Giáo án Lớp 4 - Quyển 4 - Trường TH Hoa Trung

Giáo án Lớp 4 - Quyển 4 - Trường TH Hoa Trung

Tập đọc:

ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

I. Mục tiêu:

 1.Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi, chú bé Nguyễn Hiền thông minh, vượt khó nên đỗ Trạng nguyên khi 13 tuổi.

 -Hiểu các từ khó trong bài

 2.Kỹ năng: Đọc lưu loát toàn bài. Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng, ca ngợi

 3.Thái độ:Biết vượt khó trong học tập

II. Đồ dùng dạy học:

 - Thầy:

 - Trò:

 

doc 105 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Quyển 4 - Trường TH Hoa Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11:
 Thứ hai ngày 3 tháng 11 năm 2009
Tập đọc:
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi, chú bé Nguyễn Hiền thông minh, vượt khó nên đỗ Trạng nguyên khi 13 tuổi.
 -Hiểu các từ khó trong bài
 2.Kỹ năng: Đọc lưu loát toàn bài. Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng, ca ngợi
 3.Thái độ:Biết vượt khó trong học tập
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thầy:
	- Trò: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài thi giữa kỳ I
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu chủ điểm và bài học
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài
* Luyện đọc:
- Cho học sinh đọc toàn bài rồi chia đoạn (bài chia làm 4 đoạn)
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn 
- Sửa lỗi phát âm, giải nghĩa từ được chú giải
- Yêu cầu học sinh tìm giọng đọc của bài
- Cho học sinh luyện đọc theo nhóm
- Gọi học sinh đọc toàn bài trước lớp
- Đọc mẫu toàn bài
* Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Cho học sinh đọc 2 đoạn đầu, trả lời câu hỏi
+ Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? (Học đến đâu hiểu ngay đến đó, trí nhớ lạ thường; thuộc hai mươi trang sách một ngày vẫn có thời giờ để chơi diều)
+ Giảng từ kinh ngạc, lạ thường: 
 Kinh ngạc: Rất lạ, hoàn toàn bất ngờ
 Lạ thường: khác đến mức phải ngạc nhiên
- Cho học sinh đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi:
+ Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào? (Nhà nghèo, Nguyễn Hiền phải bỏ học, ban ngày đi chăn trâu Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối mượn vở bạn để học, bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ; đèn là đom đóm, làm bài vào lá chuối khô, xin thầy chấm hộ)
+ Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông trạng thả diều” (vì đỗ Trạng nguyên ở tuổi khi vẫn còn là chú bé thích chơi diều)
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 4 (SGK)
( Mỗi phương án trả lời đều có mặt đúng, câu tục ngữ “Có chí thì nên” đúng nhất với ý nghĩa câu chuyện )
- Yêu cầu học sinh nêu ý chính của bài
- Bổ sung, hoàn chỉnh:
Ý chính: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, vượt khó đỗ Trạng Nguyên khi mới 13 tuổi
c) Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm
- Yêu cầu học sinh nhắc lại giọng đọc của bài
- Cho học sinh đọc diễn cảm đoạn 3
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học,liên hệ giáo dục HS
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà đọc bài, chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp theo dõi
- 1 học sinh đọc toàn bài, lớp đọc thầm
- Đọc 3 lượt
- Nêu giọng đọc của bài
- Đọc theo nhóm 2
- 2 học sinh đọc
- Lắng nghe
-1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
 - Trả lời câu hỏi
- Theo dõi, nhận xét 
- Lắng nghe
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
 - Trả lời câu hỏi
- Theo dõi, nhận xét 
- Trả lời câu 4 SGK 
-2 học sinh nêu ý chính của bài
- 2 học sinh nhắc lại giọng đọc 
của bài
- 2 học sinh đọc, bạn khác nhận xét 
Toán:
NHÂN VỚI 10, 100, 1000, 
CHIA CHO 10, 100, 1000, 
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Học sinh biết thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,  và chia một số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,  cho 10; 100; 1000; 
 2.Kỹ năng: Vận dụng để tính nhanh khi nhân (hoặc chia) với (cho) 10; 100; 1000; 
 3.Thái độ:Tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thầy:
	- Trò: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh
 Viết số thích hợp vào ô trống: 386 Í 4 = 4Í 
 2435Í 7 = 7 Í 
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Hướng dẫn học sinh nhân một số tự nhiên với 10 hoặc chia một số tròn chục cho 10
* Nhân một số tự nhiên với 10
- Ghi phép nhân lên bảng 
35 Í 10 = ?
- Yêu cầu học sinh vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để nêu.
(35 Í 10 = 10 Í 35
 = 1 chục Í 35 = 35 chục = 350)
Vậy 35 Í 10 = 350 
- Cho học sinh nêu nhận xét để rút ra kết luận chung (Nhân 35 với 10 chỉ cần thêm vào bên phải 1 chữ số 0)
 Khi nhân một số tự nhiên với 10 ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 bên phải số đó.
* Chia một số tròn chục cho 10
- Nêu phép chia:
350 : 10 
- Cho học sinh nhận xét mối quan hệ của 35 Í 10 và 350 :10 (35 Í 10 = 350; 350 : 10 = 35) Lấy tích chia cho 1 thừa số thì kết quả được thừa số còn lại
- Cho học sinh nhận xét số bị chia và thương (thương chính là số bị chia xoá đi một chữ số 0 bên phải)
- Yêu cầu học sinh rút ra kết luận chung (Khi chia một số tròn chục cho 10 ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó)
c) Hướng dẫn học sinh nhân một số tự nhiên với 100; 1000; 
* Nhân một số tự nhiên với 100; 1000;  chia một số tròn trăm cho 100; 1000; 
- Nêu các ví dụ a; b rồi hướng dẫn học sinh tương tự như trên
a) 35 Í 100 = 3500
b) 3500 : 100 = 35
- Gợi ý cho học sinh nêu nhận xét chung như SGK 
d) Thực hành: 
Bài tập 1: Tính nhẩm
- Cho 1 học sinh nêu yêu cầu 
- Cho học sinh tính nhẩm rồi nêu kết quả
a)
18 Í 10 = 180
18 Í 100 = 1800
18 Í 1000 = 18000
82 Í 100 = 8200
75 Í 1000 = 75000
19 Í 10 = 190
b)
9000 : 10 = 900
9000 : 100 = 90
9000 : 1000 = 9
6800 : 100 = 68
420 : 10 = 42
2000 : 1000 = 2
Bài tập 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn học sinh thực hiện mẫu như SGK
- Yêu cầu học sinh làm các ý còn lại vào vở
Đáp án:
300 kg = 3 tạ
70 kg = 7 yến
800 kg = 8 tạ
300 tạ = 30 tấn
120 tạ = 12 tấn
5000 kg = 5 tấn
4000g = 4 kg
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài.
- Cả lớp theo dõi
- Theo dõi,
- Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân, nêu kết quả
- Nêu nhận xét
- Lắng nghe
- Theo dõi
- Nhận xét 
- Đưa ra nhận xét 
- Rút ra kết luận
- Theo dõi,.thực hiện 
- Nêu nhận xét chung
- 1 học sinh nêu yêu cầu 
- Tính nhẩm, nêu kết quả
- 1 học sinh nêu yêu cầu 
- Theo dõi
- Làm bài vào vở
- Theo dõi
Lịch sử:
NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:Học sinh biết:
	- Tiếp theo nhà Lê là nhà Lý: Lý Thái Tổ là ông vua đầu tiên của nhà Lý. Ông là người đầu tiên xây dựng kinh thành Thăng Long.Sau đó Lý Thánh Tông đặt tên cho nước là Đại Việt. Kinh đô Thăng Long thời Lý ngày càng phồn thịnh
 2 Kỹ năng:.Trả lời câu hỏi
 3.Thái độ:Tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thầy: Bản đồ hành chính Việt Nam, bảng nhóm
	- Trò: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh 
- Nêu diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược?
- Trình bày kết quả và ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Giới thiệu về sự ra đời của nhà Lý
- Giới thiệu cho học sinh:
Năm 1005; vua Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi, tính tình bạo ngược. Lê Long Đĩnh mất Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua.Nhà Lý bắt đầu từ đây
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về việc dời đô ra Thăng Long
- Yêu cầu học sinh xác định vị trí của kinh đô Hoa Lư và thành Thăng Long trên bản đồ hành chính.
- Phát bảng nhóm cho các nhóm
- Yêu cầu các nhóm đọc thông tin ở SGK để lập bảng so sánh rồi cho các nhóm trình bày.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng:
 Vùng đất
Hoa Lư
Đại La
ND
So sánh
Vị trí
Không phải vùng đất trung tâm
Trung tâm đất nước
Địa thế
Rừng núi hiểm trở chật hẹp
Đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ
- Nêu câu hỏi:
+ Tại sao Lý Thái Tổ dời đô ra Đại La (Thăng Long)? (Vua muốn con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống ấm no)
Giới thiệu thêm và giải nghĩa cho học sinh từ: Thăng Long và Đại Việt
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về kiến trúc ở Thăng Long dưới thời nhà Lý
- Đặt câu hỏi:
+ Thăng Long dưới thời nhà Lý được xây dựng như thế nào? (Có nhiều lâu đài; cung điện; đền chùa. Nhân dân ngày càng đông)
4. Củng cố:
- Cho 2 học sinh đọc mục: Bài học (SGK)
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài.
- Cả lớp theo dõi
- Lắng nghe
- Xác định dựa trên bản đồ hành chính Việt Nam 
- Đọc thông tin, thảo luận nhóm, lập bảng
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét 
- Theo dõi
- Trả lời
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Nghe câu hỏi
- Trả lời
Đạo đức:
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KỲ I
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức
 2.Kỹ năng: Học sinh thực hành một số kĩ năng cơ bản đã học từ đầu kì I đến nay thông qua các bài tập.
 3.Thái độ:Tích cưc học tập
II. Đồ dùng dạy học:
 -Thầy:	
 - Trò: Các thẻ màu
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh 
- Vì sao phải tiết kiệm thời giờ?
- Kể một số việc em đã làm để tiết kiệm thời giờ trong học tập?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Ôn tập:
- Yêu cầu học sinh nêu tên các bài đạo đức đã được học từ đầu năm đến nay:
- Ghi tên các bài:
+ Trung thực trong học tập
+ Vượt khó trong học tập
+ Biết bày tỏ ý kiến
+ Tiết kiệm tiền của
+ Tiết kiệm thời giờ
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung cần ghi nhớ ở từng bài
* Thực hành:
 Bài tập 1: Bày tỏ thái độ về các ý kiến sau:
- Nêu yêu cầu 
- Đưa ra từng ý kiến
a) Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình
b) Thiếu trung thực trong học tập là giả dối
c) Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, dùng thẻ để bày tỏ thái độ
- Nhận xét, củng cố
Bài tập 2: Hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về những ý kiến dưới đây và nêu ý kiến của mình
- Nêu yêu cầu bài tập, nêu các ý kiến
a) Trẻ em có quyền có ý kiến riêng về các vấn đề có liên quan đến đến trẻ em
b) Cách chia sẻ, bày tỏ ý kiến phải rõ ràng và tôn trọng người nghe.
c) Trẻ em cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của bạn bè, người khác.
d) Mọi ý kiến của trẻ em đều phải được thực hiện.
- Chia lớp thành 4 nhóm
- Tổ chức cho học sinh trao đổi trong nhóm và nêu ý kiến của mình
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- Gọi học sinh nhận xét 
- Nhận xét, kết luận chung:
Đáp án: Ý kiến a, b, c , là đúng
 Ý kiến d là sai
Bài tập 3: Thảo luận và đóng vai theo các tình huống sau:
a) An rủ Tuấn xé sách vở để lấy giấy gấp đồ chơi
b) Hùng rủ Nam nói dối bố mẹ là chiều thứ sáu phải đi học để trốn đi chơi.
c) Em của em đã có quá nhiều đồ chơi nhưng vẫn đòi mẹ mua thêm đồ chơi nữa. Em sẽ nói gì với em mình.
- Nêu yêu cầu của bài tập và chia nhóm (3 nhóm) 
- Yêu cầu mỗi nhóm đóng vai một tình huống
- Các nhóm thảo luận rồi cử đại diện lên đóng vai
- Các nhóm khác nhận xét  ... ờng hợp cả hai thừa số đều chia hết cho số chia)
- Ghi 3 ví dụ lên bảng:
 (9 Í 15) : 3; 9 Í (15 : 3); (9 : 3) Í 15
- Yêu cầu học sinh tính ra nháp,nêu kết quả
- Chữa bài, nhận xét 
(9 Í 15) : 3 = 135 : 3 = 45
 9 Í (15 : 3) = 9 Í 5 = 45
(9 : 3) Í 15 = 3 Í 15 = 45
* Nhận xét: Giá trị của ba biểu thức trên đều bằng nhau 
(9 Í 15) : 3 = 9 Í (15 : 3) = (9 : 3) Í 15
- Giúp học sinh nhận biết (9 Í 15) : 3 là chia một tích cho một số.
- Gợi ý cho học sinh nêu kết luận.
- Nhận xét, bổ sung
Kết luận: Vì 15 và 9 đều chia hết cho 3 nên có thể lấy một thừa số chia cho 3 rồi nhân kết quả với thừa số kia
* Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức (trong trường hợp có một thừa số không chia hết cho số chia)
(7 Í 15) : 3 và 7 Í (15 : 3)
- Tiến hành như ý trên
Ta có:
 (7 Í 15) : 3 = 105 : 3 = 35
 7 Í (15 : 3) = 7 Í 5 = 35
- Gợi ý cho học sinh nhận xét 
Nhận xét: Giá trị của hai biểu thức bằng nhau: 
(7 Í 15) : 3 = 7 Í (15 : 3)
- Nêu câu hỏi: Vì sao không tính (7 : 3) Í 15?
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, trả lời (vì 7 không chia hết cho 3)
- Gợi ý giúp học sinh rút ra kết luận 
* Kết luận: (SGK)
c) Thực hành:
Bài tập 1: Tính bằng hai cách
- Cho 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Cho cả lớp làm bài vào nháp
- Gọi học sinh lên làm bài trên bảng lớp
- Gọi học sinh nhận xét
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
a)
(8 Í 23) : 4 
(8 Í 23) : 4
= 184 : 4 = 46
= 8 : 4 Í 23 = 2 Í 23
= 46
b)
(15 Í 24) : 6 
(15 Í 24) : 6
= 360 : 6 = 60
= 15 Í (24 : 6)
=15 Í 4 = 60
Bài tập 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất
(25 Í 36) : 9 = 25 Í (36 : 9)
 = 25 Í 4 = 100
Bài tập 3: 
- Cho 1 học sinh đọc bài toán
- Gọi học sinh nêu yêu cầu và cách giải
- Yêu cầu học sinh tự tóm tắt rồi giải bài vào vở
- Chấm, chữa bài
Bài giải
Cửa hàng đã bán số mét vải là:
(5 x 30 ) : 5 = 30 (m)
 Đáp số: 30 mét vải
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà xem lại các bài tập đã làm
- Cả lớp theo dõi
- Theo dõi
- Tính ra nháp
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Lắng nghe, 1 học sinh nêu kết luận
- Lắng nghe
- Lắng nghe, 1 học sinh nêu nhận xét 
- Suy nghĩ, trả lời
- 2 học sinh nêu kết luận
- 1 học sinh nêu yêu cầu 
- Làm bài ra nháp
- 2 học sinh làm bài trên bảng lớp
- Theo dõi, nhận xét 
- Theo dõi
- Làm bài vào bảng con
- 1 học sinh đọc bài toán
- Nêu yêu cầu, nêu cách giải
- Tự tóm tắt, làm bài vào vở
- Theo dõi
	.
Tập làm văn:
CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài; kết bài; trình tự miêu tả trong phần thân bài.
 2.Kỹ năng:Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật
 3.Thái độ:Yêu thích viết văn.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thầy: Viết sẵn lời giải bài tập 1a; 1b.
	- Trò: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 học sinh nhắc lại phần ghi nhớ tiết TLV tuần trước
- 1 học sinh nêu miệng lại bài tập 2
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
I. Nhận xét:
 1. Đọc bài văn (SGK) và trả lời câu hỏi
- Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh (SGK), đọc thầm bài và trả lời lần lượt các câu hỏi ở SGK
- Gọi học sinh trả lời các câu hỏi
- Nhận xét, chốt lại đáp án đúng:
a) Bài văn tả cái cối xay gạo bằng tre
b) Các phần mở bài và kết bài mỗi phần nói một nội dung
+ Phần mở bài: Giới thiệu cái cối (đồ vật được miêu tả)
+ Phần kết bài: Nói lên tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn nhỏ
 c) Các phần mở bài và kết bài đó giống các kiểu bài và kết bài trong văn kể chuyện
d) Phần thân bài tả hình dáng cái cối xay theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong; từ phần chính đến phần phụ
2. Theo em khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì?
- Cho 1 học sinh đọc yêu cầu 2
- Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả bài 1 suy nghĩ rồi trả lời
- Gọi 1 số học sinh trả lời trước lớp
- Gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung 
- Nhận xét, chốt lại đáp án
Đáp án: Tả bao quát sau đó đi vào tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật kết hợp thể hiện tình cảm đối với đồ vật
II. Ghi nhớ (SGK – trang 145)
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
III. Luyện tập
Bài tập 1: (SGK trang 145)
- Cho 2 học sinh nối tiếp nhau đọc nội dung bài 1
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ dựa vào câu hỏi SGK phát biểu
- Nhận xét, bổ sung:
Đáp án: 
a) Anh chàng trống này  trước phòng bảo vệ
b) Mình trống; ngang lưng trống; hai đầu trống
c) Hình dáng: tròn như cái chum được ghép vào những mảnh gỗ đều chằn chặn  rất phẳng
- Âm thanh: tiếng trống ồm ồm giục giã: “ Tùng! Tùng! Tùng ”
d) Viết thêm phần mở bài và kết bài 
- Cho lớp suy nghĩ rồi viết vào VBT
- Gọi 1 số học sinh đọc phần mở bài và kết bài
- Cùng học sinh nhận xét 
- Cho học sinh đọc lại bài văn hoàn chỉnh
- Nhận xét 
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp theo dõi
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
- 1 học sinh đọc chú giải
- Quan sát tranh, đọc thầm bài, trả lời các câu hỏi
- 1 vài học sinh trả lời trước lớp
- Lắng nghe
- 1 học sinh đọc yêu cầu 2
- Suy nghĩ, trả lời
- 1 số học sinh trả lời trước lớp
- Theo dõi, nhận xét 
- Lắng nghe
- 2 học sinh đọc ghi nhớ
- 2 học sinh nối tiếp đọc nội dung
- Suy nghĩ, trả lời
- Lắng nghe
- Làm vào vở bài tập
- 1 số học sinh đọc bài làm 
- Theo dõi, nhận xét 
- 2 học sinh đọc 
- Lắng nghe
Địa lí:
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:	 Học sinh biết một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân ở Bắc Bộ
	- Các công việc phải làm trong quá trình sản xuất lúa, gạo.
 2.Kỹ năng: Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất 
 3.Thái độ: Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thầy: Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ(SGK)
	- Trò: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày một số đặc điểm về làng xóm, nhà ở, trang phục và lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
-Yêu cầu HS quan sát lại vùng đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ
- Cho 1 học sinh đọc mục 1 SGK 
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước? (Có phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa)
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu học sinh dựa vào tranh ảnh ở SGK nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác? (Ngoài trồng lúa người dân còn trồng ngô, khoai, sắn, cây ăn quả, nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt tôm, cá)
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
- Cho học sinh đọc mục 2 (SGK) thảo luận nhóm các câu hỏi ở SGK 
- Gọi học sinh các nhóm trình bày kết quả
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung
- Nhận xét, chốt lại:
+ Mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ dài 4 tháng, khi đó nhiệt độ thấp, thời tiết lạnh thuận lợi cho các cây trồng: ngô, khoai tây, cà rốt, su hào, bắp cải, 
- Giải thích thêm về ảnh hưởng của thời tiết với cây trồng: Nếu rét quá thì lúa và một số cây trồng sẽ bị chết.
* Kết luận: SGK
- Gọi 2 học sinh đọc kết luận
4. Củng cố
-Củng cố bài, nhận xét tiết học
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài
- Cả lớp theo dõi
-Quan sát
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
 - Suy nghĩ, trả lời
- Dựa vào tranh nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác
- 1 học sinh đọc mục 2, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét 
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- 2 học sinh đọc kết luận
Sinh hoạt:
SINH HOẠT ĐỘI
....................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ....................................................................
 ....................................................................
 .....................................................................
Kĩ thuật: 
RAU, HOA VẬT LIỆU, DỤNG CỤ TRỒNG
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
	- Biết đặc điểm, tác dụng của các vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
2. Kỹ năng: Biết sử dụng một số dụng cụ lao động trồng rau, hoa, đơn giản
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn, bảo quản và đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ gieo trồng rau, hoa.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thầy: Mẫu hạt giống, một số loại phân hoá học, vi sinh,cuốc, cào, vồ đập, dầm xới, bình có vòi hoa sen. 
	- Trò: Vật liệu, dụng cụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Giới thiệu vật liệu chủ yếu được sử dụng trồng rau, hoa
- Em hãy kể một số hạt giống rau, hoa mà em biết?
+ Hạt: hạt rau: cải củ, cải bẹ, cải bắp, su hào, mùi, xà lách... Hạt cây hoa: cúc, hoa hướng dương ...
+ Phân bón:
Ở gia đình em thường bón những loại phân gì cho cây rau, hoa. Theo em dùng loại phân thế nào là tốt nhất? (phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh, đạm, lân, kali...)
+ Đất trồng: Đất đảm bảo tơi xốp có nhiều mùn 
* Hoạt động 2: Dụng cụ gieo trồng chăm sóc rau, hoa 
- Em cho biết lưỡi và cán cuốc thường được làm bằng vật liệu gì? (Cuốc gồm 2 bộ phận: lưỡi, cán cuốc. Lưỡi làm bằng thép 
4. Củng cố, dặn dò
	- Củng cố bài, nhận xét tiết học
	- Dặn học sinh về ôn bài
- Hát tập thể
- Chuẩn bị
- Theo dõi, lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docquyển 4 đã sửa.doc