Giáo án Lớp 4 Tuần 1, 2, - Trường tiểu học Lại Thượng

Giáo án Lớp 4 Tuần 1, 2, - Trường tiểu học Lại Thượng

 ĐẠO ĐỨC

 TIẾT1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (T1)

I. Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng:

1. Nhận thức được:

- Cần phải trung thực trong học tập.

- Biết được giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.

2. Biết trung thực trong học tập.

3. Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.

II. Đồ dùng dạy học:

-SGK Đạo đức 4.

 

doc 69 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 778Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 1, 2, - Trường tiểu học Lại Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đạo đức 
 Tiết1: TRUNG THựC TRONG HọC TậP (t1) 
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng:
1. Nhận thức được:
- cần phải trung thực trong học tập.
- biết được giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
2. Biết trung thực trong học tập.
3. Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
-SGK Đạo đức 4.
III. Hoạt động trên lớp:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
I. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
GV kiểm tra các phần chuẩn bị của HS.
II. Bài mới:
 1.Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài
- Ghi đầu bài. 
 2. Nội dung: 
*Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và đọc các nội dung trong SGK.
-GV tóm tắt mấy cách giải quyết chính.
 a/Mượn tranh của bạn để đưa cô xem.
 b/Nói dối cô là đã sưu tầm và bỏ quên ở nhà.
c/Nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau.
GV hỏi:
Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
-GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
-GV nhận xét, kết luận: Cách nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau là phù hợp nhất, thể hiện tính trung thực trong học tập.
-Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.
*Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân (Bài tập 1- SGK trang 4)
-GV nêu yêu cầu bài tập: Việc làm nào thể hiện tính trung thực trong học tập:
a/Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
b/Trao đổi với bạn khi học nhóm.
c/Không làm bài, mượn vở bạn chép.
d/Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
e/Giấu điểm kém, chỉ báo điểm tốt với bố mẹ.
g/Góp ý cho bạn khi bạn thiếu trung thực trong học tập.
-GV kết luận:
+Việc b, d, g là trung thực trong học tập.
+Việc a, c, e là thiếu trung thực trong học tập
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK trang 4)
-GV nêu từng ý trong bài tập.
a/Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.
b/Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.
c/Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng.
-GV kết luận:
+ý b, c là đúng.
+ý a là sai.
III. Củng cố - Dặn dò:
-Tự liên hệ bài tập 6 - SGK trang 4:
+Bạn nào đã có lần chưa trung thực trong học tập?
+GV khen, nhắc nhở.
-Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị tiểu phẩm bài tập 5 - SGK trang 4.
-Chuẩn bị bài sau học tiếp.
-HS chuẩn bị.
-HS nghe.
- Ghi vở.
-HS quan sát tranh trong SGK.
-HS đọc nội dung tình huống: Long mải chơi quên sưu tầm tranh cho bài học. Long có những cách giải quyết như thế nào?
- HS theo dõi.
-HS thảo luận nhóm.
- Các nhóm trình bày ý kiến.
-3 HS đọc ghi nhớ ở SGK trang 3.
-1 HS đọc yêu cầu.
-HS suy nghĩ và đánh dấu vào việc làm em thấythể hiện tính trung thực trong học tập 
-HS phát biểu trình bày ý kiến, chất vấn lẫn nhau.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc yêu cầu.
-HS suy nghĩ và tự lựa chọn thái độ.
- HS lựa chọn theo 3 thái độ: tán thành, phân vân, không tán thành.
-HS thảo luận nhóm về sự lựa chọn của mình và giải thích lí do sự lựa chọn.
