núi dài gần 1000km, kéo dài suốt miền Trung nước ta. Trong kháng chiến chống Mĩ, đường mòn Hồ Chí Minh chạy dọc theo dãy Trường Sơn, là con đường đưa bộ đội vào Nam đánh Mĩ. - HD hs luyện viết từ. + Luyện viết câu ứng dụng. Câu thơ thể hiện tình cảm yêu thương của Bác Hồ với thiếu nhi: bác xem trẻ em là lứa tuổi măng non như búp trên cành. Bác khuyên trẻ em ngoan ngoãn, chăm học.. - Hướng dẫn hs viết : Trẻ em. 3. Hoạt động 2- Hướng dẫn học sinh viết vào vở Tập viết. - Giáo viên nêu yêu cầu bài viết. - Giáo viên chấm và nhận xét 1 số bài chấm. - T, Tr, S. - Học sinh nêu miệng. - Học sinh tập viết các chữ T, Tr, S trên bảng con. - KKHS nêu điều em biết về Trường Sơn. - Nhận xét về độ cao, dấu thanh, khoảng cách của các chữ trong từ ứng dụng. - Học sinh luyện viết vào bảng con: Trường Sơn. - *KKHS: Đọc nêu nội dung câu ứng dụng. - Nhận xét cách viết. - luyện viết bảng con: Trẻ em. - viết bài vào vở, lưu ý ngồi đúng tư thế.. Củng cố - Dặn dò: - Nêu cách viết chữ hoa T? - Nhận xét giờ học. Dặn hs luyện viết cho chữ đẹp. Toán+ Luyện: Diện tích hình chữ nhật I- Mục tiêu.- Củng cố về diện tích của hình chữ nhật. - Rèn kĩ năng tình diện tích của hình chữ nhật theo kích thước cho trước. - Tự tin, hứng thú trong thực hành toán. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn ôn tập. Hoạt động 1:Bài tập cần làm: Bài 1: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 16 cm, chiều rộng là 9cm? + Bài toán củng cố lại kiến thức gì? + Muốn tìm diện tích hình chữ nhật làm như thế nào? – Chốt cách tính diện tích hình chữ nhật. Bài 2: Cho hình chữ nhật có chiều dài 48 cm. Chiều rộng bằng 1/6 chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó? - Chốt cách tính diện tích hình chữ nhật. Bài 3: Một hình vuông có diện tích 81cm2 . Tính chu vi hình vuông đó. - Yêu cầu Hs làm bài - Chữa bài cùng Hs . - Chốt cách tính chu vi hình vuông. Hoạt động 2:*Bài tập KK HS làm: Bài 4: Cho hình chữ nhật có diện tích 96 cm2. Chiều rộng là 8 cm. Tính chu vi của hình đó? - Gợi ý : Muốn tính được chu vi của hình chữ nhật phải biết được điều gì ? Chốt: Khi biết diện tích và chiều rộng ( chiều dài ) ta sẽ tính được chu vi của hình chữ nhật đó . Bài 5: Cho hình chữ nhật có chu vi là 44 m, chiều rộng là 8 m. Tính diện tích hình chữ nhật đã cho? Hướng dẫn:Từ chu vi tính nửa chu vi, tính chiều dài , tính diện tích . Bài 6: Một hình chữ nhật có chu vi bằng chu vi hình vuông cạnh 12 cm, chiều rộng hình chữ nhật là 6 cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó? HDHS: + Tính nửa chu vi hình chữ nhật , + Đưa về dạng bài 4 để giải - Chấm – chữa bài - Nhận xét bài của Hs . - Học sinh làm bài vào vở. - Chữa bài, nhận xét. - Tính diện tích hình chữ nhật - HS nêu – nhận xét - Đọc yêu cầu của bài. - Phân tích bài toán. - Hs làm bài - 1 Hs làm bài trên bảng lớp . - Nhận xét bài của bạn . - Đọc yêu cầu của bài. - Tìm hiểu yêu cầu của bài. - Phân tích đề toán. - Hs làm bài - 1 Hs làm bài trên bảng lớp . - 1 Hs làm bài trên bảng lớp . - Đọc yêu cầu của bài. - Tìm ... phận chính của cơ thể là gì? Chúng có đặc diểm gì đặc biệt? -...thực vật: đều có rễ, thân, lá,... -...