Giáo án Lớp 4 Tuần 5 - Hoàng Thị An

Giáo án Lớp 4 Tuần 5 - Hoàng Thị An

Toán:

Luyện tập

I.Mục tiêu: Giúp H:

 - Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận.

 - Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây.

 - Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.

II.Hoạt động dạy- học:

 1.Bài cũ: 2 H:

 ? Năm 1720; 1690; 200 thuộc thế kỉ thứ mấy?

 ? Từ năm 1890 đến nay đã bao nhiêu năm?

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1029Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 5 - Hoàng Thị An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ Hai
Ngày dạy : 27 / 9 / 2010
The dục:
GV bụ̣ mụn dạy
*****************************
Toán:
Luyện tập
I.Mục tiêu: Giúp H:
 - Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận.
 - Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây.
 - Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.
II.Hoạt động dạy- học: 
 1.Bài cũ: 2 H:
 ? Năm 1720; 1690; 200 thuộc thế kỉ thứ mấy?
 ? Từ năm 1890 đến nay đã bao nhiêu năm?
 3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Luyện tập:
Bài 1: (26)1 H đọc đề.
 ? Nêu tên các tháng có 30 ngày, 31 ngày, 28 ngày(hoặc 29 ngày)?
T. Hướng dẫn H dùng 2 bàn tay để tính ( trái qua phải) những tháng có 31 ngày.
 + Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 có 31 ngày.
 + Tháng 4, 6, 9, 11 có 30 ngày.
 + Tháng 2 năm nhuận có 29 ngày.
 + Tháng 2 năm không nhuận có 28 ngày.
Bài 2: H đọc yêu cầu bài:
 - H làm vào vở nháp.
 - 3 H chữa bài 3 cột - Gv nhận xét.
 72 giờ 8giờ	190 phút
 240 phút	15 phút	125 giây
 480 giây	30 giây	260 giây
Bài 3: H đọc yêu cầu: 
 - H làm vở – Chấm bài. 
 - H chữa bài (miệng) - Lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 4: H nêu yêu cầu: (nếu còn thời gian)
 - Lớp làm vở - Gv chấm.
 3.Củng cố, dặn dò:
 -Xem lại bài, chuẩn bị bài sau
***********************************
Lich su
Đ/C Võn dạy
***********************************
Tập đọc:
Những hạt thóc giống
I.Mục tiêu:
 - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
 - Giáo dục H tính trung thực, dũng cảm trong cuộc sống.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa sgk.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - Đọc thuộc lòng 8 câu bài “Tre Việt Nam”.
 ? Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì ? Của ai ?
 2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 *Luyện đọc:
 - 1 H đọc.
 - H đọc đoạn nối tiếp: 4 đoạn - 3 lượt.
 Đoạn 1: 3 dòng đầu; Đoạn 2: 5 dòng tiếp theo; 
 Đoạn 3: 5 dòng; Đoạn 4: 4 dòng còn lại.
 - Gv hướng dẫn đọc từ khó: ra lệnh, gieo trồng, dốc công.
 - Gv hướng dẫn giải nghĩa từ mới.
 - Hướng dẫn ngắt nghỉ giọng đọc.
 - 1 H đọc bài - Gv đọc mẫu.
 *Tìm hiểu bài:
 - H đọc thầm toàn truyện.
 ? Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi ?
 ( ...trung thực.)
 Đoạn 1: 
 H đọc thầm.
 ? Nhà vua tìm cách nào để tìm người trung thực?
 ? Thóc đã luộc chín còn nảy mầm được không?
 Đoạn 2: 
H đọc to:
 ? Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao ?
 ? Đến kì nộp thóc cho vua mọi người làm gì? Chôm làm gì?
 ? Hành động của chú bé Chôm có gì khác với mọi người ?
 Đoạn 3: 
 H đọc thầm.
 ? Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm?
 - H quan sát tranh: Tranh vẽ cảnh gì?
 Đoạn 4: 
 Lớp đọc thầm 
 ? Lời vua phán như thế nào ?
T: Trung thực là đức tính đáng quý.
 ? Theo em người trung thực đáng quý ở chỗ nào ?
 (+ ...bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích riêng của mình.
 + ...làm việc có ích cho dân cho nước. 
 + ...dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt.)
 - H quan sát tranh sgk.
 ? Bức tranh phù hợp với đoạn mấy của truyện ?
 ? Nêu nội dung của truyện ?
 *Hướng dẫn đọc diễn cảm:
 - 4 H đọc 4 đoạn.
 - Gv hướng dẫn H giọng đọc
 - Luyện đọc diễn cảm đoạn 3 - Gv đọc mẫu.
 + H luyện đọc theo nhóm 2.
 + Thi đọc theo vai.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Câu chuyện ca ngợi điều gì? Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
Thứ Ba
Ngày dạy : 28 /9 / 2010
Nhac:
GV bụ̣ mụn dạy
*************************
Toán:
Tìm số trung bình cộng
I.Mục tiêu: 
 Giúp H :
 - Bước đầu hiểu biết về số TBC của nhiều số.
 - Biết cách tìm số TBC của 2, 3, 4 số.
 - H cẩn thận, chịu khó.
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Hình vẽ sgk.
III.Hoạt động dạy- học: 
 1.Bài cũ: 
 - 1 H chữa bài4 (SGK)
 ? Năm 1890 thuộc thế kỉ thứ mấy?
 2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Giới thiệu số TBC và cách tìm số TBC:
 Bài toán 1: H đọc thầm – quan sát hình vẽ tóm tắt:
 - H nêu cách giải - Gv ghi bảng.
 ? Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ 2 có 4 l dầu. Lấy tổng số lít dầu chia cho 2 được số lít dầu rót đều vào mỗi can là bao nhiêu? 
 ( 6 + 4 ) : 2 = 5 (l)
T. Ta gọi 5 là số TBC của 2 số 6 và 4. Ta nói: can thứ nhất có 6 l dầu, can thứ 2 có 4 l .Trung bình mỗi can có 5 l.
 ? Nêu cách tính số TBC của 6 và 4?
 ? Muốn tìm số TBC của 2 số ta làm như thế nào ?
 Bài toán 2: Thực hiện tương tự bài 1.
Ví dụ : Tìm số TBC của 4 số: 34, 43, 52 và 39?
 ? Nêu cách tìm số TBC của nhiếu số?
 c. Thực hành: 
Bài 1(a,b,c): 1 H nêu yêu cầu:
H làm vở nháp - 1 H chữa bài – nhận xét 
 ? Nêu cách tìm số TBC của nhiều số?
Bài 2: H nêu yêu cầu:
 - H làm vở – Chấm bài 1 tổ - 1H chữa bài, lớp chấm chéo. 
 - Gv nhận xét chung: ( 148 kg, 37 kg)
Bài 3: H tự làm vở (nếu còn thời gian).
 - Gv chấm bài 1 tổ - 1 H chữa bài - H nêu cách làm.
 - GV nhận xét chung.
 3. Củng cố, dặn dò: 
 ? Nêu cách tìm số TBC của các số?
 - Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
*************************
Chính tả: ( Nghe viết)
Những hạt thóc giống
I.Mục tiêu: 
 - Nghe viết đúng chính tả, trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật.
 - Làm đúng bài tập 2 (a).
 - Giáo dục H tính cẩn thận, thẩm mĩ.
II.Hoạt động dạy- học: 
 1.Bài cũ: 
 -2 H viết bảng - Lớp viết vở nháp các từ ngữ bắt đầu bằng r/d/gi.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hd H nghe - viết:
 - Gv đọc toàn bài chính tả - H theo dõi sgk - chú ý những từ dễ viết sai, cách trình bày.
 - Gv chấm bài 1 tổ - Lớp chấm chéo.
 - Gv nhận xét chung.
 c. Hướng dẫn H làm bài tập chính tả:
Bài 2a: H nêu yêu cầu:
 - H làm bài vào vở - chữa bài.
Bài 3: H nêu yêu cầu:
 - H giải câu đố ( nhái, én)
 3. Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học.
 - Ghi nhớ những từ ngữ viết chính tả, thuộc 2 câu đố để đố người khá
Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ:
 Trung thực - Tự trọng
I.Mục tiêu: 
 - Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm: Trung thực - Tự trọng (BT4). Tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được (BT1, 2); nắm được nghĩa từ “tự trọng” (BT3).
 - Giáo dục H tính trung thực, tự trọng.
II.Đồ dùng dạy học: 
 Gv : - Phiếu khổ to kẻ bảng, bút dạ 2 màu - Từ điển.
III.Hoạt động dạy- học: 
 1.Bài cũ: 
- 1 H làm bài tập 2.
- 1 H làm bài tập 3.
 2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Hướng dẫn H làm bài tập:
Bài 1: H nêu yêu cầu - H đọc thầm đoạn văn.
 - H làm bài vào vở.
 - Gv phát phiếu cho 3 H.
 - H dán phiếu - Trình bày kết quả 
 - Lớp nhận xét .
 *Từ cùng nghĩa...: thẳng thắn, thẳng tính, ngay thẳng, ngay thật, chân thật, thật thà, thành thật, thật lòng, thật tình, thật tâm, chính trực, bộc trực...
 *Từ trái nghĩa...: dối trá, gian dối, gian ngoa, gian lận, gian manh, gian xảo, gian trá, lừa bịp, lừa dối, bịp bợm, lừa lọc,...
Bài 2: H nêu yêu cầu:
 - H làm bài cá nhân, 3 H làm phiếu, dán bảng - Trình bày kết quả.
 - Lớp nhận xét, Gv chốt. 
Bài 3:
 H nêu yêu cầu:
 - Lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp.
 - Gv dán 3 tờ phiếu - 3 H thi đua khoanh đúng, nhanh.
 - Gv chốt: Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
Bài 4: H nêu yêu cầu - Trao đổi theo cặp ( không nêu nghĩa của câu)
 - Gv dán 2 phiếu - H gạch bằng 2 lọai mực.
 - Lớp nhận xét, Gv chốt:...a, c, d nói về tính trung thực.
 ...b, e nói về lòng tự trọng.
 3.Củng cố – Dặn dò:
 - Nhận xét giờ học – chuẩn bọ bài sau.
________________________________________________
Địa lí:
Trung du Bắc Bộ
I.Mục tiêu:
 - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ: Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.
 - Nêu được một số hạot động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc Bộ:
 + Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du.
 + Trồng rừng được đẩy mạnh.
 - Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ: che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi.
 - Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia tích cực trồng cây.
II.Đồ dùng dạy-học:
 - Bản đồ hành chánh Việt Nam và bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam..
III.Hoạt động dạy-học:
 1.Bài cũ :
 ? Nêu một số hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn ?
 ? Nêu tác dụng cuae ruộng bậc thang ?
 - GV nhận xét ghi điểm.
 2.Bài mới .
 a.Giới thiệu bài.
 b.Hoạt động 1 : hoạt động nhóm 
 1)Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải:
 - GV treo tranh về H quan sát trả lời câu hỏi.
 ? Trung du Bắc Bộ là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng ?
 ? Em có nhận xét gì về đỉnh, sườn, đồi và cách sắp xếp các đồi ở vùng trung du ?
 ? Hãy so sánh những đặc điểm đó với dãy Hoàng Liên Sơn ?
T. kl: Vùng trung du là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, bởi vậy nó mang những đặc điểm của cả 2 vùng miền này. Vùng trung du là vùng đồi có đỉnh tròn và sườn thoải.
 c.Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân.
 2)Chè và cây ăn quả ở trung du.
 ? Với những đặt điểm về điều kiện tự nhiên như trên. Theo em vùng trung du sẽ phù hợp trồng các loại cây nào ?
T.kl: Vùng trung du rất thích hợp cho việc trồng một số loại cây ăn quả và cây công nghiệp.
 - GV treo tranh hình 1 và 2 lên bảng.
 ? Hãy nói tên tỉnh, loại cây trồng tương ứng trên bản đồ địa lí VN ?
 ? Mỗi loại cây trồng đó thuộc cây ăn quả hay cây công nghiệp ?
 - H quan sát hình 3, thảo luận nhóm đôi về quy trình chế biến chè.
 d.Hoạt động 3 : 
Làm việc cả lớp.
 3)Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp.
 ? Hiện nay ở vùng núi và vùng trung du đang có các hiện tượng gì xảy ra ?
 (Khai thác gỗ bừa bãi.)
 ? Theo em hiện tượng đất trống đồi trọc sẽ gây ra hậu quả như thế nào ?
 (Gây lũ lụt, đất đai cằn cỏi.)
T.kl: 
Để khắc phục hiện tượng này người dân nơi đây đã làm như thế nào? Các em xem bảng diện tích rừng mới trồng ở Phú Thọ.
 ? Em có nhận xét gì về bảng số liệu trên và ý nghĩa của bảng số liệu đó?
T.kl: 
Để che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất trống, đồi trọc, người dân ở vùng trung du đang từng bước trồng cây xanh để bảo vệ môi trường xanh, sạch, bảo vệ môi trường đất không cằn cỗi đồng thười ngăn chặn các thiên tai khác như lũ lụt, lở đất...
 - GV tổng kết bài.
 3. Củng cố , dặn dò:
 - Nắm nội dung của bài học 
 - Học bài và chuẩn bị bài tiếp theo.	
Thứ Tư
Ngày dạy : 29/ 9 / 2010
 ... động 2: Xác định tiêu chuẩn thực phẩm sạch, an toàn.
+Mục tiêu: Giải thích thế nào là thực phẩm sạch và an toàn.,
+Cách tiến h	ành:
Bước 1: 
 -HS thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi:
 +Theo bạn thế nào là thực phẩm sạch, an toàn?
 -Gọi đại diện các nhóm trả lời.
 -Gọi 2 em đọc mục Bạn cần biết.
 + Bước 2:
 - HS trả lời , GV chốt ý hoạt động 2.
*Hoạt động 3: Thảo luận về các biện pháp giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.
 +Mục tiêu: Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
 +Cách tiến hành:
 +Bước 1: Làm việc theo nhóm:
 -Lớp thảo luận theo 3 tổ.
 Tổ 1: Thảo luận về: - Cách chọn rau tươi sạch.
 -Cách nhận ra thức ăn ôi, héo.
 Tổ 2: Thảo luận về:
 -Cách chọn đồ hộp loại thức ăn đóng gói, lưu ý thời hạn sử dụng.
'Tổ 3: Thảo luận về:
 -Sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm.
 -Sự cần thiết phải nấu thức ăn.
 +Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày, 
 Các nhóm khác bổ sung.
 GV chốt ý kết thúc hoạt động 3.
C.Củng cố, dặn dò:
2 em đọc mục Bạn cần biết.
GV cần liên hệ: Nên ăn nhiều rau và quả nhưng phải biết bảo vệ nguồn rau quả đó và giữ vệ sinh MT xung quanh.
Về học bài ở nhà, GV nhận xét tiết học.
********************************
Sinh hoạt
I.Yêu cầu: 
 -Nhận xét những ưu điểm, khuyết điểm trong tuần về: học tập, lao động và các hoạt động khác.
-HS có ý thức sửa chữa và phát huy những mặt tốt đã đạt được.
II.Lên lớp:
1.Lớp trưởng nhận xét các hoạt động trong tuần:
2.GV nhận xét chung:
-Nhìn chung hầu hết các em ngoan, có ý thức học tập tốt, các em đã học bài và làm bài trước khi lên lớp. 
 -Còn một số em đọc, viết còn quá yếu: em Hiờ̀n, Thành
 -HS viết chữ còn xấu, chưa đúng độ cao con chữ. 
-Các hoạt động khác:
 Vệ sinh: Đã tự giác làm phần vệ sinh khu vực của lớp. 
 Việc nộp tiền còn chậm (quỹ lớp). 
 Vệ sinh cá nhân sạch song chưa gọn . 
3.Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục học chương trình tuần 6. Học bài đầy đủ.
- Trang bị thêm dụng cụ vệ sinh lớp học 
- Phụ đạo HS yếu về Đổi các đơn vị đo khối lượng, luyện giải toán tìm STBC và tiếp tục rèn chữ 
 	- LĐ vệ sinh trường lớp. 
Toán:
Luyện tập
I.Mục tiêu:
 - Tính được TBC của nhiều số.
 - Bước đàu biết giải bài toán về tìm số TBC .
 - H cẩn thận, chịu khó.
II.Hoạt động dạy- học: 
 1.Bài cũ: 2H 
 ? Tìm số TBC của : 40 , 56 và 12 ; 97, 84 và 86.
 ? Nêu cách tính?
 2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Thực hành:
Bài 1: H nêu yêu cầu :
 - Lớp làm vở nháp - Chữa bài - Nhận xét .
 a. 120 b. 27.
Bài 2: H nêu yêu cầu :
 - H làm bài vào vở - 1 H chữa bài - Lớp nhận xét - Gv bổ sung.
 ( 249 người, 83 người) 
Bài 3: H nêu yêu cầu :
 - Thi đua giải nhanh, đúng theo dãy.
 - H làm vào vở.
 - Chấm bài 1 dãy - 1 H chữa bài - Nhận xét .
 ( 670 cm, 134 cm)
Bài 4: H nêu yêu cầu (nếu còn thì gian):
 - Lớp giải vào vở - Gv chấm 5 bài - Nhận xét - 1 H chữa bài.
 36 x 5 = 180 (tạ)
 45 x 4 = 180 (tạ)
 180 + 180 = 360 (tạ)
 360 : 9 = 40 (tạ) = 4 (tấn)
 3.Củng cố, dăn dò:
 ? Nhắc lại cách tìm số TBC ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau.
Kể chuyện :
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I.Mục tiêu: 
 - Dựa vào gợi ý sgk, biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.
 - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung câu chuyện.
 - Giáo dục H tính trung thực, thẳng thắn trong cuộc sống.
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ viết gợi ý 3 sgk, tiêu chuẩn đánh giá.
III.Hoạt động dạy- học: 
 1.Bài cũ: 
 - 1 H kể chuyện “ Một nhà thơ chân chính”
 - TLCH : Nêu nội dung, ý nghĩa câu chuyện ?
 2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: H giới thiệu câu chuyện của mình sẽ kể.
 b.Hướng dẫn H kể chuyện:
*Hướng dẫn H hiểu yêu cầu của đề bài:
 - 1 H đọc đề bài : “Kể 1 câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực”- H xác định những từ quan trọng của đề - Gv gạch chân.
*H thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
 - Kể chuyện theo nhóm đôi.
 - Thi kể trước lớp - Gv dán tiêu chuẩn đánh giá - Ghi bảng tên truyện H kể. Kể xong nêu nội dung câu chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện .
 - Lớp và Gv nhận xét, ghi điểm theo tiêu chuẩn:
 + Nội dung câu chuyện hay không?
 + Cách kể
 + Khả năng hiểu chuyện của người kể.
 - Lớp bình chọn bạn kể hay nhất, câu chuyện hay nhất.
 3.Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học.
 - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 - Cần ngay thẳng, trung thực trong cuộc sống và trong học tập.
Tập đọc:
Gà Trống và Cáo
I.Mục tiêu: 
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn bài thơ lục bát với giọng vui, dí dỏm.
 - Hiểu ý nghĩa của bài thơ ngụ ngôn: Khuyên con mgười hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của những kẻ xấu như Cáo (trả lời được các câu hỏi, thuộc một đoạn thơ khoảng 10 dòng).
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh họa sgk .
III.Hoạt động dạy- học: 
 1.Bài cũ: 
 - 2 H nối tiếp đọc bài: Những hạt thóc giống.
 ? Nêu nội dung của bài?
 2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: H xem tranh
 b.Luyyện đọc và tìm hiểu bài:
*Luyện đọc:
 - 1 H đọc toàn bài.
 - 3 H đọc nối tiếp 3 đoạn: 2 lượt:
 Đoạn 1: 10 dòng đầu; Đoạn 2: 6 dòng tiếp; Đoạn 3: còn lại.
 - Hướng dẫn H đọc từ khó: tinh nhanh, lõi đời, sung sướng, hồn lạc phách bay, quắp đuôi.
 - 3 H đọc 3 đoạn + giải nghĩa từ mới:
 Đ1: ? “Đon đả” là như thế nào ?
 ? “Từ rày” nghĩa là như thế nào ? ( từ nay)
 Đ2: ? Tìm từ cùng nghĩa với từ “dụ” ?
 ? “Thiệt hơn” là gì ? (tính toán xem lợi hay hại, tốt hay xấu.)
 ? Đặt câu với từ “loan tin” ?
 Đ3: ? Khi nào thì sử dụng từ “hồn lạc phách bay” ?
 - Hướng dẫn H ngắt nhịp thơ, nhấn giọng:
 “ Nhác trông/vắt vẻo... Gà rằng:...
 Anh... gà Trống/...lõi đời Hòa bình/...
 Cáo kia/ đon đả... Mừng này/...tin mừng
 Kìa/ anh bạn quý... Kìa,...
 Từ xa..., chắc loan tin này..."
 - 1 H đọc toàn bài - Gv đọc diễn cảm.
*Tìm hiểu bài:
Đoạn 1: 1 H đọc to.
 ? Gà Trống đứng ở đâu, Cáo đứng ở đâu ?
 ? Cáo đã làm gì để dụ gà Trống xuống đất ?
Bg: dụ, đon đã
Đoạn 2 : H đọc thầm:
 ? Vì sao gà không nghe lời Cáo ?
 ? Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì ?
Đoạn 3: 1 H đọc to, lớp đọc thầm:
 ? Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe lời của gà nói ?
 ? Thấy Cáo bỏ chạy, thái độ của gà ra sao ? (...cười vì Cáo chẳng làm được gì còn bị lừa)
 ? Theo em, gà thông minh ở điểm nào ? (gà không bốc trần âm mưu gian của Cáo mà giả bộ tin Cáo, mừng khi nghe tin...sau đó báo...)
- 1 H đọc câu hỏi 4 và nêu ý kiến? (c)
*H đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng bài thơ:
 - 3 H đọc nối tiếp 3 đoạn.
 - Gv hướng dẫn giọng đọc toàn bài: giọng vui, dí dỏm.
 - Đọc diễn cảm đoạn 1, 2 theo 3 vai;
 + Gv đọc mẫu - H đọc nhóm 3 + Thi đọc theo nhóm.
 - H nhẩm HTL bài thơ - Thi đọc thuộc.
 3.Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét về gà Trống và Cáo ?
T. Sống trung thực, thật thà song phải biết xử lí thông minh trước hành động xấu của bọn lừa đảo.
 - HTL 10 dòng của bài thơ.
_____________________________________________________________________________________
______________________________________
Lịch sử:
Nước ta dưới ách đô hộ của 
các triều đại phong kiến phương Bắc
I.Mục tiêu: 
 Giúp H biết:
 - Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương đối với nước ta: Từ năm 179 TCN đến năm 938. 
 - Nêu được đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc (một vài điểm chính, sơ giản về việc nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý, đi lao dịch, bị cưỡng bức theo phong tục của người Hán):
 + Nhân dân ta phải cống nạp sản vật quý.
 + Bọn đô hộ đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt nhân dân ta phải học chữ Hán, sống theo phong tục của người Hán.
- Nhân dân ta đã không chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hóa dân tộc.
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Phiếu học tập.
III.Hoạt động dạy- học: 
 1.Bài cũ: 
 ? Vì sao cuộc xâm lược của Triệu Đà bị thất bại ?
 ? Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của pk phương Bắc ?
 2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Giảng bài:
 *Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm: 
 T.Đưa bảng:
 ? Thời gian nào bọn phong kiến phương Bắc đô hộ nước ta ? 
 ? Cuộc sống của nhân dân ta như thế nào khi sống dưới ách đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc ? 
 ? So sánh tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ và điền vào bảng?
 Thơì gian
Các mặt
Trước năm 179 TCN
Từ năm 179 TCN đến năm 938
Chủ quyền
Là 1 nước độc lập
Trở thành quận, huyện của phong kiến phương Bắc
Kinh tế
Độc lập và tự chủ
Bị phụ thuộc
Văn hóa
Có phong tục tập quán riêng
Phải theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán nhưng nhân dân ta vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc.
 - H nêu kết quả - Nhận xét .
 ? Vì sao chúng bắt dân ta phải học chữ Hán, sống theo phong tục của người Hán ? ( chúng sang ở lần với dân ta,.)
? Nhân dân ta có cam chịu sống nô lệ như vậy không? Họ đã làm gì ? (H khá, giỏi) ( - Nhân dân ta đã không chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hóa dân tộc.)
 3.Củng cố , dặn dò:
 ? Nước ta bị bọn phong kiến phương Bắc đô hộ bao nhiêu năm ?
 ? Trong những năm bị đô hộ thì đời sống kinh tế, văn hóa của nhân dân ta như thế nào ?
 - Nhận xét giờ học - chuẩn bị bài sau.
_____________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Phát động thi đua chào mừng 20/10
I.Mục tiêu: 
 - Phát động thi đua chào mừng ngày 20/10.
 - H nắm được kế hoạch tuần tới.
 - Giáo dục H ý thức vươn lên. 
II.Hoạt động dạy- học: 
 1.Hoạt động 1: Phát động thi đua:
T.Phát động:
 + Để tỏ lòng biết ơn mẹ, cô giáo , bà, chị chúng ta cần lập nhiều thành tích để chào mừng ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ 20 /10 bằng các hoạt động:
 - Đi học đầy đủ, đúng giờ.
 - Đến lớp đầy đủ đồ dùng, sách vở.
 - Chuẩn bị bài chu đáo, hăng say xây dựng bài, thuộc bài ngay tại lớp, dành nhiều điểm tốt.
 - Tích cực giúp đỡ bạn yếu vươn lên. Tham gia phong trào thi đua “đôi bạn cùng tiến” của đội một cách tích cực.
 - Tổ chức và thực hiện được ngày học tốt, tuần học tốt.
 - Tham gia nhiệt tình các hoạt động của đội, đạt kết quả cao.
 2.Hoạt động 2: Cam kết thực hiện:
 - Từng H lên kí cam kết thực hiện tốt đợt thi đua 20/10 không làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp, chi đội.
________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5.doc