Giáo án Lớp 4 Tuần 4 - 3 cột

Giáo án Lớp 4 Tuần 4 - 3 cột

Tập đọc

Tiết 7: MỘT NG¬ƯỜI CHÍNH TRỰC

I. Mục tiêu:

- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn văn trong bài.

- TL được các câu hỏi sgk.

- Hiểu ND : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

* KNS:

 - Xác định giá trị - Tự nhận thức về bản than - Tư duy phê phán

II. Đồ dùng dạy học:

 1. GV: Sgk, giáo án.

 2. HS: Sgk, vở ghi.

 

doc 42 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 903Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 4 - 3 cột", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 04 
 Soạn: T6 – 28 . 9 .2012	 Giảng: T2 – 1 . 10 .2012
Tập đọc
Tiết 7: MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. Mục tiêu:
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn văn trong bài.
- TL được các câu hỏi sgk.
- Hiểu ND : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
* KNS:
 - Xác định giá trị - Tự nhận thức về bản than - Tư duy phê phán
II. Đồ dùng dạy học:
 1. GV: Sgk, giáo án. 
 2. HS: Sgk, vở ghi.
III. Phương pháp: 
	Quan sát, giảng giải, đàm thoại, thực hành, trải nghiệm, thảo luận nhóm.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Nd / Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ:
(3p)
2. Bài mới: (34p)
2.1.GTB: (1p)
2.2. Luyện đọc và tìm hiểu bài: 33p 
a.Luyện đọc:(12p)
- LĐ k.hợp luyện phát âm.
- LĐ k.hợp giải nghĩa từ.
- LĐ câu khó.
- LĐ trong nhóm
- Thi đọc
- Đọc toàn bài
b. Tìm hiểu bài:
 (14)
c. Đọc diễn cảm:
 (7’)
3.Củng cố, dặn dò:
(3’)
- Gọi 3 HS đọc bài : “Ông lão ăn xin”+ trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Một người chính trực.
- Gọi 1 HS khá đọc bài.
? Bài chia làm mấy đoạn ?
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn, gv kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải
- GV đưa ra câu khó đọc.
- Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp
- T/c cho hs thi đọc nối tiếp bài. 
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV hướng dẫn cách đọc bài. 
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + trả lời câu hỏi: 
? Tô Hiến Thành làm quan triều nào ?
? Mọi người đánh giá ông là người như thế nào ?
? Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hịên như thế nào ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
? Khi Tô Hiến Thành ống nặng ai là người chăm sóc ông ? 
? Còn Gián Nghị Đại Phu thì sao ?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi ?
? Đỗ Thái hậu hỏi ông điều gì ?
? Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ?
? Vì sao Đỗ Thái Hậu lại ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá ?
? Trong việc tìm người giúp nước sự chính trực của ông Tô Hiến Thành được thể hiện như thế nào ?
? Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông ?
? Qua câu chuyện trên tác giả muốn ca ngợi điều gì ?
- Gọi 3 hs đọc nối tiếp cả bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Gọi 3, 4 HS thi đọc diễn cảm, y/c cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- GV nhận xét chung.
? Câu chuyện Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của ai ?
- Nhận xét giờ học:
- VN đọc bài và trả lời câu hỏi.
- CB bài sau: “ Tre Việt Nam”
- 3 HS thực hiện yêu cầu.
- HS nghe, ghi đầu bài vào vở.
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- 3 đoạn.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, kết hợp luyện phát âm.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải sgk.
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu:
 Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi/ thì thần xin cử Vũ Tán Đường,/ còn hỏi người tài ba giúp nước thần xin cử Trần Trung tá.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc nối tiếp bài. 
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe
- HS đọc đoạn 1 + trả lời câu hỏi:
- Tô Hiến Thành làm quan triều Lý. 
- Ông là người nổi tiếng chính trực.
- Tô Hiến thành không chịu nhận vàng đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập Thái tử Long cán.
- HS đọc đoạn 2 + trả lời câu hỏi:
- Quan Tham Tri Chính Sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh.
- Do bận quá nhiều việc nên không đến thăm ông được.
- HS đọc , thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi.
- Hỏi ai sẽ thay ông làm quan nếu ông mất.
- Ông tiến cử quan Gián Nghị Đại Phu Trần Trung Tá.
- Vì bà thấy Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh, tận tình chăm sóc mà lại không được ông tiến cử.
- Ông cử người tài ba đi giúp nước chứ không cử người ngày đên chăm sóc hầu hạ mình.
- Vì ông quan tâm đến triều đình, tìn người tài giỏi để giúp nước , giúp dân. vì ông không màng danh lợi, vì tình riêng mà tiến cử Trần Trung Tá.
* Ý nghĩa: Câu chuyện Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. (2,3 hs nhắc lại)
- 3 hs đọc nối tiếp toàn bài, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
* Từ: “Một hôm, Đỗ thái hậuthần xin cử Trần Trung Tá”
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3, 4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
Toán:
Tiết 16: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN. 
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS bước đầu hệ thống hoá một số kiến thức hiểu biết ban đầu về cách so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên .
	- Bài 1 (câu 1), 2 (a, c), 3 (a).
II. Đồ dùng dạy học:
 1. GV: Sgk, giáo án. phiếu học tập , bảng phụ
 2. HS: Sgk, vở ghi.
III. Phương pháp:
 - Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Nd / Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ:
(3p)
2. Bài mới: (34p)
2.1.GTB: (1p)
2.2. So sánh các số nhiên: (10p)
2.3.Thực hành:
(23p)
Bài 1: miệng
Bài 2: vở
Bài 3: cn
3.Củng cố, dặn dò:
(3p)
- Gọi 3 hs lên bảng viết số:
- GV chữa bài, ghi điểm.
- So sánh và xếp thứ tự các số nhiên.
- Yêu cầu hs so sánh hai số tự nhiên: 100 và 99
? Số 99 gồm mấy chữ số ?
? Số 100 gồm mấy chữ số ?
? Số nào có ít chữ số hơn ?
* Vậy khi so sánh hai số tự nhiên với nhau, căn cứ vào số các chữ số của chúng ta rút ra kết luận gì ?
- GV ghi các cặp số lên bảng rồi cho học sinh so sánh:
 123 và 456 ; 7 891 và 7 578
? Yêu cầu HS nhận xét các cặp số đó ?
? Làm thế nào để ta so sánh được chúng với nhau ?
* Kết luận: Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên, nghĩa là xác định được số này lớn hơn, hoặc bé hơn, hoặc bằng số kia.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
* Hướng dẫn so sánh hai số trong dãy số tự nhiên và trên tia số:
- Yêu cầu HS so sánh hai số trên tia số.
- Xếp thứ tự các số tự nhiên : 
GV nêu các số : 7 698; 7 968; 7 896 ;7 869 và yêu cầu HS :
- Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.
? Số nào là số lớn nhất, số nào là số bé nhất trong các số trên ?
- Gọi 1 hs đọc y/c.
- Y/c hs tự làm bài và nêu kết quả.
- HS- GV nhận xét, chữa bài, củng cố nd bài tập.
- Gọi 1 hs đọc y/c.
- Yêu cầu hs tự làm bài vào vở
- Gọi 1 hs lên bảng làm bài.
Thu 1/3 vở chấm, chữa bài.
- Gọi 1 hs đọc y/c.
- Yêu cầu hs tự làm bài.
- Gọi 1 hs lên bảng làm bài.
- HS- GV nhận xét, chữa bài, củng cố nd bài tập.
? Nêu cách so sánh các số tự nhiên ?
- Nhận xét tiết học:
- VN làm bài tập ở vở bt.
- CB bài sau: Luyện tập.
- 3 HS lên bảng viết số: 453 789; 9 846 564; 123 869 085.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- HS so sánh : 100 > 99 (100 lớn hơn 99 ) hay 99 < 100 
( 99 bé hơn 100)
- Số 99 gồm 2 chữ số.
- Số 100 gồm 3 chữ số.
- Số 99 có ít chữ số hơn.
* KL : Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn. 
- HS so sánh và nêu kết quả:
123 7 578 
- Các cặp số đó đều có số các chữ số bằng nhau.
- So sánh các chữ số cùng một hàng lần lượt từ trái sang phải, chữ số ở hàng nào lớn thì ta kết luận được luôn số đó lớn hơn và ngược lại.
- HS nhắc lại.
- HS theo dõi.
- HS tự so sánh và rút ra kết luận:
- Số gần gốc 0 hơn là số bé hơn, số xa gốc 0 hơn là số lớn hơn.
- HS thực hiện theo yêu cầu:
- 7 689; 7 869; 7 896; 7 968.
- 7 968; 7 896; 7 896; 7 689.
- Số 7 968 là số lớn nhất, số 7 689 là số bé nhất trong các số trên.
- 1 hs đọc y/c.
 1 234 > 999 
 8 754 < 87 540 
 39 680 = 39 000 + 680
- 1 hs đọc y/c.
a. 8 136; 8 316; 8 361
c. 63 841; 64 813; 64 831
- 1 hs đọc y/c.
a. 1 984 ; 1 978 ; 1 952 ; 1 942
Bài 7: ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐỨNG LẠI.
 TRÒ CHƠI “CHẠY ĐỔI CHỖ, VỖ TAY NHAU”
I. Mục tiêu:
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái. Y/c thực hiện đúng động tác, đều, đúng với khẩu lệnh.
- Ôn đi đều vòng phải, vòng trái, đúng lại. Y/c thực hiện cơ bản đúng động tác, đi đúng hướng, đảm bảo cự li đội hình..
- Trò chơi “ Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”. Y/c rèn luyện kĩ năng chạy, phát triển sức mạnh, Hs chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.
II. Địa điểm, phương tiện:
	Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
	Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III. Phương pháp:
	Ôn luyện, giảng giải, sửa sai.
IV. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Phần mở đầu:
(5-7p)
II. Phần cơ bản:
(25p)
* Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái.
* Ôn đi đều vòng phải, đứng lại.
* Ôn đi đều vòng trái, đứng lại.
b. Trò chơi.
“ Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”.
3. Phần kết thúc:
(5p)
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung bài học.
- Y/c hs giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp.
* Trò chơi: Kéo cưa, lừa xẻ.
- GV tổ chức cho hs chơi trò chơi.
- KTBC:
+ GV gọi hs lên thực hiện động tác đi đều vòng phải, vòng trái.
+ GV điều khiển, quan sát nhận xét đánh giá.
- L1 - 2: GV điều khiển, kết hợp sửa sai.
- L3: GV đi từng tổ uốn nắn sửa sai cho hs.
- L4: GV gọi từng tổ lên trình diễn. - GV quan sát, nhận xét.
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại nội dung yêu cầu cách chơi.
- GV tổ chức cho chơi thử trước, sau cho chơi chính thức dưới hình thức thi đua giữa các tổ và có tính điểm thi đua.
- Y/c 2 – 3 hs lên nhắc lại nội dung bài học.
- Y/c hs tập một số động tác thả lỏng
- Nhận xét tiết học:
- VN ôn bài.
- CB bài sau: Đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chơi trò chơi.
- 2 – 3 hs lên thực hiện.
- Lớp quan sát, nhận xét.
- HS thực hiện.
- HS tập luyện theo tổ do tổ trưởng điều khiển.
- Từng tổ lên thực hiện. các tổ còn lại quan sát, nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS chơi trò chơi.
- 2-3 hs nhắc lại nội dung bài học.
- HS thực hiện.
 Soạn : T7 – 29 . 9 .2012	 Giảng: T3 – 2 . 10 .2012
Toán:
Tiết 17: LUYỆN TẬP. (trang 22)
I. Mục tiêu:
 - Viết và so sánh các đựơc các số tự nhiên.
 - Bước đầu làm quen với dạng x < 5 , 2 < x < 5 với x là số tự nhiên.
 - Bài 1, 3, 4
II. Đồ dùng dạy học:
 1. GV: Sgk, giáo án. phiếu học tập, vẽ hình bài tập 4 lên bảng phụ.
 2. HS: Sgk, vở ghi.
III. Phương pháp:
 - Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Nd / Tg
Hoạt động  ... ng khẩu lệnh.
 - Trò chơi “ Bỏ khăn”. Y/c tập chung chú ý, nhanh nhẹn khéo léo, chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.
II. Địa điểm, phương tiện:
	Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
	Phương tiện: Chuẩn bị còi, 1 – 2 chiếc khăn tay.
III. Phương pháp:
	Ôn luyện, giảng giải, sửa sai.
IV. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Phần mở đầu:
(5-7p)
II.Phần cơ bản: 25p
a. Đội hình đội ngũ:
* Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại.
b. Trò chơi.
“ Bỏ khăn”.
3. Phần kết thúc:
(3p)
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung bài học.
- Y/c hs đứng vỗ tay và hát.
+ Trò chơi.
“ Diệt các con vật có hại”.
- KTBC: 
- Gọi hs lên thực hiện động tác quay phải, quay trái, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV gọi hs lên thực hiện động tác quay phải, quay trái, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại:
+ L1: GV điều khiển kết hợp có sửa sai.
+ L2: GV quan sát, uốn nắn, sửa sai.
+ L3: GV đi từng tổ uốn nắn sửa sai cho hs.
+ L4: GV gọi từng tổ lên trình diễn. GV quan sát, nhận xét.
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại nội dung yêu cầu cách chơi.
- GV tổ chức cho chơi thử trước, sau cho chơi chính thức dưới hình thức thi đua giữa các tổ và có tính điểm thi đua.
- Y/c 2 – 3 hs lên nhắc lại nội dung bài học– GV nhận xét.
- Y/c hs tập một số động tác thả lỏng.
- Nhận xét tiết học:
- VN ôn bài.
- CB bài sau: Tập hợp hang ngang, dóng hang, điểm số.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chơi trò chơi.
2 – 3 hs lên thực hiện.
- HS qs, nhận xét, đánh giá.
- HS thực hiện.
- Cán sự lớp điều khiển.
- HS tập luyện theo tổ do tổ trưởng điều khiển.
- Từng tổ lên thực hiện. các tổ còn lại quan sát, nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS chơi trò chơi.
2-3 hs nhắc lại – lớp nhận xét. 
- HS tập một số động tác thả lỏng.
Tập làm văn
Tiết 8: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I. Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề SGK , xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó .
- HS có ý thức và lòng ham học, yêu thích bộ môn. 
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Giáo án, sgk
2. HS: Vở, sgk 
III. Phương pháp:
 - Phân tích, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận, thực hành...
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Nd / Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ:
(5p)
2. Bài mới: (34p)
2.1.GTB: (1p)
2.2. HD xây dựng cốt truyện: 
a. Xác định y/c của đề bài: (5p)
b. Lựa chọn chủ đề của câu chuyện:
(5p)
c. Thực hành xd cốt truyện: (20p)
3.Củng cố, dặn dò:
(3p)
- Gọi 1 hs kể lại chuyện “Cây khế” dựa vào cốt truyện đã có.
- GV nxét, cho điểm hs.
- Luyện tập xây dựng cốt truyện
- Gọi 1 hs đọc y/c của đề bài.
- GV phân tích đề bài, gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng: Tưởng tượng kể lại vắn tắt, ba nhân vật, bà mẹ ốm, người con, bà tiên.
? Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến điều gì ?
* Khi xây dựng cốt truyện các em chỉ cần ghi vắn tắt các sự việc chính. Mỗi sự việc chỉ cần ghi lại bằng 1 câu.
- Gọi 1 hs đọc y/c.
- Y/c hs chọn chủ đề.
- Gọi hs đọc gợi ý.
? Người mẹ ốm như thế nào ?
?
 Người con chăm sóc mẹ như thế nào ?
? Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì ?
? Người con đã quyết định vượt qua khó khăn như thế nào ?
? Bà tiên giúp hai mẹ con như thế nào ?
- Gọi hs đọc gợi ý 2.
? Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì ?
? Bà tiên làm cách nào để thử thách lòng trung thực của người con ?
? Cậu bé đã làm gì ?
- Gọi từng cặp hs thực hành kể vắn tắt câu chuyện tưởng tượng theo đề tài đã chọn.
- Cả lớp và gv n/xét đánh giá lời kể của bạn. Tìm ra bạn kể hay nhất, hấp dẫn nhất.
- Nhận xét cho điểm hs.
? Gọi 2 em nói về cách xây dựng cốt truyện.
- Nhận xét tiết học:...
- VN học thuộc ghi nhớ. Kể câu chuyện tưởng tượng của mình cho người thân nghe.
- CB bài sau: Viết thư.
- 1 hs kể lại chuyện “Cây khế” dựa vào cốt truyện.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- HS đọc y/c đề bài.
- HS lắng nghe.
- Cần chú ý đến lý do xảy ra câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện.
- HS lắng nghe.
- 1 hs đọc y/c
- HS tự do phát biểu chủ đề mình chọn.
- HS đọc gợi ý.
- Người mẹ ốm rất nặng, ốm bệt giường ốm khó mà qua khỏi...
- Người con thương mẹ, chăm sóc tận tuỵ bên mẹ ngày đêm.
- Phải tìm một lọai thuốc rất hiếm, phải đi tìm tận rừng sâu.
- Người con lặn lội trong rừng sâu, gai cào, đòi ăn, nhiều rắn rết vẫn không sờn lòng, quyết tìm bằng được cây thuốc quý.
- Bà tiên cảm động về tình thương yêu, lòng hiếu thảo của người con đã hiện ra giúp.
- HS đọc gợi ý 2.
- Nhà rất nghèo, không có tiền mua thuốc. Nhà cậu chẳng còn thứ gì đáng giá cả. Mà bà con hàng xóm cũng không thể giúp gì cậu.
- Bà tiên biến thành bà cụ già đi đường đánh rơi một túi tiền. Bà tiên biến thành người đưa cậu đi tìm loại thuốc quý thấy một cái hang mang đầy tiền vàng và xui cầm lấy tiền để sau này có cuộc sống sung sướng.
- Cậu thấy phía trước có một bà cụ già khổ sở. Cậu đoán đó là tiền của cụ dùng để sống và chữa bệnh. Nếu bị đói cụ cũng ốm như mẹ cậu. Cậu chạy theo và trả lại cho bà. Cậu bé không lấy tiền mà chỉ xin cụ dẫn đường cho mình đến chỗ có loại thuốc quý.
- HS thi kể trước lớp.
- Để xây dựng một cốt truyện cần hình dung được: Các nhân vật của câu chuyện, chủ đề của câu chuyện, chủ đề của câu chuyện. Diễn biến của câu chuyện, diễn biến này cần hợp lý, tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa.
- Lắng nghe.
- HS ghi nhớ.
Khoa học
Tiết 8: TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT ?
I. Mục tiêu:
- Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật đẻ cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể .
- Nêu lợi ích của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm.
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Giáo án, sgk
2. HS: Vở, sgk 
III. Phương pháp: 
 - Q/sát, phân tích, thảo luận, đàm thoại, Đ/não.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Nd / Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
1.Kiểm tra bài cũ:
(3p)
2. Bài mới: 
2.1.GTB: (1p)
2.2.Nội dung: 29p
* Hoạt động 1: 
Trò chơi “Kể tên những món ăn chứa nhiều chất đạm”
*Hoạt động 2: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ? 
3.Củng cố, dặn dò:
(3p)
? Tại sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ?
? Hầu hết các loại thức ăn có nguồn gốc từ đâu ?
- GV n/xét, ghi điểm.
- Tại sao cần ăn phối hợp giữa đạm động vật và đạm thực vật.
- Chia lớp thành hai đội, mỗi đội cử một bạn giám sát đội bạn.
- Thành viên trong mỗi đội liên tiếp cử nhau lên bảng ghi tên các món ăn chứa nhiều chất đạm. Lưu ý, mỗi thành viên chỉ viết một món ăn. 
- Giáo viên công bố kết quả của hai đội.Tuyên dương đội thắng cuộc.
- Yêu cầu nghiên cứu bảng thông tin và hình trang 3 sách giáo khoa.
? Những món ăn nào vừa chứa đạm động vật vừa chứa đạm thực vật ? 
? Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật ?
? Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá ?
- Nhận xét, tuyên dương những em có ý kiến đúng.
- Y/c hs đọc hai phần đầu của mục bạn cần biết.
* Kết luận: 
- Ăn kết hợp cả đạm động vật và đạm thực vật sẽ giúp cơ thể có thêm chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cho cơ quan tiêu hoá hoạt động tôt hơn. Chúng thức ăn nên ăm thịt ở mức vừa phải, nên ăn cá nhiều hơn thịt, tối thiểu mỗi tuần nên ăn 3 bữa cá. Chúng thức ăn cũng nên ăn đậu phụ và uống sữa đậu nành vừa đảm bảo cơ thể có được nguồn đạm thực vật quý vừa có khả năng phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư. cung cấp. Vì vậy nên ăn cá.
? Muốn có sk tốt chúng ta phải ăn các thức ăn ntn ?
? Kể tên một số loại t/ăn vừa có đạm ĐV vừa có đạm TV?
- Nhận xét tiết học:
- Về nhà học thuộc mục bạn cần biết.
- CB bài sau: Sử dụng hợp lí các chất béo.
- Học sinh trả lời.
- Có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật. 
- Ghi đầu bài vào vở. 
- HS chơi trò chơi thi ghi tên các món ăn chứa nhiều chất đạm:
- Gà rán, cá kho, đậu sốt, thịt luộc, thịt kho, đậu kho thịt, gà luộc, tôm hấp, canh tôm nấu bóng, mực xào, đậu Hà Lan, vừng, lạc, canh 
- Hến, cháo thịt, chim quay, nem rán, cá nấu, lẩu cá, lẩu thập cẩm, ếch xào
- HS nối tiếp nhau đọc to, dưới lớp đọc thầm.
- Đậu kho thịt, lẩu cá, lẩu bò, thịt bò xào rau cải, tôm nấu bóng, canh cua.
- Nếu chỉ ăn đạm thực vật hoặc chỉ ăn đạm động vật thì sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho hoạt động sống của cơ thể. Mỗi loại đạm chứa những chất bổ dưỡng khác nhau.
- Vì cá là loại thức ăn dễ tiêu, trong chất béo của cá có nhiều áit không no, chúng có vai trò phòng chống bệnh xơ vữa động mạch.
- 2 học sinh đọc hai phần đầu của mục bạn cần biết.
- Nghe, ghi nhớ.
- Phải ăn phối hợp nhiều loại t/ăn. Các t/ăn cần phong phú từ ĐV và TV.
- Đậu phụ nhồi thịt, canh cua,
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ.
Sinh hoạt: TUẦN 04
I. Nhận xét chung: 
1.Đạo đức 
- Đa số các em đã có hành vi chuẩn mực đạo đức tôt ,ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi. Đoàn kết, thân ái, gíup đỡ bạn bè. 
2.Học tập 
- Đi học các em đã có ý thức học tập tốt: chăm chỉ học tập, học bài làm bài trước khi đến lớp, ngồi trong lớp không mất trật tự chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài và đạt được nhiều điểm 9, 10: Lực, Nam, Minh, Tuấn Anh, Chiến, Điệp.
 - Ngoài ra còn 1số em chưa chịu khó học tập, trong lớp hay nói chuyện riêng, không chú ý nghe giảng dẫn đến kết quả học tập chưa cao: Tuấn, Tịnh, Linh.
3.Hoạt động khác 
- Xếp hàng vào lớp nhanh nhẹn .
- Vệ sinh :đa số các em dều có ý thức giữ gìn vệ sinh (vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng )vệ sinh chung (trường, lớp sạch sẽ ,gọn gàng ).
- Tổ 1 có ý thức chăm bồn hoa.
II. Phương hướng tuần tới :
1. Đạo đức :
- Nhắc nhở hs có hành vi chuẩn mực đạo đức tốt: ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết thân ái giúp đỡ bạn bè, không đánh, cãi, chửi nhau.
2. Học tập :
- Đôn đốc hs có ý thức học tập tốt: đi học đều đúng giờ, ngồi trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
Chấm dứt hiện tượng không học bài.
3.Các hoạt động khác: 
- Nhắc nhở các em tham gia thể dục giữa giờ đều đặn để rèn luyện thân thể, tham gia vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp sạch sẽ, gọn gàng để có sức khoẻ tốt và môi trường sạch đẹp thì việc học tập sẽ đạt kết quả tốt.
- Tổ 2 chăm bồn hoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docT4L4 DAT TIEU CHUAN 3 COT.doc