Giáo án Lớp 4 Tuần 31 đến 34

Giáo án Lớp 4 Tuần 31 đến 34

Tiết 1 :

Chào cờ

Tiết 2 :

Tập đọc

ĂNG – CO VÁT

I . Mục tiêu :

1. Đọc lưu loát bài văn. Đọc đúng tên riêng (Ăng-co Vát, Cam-pu-chia), chữ số La Mã (XII – mười hai). Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rải, biểu lộ tình cảm kính phục.

2. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài.

-Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia. TLCH trong SGK

- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ các danh lam thắng cảnh.

II . Đồ dùng dạy học :

 -Ảnh khu đền Ăng-co Vát trong SGK.

III . Hoạt động trên lớp :

 

doc 142 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 886Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 31 đến 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
 Thứ hai ngày 11 tháng 04 năm 2011
Tiết 1 :
Chào cờ
Tiết 2 : 
Tập đọc
ĂNG – CO VÁT
I . Mục tiêu :
1. Đọc lưu loát bài văn. Đọc đúng tên riêng (Ăng-co Vát, Cam-pu-chia), chữ số La Mã (XII – mười hai). Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rải, biểu lộ tình cảm kính phục.
2. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài.
-Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia. TLCH trong SGK
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ các danh lam thắng cảnh.
II . Đồ dùng dạy học :
 -Ảnh khu đền Ăng-co Vát trong SGK.
III . Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC: ( 3 phút )
 -Kiểm tra 2 HS.
 * Vì sao tác giả nói là dòng sông “điệu” ?
 * Em thích hình ảnh nào trong bài ? Vì 
sao ?
 -GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: ( 30 phút )
 a). Giới thiệu bài:
 Cam-pu-chia là một đất nước có nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Trong Ăng-co Vát là công trình kiến trúc tiêu biểu nhất. Ăng-co Vát được xây dựng từ bao giờ ? Đồ sộ như thế nào ? Để biết được điều đó, chúng ta cùng đi vào bài TĐ Ăng-co Vát.
 b). Luyện đọc:
 a). Cho HS đọc nối tiếp.
 -GV chia đoạn: 3 đoạn.
 +Đoạn 1: Từ đầu đến thế kỉ XII.
 +Đoạn 2: Tiếp theo đến gạch vữa.
 +Đoạn 3: Còn lại.
 -Cho HS luyện đọc những từ ngữ khó: Ăng-co Vát, Cam-pu-chia, tuyệt diệu, kín khít, xòa tán 
 b). Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
 -Cho HS luyện đọc.
 c). GV đọc diễn cảm cả bài một lần.
 +Cần đọc với giọng chậm rãi, thể hiện tình cảm ngưỡng mộ.
 +Cần nhấn giọng ở các từ ngữ: tuyệt diệu, gồm 1.500 mét, 398 gian phòng, kì thú, nhẵn bóng, lấn khít 
 c). Tìm hiểu bài:
 +Đoạn 1:
 -Cho HS đọc đoạn 1.
 - Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu, từ bao giờ.
 +Đoạn 2:
 -Cho HS đọc đoạn 2.
 + Khu đền chính đồ sộ như thế nào ? với những ngọn tháp lớn.
 + Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào ?
+Đoạn 3:
 -Cho HS đọc đoạn 3.
 + Phong Cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp ?
 d). Đọc diễn cảm:
 -Cho HS đọc nối tiếp.
 -GV luyện cho cả lớp đọc đoạn 3.
 -Cho HS thi đọc.
 -GV nhận xét và khen những HS nào đọc hay nhất.
3. Củng cố- dặn dò: ( 2 phút )
 * Bài văn nói về điều gì ?
 -GV nhận xét tiết học.
-HS1: Đọc thuộc lòng bài Dòng sông mặc áo và trả lời câu hỏi.
* Vì dòng sông thay đổi nhiều màu trong ngày như con người thay màu áo.
-HS2: Đọc thuộc lòng bài thơ.
* HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK.
-Từng cặp HS luyện đọc.
-1 HS đọc cả bài một lượt.
-HS đọc thầm đoạn 1.
* Ăng-co Vát được xây dựng ở Cam-pu-chia từ đầu thế kỉ thứ mười hai.
-HS đọc thầm đoạn 2.
-Khu đền chính gồm 3 tầng với những ngọc tháp lớn, ba tầng hành lang đơn gần 1.500 mét, có 398 phòng.
* Những cây tháp lớn được xây dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá, ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.
-HS đọc thầm đoạn 3.
-Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng  từ các ngách.
-3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
-Cả lớp luyện đọc đoạn.
-Một số HS thi đọc diễn cảm.
-Lớp nhận xét.
* Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.
Tiết 3 : 
Toán
THỰC HÀNH (Tiếp theo)
I. Mục tiêu : 
Giúp HS:
 -Biết đđược một số ứng dụng của tỉ lệ bản đđồ vàào vẽ hình.
 II. Đồ dùng dạy học:
 -HS chuẩn bị giấy vẽ, thước thẳng có vạch chia xăng-ti –mét, bút chì.
 III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 .KTBC: ( 3 phút )
Kiểm tra bài tập về nhà của HS.
2.Bài mới: ( 30 phút )
 a).Giới thiệu bài:
 -Trong giờ thực hành trước các em đã biết cách đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm A và B trong thực tế, giờ thực hành này chúng ta sẽ vẽ các đoạn thẳng thu nhỏ trên bản đồ có tỉ lệ cho trước để biểu thị các đoạn thẳng trong thực tế.
 b).Hướng dẫn Vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ 
 -Nêu ví dụ trong SGK: Một bạn đo độ dài đoạn thẳng AB trên mặt đất được 20 m. Hãy vẽ đoạn thẳng AB đó trên bản đồ có tỉ lệ 
1 : 400.
 -Hỏi: Để vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ, trước hết chúng ta cần xác định gì ?
 -Có thể dựa vào đâu để tính độ dài của đoạn thẳng AB thu nhỏ.
 -Yêu cầu: Hãy tính độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ.
 -Vậy đoạn thẳng AB thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 400 dài bao nhiêu cm.
 -Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm.
 -Yêu cầu HS thực hành vẽ đoạn thẳng AB dài 20 m trên bản đồ tỉ lệ 1 : 400.
 c). Thực hành 
 Bài 1 
 -Yêu cầu HS nêu chiều dài bảng lớp đã đo ở tiết thực hành trước.
 -Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài bảng lớp trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 50 (GV có thể chọn tỉ lệ khác cho phù hợp với chiều dài thật của bảng lớp mình).
Bài 2
 -Yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK.
 -Hỏi: Để vẽ được hình chữ nhật biểu thị nền phòng học trên bản đồ tỉ lệ 1 : 200, chúng ta phải tính được gì?
 -Yêu cầu HS làm bài.
3 .Củng cố - Dặn dò:	( 3 phút )
 -GV tổng kết giờ học, tuyên dương các HS tích cực hoạt động, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng.
 -Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS cả lớp.
-HS lắng nghe. 
-HS nghe yêu cầu của ví dụ.
-Chúng ta cần xác định được độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ.
-Dựa vào độ dài thật của đoạn thẳng AB và tỉ lệ của bản đồ.
-Tính và báo cáo kết quả trước lớp:
20 m = 2000 cm
Độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ là:
2000 : 400 = 5 (cm)
-Dài 5 cm.
-1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
+Chọn điểm A trên giấy.
+Đặt một đầu thước tại điểm A sao cho điểm A trùng với vạch số 0 của thước.
+Tìm vạch chỉ số 5 cm trên thước, chấm điểm B trùng với vạch chỉ 5 cm của thước.
+Nối A với B ta được đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm.
-HS nêu (có thể là 3 m)
-Tính độ dài đoạn thẳng thu nhỏ biểu thị chiều dài bảng lớp và vẽ.
Ví dụ:
+Chiều dài bảng là 3 m.
+Tỉ lệ bản đồ 1 : 50
 3 m = 300 cm
Chiều dài bảng lớp thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 50 là:
300 : 50 = 6 (cm)
-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc trong SGK.
-Phải tính được chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật thu nhỏ.
-Thực hành tính chiều rộng, chiều dài thu nhỏ của nền lớp học và vẽ.
8 m = 800 cm ; 6 m = 600 cm
Chiều dài lớp học thu nhỏ là:
800 : 200 = 4 (cm)
Chiều rộng lớp học thu nhỏ là:
600 : 200 = 3 (cm)
- HS cả lớp
Tiết 4 : 
Khoa học
TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT
I . Mục tiêu : 
Giúp HS :
 -Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường: thực vật thường xuyên phải lấy gì từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi và thải ra môi trường hơi nước, khí ô -xi, chất khoáng khác
 -Thể hiện sự trao đổi chất giữa thực vật và môi trường bằng sơ đồ.
II .Đồ dùng dạy học :
 -Hình minh hoạ trang 122 SGK.
 -Sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật viết vào bảng phụ.
 -Giấy A 3.
III .Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1 .KTBC: ( 3 phút )
-Gọi HS lên trả lời câu hỏi:
 +Không khí có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật ?
 +Hãy mô tả quá trình hô hấp và quang hợp ở thực vật ?
 +Để cây trồng cho năng suất cao hơn, người ta đã tăng lượng không khí nào cho cây ?
-Nhận xét, cho điểm.
2 .Bài mới:( 30 phút )
-Hỏi :
 +Thế nào là quá trình trao đổi chất ở người?
+Nếu không thực hiện trao đổi chất với môi trường thì con người, động vật hay thực vật có thể sống được hay không ?
 *Giới thiệu bài:
Thực vật không có cơ quan tiêu hoá, hô hấp riêng như người và động vật nhưng chúng sống được là nhờ quá trình trao đổi chất với môi trường. Quá trình đó diễn ra như thế nào ? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 *Hoạt động 1:Trong quá trình sống thực vật lấy gì và thải ra môi trường những gì?
-Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 122 SGK và mô tả những gì trên hình vẽ mà em biết được.
-GV gợi ý : Hãy chú ý đến những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây xanh và những yếu tố nào mà cần phải bổ sung thêm để cho cây xanh phát triển tốt.
-Gọi HS trình bày.
-Hỏi:
 +Những yếu tố nào cây thường xuyên phải lấy từ môi trường trong quá trình sống ?
 +Trong quá trình hô hấp cây thải ra môi trường những gì ?
 +Quá trình trên được gọi là gì ?
+Thế nào là quá trình trao đổi chất ở thực vật?
-GV giảng: Trong quá trình sống, cây xanh phải thường xuyên trao đổi chất với môi trường. Cây xanh lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi, nước và thải ra môi trường hơi nước, khí các-bô-níc, khí ô-xi và các chất khoáng khác. Vậy sự trao đổi chất giữa thực vật và môi trường thông qua sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn như thế nào, các em cùng tìm hiểu.
 *Hoạt động 2:Sự trao đổi chất giữa thực vật và môi trường
-Hỏi:
 +Sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật diễn ra như thế nào ?
 +Sự trao đổi thức ăn ở thực vật diễn ra như thế nào ?
-Treo bảng phụ có ghi sẵn sơ đồ sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật và sơ đồ trao đổi thức ăn ở thực vật và giảng bài.
 +Cây cũng lấy khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc như người và động vật. Cây đã lấy khí ô-xi để phân giải chất ...  động vật hoang dã, thức ăn thấy có nhiều mắt xích hơn. Mỗi loài sinh vật không phải chỉ liên hệ với một chuỗi thức ăn mà có thể với nhiều chuỗi thức ăn. Cây là thức ăn của nhiều loài vật. Nhiều loài vật khác nhau cùng là thức ăn của một số loài vật khác.
 *Hoạt động 2: Vai trò của nhân tố con người – Một mắt xích trong chuỗi thức ăn
-Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quan sát hình minh họa trang 136, 137 SGK và trả lời câu hỏi sau:
 +Kể tên những gì em biết trong sơ đồ ?
 +Dựa vào các hình trên hãy giới thiệu về chuỗi thức ăn trong đó có người ?
-Yêu cầu 2 HS lên bảng viết lại sơ đồ chuỗi thức ăn trong đó có con người.
-Trong khi 2 HS viết trên bảng, gọi HS dưới lớp giải thích sơ đồ chuỗi thức ăn trong đó có người.
-Trên thực tế thức ăn của con người rất phong phú. Để đảm bảo đủ thức ăn cung cấp cho nhu cầu sống, làm việc và phát triển, con người phải tăng gia, sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi. Tuy nhiên, một số nơi, một số người đã ăn thịt thú rừng hoặc sử dụng chúng vào các việc khác đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các loài sinh vật và môi trường sống của chúng thức ăn.
-Hỏi:
 +Con người có phải là một mắt xích trong chuỗi thức ăn không ? Vì sao ?
 +Viêc săn bắt thú rừng, pha rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì ?
 +Điều gì sẽ xảy ra, nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt ? Cho ví dụ ?
+Thực vật có vai trò gì đối với đời sống trên Trái Đất ?
 +Con người phải làm gì để đảm bảo sự cân bằng trong tự nhiên ?
-Kết luận: Con người cũng là một thành phần của tự nhiên. Hoạt động của con người làm thay đổi mạnh mẽ môi trường, thậm chí có thể làm thay đổi hẳn môi trường và sinh giới ở nhiều nơi. Con người có thể làm cho môi trường phong phú, giàu có hơn nhưng cũng rất dễ làm cho chúng bị suy thoái đi. Một khi môi trường bị suy thoái sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới các sinh vật khác, đồng thời đe doạ cuộc sống của chính con người. Vì vậy chúng thức ăn phải bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên, bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật, đặc biệt là bảo vệ rừng. Vì thực vật đóng vai trò cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên Trái Đất được bắt đầu từ thực vật.
 *Hoạt động 3: Thực hành: Vẽ lưới thức ăn
 Cách tiến hành
-GV cho HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm có 4 HS.
-Yêu cầu HS xây dựng các lưới thức ăn trong đó có con người.
-Gọi 1 vài HS lên bảng giải thích lưới thức ăn của mình.
-Nhận xét về sơ đồ lưới thức ăn của từng nhóm.
 3 .Củng cố - Dặn dò:
-Hỏi: Lưới thức ăn là gì ?
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài ôn tập.
-HS lên bảng làm việc theo yêu cầu của GV.
-HS trả lời.
-Lắng nghe.
-Quan sát các hình minh họa.
-Tiếp nối nhau trả lời.
+Cây lúa: thức ăn của cây lúa là nước, không khí, ánh sáng, các chất khoáng hòa tan trong đất. Hạt lúa là thức ăn của chuột, gà, chim.
+Chuột: chuột ăn lúa, gạo, ngô, khoai và nó cũng là thức ăn của rắn hổ mang, đại bàng, mèo, gà.
+Đại bàng: thức ăn của đại bàng là gà, chuột, xác chết của đại bàng là thức ăn của nhiều loài động vật khác.
+Cú mèo: thức ăn của cú mèo là chuột.
+Rắn hổ mang: thức ăn của rắn hổ mang là gà, chuột, ếch, nhái. Rắn cũng là thức ăn của con người.
+Gà: thức ăn của gà là thóc, sâu bọ, côn trùng, cây rau non và gà cũng là thức ăn của đại bàng, rắn hổ mang.
-Mối quan hệ của các sinh vật trên bắt đầu từ cây lúa.
-Từng nhóm 4 HS nhận đồ dùng và hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
-Nhóm trưởng điều khiển để lần lượt từng thành viên giải thích sơ đồ.
-Đại diện của 2 nhóm dán sơ đồ lên bảng và trình bày. Các nhóm khác bổ sung (nếu có).
-Lắng nghe.
-Quan sát và trả lời.
+Nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã gồm nhiều sinh vật với nhiều chuỗi thức ăn hơn.
-HS giải thích sơ đồ đã hoàn thành.
 Gà Đại bàng .
 Cây lúa Rắn hổ mang .
 Chuột đồng Cú mèo .
-2 HS ngồi cùng bàn quan sát, trao đổi và nói cho nhau nghe.
+Hình 7: Cả gia đình đang ăn cơm. Bữa cơm có cơm, rau, thức ăn.
+Hình 8: Bò ăn cỏ.
+Hình 9: Sơ đồ các loài tảo à cá à cá hộp (thức ăn của người).
+Bò ăn cỏ, người ăn thị bò.
+Các loài tảo là thức ăn của cá, cá bé là thức ăn của cá lớn, cá lớn đóng hộp là thức ăn của người.
-2 HS lên bảng viết.
Cỏ à Bò à Người.
Các loài tảo à Cá à Người.
-Lắng nghe.
-Thảo luận cặp đôi và trả lời.
+Con người là một mắt xích trong chuỗi thức ăn. Con người sử dụng thực vật, động vật làm thức ăn, các chất thải của con người trong quá trình trao đổi chất lại là nguồn thức ăn cho các sinh vật khác.
+Việc săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt các loài động vật, môi trường sống của động vật, thực vật bị tàn phá.
+Nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt sẽ ảnh hưởng đến sự sống của toàn bộ sinh vật trong chuỗi thức ăn. Nếu không có cỏ thì bò sẽ chết, con người cũng không có thức ăn. Nếu không có cá thì các loài tảo, vi khuẩn trong nước sẽ phát triển mạnh làm ô nhiễm môi trường nước và chính bản thân con người cũng không có thức ăn.
+Thực vật rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Thực vật là sinh vật hấp thụ các yếu tố vô sinh để tạo ra các yếu tố hữu sinh. Hầu hết các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật.
+Con người phải bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật và động vật.
-Lắng nghe.
- HS cả lớp.
Tiết 5 :
Thể dục
Bài 68
NHẢY DÂY TRÒ CHƠI “DẪN BÓNG”
I.Mục tiêu:
-Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích
-Trò chơi “Dẫn bóng”. Yêu cầu tham gia chơi trò chơi tương đối chủ động để rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn
II. Địa điểm và phương tiện.
-Vệ sinh an toàn sân trường.
-Chuẩn bị: 2 còi mỗi HS 1 dây nhảy, sân và 2-4 quả bóng đá, hay bóng chuyền, bóng rổ để tổ chức trò chơi “Dẫn bóng”
III. Nội dung và Phương pháp lên lớp.
Nội dung
Thời lượng
Cách tổ chức
A.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
*Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc theo vòng tròn
-Xoay các khớp đầu gối, hông, cổ chân, vai
-Ôn các động tác tay chân, lưng, bụng, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung:Mỗi động tác 2 x 8 nhịp do Gv hoặc cán sự điều khiển
*Trò chơi khởi động do Gv chọn
*Kiểm tra bài cũ nội dung do GV chọn
B.Phần cơ bản.
a)Nhảy dây
-Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Gv hoặc 1-2 HS làm mẫu để nhắc lại cho cả lớp nhớ lại cách nhảy. GV chia tổ và địa điểm, nêu yêu cầu kỹ thuật thành tích và kỷ luật tập luyện, sau đó cho các em về địa điểm để tự quản tập luyện. Gv giúp đỡ về tổ chức và uốn nắn những động tác sai cho HS
b)Trò chơi vận động
-Trò chơi “Dẫn bóng”. Gv nêu tên trò chơi cùng HS nhắc lại cách chơi, rồi HS chơi thử 1-2 lần (Xen kẽ GV giải thích thêm về cách chơi để tất cả HS đều nắm vững cách chơi ). Sau đó cho HS chơi chính thức:2-3 lần do Gv điều khiển
C.Phần kết thúc.
-GV cùng HS hệ thống bài
*Đi đều theo 2-4 hàng dọc và hát
-Một số động tác hồi tĩnh do Gv chọn
*Trò chơi hồi tĩnh do GV chọn
-GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà
6-10’
18-22’
9-11’
9-11’
4-6’
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
Tiết 7 :
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
I . Mục tiêu:
 - Đánh giá các hoạt động tuần 34 phổ biến các hoạt động tuần 35.
 - Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để cĩ biện pháp khắc phục hoặc phát huy .
II . Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Những hoạt động về kế hoạch tuần 35.
 - Học sinh : Các báo cáo về những hoạt động trong tuần vừa qua .
 III . Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
1. Kiểm tra :
-Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh .
2 . Đánh giá 
 Giới thiệu :
-Giáo viên giới thiệu tiết sinh hoạt cuối tuần .
1*/ Đánh giá hoạt động tuần qua.
-Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt .
-Giáo viên ghi chép các cơng việc đã thực hiện tốt và chưa hồn thành .
-Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại cịn mắc phải .
2*/ Phổ biến kế hoạch tuần 35.
-Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới :
* Nề nếp: - Tiếp tục duy trì nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
 - Khắc phục hạn chế tuần 34
* Học tập: - Tiếp tục dạy và hoc theo đúng PPCT – TKB tuần 35
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. 
- Tăng cường ơn tập kiến thức ở nhà.
 -Về các phong trào khác theo kế hoạch của ban giám hiệu 
3 . Củng cố - Dặn dị:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
-Dặn dị học sinh về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới .
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt 
-Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt.
-Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo 
các hoạt động của tổ mình .
-Các lớp phĩ :phụ trách học tập , phụ trách lao động , chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua .
-Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Các tổ trưởng và các bộ phận trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
-Ghi nhớ những gì giáo viên Dặn dị và chuẩn bị tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 tuan 31323334 CKTKNS.doc