Đều là những cơ thể sống gọi chung là sinh vật. - ... động vật đi được, thực vật không đi được... KL: Cây xanh và động vật đối với con người rất quan trọng, cây xanh làm cho không khí trong lành, bảo vệ cây xanh là bảo vệ môi trường, tạo cho con người thêm khoẻ mạnh. Iv / Củng cố - Dặn dò. + Em cần làm gì để bảo vệ cây cối, động vật xung quanh ta? - Nhận xét giờ học.Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Trái đất - Quả địa cầu ________________________________________ Toán+ Luyện: Cộng các số trong phạm vi 100000. Diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông. I- Mục tiêu: - Củng cố về phép cộng các số trong phạm vi 100000; cách tính diện tích hình vuông, chu vi và diện tích hình chữ nhật. -Rèn kỹ năng tính tổng các số trong phạm vi 100000;tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật. - H/s hiểu bài ,làm đúng các bài tập.Tự tin, hứng thú trong thực hành toán. II Các hoạt động dạy và học. Hoạt động 1- ổn định tổ chức. Hoạt động 2- Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Tính tổng biết các số hạng lần lượt là: a) 46954 và 22617 c) 34652 và 15289 b) 30905 và 1864 d) 452 và 49371 - Gv cho Hs làm bài . - Củng cố cho Hs cách đặt tính , cách cộng . Bài 2: Trong kho có 75369 kg muối. Người ta đã xuất 4 lần mỗi lần xuất 12300 kg muối. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu kg muối. - Cho Hs làm bài . - Quan sát Hs làm bài . - nhận xét bài làm của Hs . * KKHS làm các bài tập sau: Bài 3: Tính nhanh: a. 24356 + 32143 + 644 + 857 b. 32456 – ( 1500 + 2456) - Theo dõi hs làm bài. - Chữa bài và củng cố bài. Bài 4: Một hình vuông có chu vi bằng 28cm. Tính diện tích hình vuông đó. Bài 5: Cho hình chữ nhật có chu vi là 44 m, chiều rộng là 8 m. Tính diện tích hình chữ nhật đã cho? Hướng dẫn: từ chu vi tính nửa chu vi , tính chiều dài , tính diện tích . Bài 6: Một hình chữ nhật có diện tích 144cm2 , chiều rộng 9 cm. Hãy tính chu vi hình chữ nhật đó. - Theo dõi hs làm bài, giúp đỡ hs lúng túng . - Chữa bài và củng cố bài: cách tính chu vi, diện tích hcn, h.vuông và các yếu tố liên quan. - Học sinh làm lần lượt từng phép tính vào bảng con. - Nêu cách thực hiện. - Tìm hiểu yêu cầu của bài. - Phân tích bài toán. - Trình bày bài làm. - Làm bài vào vở.1 HS lên bảng - Chữa bài, nhận xét. - Trình bài bài làm vào vở. - 1 HSK lên làm bảng lớp . - chữa bài - Đọc bài toán. - Phân tích bài toán. - Hs làm bài theo yêu cầu ở vở- *KK1HS lên bảng làm, chữa bài trên bảng lớp. - Giải thích bài làm. - Đối chiếu bài bạn, nêu cách tính khác(nếu có). 3- Củng cố - Dặn dò: - Nêu cách cộng các số trong phạm vi 100000? - Nhận xét giờ học.Nhắc HS xem lại bài. Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp: Kiểm điểm nề nếp Tuần 29 I. Mục tiêu: - Học sinh thấy được ưu, khuyết điểm của mình trong tuần. - Học sinh biết sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm vươn lên trong học tập ở tuần 30. - GD HS ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ học tập. II. Nội dung sinh hoạt: 1- Kiểm điểm công tác tuần 29. a- Lớp trưởng lên nhận xét các mặt theo dõi trong tuần ( đi muộn, truy bài. chuẩn bị bài, đoàn kết... b- Giáo viên tổng kết chung công tác trong tuần: Tuyên dương các cá nhân , tập thể. Nhắc nhở, phê bình những cá nhân chưa thực hiện tốt 2- Phương hướng phấn đấu. - Thi đua học tập lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30-4 và Quốc tế lao động 1-5 - Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch chữ đẹp. - Thực hiện tốt các nề nếp ra vào lớp. Chơi vui đoàn kết, xưng hô lễ độ với thầy cô, người lớn. Gọi bạn- xưng tôi, nhường nhịn em nhỏ. - Nhắc nhở HS phòng bệnh theo mùa, đi học đảm bảo an toàn giao thông. Tiếng Anh Giáo viên chuyên dạy Kí duyệt giáo án ... I. Mục tiêu:- Học sinh nắm được tình hình của lớp, của cá nhân trong tuần 29. - Nắm được phương hướng hoạt động trong tuần tới. - Giáo dục học sinh tính tự giác trong sinh hoạt lớp. II. nội dung Hoạt động 1. Lớp trưởng điều hành, lớp phó và các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ trong tuần qua. Hoạt động 2. Giáo viên nhận xét, đánh giá chung: Vềhọctập.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... -Vềsinhhoạttậpthể. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................. - Về các nền nếp khác. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................ Hoạt động 3. Tuyên dương, phê bình. Giáo viên cùng lớp bình bầu thi đua. Hoạt động 4. Nêu phương hướng tuần tới. - Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ưu điểm đã đạt được. - Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch chữ đẹp. III- Chương trình văn nghệ. Lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ của lớp. Cẩm Chế, ngày...tháng 3 năm 2013 tiếng việt+ Luyện tập: Nhân hoá - đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì? I- Mục tiêu. - Củng cố về nhân hoá. Cách đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì? - Rèn kỹ năng thực hành của học sinh. - Mở rộng vốn từ. Trau dồi Tiếng Việt. II- Các hoạt động dạy và học. HĐ1: ổn định tổ chức. HĐ2: Hướng dẫn học sinh ôn tập. Bài 1: Tìm các từ ngữ nhân hoá gà trống? Cách gọi và xưng hô như thế có tác dụng gì? Đặt dấu câu thích hợp vào vị trí có dấu Hoa mào gà Một hôm chú gà trống Lang thang trong vườn hoa Đến bên hoa mào gà Ngơ ngác nhìn không chớp Bỗng gà kêu hoảng hốt Lạ thật các bạn ơi Ai lấy mào của tôi Cắm lên cây này thế Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân. a) Chú Lí đến nhà để cảm ơn chi em Xô phi. b) Ông Cản ngũ bước hụt để đánh lừa Quắm Đen. c) Cao Bá Quát nghĩ ra cách làm náo động khu Hồ Tây để được nhìn mặt vua tận mắt. Bài 3: Dùng câu hỏi để làm gì? để hỏi cho bộ phận câu in nghiêng trong từng câu dưới đây. a) Hai Bà Trưng mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy kinh hồn. b) Nhiều lần, chị Sáu dũng cảm, mưu trí luồn sâu vào vùng địch tạm chiến để nắm tình hình, giúp công an phát hiện và tiêu diệt nhiều tên gian ác. c) Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để thuyết phục các em trở về với gia đình. + Sau mỗi câu hỏi cần dùng dấu câu gì? - Đọc yêu cầu của bài. - Nêu lần lượt từng yêu cầu của bài. - Trình bày miệng bài làm. - Chữa bài, nhận xét. - Xác định yêu cầu của bài. - Phân tích để thấy bộ phận gạch chân trong từng câu văn trả lơi cho câu hỏi Để làm gì? - Làm bài vào vở. - Đọc yêu cầu của bài. - Trình bày bài làm vào vở. - Nêu miệng bài làm. -...dấu hỏi chấm (?) HĐ3: Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. 