Giáo án Lớp 4 Tuần 9 - Buổi chiều

Giáo án Lớp 4 Tuần 9 - Buổi chiều

Đạo đức

TIẾT KIỆM THỜI GIỜ

I. Mục tiêu:

- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ .

- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.

- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập , sinh hoạt hàng ngày một cách hợp lí.

-GDHS biết tiết kiệm thời giờ, thời giờ là vàng bạc.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh vẽ minh hoạ (HĐ1 - tiết 1)

- Bảng phụ ghi các câu hỏi.

III. Các hoạt động dạy - học.

1.HĐ1: Khởi động

- Thế nào là tiết kiệm tiền của? Tiết kiệm tiền của có lợi gì?

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 708Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 9 - Buổi chiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9: Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2011
Đạo đức
Tiết kiệm thời giờ
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ .
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập , sinh hoạthàng ngày một cách hợp lí.
-GDHS biết tiết kiệm thời giờ, thời giờ là vàng bạc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ minh hoạ (HĐ1 - tiết 1)
- Bảng phụ ghi các câu hỏi.
III. Các hoạt động dạy - học.
1.HĐ1: Khởi động
- Thế nào là tiết kiệm tiền của? Tiết kiệm tiền của có lợi gì?
- Giới thiệu bài
2. HĐ2: HS hiểu cần phải tiết kiệm thời giờ.
* Tiến hành:
- GVkể cho HS nghe truyện "Một phút"
- HS nghe kết hợp với quan sát tranh.
- Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời gian ntn?
- Mi-chi-a thường chậm trễ hơn mọi người.
- Chuyện gì xảy ra vớ Mi-chi-a?(ả)
- Sau đó Mi-chi-a đã hiểu ra điều gì?
- Mi-chi-a đã thua cuộc trượt tuyết.
- Em đã hiểu rằng một phút cũng làm nên 
chuyện quan trọng.
- Em rút ra bài học gì từ câu chuyện của Mi-chi-a?
- Em phải quý trọng và tiết kiệm thời giờ.
- Cho HS kể chuyện
- HS kể theo nhóm 3 - phân vai
thảo luận lời thoại.
- GV cho đại diện 2 nhóm lên đóng vai và kể lại câu chuyện "Một phút"
* Kết luận: Từ câu chuyện của Mi-chi-a ta rút ra bài học gì? 
- HS thực hiện
Lớp nhận xét - bổ sung
- Cần phải biết quý trọng và tiết kiệm thời giờ dù chỉ là 1 phút.
3. Hoạt động 3: HS hiểu tại sao phải tiết kiệm thời giờ 
* Tiến hành:
- Cho HS thảo luận các câu hỏi sau: 
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu:
a) HS đến phòng thi muộn.
-
 - HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm báo cáo .- Nhận xét.
+ HS sẽ không được vào phòng thi.
b) Hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay?
+ Khách bị nhỡ tàu, mất thời gian và công việc.
c)Đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu chậm.
+ Có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
- Thời giờ là rất quý giá, vậy câu thành ngữ, tục ngữ nào nói về sự quý giá của thời gian?
+ Thời gian là vàng ngọc.
- Tại sao thời giờ lại rất quý giá?(*)
* Kết luận: T chốt ý.
- Vì thời giờ trôi đi không bao giờ trở lại.
4. Hoạt động 4: Biết bày tỏ thái độ.
- Cho hs HĐN2.
+ Thời giờ là cái quý nhất.
+ Thời giờ là cái ai cũng quý, không mất tiền mua nên không cần tiết kiệm.
- HĐN2.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.
- Thẻ đỏ đ tán thành.
- Thẻ xanh đ không tán thành.
+ Học suốt ngày không làm gì khác là tiết kiệm thời giờ.
- Thẻ xanh
+ Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ 1 cách hợp lí.
- Thẻ đỏ.
+ Tranh thủ làm nhiều việc là tiết kiệm thời giờ.
- Thẻ xanh
- Giờ nào việc nấy chính là tiết kiệm thời giờ.
- Thẻ đỏ.
* Kết luận: GV nêu.
*Hoạt động nối tiếp :
- Hs đọc ghi nhớ.
- Nhận xét giờ học. 
* H nhắc lại các ý kiến đã chọn.
 ___________________________________________________
Toán
Luyện tập
I, Mục tiêu	
- Củng cố cho hs về hai đường thẳng song song, cặp cạnh vuông góc
- HS làm thành thạo các dạng toán trên.
II. Các hoạt động dạy học
1.HĐ1: Củng cố và khắc sâu cho hs về hai đường thẳng song song và vuông góc.
Bài 1: Em hiểu thế nào là hai đường thẳng song song?
Bài 2: Nêu tên các cặp cạnh song song và các cặp cạnh vuông góc trong hình bên.
- thế nào là hai đường thẳng song song?
- Thế nào là hai đường thẳng vuông góc?
Bài 3: Nêu tên các cặp cạnh // và vuông góc, cặp cạnh không vuông góc.
*Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hai đường thẳng song song với nhau không bao giờ cắt nhau.
- 1 em nêu yêu cầu
- Lớp làm nháp – 1 em lên bảng
A B
C D
- AB// CD ; AD // BC
- AD vuông góc với DC ; 
- DC vuông góc với CB;
- CB vuông góc với BA;
- BA vuông góc với AD.
- 1 em nêu yêu cầu
- Lớp làm nháp – 1 em làm bảng nhóm.
 A C
 B D
- Cặp cạnh // : AB // DC
- Cặp cạnh vuông góc: AB vuông góc BC
- Cặp cạnh không // : AD không // CB.
____________________________________________
Tin học
Gv bộ môn dạy
___________________________________________
Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2011
 Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục đích - yêu cầu:
- Học sinh chọn được một câu chuyện về mơ ước đẹp của mình hoặc của bạn bè người thân. 
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý. Biết trao đổi với bạn bè về ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Viết sẵn hướng xây dựng cốt truyện.
	- Dàn ý của bài kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. HĐ1; Khởi động
- HS kể 1 câu chuyện em đã nghe, đã đọc về những ước mơ đẹp .Nói ý nghĩa câu chuyện.
-Giới thiệu bài.
2. HĐ2: HS chọn câu chuyện về ước mơ đẹp
Đề bài:Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân.
- GV viết đề bài.
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng.
- GV gạch dưới những chỗ quan trọng của đề 
- 2 đến 3 học sinh đọc đề và đọc gợi ý.
- HS nêu yêu cầu đề bài.
- Câu chuyện các em kể phải ntn?
- Phải là ước mơ có thực.
- Nhân vật trong chuyện là ai?
- Là các em hoặc bạn bè, người thân.
3. HĐ3: XD cốt truyện.:
- GV dán tờ phiếu ghi 3 hướng xây dựng cốt truyện.
- 1đ2 học sinh đọc gợi ý 2
- Cho HS nói về đề tài KC và hướng XD cốt truyện của mình.
- VD: Tôi muốn kể một câu chuyện giải thích vì sao tôi ước mơ trở thành cô giáo.
- Tôi muốn trở thành nghệ sĩ chơi đàn Vi-ô-lông...
b. Đặt tên cho câu chuyện.
+ Cho HS đọc gợi ý 3.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến; đặt tên cho câu chuyện.
- Đặt tên cho câu chuyện:
VD: Một ước mơ nho nhỏ; Mơ ước như bố; Trở thành nhà thiết kế thời trang....
- GV dán lên bảng dàn ý.
- 1 HS nêu dàn ý.
4. HĐ4: Thực hành kể chuyện:
a. Kể theo nhóm:
- HS kể trong nhóm 2
b. Thi kể trước lớp.
- GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
- HS nối tiếp nhau thi kể trước lớp.
Lớp nghe và có thể trao đổi với người kể về nội dung, câu hỏi,...
- GV ghi tên HS tham gia kể và tên câu chuyện rồi cho HS bình chọn.
* Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà kể lại cho người thân nghe.Chuẩn bị bài sau:Bàn chân kì diệu.
- HS bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất và kể chuyện hay nhất.
VD: Tôi mơ ước trở thành Bác sĩ từ năm lớp 2. Hồi ấy nhà chúng tôi có bậc lên xuống rất cao. Tôi rất thích đi lò cò một chân dọc theo chiều dài mỗi bậc. Lần ấy tôi vô ý, bị ngã, máu chảy ướt cả cổ áo. Mẹ phải đưa tôi đến bệnh viện khâu 6 mũi trên trán. Tối ấy, biết tôi đau, khó ngủ, mẹ trò chuyện cùng tôi, hỏi tôi lớn lên muốn làm nghề gì....
_______________________________________
Toán
 Vẽ hai đường thẳng vuông góc
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách vẽ hai đường thẳng song song và thực hành làm bài tập, đường thẳng vuông góc với nhau.
- HS vẽ được các đường vuông góc, các đường // với nhau.
II.Các hoạt động dạy học
1. HĐ 1: Củng cố cho hs cách vẽ hai đường thẳng song song
Bài 1: a,Cho tam giác ABC trên đỉnh A dựng đường vuông góc đi qua A // với CB.
 b, Từ đỉnh B hãy dựng đường vuông góc với AC
2. HĐ2 : Củng cố cách vẽ và nêu tên các cặp cạnh vuông góc và song song, cách tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật.
Bài 2: Vẽ hình vuông có cạnh 5 cm. Tính chu vi và diện tích hình vuông đó.
b, Nêu tên các căpl cạnh // , các cặp cạnh vuông góc.
Bài 3: Cho hình tam giác ABC có góc B vuông có kích thước như hình vẽ.
Qua đỉnh A vẽ đường thẳng AX // với cạnh BC, qua điểm C vẽ đoạn thẳng CY // AB
- Đường thẳng AX cắt đường thẳng CY tại M ta được hình chữ nhật AMCB
a, Nêu tên các cặp cạnh // và các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật AMCB.
b, Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật đó.
*Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học.
- 1 em đọc bài toán
- Lớp làm nháp - 1 em lên bảng.
C
 A
B
- 1 em nêu yêu cầu
- Lớp làm vở – 3 em làm bảng nhóm
B
A
C C
D
 Bài giải
Chu vi hình vuông là:
5 x 4 = 20 ( cm)
 Đáp số: 20 cm
b, Các cặp cạnh song song là:
 AB // CD ; AD // BC
- Các cặp cạnh vuông góc là:
 AD vuông góc với DC
DC vuông góc với CB
CB vuông góc với BA
BA vuông góc với AD.
- 2 em đọc bài toán 
X
- Lớp làm vở – 3 em làm bảng nhóm
D
C
A
Bài giải
a, Các cặp cạnh // là:
AM // BC ; AB // MC
- Các cặp cạnh vuông góc là:
 AM vuông góc với MC
 MC vuông góc với CB
 CB vuông góc với BA 
BA vuông góc với AM
b, Chu vi hình chữ nhật AMCB là:
 ( 5 + 3 ) x 2 = 16 ( cm )
Diện tích hình chữ nhật là:
 5 x 3 = 15 ( cm 2)
 Đáp số: P : 16 cm ;
 S : 15 cm 2
____________________________________________
Luyện từ và câu
 Mở rộng vốn từ :ước mơ
I.Mục tiêu
 - Củng cố và mở rộng một số từ ngữ về chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ.
 - Bước đầu ghép được một số từ cùng nghĩa, gần nghĩa với từ ước mơ ; nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó. 
II.Các hoạt động lên lớp
HĐ1: Khởi động
Hiểu ước mơ là gì ? 
Em có ước mơ gì?
2.HĐ2: Củng cố và mở rộng vố từ Uớc mơ.
 Bài 1: Chọn từ thích hợp trong các từ ngữ
 thích hợp để điền vào chỗ trống: mơ ước, - HS làm phiếu BT
mơ mộng, mơ màng,ước a, Uớc gì có đôi cánh để bay về nhà.
 b, Tuổi trẻ hay mơ mộng
 c, Nam mơ ước trở thành phi công 
 vũ trụ.
 d, Vừa chợp mắt, Lan bỗng mơ màng
 nghe tiếng hát.
Bài 2: Ghép các tiếng sau để tạo thành 11 
 từ cùng nghĩa, gần nghĩa với từ ước mơ:
mơ, ước, mong, muốn, mộng, tưởng - HĐN4
 - Thi ghép nhanh
 - Đọc lại các từ vừa ghép
 mơ ước, mơ mộng , mơ tưởng, ước mơ,
 ước mong,ước muốn, mong ước, mong 
 muốn,mộng ước, mộng tưởng, mộng mơ.
 Bài 3:Đặt 2 câu trong đó có dùng thành 
 ngữ : cầu được ước thấy. – HS làm vở
 - báo cáo trước lớp. 
* Củng cố 
 NX giờ học 
 __________________________________
Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2011
Mĩ thuật
Gv bộ môn dạy
_________________________________
Lịch sử
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết:
 - Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
 - Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh.
GDHS tìm hiểu lịch sử.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bản đồ Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. HĐ1: Khởi động
 - Nêu tên 2 giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử nước ta. Mỗi giai đoạn bắt đầu từ năm nào đến năm nào?
 - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào và ý nghĩa ntn đối với lịch sử dân tộc.
 - Giới thiệu bài
2.HĐ2: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
* Cách tiến hành: 
+ Cho HS thảo luận nhóm
- Đinh Bộ Lĩnh là người như thế nào?
- thảo luận nhóm 2
- Là người cương nghị, có mưu cao, chí lớn, là người chỉ huy quân sự có tài, được nhân dân yêu mến
- Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì?
- Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng ở quê nhà (Hoa Lư)
- Đem quân  ... ác nhiều ghềnh ( chênh lệch độ cao 
lớn)
- Dự trữ nước, làm chạy tua pin tạo ra dòng điện.
- Thuỷ điện y-a-li nằm trên sông xê xan.
- Rừng ở tây Nguyên chủ yếu có hai loại
+ Rừng rậm nhiệt đới phát triển mạnh ở nơi có lượng mưa nhiều rừng rậm rạp xanh tốt ( Mùa khô xuất hiện rừng khộp loại rừng rụng lá mùa khô, rụng hết lá trông xơ xác)
- Cung cấp nhiều gố quý như: Giáng hương....
- Bảo vệ rừng nguyên sinh, khai thác hợp lí.
 ___________________________
Tiết 4: Tin học
GV bộ môn dạy
 ______________________________________
Tiết 3: Khoa học
 Ôn tập con người và sức khoẻ
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS một số kiến thức về sự trao đổi chất ở người và trao đổi chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
II. Các hoạt động dạy học
1. HĐ 1: Củng cố về trao đổi chất ở con người với môi trường
- Con người lấy từ môi trường những gì và thải ra môi trường những gì?
- Cho HS vẽ tranh sự trao đổi chất ở người.
2. HĐ 2: Củng cố cho hs các chất dinh dưỡng cần cho con người
- GV phổ biến luật chơi
- Cho hs chơi theo đồng đội
- Gv phát phiếu cho hs.
HĐ 3: Củng cố về các bệnh lây qua đường tiêu hoá và cách phòng
- Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Em nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước?
3. HĐ 3: Trò chơi
- Thi chọn thức ăn hợp lí
- Nhận xét giờ học.
- Lấy vào thức ăn, nước uống, không khí
- Thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã như phân, nước tiểu, mồ hôi.
- HS vẽ vào giấy A3
- HS thảo luận N6
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS lần lượt nêu tên 4 nhóm
- Nhóm chứa nhiều chất bột đường( ngô, gạo, khoai, sắn....)
- Nhóm chứa chất đạm: Thịt, cá , trứng....
- Nhóm chứa chất béo: mỡ, dầu thực vật, lạc, vừng....
Chất vi- ta – min, chất khoáng, chất xơ: hoa quả chín, rau xanh....
- Không ăn thức ăn ôi thiu, thịt tái, cá gỏi....
- không chơi ở ao, hồ, sông, suối, ...
- đi tắm ở bể bơi phải có người lớn đi kèm, có phao cứu hộ.
- Tuyệt đối không lội qua suối khi trời mưa , lũ.
- 3 đội tham gia chơi
- Nhận xét bình chọn nhóm chọn được những thức ăn hợp lí.
 Tiết 3: Chính tả
 Nếu chúng mình có phép lạ
I. mục tiêu
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài: Nếu chúng mình có phép lạ.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
II. các hoạt động dạy học
HĐ1: HD HS nghe viết
- GV đọc bài chính tả một lần
- Khổ 1,2 nói lên điều ước gì của các bạn nhỏ?
- GV đọc từ khó
- Nêu cách trình bày bài thơ?
2. HĐ2: HD viết vở
-Muốn viết đúng, đẹp em cần chú ý điều gì?
- GV đọc chậm .
- Gv theo dõi, uốn nắn, tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở...
- Đọc soát lỗi
* HD hs làm bài tập.
Bài 2: Những tiếng có vần iêng hay yên, iên.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe
- 1 em đọc lại đoạn 1,2
- ước cây mau lớn
- ước trẻ em ngủ dậy đã thành người lớn.
- HS viết nháp nảy mầm, chớp mắt, ngọt lành....
- 1 em đọc lại từ khó trên.
- HS nêu
- HS nêu
- HS viết vở từng dòng
- HS đổi vở soát lỗi.
- HS nêu yêu cầu
- Lớp làm vở – 1 em làm bảng nhóm.
Chú dế sau lò sưởi
Thứ tự các từ cần điền
- yên tĩnh, bỗng nhiên, ngạc nhiên, biểu diễn, tiếng kêu lên, diễn đàn.
 - 1 em nêu yêu cầu
- 3 em đại diện 3 tổ lên thi tìm các từ nhanh.
a. Có tiếng bắt đầu bằng r, d, gi.
- rẻ
- danh nhân.
- Giường.
b. Có tiếng chứa vần iên, iêng.
- Điện thoại
- Nghiền
- khiêng.
 ___________________________________________
Tiết 3: Chính tả
 Thưa chuyện với mẹ
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng, trình bày chính xác đoạn 2 trong bài thưa chuyện với mẹ.
- Làm đúng bài tập chính tả.
II. Các hoạt động dạy học
HĐ1: HDHS nghe- viết
- GV đọc 
- Mẹ Cương nêu lí do phản đối ntn?
- Gv đọc hs viết nháp
 - GV đọc chậm từng câu
- GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS.
- Đọc soát lỗi
2. HĐ2: HD làm bài tập chính tả.
Bài 2b: Điền vào chỗ trống uôn hay uông
* Thu bài chấm, chữa 
3. củng cố , dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Lớp đọc thầm
- Mẹ cho Cương là bị ai xui, mẹ bảo nhà Cương dòng dõi quan sang, bố Cương sẽ không chịu cho Cương đi làm thợ rèn vì sợ mất thể diện gia đình.
- HN viết nháp quan sang, dòng dõi, thợ rèn.....
- 1 em đọc lại từ trên.
- HS viết vở
- HS đổi vở soát lỗi.
- 1 em nêu yêu cầu
- Lớp làm vở
- 3 em đại diện 3 tổ thi 
-Uống nước, nhớ nguồn
- Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống , nhớ cà dầm tương.
- Đố ai lặn xuống vực sâu
Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa.
- Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
 ________________________________________________
 ______________________________________
Tiết 3: Chính tả 
 Lời hứa
I. Mục tiêu:
- HS trình bày đúng một đoạn trong bài Lời hứa.
- Làm đúng bài tập trong VBT.
II. Các hoạt động dạy học
Hướng dẫn HS nghe viết
- Gv đọc bài lời hứa
- Nội dung bài nói lên điều gì?
- Gv đọc yêu cầu HS viết nháp
* Gv đọc chậm từng câu
- Gv theo dõi, uốn nắn....
- Đọc soát lỗi
2. HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập
Hãy lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng theo mẫu sau.
1. Tên người, tên địa lí Việt Nam
2. Tên người, tên địa lí nước ngoài
- Thu bài chấm, chữa 10 – 12 bài
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm bài viết
- Một em bé đã biết giữ đúng lời hứa....
- HS viết nháp ngẩng đầu, lính gác, trung sĩ, .....
- HS viết vở
- HS đổi vở soát lỗi
Quy tắc viết
Ví dụ
Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
- Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên đó.Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có dấu gạch nối.
Lê Thị Hằng
thành phố Lào Cai.
Lu – i Pa – xtơ
Xanh Pê – téc – bua.
Luyện từ và câu
 Ôn: Mở rộng vốn từ: Ước mơ
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho hs một số kiến thức nói về ước mơ cao đẹp, ước mơ đánh giá không cao, ước mơ thấp.
- Viết được đoạn văn nói về ước mơ, nêu được một số ước mơ cao đẹp, ước mơ thấp.
II. Các hoạt động dạy học
1. HĐ 1: Củng cố mở rộng vốn từ nói về ước mơ.
Bài 1: Những từ nào cùng nghĩa với ước mơ.
Bài 2: Những ước mơ nào giúp ích cho con người
Bài 3: Nối từng thành ngữ ở bên trái với nghĩa của nó ở bên phải.
a, Được voi đòi tiên
b,Cầu được ước thấy
c, Ước sao được vậy
d, Ước của trái mùa
e, Đứng núi này trông núi nọ
g, Nằm mơ giữa ban ngày
Bài 4: Viết một đoạn văn ngăn nói về ước mơ của em.
* Từ nguyên nhân đến quá trình thực hiện ước mơ.
* Ddến kết quả đạt được ước mơ.
2. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
a, mong ước b, mơ ước
c, mơ màng d, mơ mộng
e, mơ tưởng g, ước nguyện
h, mơ i, ước ao.
- 1 em nêu yêu cầu
- Lớp làm vở – 3 em làm bảng nhóm.
a, mơ ước cao đẹp b, mơ ướchãohuyền
c, Mơ ước lành mạnh
d, Mơ ước chính đáng
e, Mơ ước cao đẹp
g, Mơ ước bệnh hoạn
h, Mơ ước quái đản.
- 1 em nêu yêu cầu
- 3 em thi nối
ước vọng cao xa, không thực tế.
không yên tâm điều mình đang có mà luôn mong muốn điều người khác có.
tham lam được cái này lại muốn có cái khác.
mong muốn điều hiếm có.
mong ước điều gì được đáp ứng ngay.
Mong ước điều gì cũng được như ý.
- Hs nêu yêu cầu 
- Lớp làm vở
- Trình bày bài viết của mình
- Cả lớp nhận xét
 ________________________________________
Tiết 2: Mĩ thuật
 Ôn: Nặn con vật mà em thích
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho hs một số kiến thức và kĩ năng nặn con vật mà em yêu thích.
- Biết nặn con vật mà em thích.
II. Các hoạt động dạy học
HĐ 1: Củng cố cách nặn con vật
- Con vật em định nặn là con gì?
- Nêu các bộ phận con vật
- Nêu cách nặn
2. HĐ2: Thực hành
- Gv cho hs thực hành
- Gv quan sát uốnm nắn, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Trưng bày , đánh giá sản phẩm.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- HS nêu
- Đầu , mình, chân, tay, mứt ,mũi, đuôi, lông.
- Màu sắc
- Nặn từng bộ phận
- Đầu , mình, chân, đuôi, mắt, mũi.
- Ghép đính các bộ phận.
- Tạo dáng và sửa chữa sản phẩm hoàn chỉnh.
- Thực hành trong nhóm
 ____________________________
Tiết 4: Tiếng anh
GV bộ môn dạy
__________________________________
Thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: Âm nhạc
 Ôn : Trên ngựa ta phi nhanh
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS về lời ca, cách vỗ tay theo nhịp, theo phách, tiết tấu.
- HS thuộc bài hát biết vỗ tay theo các dạng trên và biết múa phụ hoạ.
II. Các hoạt động dạy học
HĐ 1: Củng cố cho Hs về nhạc và lời của bài hát
- GV hát mẫu
- Bài hát thuộc nhạc và lời của ai?
- Cho cả lớp hát
- Hát theo tổ
Nhận xét
HĐ 2: Thi hát kết hợp múa phụ hoạ
- Thi hát đơn ca
- Bình chọn những bạn hát hay, phong cách biểu diễn tốt
3. Củng cố, dặn dò
- nhận xét giờ học.
- HS lằng nghe
- HS nêu
- HS vừa hát vừa vỗ tay theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu
- HS hát theo tổ, vỗ tay theo tiết tấu, phách,....
- HS hát đơn ca kết hợp múa phụ hoạ.
 ___________________________________________
 Tập đọc
 Ôn: Thưa chuyện với mẹ
Mục tiêu:
- Củng cố cho hs cách đọc diễn cảm, khắc sâu nội dung bài.
- Rèn cho hs cách đọc lưu loát, đọc phân vai , đọc diễn cảm.
II. các hoạt động dạy học
1. HĐ 1: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm, củng cố nội dung bài
- Gv cho 1 em đọc toàn bài
- Cương xin học nghề thợ rèn làm gì? Chọn câu trả lờio đúng nhất.
- Vì sao mẹ Cương không muốn Cương học nghề thợ rèn? Chọn câu trả lời đúng nhất.
- Câu nào nêu lí lẽ có sức thuyết phục nhất của Cương đối với mẹ?
- Nêu 2 chi tiết trong bài thể hiện tình cảm của mẹ và của Cương khi trò chuyện?
2. HĐ2: Rèn cách đọc diễn cảm
Gv cho HS thi đọc phân vai giữa các nhóm
- Qua bài cho ta biết điều gì? Hãy nói về ước mơ của em?
3. Củng cố ,dặn dò
Nhận xét giờ học.
- 1 em đọc
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- 1 em đọc toàn bài
a, để đỡ một phần vất vả cho mẹ.
b, Để kiếm tiền.
c, Để đỡ một phần cho mẹ và để kiếm sống.
a, Vì mẹ sợ Cương vất vả.
b, Vì mẹ sợ cha Cương không đồng ý.
c, Vì mẹ cho rằng đó là nghề không được coi trọng, không xứng danh với gia đình.
a, Người ta ai cũng cần có một nghề .
b, Nghề nào cũng đáng được coi trọng như nhau.
c, Chỉ có ăn trôm cắp hoặc ăn bám mới đáng bị coi thường.
- Bà cảm động xoa đầu Cương và bảo con muốn giúp mẹ như thế là tốt........ đầy tớ anh thợ rèn.
- Em nắm lấy tay mẹ thiết tha:
- Mẹ ơi! Người ta ai cũng phải có một nghề làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ........ hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
- HS thi đọc phân vai theo nhóm.
Cả lớp bình chọn nhóm có giọng đọc diễn cảm
- HS nêu

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 chieu LNH.doc