Giáo án Lớp 4 - Quyển 5 - Trường TH Hoa Trung

Giáo án Lớp 4 - Quyển 5 - Trường TH Hoa Trung

Tập đọc:

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I. Mục tiêu:

 1.Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải trong bài

 - Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát khao tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho đám trẻ mục đồng.

 2.Kỹ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng đọc vui, tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.

 3.Thái độ:Khát khao, mơ ước tốt đẹp

II. Đồ dùng dạy học:

 - Thầy: Tranh minh hoạ bài đọc SGK

 

doc 109 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Quyển 5 - Trường TH Hoa Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15:
 Thứ hai ngày 1 tháng 12 năm 2008
Tập đọc:
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải trong bài
 - Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát khao tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho đám trẻ mục đồng.
 2.Kỹ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng đọc vui, tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.
 3.Thái độ:Khát khao, mơ ước tốt đẹp
II. Đồ dùng dạy học:
 - Thầy: Tranh minh hoạ bài đọc SGK 
 - Trò: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh đọc bài Chú Đất Nung, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu bằng tranh và lời
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 Luyện đọc:
- Cho 1 học sinh đọc bài, chia đoạn (chia 2 đoạn)
- Cho học sinh đọc nối tiếp đoạn
- Sửa lỗi phát âm, kết hợp giải nghĩa từ mới và hướng dẫn cách ngắt nghỉ
- Cho học sinh đọc đoạn trong nhóm 
-Cho HS đọc toàn bài
- Đọc mẫu toàn bài
 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
- Cho 1 học sinh đọc đoạn 1
 +Tác giả chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? (Cánh diều mềm mại như cánh bướm, có nhiều loại sáo)
 + Trò chơi thả diều đã đem lại cho đám trẻ niềm vui lớn như thế nào? (“Đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi  Chúng tôi sung sướng đến phát dại khi nhìn lên bầu trời”)
- Giúp học sinh hiểu nghĩa từ: mục đồng (Trẻ chăn trâu, bò, dê, cừu, )
- Cho 1 học sinh đọc đoạn 2. trả lời câu hỏi:
 + Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào? (Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng của tuổi ngọc ngà)
- Giúp học sinh hiểu nghĩa từ :khát vọng: Điều mong muốn, đòi hỏi rất mạnh mẽ
- Cho học sinh tìm câu mở bài, kết bài. Qua mở bài, kết bài tác giả nói điều gì về cánh diều tuổi thơ?
- Gợi ý cho học sinh nêu ý chính
 Ý chính: Niềm vui sướng và khát khao tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho đám trẻ mục đồng.
* Luyện đọc diễn cảm: 
- Cho học sinh đọc toàn bài
-Yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc
- Cả lớp luyện đọc diễn cảm
- Cho học sinh thi đọc diễn cảm
- Cùng học sinh nhận xét 
4. Củng cố:
- Củng cố bài,liên hệ, nhận xét tiết học
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà đọc lại bài.
- Cả lớp theo dõi
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm, chia đoạn
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn(3 lượt)
- Lắng nghe
- Đọc theo nhóm 2
 2 học sinh đọc 
- Lắng nghe
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- 2 học sinh nêu ý chính
- 1 học sinh đọc
-Nhắc lại giọng đọc 
- Đọc thầm
- 2 học sinh đọc
- Theo dõi, nhận xét 
Toán:
CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:	 Giúp học sinh biết cách thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
 2.Kỹ năng:Rèn kỹ năng chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
 3.Thái độ:Tích cực học tập
 II. Đồ dùng dạy học:
	- Thầy: 
	- Trò: Bảng con 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh 
- Tính: (8 Í 23) : 4 (15 Í 24) : 6 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Ôn tập về chia nhẩm cho 10; 100; 1000
- Nêu các phép tính: 320 : 10; 3200 : 100; 32000 : 1000
- Yêu cầu học sinh tính và nêu kết quả
- Yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc chia nhẩm cho 10; 100; 1000 
* Ôn tập về chia một số cho một tích
- Nêu phép tính: 60 : (10 Í 2) = ?
- Tiến hành tương tự như ý a
* Giới thiệu trường hợp số bị chia và số chia đều có chữ số 0 ở tận cùng
- Ghi phép tính lên bảng: 320 : 40 =?
- Cho học sinh nhận xét
- Yêu cầu học sinh đưa về dạng chia một số cho một tích rồi tính
320 : 40 = 320 : (10 Í 4) 
 = 320 : 10 : 4
 = 32 : 4 = 8
- Cho học sinh nhận xét: Có thể cùng xoá một chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia và số chia rồi thực hiện
320: 40 = 32 : 4 = 8
- Hướng dẫn học sinh đặt tính rồi tính:
 0
8
- Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện
* Giới thiệu trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia
- Nêu phép tính: 32000: 400 = ?
- Cho học sinh thực hiện phép tính bằng cách chuyển về chia một số cho một tích, nêu kết quả
32000 : 400 = 32000 : (100 Í 4) 
 = 32000 : 100 : 4
 = 320 : 4 = 80
- Cho học sinh nêu nhận xét: Khi thực hiện phép chia 32000 cho 400 ta xoá đi 2 chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia và số chia như thường.
- Hướng dẫn học sinh đặt phép tính và tính
 00
80
- Gợi ý giúp học sinh rút ra kết luận chung:
- Kết luận (SGK)
c) Luyện tập:
Bài tập 1: Tính
- Cho 1 học sinh nêu yêu cầu 
- Yêu cầu học sinh tính ra bảng con
- Gọi 2 học sinh làm bài ở bảng lớp
- Nhận xét, chữa bài
a)
420 : 60 = 42 : 6 = 7
4500 : 500 = 45 : 5 = 9
b)
85000 : 500 = 850 : 5 = 170
92000 : 400 = 920 : 4 = 230
Bài tập 2: Tìm x
- Cho 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm 1 thừa số chưa biết rồi làm bài vào nháp 
- Gọi 2 học sinh làm bài trên bảng lớp
- Nhận xét, chữa bài:
a)
 Í 40 = 25600
 = 25600 : 40
 = 640
b)
 Í 90 = 37800 
 = 37800 : 90 
 = 420
Bài tập 3:
- Cho 1 học sinh đọc yêu cầu rồi nêu cách giải
- Cả lớp giải bài vào vở
Bài giải
a) Nếu mỗi toa xe chở được 20 tấn hàng thì cần số toa xe là: 
180 : 20 = 9 (toa)
b) Nếu mỗi toa xe chở được 30 tấn hàng thì cần số toa xe là:
180 : 30 = 6 (toa)
 Đáp số: a) 9 toa xe
 b) 6 toa xe
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về xem lại các bài tập
- Cả lớp theo dõi
- Theo dõi
- Tính, nêu kết quả
- 1 học sinh nhắc lại
- Theo dõi
- Nêu nhận xét 
- Thực hiện phép tính
- 1 học sinh nêu nhận xét 
- Thực hiện phép tính
- 1 học sinh nêu cách thực hiện
- Tính kết quả
- 1 học sinh nêu nhận xét 
- Đặt tính, tính kết quả
- Nêu kết luận
- 1 học sinh nêu yêu cầu 
- Tính ra bảng con
- 2 học sinh làm bài ở bảng lớp
- Theo dõi
- 1 học sinh nêu yêu cầu 
- 1 học sinh nhắc lại, làm bài ra nháp
- 2 học sinh làm bài trên bảng 
- Theo dõi
-1 học sinh đọc yêu cầu, nêu cách giải
-HS làm bài vào vở
	.
Lịch sử:
NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:	 Học sinh biết: Nhà Trần rất quan tâm đến việc đắp đê. Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc.
 2.Kỹ năng:Trả lời câu hỏi
 3.Thái độ: Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng tránh lũ lụt.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thầy:
	- Trò: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận, trả lời các câu hỏi:
+ Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây khó khăn gì? 
+ Kể tóm tắt về một cảnh lũ lụt mà em biết?
- Gọi học sinh trả lời các câu hỏi
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển nhưng cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Đặt câu hỏi: Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm tới đê điều của nhà Trần? 
- Tổ chức cho học sinh thảo luận để đi đến kết luận.
Kết luận: Nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp đê phòng lụt, đã lập Hà đê sứ để trông coi việc đặt đê và bảo vệ đê. Năm 1248, nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê. Tất cả mọi người đều phải tham gia đắp đê, bảo vệ đê. Các vua nhà Trần cũng có khi tự mình trông nom việc đắp đê.
 * Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- Cho học sinh quan sát tranh vẽ SGK
- Cho học sinh đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi: Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê? (Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp nhờ vậy phát triển)
+ Ở địa phương em, nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt?
 4. Củng cố:
-HS đọc mục :Bài học
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài.
- Cả lớp theo dõi
- Lắng nghe, thảo luận, trả lời 
- 2 học sinh trả lời 
- Theo dõi, nhận xét, bổ sung 
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Thảo luận lớp, nêu kết luận
- Quan sát
- Đọc thầm, trả lời câu hỏi
- Vài học sinh nêu
Đạo đức:
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ( T2)
I. Mục Tiêu:
 1.Kiến thức:	 Học sinh hiểu công lao của các thầy, cô giáo đối với học sinh
 2.Kỹ năng:
 3.Thái độ: Học sinh phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thầy:
	- Trò: Kéo, giấy màu, hồ dán
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh 
Em đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 1 (BT3- SGK)
- Cho học sinh làm việc cá nhân
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất về thầy cô giáo
- Nhận xét
* Hoạt động 2: Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được (BT4, 5 – SGK)
- Gọi 1 số học sinh trình bày, giới thiệu.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét 
* Hoạt động 3: Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy cô giáo cũ
- Nêu yêu cầu 
- Chia lớp thành 6 nhóm, tổ chức cho các nhóm làm bưu thiếp rồi trưng bày sản phẩm
- Nhận xét, nhắc nhở học sinh gửi bưu thiếp mà mình làm được tặng thầy cô giáo cũ
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài.
- Cả lớp theo dõi
- 1 số học sinh kể
- 1 số học sinh trình bày, giới thiệu
- Lắng nghe
- Các nhóm làm bưu thiếp, trưng bày sản phẩm
 Thứ ba ngày 2 tháng 12 năm 2006
Toán:
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:	 Học sinh biết thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số
 2.Kỹ năng:Thực hiện được các phép chia trên
 3.Thái độ:Tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thầy:
	- Trò: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh 
Đặt tính rồi tính: 7500 : 500 92000 : 400
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Ví dụ:
* Trường hợp chia hết:
- Viết phép chia lên bảng 672 : 21= ?
- Yêu cầu học sinh nhận xét về số bị chia, số chia
- Hướng dẫn HS thực hiện ...  của cấp gió
- Yêu cầu học sinh nêu các thông tin cần điền vào các cột
- Cùng cả lớp nhận xét, ghi vào bảng
Cấp gió
Tác động
Cấp 5 gió khá mạnh
Mây bay, cây nhỏ đu đưa, sóng nước trong hồ dập dờn
Cấp 9 gió dữ (bão to)
Khi có gió này bầu trời đầy những đám mây đen, cây lớn gãy cành, nhà có thể bị tốc mái
Cấp 0: không có gió
Cây cỏ đứng im
Cấp 7: Gió to (bão)
Lúc đó trời có thể tối và có bão. Cây lớn đu đưa, người đi lại trên đường gặp khó khăn
Cấp 2: gió nhẹ
Lúc này bầu trời sáng sủa cảm thấy gió trên da mặt, nghe thấy tiếng lá rì rào.
* Hoạt động 2: Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão
- Cho học sinh quan sát hình 5 - 6 đọc mục bạn cần biết (77)
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong nhóm: Nêu dấu hiệu đặc trưng của bão? (gió mạnh, trời có mây đen, cây đung đưa mạnh, cành gẫy, nhà có thể bị tốc mái)
- Nêu tác hại của bão, cách phòng chống? 
- Cùng cả lớp nhận xét, bổ sung:
+ Bão càng lớn gây thiệt hại về người và của càng nhiều.
+ Cần theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, người phải tìm nơi trú ẩn an toàn, cắt điện ở thành phố, cư dân không ra biển khi có bão
* Gọi học sinh đọc mục: Bạn cần biết (SGK)
4. Củng cố:
- Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài. 
- Hát tập thể
- 1 học sinh lên bảng
- Lắng nghe
- Quan sát, đọc thông tin
 - Thảo luận nhóm
- Các nhóm nêu thông tin
- Quan sát
- Trả lời câu hỏi
- Vài học sinh nêu
- Theo dõi, nhận xét 
- 2 học sinh đọc 
- Lắng nghe
- Học bài
 Thứ sáu ngày 2 tháng 1 năm 2009
Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Hình thành công thức tính chu vi của hình bình hành
 2. Kỹ năng: Giải các bài tập có liên quan đến công thức tính chu vi và diện tích của hình bình hành. 
 3. Thái độ: Yêu thích học toán, có thái độ học tập nghiêm túc.
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên:
	- Học sinh: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 1 học sinh nêu miệng bài 3
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b)Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 1: 
- Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu học sinh nhận dạng các hình ở SGK; nêu tên các cặp cạnh đối diện trong từng hình 
- Gọi 1 số học sinh nêu miệng 
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Đáp án: Hình chữ nhật ABCD có các cặp cạnh đối diện với nhau là: AB và DC; AD và BC
- Hình bình hành EGHK có các cặp cạnh đối diện với nhau là: EK và GH; EG và KH
- Hình tứ giác MNPQ có các cặp cạnh đối diện với nhau là: MN và PQ; MQ và NP
Bài tập 2: 
- Cho 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2
- Tổ chức cho học sinh làm bài cá nhân. Ghi kết quả vào SGK
- Gọi 3 học sinh làm bài trên bảng lớp
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng:
Độ dài đáy
7 cm
14 dm
23 m
Chiều cao
16 cm
13 dm
16 m
Diện tích hình bình hành
7 × 16
 = 112 cm2
14 × 13 
= 182 dm2
23 × 16 
= 368 m2
Bài tập 3:
- Vẽ hình bình hành lên bảng, giới thiệu cạnh của hình bình hành lần lượt là a và b rồi viết công thức tính chu vi hình bình hành
- Cho 2 học sinh nhắc lại công thức bằng lời
- Cho học sinh làm bài vào bảng con
- Củng cố, chốt lại bài làm đúng
P = (a + b) × 2 (a, b là cùng một đơn vị đo)
a) P = (a + b) × 2 = ( 8 + 3) × 2 = 22 cm
b) P = (10 + 5) × 2 = 30 cm
Bài 4: 
- Gọi học sinh nêu bài toán 
- Gọi 1 số học sinh nêu yêu cầu, nêu cách giải
- Cho cả lớp làm bài vào vở
Bài giải
Diện tích của mảnh đất là:
40 × 25 = 1000 (dm2)
 Đáp số: 1000 dm2
4. Củng cố:
- Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Về nhà ôn bài, xem lại các bài tập 
- Hát tập thể 
- 1 học sinh nêu yêu cầu 
- Vài học sinh nêu
- Nêu miệng kết quả
- Lắng nghe
- Nêu yêu cầu
- Làm bài vào SGK
- Làm bài trên bảng lớp
- Theo dõi
- Theo dõi, lắng nghe
- Nhắc lại công thức bằng lời
- Làm bài vào bảng con
- Lắng nghe
- 1 học sinh nêu
- Nêu yêu cầu, cách giải
- Làm bài vào vở
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Củng cố nhận thức về hai kiểu kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật
 2. Kỹ năng: Biết viết kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật 
 3. Thái độ: Yêu thích viết văn
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: 
	- Học sinh:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc đoạn mở bài (trực tiếp, gián tiếp) cho bài văn miêu tả cái bàn học
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1:
- Cho học sinh đọc nội dung bài tập
- Cho học sinh nhắc lại kiến thức về hai cách kết bài đã học về văn kể chuyện
- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân rồi phát biểu 
- Gọi học sinh nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng:
a) Đoạn kết bài là đoạn cuối cùng trong bài "Má bảo dễ bị méo vành"
b) Đó là kiểu kết bài mở rộng
Bài tập 2: 
- Cho học sinh đọc nội dung, yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh chọn đề bài miêu tả
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập
- Gọi học sinh đọc bài viết của mình
- Cùng cả lớp nhận xét, bình chọn học sinh viết kết bài theo kiểu mở rộng hay nhất.
4. Củng cố:
- Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Về viết hoàn chỉnh bài tập 2. 
- Hát tập thể
- 2 học sinh đọc
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi
- 2 học sinh nhắc lại
- Làm bài, nêu ý kiến
- Theo dõi, nhận xét 
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm 
- Chọn đề bài
- Làm bài vào vở bài tập
- 4 học sinh đọc bài của mình
- Học sinh khác theo dõi, nhận xét, tìm bạn viết hay nhất
- Lắng nghe
- Viết vào vở
Địa lý:
ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Biết những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ
 2. Kỹ năng: Xác định được vị trí đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ Việt Nam; sông Tiền; sông Hậu, sông Đồng Nai, Đồng Tháp Mười, mũi Cà Mau.
 3. Thái độ: Yêu thích thiên nhiên, đất nước Việt Nam.
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam; Bản đồ hành chính Việt Nam; Tranh ảnh về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ
	- Học sinh:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
Tại sao nói thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của cả nước?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
 Đồng bằng lớn nhất của nước ta:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu học sinh dựa vào tranh ảnh và thông tin trong SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi:
+ Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên? (Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía Nam nước ta, do phù sa sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên)
+ Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu? (Có diện tích lớn nhất, gấp 3 lần đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài đất phù sa đồng bằng này còn có nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo)
- Yêu cầu học sinh xác định trên bản đồ vị trí của đồng bằng Nam Bộ; Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau
Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- Cho học sinh quan sát hình vẽ (SGK) - trả lời câu hỏi ở mục 2
- Yêu cầu học sinh nêu đặc điểm sông Mê Công, giải thích vì sao sông lại có tên là Cửu Long? (Sông Mê Công là sông lớn bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua nhiều nước và đổ ra biển. Đoạn chảy qua Việt Nam khoảng hơn 200km chia thành 2 nhánh (Sông Tiền và sông Hậu).Hai nhánh sông này đổ ra biển bằng 9 cửa nên gọi là sông Cửu Long)
- Cho học sinh chỉ 1 số sông lớn ở đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ
- Chỉ lại vị trí sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai. trên bản đồ
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- Yêu cầu học sinh dựa vào thông tin ở SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi:
+ Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người ta không đắp đe ven sông? (Vì có biển hồ ở Cam-Pu-Chia chứa nước vào mùa lũ nên nước sông Mê Công lên xuống điều hoà)
+ Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô người dân ở đây đã làm gì? (Người ta xây dựng nhiều hồ lớn phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt)
- Yêu cầu học sinh đọc mục: Bài học
4. Củng cố:
- Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài 
- Hát tập thể
- 1 - 2 học sinh trả lời
- Đọc SGK, trả lời câu hỏi
- Xác định trên bản đồ
- Quan sát, trả lời
- Vài học sinh nêu và giải thích
- Chỉ trên bản đồ
- Đọc SGK, trả lời 
- 2 học sinh đọc
- Lắng nghe
- Về học bài
Sinh hoạt:
NHẬN XÉT TUẦN
I) Nhận xét chung về các ưu khuyết điểm trong tuần
* Ưu điểm: Thực hiện tương đối tốt các nền nếp do nhà trường liên đội và lớp quy định. Không có hiện tượng đi học muộn; thiếu đồ dùng
- Thực hiện tốt việc luyện chữ và ôn bài đầu giờ
- Có ý thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
* Nhược điểm: Còn hiện tượng học sinh mất trật tự trong giờ học. Một vài em quên sách, vở
II) Phương hướng tuần sau:
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Chú ý việc rèn chữ giữ vở và thực hiện tốt ATGT
 ...........................................................................
Kỹ thuật Trồng cây rau, hoa Kỹ thuật:
THỬ ĐỘ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG RAU HOA (t2)
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
	- Có kiến thức về hạt giống.
2. Kỹ năng: Biết chọn loại hạt tốt
3. Thái độ: yêu thích trồng cây.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thầy: Sản phẩm thực hành của học sinh
	- Trò: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả thực hành
- Nhắc lại một số công việc chủ yếu đã thực hiện ở tiết 1
- Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm và báo cáo kết quả thực hành, nhận xét rút ra kết quả thực hành theo mẫu.
- Nêu tiêu chuẩn đánh giá để học sinh tự đánh giá:
+ Vật liệu, dụng cụ thực hành đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật
+ Tiến hành thử độ nảy mầm của hạt đúng các bước
+ Thử độ nảy mầm của hạt có kết quả
+ Ghi chép được kết quả theo dõi quan sát hạt nảy mầm và rút ra được nhận xét.
- Dựa vào các tiêu chuẩn học sinh tự đánh giá sản phẩm trình bày.
4. Củng cố, dặn dò:
	- Củng cố bài, nhận xét tiết học
	- Dặn học sinh về thử lại độ nảy mầm của hạt giống: chuẩn bị bài sau
- Hát tập thể
- Chuẩn bị
- Cả lớp theo dõi
- Lắng nghe
- Trưng bày sản phẩm
- Nghe tiêu chuẩn
- Tự đánh giá sản phẩm của mình và của các bạn.
- Về nhà làm theo yêu cầu 

Tài liệu đính kèm:

  • docquyển 5,đã sửa.doc