-Cả lớp trao đổi, bổ sung.
-HS tự liên hệ và trả lời.
-HS sưu tầm các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
 TậP ĐọC 	 
 Tiết 1: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I.Mục tiêu:
 1. Đọc lưu loát toàn bài:
 -Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn: cỏ xước, NhàTrò
 -Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
 2. Hiểu các từ ngữ trong bài: cỏ xước, nhà trò, bự, áo thâm, lương ăn, ăn hiếp,mai phục, ngắn chùn chùn.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức bất công.
II.Đồ dùng dạy học:
 Tranh trongSGK,truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”.
III.Các hoạt động chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
I. Mở đầu: Giới thiệu 5 chủ điểm của SGK TV4 - tập 1.
- Mở mục lục SGK, nghe GV giới thiệu.
II. Bài mới:
1.Giới thiệu chủ điểm và bài học:
- Giới thiệu tranh và chủ điểm “Thương người như thể thương thân”. Giới thiệu truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài, đoạn trích “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” + tranh trong SGK
- HS quan sát tranh và nghe GV giới thiệu
- HS ghi vở
2.HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- GV Chia đoạn và yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (4 đoạn)
+ Lần 1: luyện phát âm, ngắt nghỉ, đọc đúng giọng nhân vật
+ Lần 2: giải nghĩa từ
Sau mỗi lần HS đọc GV nhận xét
- Cho HS luyện đọc.
- GV đọc mẫu.
b.Tìm hiểu bài: Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời các câu hỏi:
- Đ1: Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
- Đ2: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà trò rất yếu ớt?
- Đ3: Nhà trò bị bọn Nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?
- Đoạn 4: Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm : Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
- Lời nói và việc làm đó cho em biết Dế Mèn là người như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài: Nêu một vài h/ả nhân hóa mà em thích, vì sao?
- Qua câu chuyện, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
- 4 HS đọc
-Cả lớp theo dõi
- 4 HS khác
- Luyện đọc theo cặp
- 1,2 HS đọc cả bài
- HS theo dõi, lắng nghe.
- HS đọc thầm và trả lời:
- Dế Mèn nhìn thấy Nhà Trò đang gục đầu ngồi khóc tỉ tê bên tảng đá cuội
- . Thân hình bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh mỏng như cánh bướm non lại ngắn chùn chùn, quá yếu, lại chưa quen mở. Vì ốm yếu, chị Nhà Trò lâm vào cảnh nghèo túng kiếm bữa chẳng đủ.
- Trước đây mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện chưa trả được thì đã chết. Nhà trò ốm yếu, kiếm không đủ ăn,, không trả được nợ. Bọn nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận, hôm nay chúng chăng tơ ngang đường dọa vặt chân vặt cánh, ăn thịt.
- Thảo luận nhóm và phát biểu:
+ Lời của Dế Mèn nói với Nhà Trò: 
Em đừng sợ. Hãy trở về với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu. Lời nói dứt khoát, mạnh mẽ làm Nhà Trò yên tâm.
+Cử chỉ và hành động của Dế Mèn: xòe cả hai càng ra; dắt Nhà Trò đi
-  Dế Mèn là người có tấm lòng nghĩa hiệp, dũng cảm, không đồng tình với những kẻ độc ác, cậy khỏe ức hiếp kẻ yếu
- 3 - 4 HS TL
- Tác giả ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xóa bỏ những bất công.
c. Đọc diễn cảm
- Gọi HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
 - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 3. 
- GV đọc mẫu.
-HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
- Cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- 4 HS đọc nối tiếp
- HS khác nghe, nhận xét, nêu cách đọc
- HS theo dõi
- HS luyện đọc theo cặp
- 4 HS thi đọc
III. Củng cố, dặn dò:
- Giúp HS liên hệ: Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
- Nhận xét tiết học
- YC HS về nhà đọc lại bài. Khuyến khích tìm đọc tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký”.
- Chuẩn bị bài sau: Mẹ ốm.
- 2 HS TL
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
 Tập đọc	 
Tiết 2: Mẹ ốm
I.Mục tiêu:
Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài:
Đọc đúng các từ và câu
Biết đọc diễn cảm bài thơ - đọc đúng nhịp điệu bài thơ, giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
Hiểu các từ ngữ trong bài: cơi trầu, y sĩ, truyện Kiều.
Hiểu ý nghĩa của bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
HTL bài thơ.
II.Đồ dùng dạy học:
Tranh trong SGK, phấn màu.
III.Các hoạt động chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp nhau bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”, trả lời câu hỏi và nêu nội dung bài đọc.
- Nhận xét, đánh giá.
II. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
- Cho HS quan sát tranh trong SGK và hỏi HS: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Hôm nay các con sẽ học bài thơ “Mẹ ốm” của nhà thơ Trần Đăng Khoa - Ghi bảng.
- 1 HS đọc Đ1,2 + TLCH 1
- 1 HS đọc Đ3,4 + nêu ND bài
- HS quan sát tranh trong SGK và trả lời.
- Lắng nghe, ghi vở
2.HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc 7 khổ thơ.
+ Lần 1: luyện phát âm, ngắt đúng nhịp thơ.
+ Lần 2 : giải nghĩa từ
- Cho HS luyện đọc
- GV đọc mẫu: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm
b.Tìm hiểu bài
- Hướng dẫn HS đọc thầm, suy nghĩ để trả lời các câu hỏi.
- 2 khổ thơ đầu: Em hiểu những câu thơ sau nói lên điều gì?
 Lá trầu khô giữa cơi trầu
 Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
- khổ 3: Sự quan tâm chăm sóc của hàng xóm đ/v mẹ bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, thảo luận để tìm hiểu: Những chi tiết nào bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?
- Bài thơ cho các em biết điều gì?
c. HD đọc diễn cảm và HTL
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp (mỗi HS đọc 2 khổ, em cuối đọc 3 khổ). Sau mỗi đoạn GV+ HS khác nhận xét cách đọc của bạn -> rút ra cách đọc.
- GV nêu lại cách đọc, HD HS đọc diễn cảm khổ 4,5.
- Cho HS thi đọc khổ 4,5.
* Hướng dẫn HS HTL bài thơ
- Cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài
- GV nhận xét, cho điểm.
- 7 HS đọc
Cả lớp theo dõi
- 7 HS khác
- 1 HS đọc phần chú thích
- L.đọc theo cặp
- 1,2 HS đọc cả bài
- HS theo dõi.
-HS đọc thầm, suy nghĩ để trả lời:
- Những câu thơ đó cho biết mẹ bạn nhỏ ốm: Lá trầu khôvì mẹ không ăn được, Truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọc được, ruộng vườn sớm trưa vắng mẹ vì mẹ ốm không làm được
- Những câu thơ: Cô bác xóm làng đến thăm – Người cho trứng, người cho cam – Anh y sĩ đã mang thuốc vào
- Thảo luận nhóm 2 và phát biểu
+ Bạn nhỏ xót thương mẹ: Nắng mưa từ chưa tan. Cả đời đi gió về sương...tập đi. Vì con nếp nhăn
+ Bạn nhỏ mong cho mẹ chóng khỏe: Con mong mẹ khỏe dần dần
+ Bạn nhỏ không quản ngại, làm mọi việc để mẹ vui: Mẹ vui con có quản gì
+ Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa đối với mình: Mẹ là đất nước tháng ngày của con
- Bài thơ cho em thấy được tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ.
- HS ghi vở nội dung chính của bài.
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS khác nghe, nhận xét, nêu cách đọc
- HS luyện đọc theo cặp
- 4 HS thi đọc
- HS nhẩm HTL theo cặp
- 4 HS thi đọc thuộc lòng cả bài
III. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS nêu ý nghĩa bài thơ
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ. 
- Chuẩn bị bài sau “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” (tiếp).
- 2 HS TL
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
 Chính tả 
 Tiết 1: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I. Mục tiêu:
 1. Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
 2. Làm đúng các bài tập trong SGK, phân biệt âm l/ n.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2 phần (a).
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
I. Mở đầu
Kiểm tra đồ dùng học tập, sách vở  ...  đôi, làm vào SGK
- Đại diện các nhóm phát biểu
-HS nhận xét bài của bạn và đưa kết luận đúng
- Lời giải: Các hành động xếp lại theo thứ tự: 1-5-2-4-7-3-6-8-9.
- 2đến 3 HS kể lại câu chuyện.
III. Củng cố, dặn dò
-- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, viết lại câu chuyện chim Sẻ và chim Chích và chuẩn bị bài sau: 
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV
 Kĩ THUậT
 Tiết 2: vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu(tiết 2)
I. Mục tiêu:
 - Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ
 - Có ý thức thực hiện an toàn lao động, rèn tính cẩn thận
II.Đồ dùng dạy học
 - Kim khâu, chỉ khâu
III. Các hoạt động dạy hoc.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
-Kể tên các loại vật dụng thường dùng trong cắt, khâu, thêu.
- GV nhận xét, đánh giá
II.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi đầu bài
2.Hướng dẫn cách làm:
*Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim.
-GV cho HS quan sát H4 SGK và hỏi:em hãy mô tả đặc điểm cấu tạo của kim khâu.
-GV nhận xét và nêu đặc điểm chính của kim: Kim khâu và kim thêu làm bằng kim loại cứng, nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau, mũi kim nhọn, sắc, đuôi kim dẹt có lỗ để xâu kim.
-Hướng dẫn HS quan sát H5a, b, c SGK để nêu cách xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
- GV gọi 1 HS lên thực hiện xâu chỉ và vê nút chỉ
-GV nhận xét, bổ sung.
-GV nêu những đặc điểm cần lưu ý và thực hiện minh hoạ cho HS xem.
-GV thực hiện thao tác đâm kim đã xâu chỉ vào vải để HS thấy tác dụng của vê nút chỉ.
Hoạt động 5: Thực hành xâu kim và vê nút chỉ.
+Hoạt động nhóm: 2 em/ nhóm để giúp đỡ lẫn nhau. 
-GV quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng.
-GV gọi một số HS thực hiện các thao tác xâu kim, nút chỉ.
-GV đánh giá kết quả học tập của HS.
III.Nhận xét- dặn dò:
-Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
-Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ để học bài “Cắt vải theo đường vạch dấu”.
- 2 HS trả lời
- HS ghi vở
-HS quan sát H.4 SGK và trả lời: Kim khâu, kim thêu có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau nhưng đều có cấu tạo giống nhau.
-HS quan sát hình và nêu.
-1HS thực hiện thao tác này.
-Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS quan sát
-HS đọc cách làm ở SGK.
-HS thực hành theo nhóm.
- 1 số HS thực hiện trước lớp
-HS nhận xét thao tác của bạn.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV
 TậP LàM VăN 
 Tiết 4: Tả NGOạI HìNH CủA NHâN VậT
 TRONG BàI VăN Kể CHUYệN 
I. Mục tiêu: 
1. HS hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật.
 2.Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện. Bước đầu biết lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện .
II. Đồ dùng dạy học: 
-Giấy khổ to viết yêu cầu bài tập 1 (để chỗ trống) để HS điền đặc điểm ngoại hình của nhân vật .
-Bài tập 1 ( phần luyện tập) viết sẵn trên bảng lớp .
III. Hoạt động trên lớp:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
I. KTBC: 
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điều gì
- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện đã giao ở tiết trước .
- Nhận xét và cho điểm từng HS . 
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi đầu bài
2. Phần nhận xét 
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn .
- Chia nhóm HS, phát phiếu và bút dạ cho HS.Yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu . 
- Gọi các nhóm lên dán phiếu và trình bày 
- Gọi các nhóm khác nhận xét , bổ sung 
- GV kết luận và gọi HS đọc lại:
1. Ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của Nhà Trò về :
- Sức vóc : gầy yếu quá .
- Thân mình: bé nhỏ, người bự những phấn như mới lột .
- Cánh: hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn .
- Trang phục: mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng .
2 . Ngoại hình của Nhà Trò nói lên điều gì về : - Tính cách : yếu đuối .
-Thân phận: tội nghiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt .
3. Phần ghi nhớ 
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ .
 4. Phần luyện tập 
Bài 1: Yêu cầu HS đọc bài .
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi : Chi tiết nào miêu tả ngoại hình của chú bé liên lạc? Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé ?
- Gọi 1 HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình của chú bé liên lạc
- Gọi HS nhận xét , bổ sung .
- Kết luận: Tác giả chú ý đến miêu tả những chi tiết về ngoại hình của chú bé liên lạc: người gầy, tóc bút ngắn, hai túi áo cánh nâu trễ xuống tận đùi, quấn ngắn tới gần đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch.
- Các chi tiết ấy nói lên điều gì ? 
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu .
- Cho HS quan sát tranh minh họa truyện thơ Nàng tiên ốc .
- Nhắc HS chỉ cần kể một đoạn có kết hợp tả ngoại hình nhân vật .
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Yêu cầu HS kể chuyện .
- Nhận xét, tuyên dương những HS kể tốt 
III. Củng cố, dặn dò:
+ Khi tả ngoại hình nhân vật, cần chú ý tả những gì ?
+ Tại sao khi tả ngoại hình chỉ nên tả những đặc điểm tiêu biểu .
- Nhận xét tiết học .
- Dặn dò HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ, viết lại bài tập 2 vào vở và chuẩn bị bài sau . 
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu .
- 2 HS kể lại câu chuyện của mình 
- HS ghi vở
- 3 HS tiếp nối nhau đọc .
- Hoạt động trong nhóm .
- 2 nhóm cử đại diện trình bày .
- Nhận xét , bổ sung .
- 2 HS đọc lại
- 3 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc.
- Đọc thầm và dùng bút chì gạch chân dưới những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình .
-1 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét, bổ sung bài làm của bạn .
+ Thân hình gầy gò, bộ áo cánh nâu,  cho thấy chú bé là con một gia đình nông dân nghèo, quen chịu đựng vất vả . 
+Hai túi áo như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng có thể cho thấy chú bé rất hiếu động, đã từng đựng rất nhiều đồ chơi 
+Bắp chân, đôi mắt cho biết chú rất nhanh nhẹn, hiếu động, thông minh, thật thà .
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK .
- Quan sát tranh minh họa .
- Lắng nghe .
- HS tự làm .
- 3 đến 5 HS thi kể .
-2 HS trả lời
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV
 TậP LàM VăN 
 LUYệN TậP XâY DựNG CốT TRUYệN 
Mục tiêu: - Tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý đã cho sẵn 
Kể lại câu chuyện theo cốt truyện một cách hấp dẫn , sinh động . 
Đồ dùng dạy học: 
Bảng lớp viết sẵn đề bài và câu hỏi gợi ý .
Giấy khổ to + bút dạ
Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
KTBC:
Gọi 1 HS trả lời câu hỏi : Thế nào là cốt truyện? Cốt truyện thường có những phần nào ?
Gọi HS kể lại chuyện Cây khế? 
Gọi HS đọc cốt truyện về tính ngay thẳng , thật thà mà em đã được đọc được nghe
Nhận xét và cho điểm từng HS . 
Bài mới:
Giới thiệu bài 
Tiết tập làm văn hôm nay các em sẽ luyện tập: xây dựng cốt truyện . Lớp mình sẽ thi xem bạn nào có trí tưởng tượng phong phú , ham thích làm văn kể chuyện .
b .Hướng dẫn làm bài tập 
Tìm hiểu ví dụ 
Gọi HS đọc đề bài 
Phân tích đề bài .Gạch chân dưới những từ ngữ : ba nhân vật , bà mẹ ốm , người con , bà tiên. 
Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến điều gì ?
Khi xây dựng cốt truyện các em chỉ cần ghi vắn tắt các sự việc chính . Mỗi sự việc chỉ cần ghi lại một câu. 
Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt chuyện 
-GV yêu cầu HS chọn chủ đề.
Gọi HS đọc gợi ý 1. 
Hỏi và ghi nhanh các câu hỏi vào 1 bên bảng 
1 . Người mẹ ốm như thế nào ? 
2 . Người con chăm sóc mẹ như thế nào ? 
3 . Để chữa khỏi bệnh cho mẹ , người con gặp những khó khăn gì ? 
4 . Người con đã quyết tâm như thế nào ? 
5 . Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào ? 
Gọi HS đọc gợi ý 2 
Hỏi và ghi nhanh câu hỏi về 1 bên bảng còn lại câu hỏi 1,2 tương tự gợi ý 1 
Để chữa khỏi bệnh cho mẹ ,người con gặp những khó khăn gì ? 
Bà tiên làm như thế nào để thử thách lòng trung thực của người con ? 
5.Cậu bé đã làm gì ? 
Kể chuyện 
-Kể trong nhóm : Yêu cầu HS kể trong nhóm theo tình huống mình chọn dựa vào các câu hỏi gợi ý 
Kể trước lớp 
Gọi HS tham gia thi kể . Gọi lần lượt 1 HS kể theo tình huống 1 và một HS kể theo tình 
huống 2 .
Gọi HS nhận xét , đánh giá lời kể của bạn 
Nhận xét cho điểm HS . 
Củng cố – dặn dò:
Nhận xét tiết học .
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau .
1 HS trả lời câu hỏi .
1 HS kể lại 
2 đến 3 HS đọc .
Lắng nghe .
2 HS đọc đề bài 
Lắng nghe 
..lí do xảy ra câu chuyện , diễn biến câu chuyện , kết thúc câu chuyện 
lắng nghe 
HS tự do phát biểu chủ đề mình lựa chọn. 
2 HS đọc thành tiếng. 
Trả lời tiếp nối theo ý mình. 
+ Người mẹ ốm rất nặng / ốm bệt giường / ốm khó mà qua khỏi. 
+ Người con thương mẹ , chăm sóc tận tuỵ bên mẹ ngày đêm . Người con dỗ mẹ ăn từng thìa cháu ./ Người con đi xin thuốc lá về nấu cho mẹ uống /. 
+ Người con phải vào tận rừng sâu tìm một loại thuốc quý /người con phải tìm một bà tiên già sống trên ngọn núi cao./Người con phải trèo đèo , lội suối tìm loại thuốc quý ./ Người con phải cho thần Đêm Tối đôi mắt của mình ./ 
+ Người con gởi mẹ cho hàng xóm rồi lặn lội vào rừng . Trong rừng người con gặp nhiều thú dữ nhưng chúng đều thương tình không ăn thịt ./ Người con phải chịu gai cào , chân bị đá đâm chảy máu , bụng đói để trèo lên núi tìm bà tiên ./ Người con đành chấp nhận cho thần Đêm Tối đôi mắt của mình để lấy thuốc cứu mẹ 
+ Bà tiên cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của người con và hiện ra giúp cậu ./ Bà tiên hiền lành mở cửa đón cậu, cho thuốc quý rồi phẩy tay trong mắt cậu đã về đến nhà ./ Bà tiên cảm động cho cậu bé thuốc và bắt thần Đêm Tối trả lại đôi mắt cho cậu /
2 HS đọc thành tiếng 
Trả lời 
+ Nhà rất nghèo không có tiền mua thuốc ./ Nhà cậu chẳng còn thứ gì đáng giá cả . Mà bà con hàng xóm cũng không thể giúp gì cậu ? 
+ Bà tiên biến thành cụ già đi đường , đánh rơi một túi tiền ./ Bà tiên biến thành người đưa cậu đi tìm loại thuốc quý một cái hang đầy tiền , vàng và xui cậu lấy tiền để sau này có cuộc sống sung sướng /.. 
+ Cậu thấy phía trước một bà cụ già khổ sở . Cậu đón đó là tiền của cụ cũng dùng để sống và chữa bệnh . Nếu bị đói cụ cũng ốm như mẹ cậu . Cậu chạy theo và trả lại cho bà ./ Cậu bé không lấy tiền mà chỉ xin cụ dẫn đường cho mình đến chỗ có loại thuốc quý. 
Kể chuyện theo nhóm , 1 HS kể , các em khác lắng nghe , bổ sung , góp ý cho bạn 
8-10 HS thi kể 
Nhận xét 
Tìm ra một bạn kể hay nhất , 1 bạn tưởng tượng ra cốt truyện hấp dẫn mới lạ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoanlop4.doc