1.KTBC:Gọi 2 em lên bảng chữa - Lớp làm bảng con 196cm - 37cm ; 52cmx 3 - Lớp nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Ôn lại về diện tích. - Giáo viên vẽ hình chữ nhật 3 x 2(cm), vẽ hình vuông đơn vị đo 1 cm2. - Yêu cầu học sinh so sánh các ô vuông vừa chia với hình vuông đơn vị. Tính diện tích hình chữ nhật? Hoạt động 2: Xác định diện tích hình chữ nhật. - GV treo bảng phụ - Yêu cầu học sinh quan sát hình chữ nhật 12 ô vuông. + Đếm số ô vuông? - 1 ô vuông 1cm2 => Tính diện tích hình chữ nhật? Hoạt động 3: Tính diện tích hình chữ nhật. - Yêu cầu học sinh không đếm ô vuông => tính số ô vuông? 1 ô vuông 1cm2 => diện tích hình chữ nhật: 12 cm2 Hoạt động 4: Quy tắc tính diện tích hình chữ nhật. - Yêu cầu HS nêu chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật? + Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật theo chiều dài và chiều rộng? - So sánh các thừa số khi tính diện tích hình chữ nhật với chiều dài và chiều rộng của nó? - Hãy lấy ví dụ – tính ? - Muốn tính diện tích hình chữ nhật làm như thế nào? - Cho nhiều HS nhắc lại. - Cho HS tính diện tích hình chữ nhật với các số đo bất kì. Hoạt động 5: Thực hành. Bài 1: Yêu cầu học sinh quan sát và đọc các đại lượng cho bài. - Bài toán cho biết gì? hỏi gì? - Yêu cầu Hs lên bảng làm cột 1. Cả lớp làm vở. + Bài toán củng cố lại kiến thức gì? - Muốn tính chu vi hình chữ nhật, diện tích hình chữ nhật làm như thế nào? Chốt cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật. Bài 2: - Gọi hs đọc đề bài - Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán => làm bài vào vở.. - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Gv yêu cầu hs chữa bài và giải thích cách làm. Bài 3: Học sinh làm bài. (lưu ý câu trong bài cần đổi 2 dm = 20 cm) - Chữa bài, nhận xét. - Chốt cách tính diện tích hình chữ nhật. - Học sinh quan sát hình. - Đếm số ô vuông => nói diện tích 6 ô vuông => diện tích hình chữ nhật: 6cm2 - Học sinh quan sát hình. - 12 ô vuông. - 1 x 12 = 12 cm2. 4 x 3 = 12 (ô vuông) hoặc 3 x 4 = 12 (ô vuông) - Chiều dài: 4cm. - Chiều rộng: 3cm. -...chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo). - chiều dài, chiều rộng chính là các thừa số. * HS lấy VD và thực hiện - Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy số đo chiều dài nhân với số đo chiều rộng (cùng 1 đơn vị đo) - Một hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm. Tính diện tích và chu vi hình chữ nhật đó? - Quan sát cột 1 => Đặt đề toán tương ứng. - Học sinh làm tương tự với cột 2, 3. -...tính chu vi và diện tích hình chữ nhật. - Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy số đo chiều dài cộng với số đo chiều rộng (cùng 1 đơn vi đo) rồi nhân với 2.... - Tìm hiểu yêu cầu của bài. - Làm bài vào vở. - HS làm, chữa bài. Đs: 70 cm2. - Đọc yêu cầu của bài. - Hs làm vào vở. *KK1 HS lên bảng giải. Đs: a- 15 cm2, b- 180 cm2. + Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật? - Nhận xét giờ học.Nhắc HS nắm chắc cách tính diện tích hình chữ nhật. - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
Tài liệu đính kèm: