Chính tả:
Ôn tập giữa học kì 1 (tiết 2)
I.Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 75 chữ / 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả. (H khá, giỏi viết đúng và tương đổi đẹp bài chính tả; hiểu nôị dung bài) .
- Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam và nước ngoài).; bước đầu biết sữa lỗi chính tả trong bài viết.
- H có tính cẩn thận, kiên trì.
TUầN 10 Thứ Hai Ngày soạn: 30 / 10 / 2009 Ngày dạy : 2 / 11 / 2009 Chính tả: Ôn tập giữa học kì 1 (tiết 2) I.Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 75 chữ / 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả. (H khá, giỏi viết đúng và tương đổi đẹp bài chính tả; hiểu nôị dung bài) . - Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam và nước ngoài).; bước đầu biết sữa lỗi chính tả trong bài viết. - H có tính cẩn thận, kiên trì. II.Đồ dùng dạy-học: - Phiếu khổ to. III.Hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ: Kiểm tra trong giờ học. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn H nghe viết: - Gv đọc bài “Lời hứa”, giải nghĩa từ “trung sĩ”- H theo dõi sgk. - H đọc thầm - Chú ý những từ ngữ dễ viết sai, cách trình bày, cách viết lời thoại. - Gv đọc - H viết bài. - Gv đọc - H dò bài. Gv thu vở chấm 1/2 lớp. c.Dựa vào bài chính tả trả lời câu hỏi: - 1 H đọc nội dung bài tập 2. - Từng cặp H trao đổi - H nêu. - Lớp nhận xét, Gv kl: Không thể viết xuống dòng vì... d.Hướng dẫn H lập bảng tổng kết quy tắt viết tên riêng. - H nêu yêu cầu - H làm bài vào vở bài tập - 2 H làm vào phiếu. - Lớp nhận xét, thống nhất kết quả . 3.Củng cố, dặn dò: - nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. ___________________________________ Tập đọc: Ôn tập giữa học kì 1 (tiết 1) I.Mục tiêu: - Đọc rành mạch trôi chảy các bài TĐ đầu học kì I, theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 chữ/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. II.Đồ dùng dạy-học: - Phiếu viết tên từng bài TĐ trong 9 tuần đầu (12phiếu TĐ, 5 phiếu HTL). III.Hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ: Không kiểm tra. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Ôn TĐ và HTL: (1/3 số H) - Từng H đọc nối tiếp từng bài - H đọc - Trả lời 1, 2 câu hỏi trong bài; nêu nội dung của các bài đọc; nêu nội dung của từng đoạn, nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự . - Gv nhận xét, ghi điểm - Những H chưa đạt yêu cầu kiểm tra lại tiết sau. - Thi đọc diễn cảm bài em thích. c.Bài tập 2: H nêu yêu cầu. ? Những bài TĐ như thế nào là truyện kể ? (chuỗi sự việc có đầu, có đuôi liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa) ? Kể tên những bài TĐ là truyện kể thuộc chủ điểm: “Thương người như thể thương thân” (Tuần 1, 2, 3 )? (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - Trang 4, 5 và trang 15; Người ăn xin - Trang 30, 31) - H đọc thầm lại 2 truyện đó, 2 H làm vào phiếu, lớp hoạt động nhóm. Tên bài Tác giả Nội dung chính Nhân vật - Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - Người ăn xin Tô Hoài Tuốc-ghê-nhép - Dế Mèn thấy Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đã ra tay bênh vực. - Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin. Dế Mèn, Nhà Trò, nhện. Tôi (chú bé), ông lão ăn xin 3.Củng cố, dặn dò: - nhận xét giờ học - Luyện đọc lại các bài TĐ. - Chuẩn bị bài sau: Xem lại quy tắc viết hoa. Toán: Luyện tập I.Mục tiêu: - Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác. - Vẽ hình vuông, hình chữ nhật. - Giáo dục H tính chính xác. III.Hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ: - Kiểm tra trong giờ luyện tập. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Luyện tập: Bài 1(55): H nêu yêu cầu: Nêu các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình sau: - H nêu miệng, lớp nhận xét. Bài 2: H nêu yêu cầu: Đúng ghi Đ, sai ghi S: - H làm bài vào vở. - 1 H chữa bài - Lớp nhận xét thống nhất. Bài 3: H nêu yêu cầu - H dùng êke để vẽ hình vuông ABCD, cạnh AB = 3cm. - 1 H vẽ lên bảng - Lớp nhận xét. Bài 4a: H nêu yêu cầu: - Lớp làm vào vở - Gv chấm bài, nhận xét. - 1 H chữa bài. Câu 4b: (dành cho H khá, giỏi). 3.Củng cố, dặn dò: ? Thế nào là góc tù, góc nhọn, góc bẹt ? - nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. Thứ Ba Ngày soạn: 31 / 11 / 2009 Ngày dạy : 3 / 10 / 2009 Toán: Luyện tập chung I.Mục tiêu: - Thực hiện được cộng, trừ các số có đến sáu chữ số. - Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc. - Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật. - H có tính chịu khó kiên trì. III.Hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ: - 1 H chữa bài 4. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Luyện tập: Bài 1a: H đọc yêu cầu: Đặt tính rồi tính: - H tự làm vở nháp, chữa bài. ? Nêu các bước thực hiện phép cộng, trừ ? Bài 2a: H đọc yêu cầu: Tính bằng cách thuận tiện nhất. - H làm vào vở - 2 H chữa bài. a.7 989; b. 10 798.(H khá, giỏi) Bài 3b: H đọc yêu cầu. - H làm vào vở - Gv chấm bài 1 tổ - 1 H chữa bài. - Lớp nhận xét, thống nhất. b.Hình vuông ABCD, cạnh DC vuông góc với cạnh AD và cạnh BC. Hình vuông BIHC, cạnh CH vuông góc với cạnh BC và cạnh IH. DC và CH là một bộ phận của cạnh DH (hình chữ nhật AIHD ). Vậy cạnh DH vuông góc với AD, BC, IH. c.Chu vi của hình AIHD là 18cm (H khá, giỏi) Bài 4: H đọc đề bài. - H tự tóm tắt - Giải vào vở. - Gv chấm vở - 1 H chữa bài. 3.Củng cố, dặn dò: ? Nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ? - nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. Luyện từ và câu: Ôn tập giữa học kì 1 (tiết 3) I.Mục tiêu: - Đọc rành mạch trôi chảy các bài TĐ đầu học kì I, theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 chữ/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. - Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: “Măng mọc thẳng”. - Giáo dục H tính trung thực, ngay thẳng. II.Đồ dùng dạy-học: - Phiếu ghi các đề bài TĐ, HTL. - Giấy ghi sẵn lời giải bài tập 2 - Phiếu bài tập 2 dể H điền nội dung. III.Hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ: ? Nêu nội dung bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” ? ? Những bài tập đọc nào là truyện kể ? Vì sao ? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: 1/3 lớp ( như tiết 1) c.Bài tập 2: H nêu yêu cầu : - H tìm ở “mục lục”- nêu. T.(bg’): + Một người chính trực - Trang 36 sgk. + Những hạt thóc giống- Trang 46 sgk. + Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca- trang 56 sgk. + Chị em tôI - 59 sgk. - H đọc thầm, suy nghĩ, trao đổi theo cặp - 2 H làm bài vào phiếu. - H trình bày phiếu, lớp nhận xét, Gv chốt. - H thi đọc 1 đoạn trong bài “Chị em tôi”- minh họa đúng giọng đọc. 3.Củng cố, dặn dò: ? Những truyện kể vừa ôn có chung 1 lời nhắn nhủ gì ? - nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. ___________________________________________ Địa lí: Thành phố Đà Lạt I.Mục tiêu: Học xong bài này H biết: - Vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam. - Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt. - Dựa vào lược đồ (bản đồ) tranh ảnh để tìm kiến thức. - Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người. II.Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Tranh ảnh về thành phố Đà Lạt. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: ? Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên ? ? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng ? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: T. Cho H xem bản đồ địa lí tự nhiên VN- chỉ và giới thiệu thành phố Đà Lạt. b.Các hoạt động: 1.Thành phố Đà lạt nổi tiếng về rừng thông và thác nước: *Hoạt động 1: Làm việc cá nhân: - Dựa vào hình 1 bài 5, mục 1 sgk: ? Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ? ? Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu mét ? ? Với độ cao đó, Đà Lạt có khí hậu như thế nào ? ? Quan sát hình 1, 2 và chỉ các vị trí đó trên hình ? ? Mô tả một cảnh đẹp ở Đà Lạt ? - H trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung. 2.Đà Lạt - thành phố du lịch và nghỉ mát: *Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm: H dựa vào hình 3, mục 2: ? Tại sao Đà Lạt được chọn làm nơi du lịch và nghỉ mát ? ? Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch ? ? Kể tên 1 số khách sạn ở Đà Lạt ? - H trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung . T. Để có nhiều khách du lịch đến tham quan, nghỉ mát ở Đà Lạt cũng như các nơi khác trên đất nước ta chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp. 3.Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt: *Hoạt động nhóm: ? Tai sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả và rau xanh ? ? Kể tên một số hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt ? ? Rau và hoa ở Đà Lạt có giá trị như thế nào ? - Các nhóm trình bày - Lớp nhận xét - Gv bổ sung. 3.Củng cố, dặn dò: ? Tại sao Đà Lạt được chọn làm nơi du lịch và nghỉ mát ? - Nhận xét giớ học - Chuẩn bị bài sau. _______________________________________________________________ Thứ Tư Ngày soạn: 1 / 11 / 2009 Ngày dạy : 4 / 11 / 2009 Toán: Kiểm tra định kì (Giữa HKI) ( Đề do trường ra) Kể chuyện: Ôn tập giữa học kì 1 (tiết 4) I.Mục tiêu: - Nắm được một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm đã học “Thương người như thể thương thân”, “Măng mọc thẳng”, “Trên đôi cánh ước mơ”. - Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. - Giáo dục H tính chịu khó, chăm chỉ trong ôn luyện. III.Hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ: - Kiểm tra trong giờ học. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Ôn tập: Bài 1 (98): H nêu yêu cầu : - Lớp đọc thầm, thảo luận nhóm 3( đọc các bài MRVT trong các tiết LTVC) - Gv phát phiếu cho 2 nhóm - Các nhóm còn lại làm vào vở. - 2 nhóm dán phiếu, trình bày, lớp nhận xét . Thương người như thể thương thân Măng mọc thẳng Trên đôi cánh ước mơ Từ cùng nghĩa thương người, nhân hậu, nhân ái, nhân đức, hiền từ, hiền hậu, hiền lành, hiền dịu, phúc hậu, tương trợ, thương yêu... trung thực, trung thành, trung nghĩa, ngay thẳng, thẳng thắn, tự trọng, tự tôn... ước mơ, ước muốn, mong muốn, mong ước, mơ ước, mơ tưởng, ước vọng... Từ trái nghĩa độc ác, hung ác,... dối gian, lừa bịp, lừa phỉnh,... Bài 2: H nêu yêu cầu: - Lớp làm vào vở - Nêu- Lớp nhận xét, thống nhất. - 2 H làm vào phiếu - Trình bày phiếu - Lớp nhận xét. Thương người như thể thương thân Măng mọc thẳng Trên đôi cánh ước mơ - ở hiền gặp lành - Một cây làm... hòn núi cao. - Hiền như bụt, hiền như đất. - Lành như đất - Thương nhau như c ... thiết tha. Giọng mẹ:lúc ngạc nhiên, lúc cảm động, dịu dàng. 6. Điều ước của vua Mi-đát văn xuôi Vua Mi-đát muốn mọi vật mình chạm vào đều biến thành vàng, cuối cùng đã hiểu: những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người. Khoan thai. đổi giọng linh hoạt, phù hợp theo nội dung bài và nhân vật. Bài 3: H nêu yêu cầu: - H nêu tên các bài tập đọc là truyện kể theo chủ điểm: Đôi giày ba ta màu xanh, Thưa chuyện với mẹ, Điều ước của vua Mi-đát. - Gv phát phiếu cho các nhóm trao đổi, làm bài. - Các nhóm trình bày kết quả - Lớp nhận xét. - Gv dán phiếu viết sẵn lời giải để chốt - 1H đọc lại kết quả. Nhân vật Tên bài Tính cách - Nhân vật “tôi” (chị phụ trách) - Lái Đôi giày ba ta màu xanh Nhân hậu, muốn giúp trẻ lang thang.Quan tâm và thông cảm với ước mơ của trẻ. Hồn nhiên, tình cảm, thích được đi đôi giày đẹp. - Cương - Mẹ Cương Thưa chuyện với mẹ Hiếu thảo, thương mẹ. Muốn đi làm để kiếm tiền giúp mẹ. Dịu dàng, thương con. - Vua Mi-đát - Thần Đi-ô-ni-dốt Điều ước của vua Mi-đát. Tham lam nhưng biết hối hận. Thông minh, biết dạy cho vua Mi-đát một bài học. 3.Củng cố, dặn dò: ? Các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” vừa học giúp em hiểu ra điều gì ? - nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. _______________________________________________________________ Thứ Năm Ngày soạn: 1 / 11 / 2009 Ngày dạy : 5 / 11 / 2009 Toán: Nhân với số có một chữ số I.Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có 1 chữ số (tích có không quá sáu chữ số). - Luyện kĩ năng thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có 1 chữ số. - Giáo dục H tính cẩn thận, chịu khó. III.Hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ: - KT bảng nhân, chia. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Giảng bài: 1.Nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số: ( không nhớ) T. (bg’) 241 324 x 2 = ? - 1 H lên bảng đặt tính và tính - Lớp làm vở nháp - Thống nhất kết quả . ? Nêu cách tính ? ? Phép nhân trên có đặc điểm gì ? (không nhớ). 2.Nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số: ( có nhớ) T. (bg’) 136 204 x 4 = ? - 1 H lên bảng thực hiện - Lớp làm vở nháp. - Gv nhắc lại cách đặt tính. ? Nêu đặc điểm của phép nhân ? (có nhớ) c.Thực hành: Bài 1(57): 1 H nêu yêu cầu: - H tính vào vở nháp. - 2 H chữa lên bảng - Lớp làm vở nháp. - Gv nhận xét, chốt. Bài 2: (Dành cho H khá, giỏi) – Làm và chữa bài – Nhận xét. Bài 3a: H nêu yêu cầu: Tính: ? Nêu cách tính giá trị của biểu thức ? a. = 321 457 + 847 014 = 843 275 - 617 840 = 1 168 489 = 225 435 H làm vào vở – Gv chấm bài 1 tổ – Nhận xét. 2 H chữa bài. Bài 4: 1 H đọc đề: (H khá, giỏi (nếu còn thời gian)): - H tự giải vào vở - 1 H chữa bài. 850 x 8 = 6 800 (quả) 980 x 9 = 8 820 (quả) 6 800 + 8 820 = 15 620 (quả) 3.Củng cố, dặn dò: ? Nêu cách nhân số có 6 chữ số với số có một chữ số ? - nhận xét giờ học - chuẩn bị bài sau. Tập làm văn: Ôn tập giữa học kì 1 (t6) I.Mục tiêu: - Xác định được các tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn; nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ (chỉ người, vật, khái niệm), động từ trong đoạn văn ngắn. (H khá, giỏi phân biệt được sự khác nhau về cấu tạo của từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy). - H cẩn thận, chính xác. II.Đồ dùng dạy-học: - Bảng phụ, 3 tờ phiếu khố to viết nội dung bài tập 2, 3, 4. III.Hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ: - KT trong giờ học. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Ôn tập: Bài 1, 2(99):1H đọc đoạn văn bài tập 1, yêu cầu bài tập 2. - Lớp đọc thầm đoạn văn tả chú chuồn chuồn. - H làm VBT - Nêu miệng kết quả. - Lớp nhận xét, bổ sung. Bài 3: H nêu yêu cầu: - H xem lại bài “Từ đơn, từ phức”, ‘Từ láy và từ ghép” để làm bài. ? Thế nào là từ đơn ? Thế nào là từ phức ? Vd ? ? Thế nào là từ láy ? Thế nào là từ ghép ? Vd ? ? Tìm trong đoạn văn 3 từ láy, 3 từ ghép, 3 từ đơn ? - 2 H làm bài vào phiếu - Lớp làm vở. - Lớp và Gv nhận xét, chốt: ( Từ láy: rì rào, rung rinh, thung thăng Từ ghép: bây giờ, khoai nước, tuyệt trần, hiện ra, ngược xuôi, trong xanh, cao vút. Từ đơn: Những từ còn lại) Bài 4: H nêu yêu cầu: - H xem lại bài danh từ, động từ. ? Thế nào là danh từ, động từ, Vd ?- Hoạt động nhóm 2. ? Tìm trong đoạn văn 3 danh từ, động từ ? - H làm vào VBT - Nêu miệng kết quả - Lớp thống nhất kết quả. 3.Củng cố, dặn dò: - Thế nào là danh từ, động từ ? - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. ________________________________________ Luyện từ và câu: Kiểm tra giữa học kì 1 (Đọc hiểu; Luyện từ và câu) ( Đề do trường ra) ______________________________________________________ Lịch sử: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất. (Năm 981) I.Mục tiêu: - Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy: + Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân. + Tường thuật (sử dụng lược đồ) ngắn gọn cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất: đầu năm 981 quân Tống theo hai đường thuỷ, bộ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng (đường thuỷ) và Chi Lăng (đường bộ). Cuộc chiến thắng lợi. - Đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập dạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lân ngôi Hoàng đế (nhà Tiền Lê). Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi. - Giáo dục H về lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc. II.Đồ dùng dạy-học: - Phiếu học tập, hình sgk. III.Hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ: ? Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh ? ? Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì ? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Giảng bài: *Hoạt động 1: Làm việc cả lớp: - H nghiên cứu sgk : “ Năm 979...Tiền Lê”. ? Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh như thế nào ? ? Việc Lê Hoàn tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không ? - H nêu - Lớp thống nhất: ý kiến 2 đúng, vì: Khi lên ngôi, Đinh Toàn còn quá nhỏ; nhà Tống đem quân sang xâm lược nước ta, Lê Hoàn đang giữ chức Thập đạo tướng quân. Khi Lê Hoàn lên ngôi ông được quân sĩ ủng hộ và tung hô vạn tuế . *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm: 4 nhóm - 4 câu (mỗi nhóm 2 câu): ? Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào ? ? Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào ? ? Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra như thế nào ? ? Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược nước ta không ? - H nêu - Lớp nhận xét - Gv chốt. *Hoạt động 3: Làm việc cả lớp: ? Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta ? ( nền độc lập của nước nhà được giữ vững; nhân dân ta tự hào, tin tưởng vào tiền đồ của dân tộc.) - H nêu - Lớp nhận xét - Gv chốt. 3.Củng cố, dặn dò: ? Lê Hoàn lên ngôi trong hoàn cảnh đất nước như thế nào ? - nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau. Thứ Sáu Ngày soạn: 1 / 11 / 2009 Ngày dạy : 6 / 11 / 2009 Toán: Tính chất giao hoán của phép nhân I.Mục tiêu: Giúp H: - Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân. - Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán. - Giáo dục H tính cẩn thận, chịu khó. II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ kẻ phần b (sgk), bỏ trống dòng 2,3,4 ở cột 4. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: 2H lên bảng - Lớp làm vở nháp: 327 513 x 8 = 902 347 x 9 = 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Giảng bài: *So sánh giá trị của 2 biểu thức: T(bg’): 3 x 4 và 4 x 3 2 x 6 và 6 x 2 7 x 5 và 5 x 7 - H nêu kết quả các phép tính. ? Nhận xét kết quả từng cặp tích trên ? 3 x 4 = 4 x 3 ; 2 x 6 = 6 x 2 ; 7 x 5 = 5 x 7 . *Viết kết quả vào ô trống: T. Treo bảng phụ ghi các cột giá trị của a, b, a x b, b x a. - H nêu kết quả tính - Gv ghi bảng. ? So sánh kết quả a x b và b x a trong từng rường hợp ? Nhận xét ? T. (bg’) a x b = b x a . ? Nhận xét vị trí của a và b trong 2 phép nhân a x b và b x a ? ( đổi vị trí các thừa số a và b trong phép nhân nhưng kết quả không thay đổi ). ? Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích như thế nào ? ( không thay đổi) - H nhắc lại. T. Đây chính là tính chất giao hoán của phép nhân. c.Thực hành: Bài 1(58) : H nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào ô trống: - H nhắc lại nhận xét: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. - H làm vở nháp - Nêu kết quả - Lớp thống nhất. Bài 2: H nêu yêu cầu: T.Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân. - H làm vào vở câu a, b ( câu c giảm tải). - Gv chấm bài 1 tổ - 2 H chữa bài - Lớp nhận xét - Thống nhất. a. 6 785 ; 5 971 b. 281 841 ; 6 630. Bài 3: H nêu yêu cầu: Tìm 2 biểu thức có giá trị bằng nhau. - H chơi trò chơi thi đua giữa hai tổ. - Lớp nhận xét - Thống nhất. a- d ; e- b ; c- g. Số? Bài 4: H nêu yêu cầu: Dành cho H khá, giỏi: - 1 H chữa bài - Nêu cách làm - Gv nhận xét. 3.Củng cố- dặn dò: ? Nêu tính chất giao hoán của phép nhân ? - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. Tập làm văn: Kiểm tra giữa học kì (t2) ( Chính tả + Tập làm văn) (Đề do trường ra) ___________________________________________________________ Hoạt động ngoài giờ lên lớp Tập văn nghệ (dân ca) mừng ngày 20/11 I.Mục tiêu: - H nắm được những ưu khuyết điểm của tuần qua. - H nắm được kế hoạch tuần tới. - Giáo dục H ý thức vươn lên. II.Hoạt động dạy- học: 1.Hoạt động 1: Sinh hoạt lớp - Lớp trưởng nhận xét hoạt động tuần qua - GV bổ sung: + Lớp đã có nhiều cố gắng trong việc chuẩn bị bài cũ, bài mới. Đã có ý thức hơn trong mọi hoạt động. Nhiều em đã có tiến bộ rõ rệt dành nhiều điểm tốt. + Đã khắc phục tình trạng quên vở, quên đồ dùng, không học thuộc bài. - Lớp bình chọn bạn xuất sắc nhất trong tuần. 2.Hoạt động 2: - Gv nêu kế hoạch tuần tới: + Tích cực trong học tập, tiếp tục thi đua dành nhiều điểm tốt chào mừng ngày Nhà Giáo VN. + Đi học đúng giờ, chuyên cần. + Tăng cường luyện viết các kiểu chữ, luyện đọc . + Thuộc và vận dụng nhanh bảng cửu chương + Đi học phải đầy đủ đồ dùng, sách vở + Hăng say xây dựng bài, chuẩn bị bài mới chu đáo. + Thu nộp : một số bạn còn thiếu, chậm. + VS QC sạch, đúng giờ. + Bổ sung cây hoa ở công trình măng non. 3.Tập văn nghệ: - Tiếp tục tập văn nghệ chào mừmg ngày 20 / 11 (2 tiết mục). _______________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: