Giáo án Lớp 4 Tuần 9 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Giáo án Lớp 4 Tuần 9 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Tập đọc:

 Tiết 17 : THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quí (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh hoạ bài học (nếu có).

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 896Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 9 - Chuẩn kiến thức kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9:
 Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010
BUỔI 1:
Chào cờ:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
__________________________________
Tập đọc:
 Tiết 17 : THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại. 
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quí (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ bài học (nếu có).
III. Các hoạt động dạy học:	
A. Kiểm tra:
	- Đọc và nêu ý chính bài: Đôi giày ba ta màu xanh.
- Nhận xét cho điểm.
	B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
- HS đọc bài.
- Yêu cầu đọc nối tiếp.
- 2 học sinh đọc tiếp nối nhau lần 1.
Luyện phát âm đúng.
- GV hướng dẫn giải nghĩa từ.
- 2 học sinh đọc tiếp nối lần 2.
Đọc chú giải.
- Yêu cầu đọc theo cặp.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 ®2 h/s đọc toàn bài.
- Giáo viên đọc mẫu .
- HS nghe đọc.
3. Tìm hiểu bài:
 - Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì? 
+ Nêu ý 1?
- Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào? 
- Cương đã thuyết phục mẹ bằng cách nào?
- Em hiểu thế nào là"thiết tha" ? 
-** Nêu nhận xét cách trò truyện giữa 2 mẹ con Cương về:
+ Cách xưng hô?
- Cử chỉ của 2 mẹ con ra sao?
 + Của mẹ Cương?
 + Của Cương? 
+ Nêu ý 2 ?
- Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ 
+ Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ .
- Mẹ cho là Cương bị ai xui, mẹ bảo nhà Cương dòng dõi quan sang, bố Cương sẽ không chịu cho con đi làm thợ rèn vì sợ mất thể diện gia đình.
- Cương nắm lấy tay mẹ, nói với mẹ những lời thiết tha .
- Gần gũi, ấm áp, dễ thuyết phục.
- Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình , Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng; mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng, âu yếm - Cách xưng hô thể hiện quan hệ tình cảm mẹ con trong gia đình Cương rất thân ái.
+ Cử chỉ lúc trò chuyện: thân mật tình cảm .
- Cử chỉ của mẹ: xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ
- Cử chỉ của Cương: mẹ nêu lý do phản đối, em nắm tay mẹ, nói thiết tha. 
+ Cương đã thuyết phục và được mẹ ủng hộ em thực hiện nguyện vọng.
 + Nội dung bài?
 + HS nêu nội dung.
3. Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- Yêu cầu đọc phát hiện giọng đọc.
- 2 h/s đọc tiếp nối .
+ Giọng trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng
+ Giọng mẹ Cương: Ngạc nhiên khi thấy con xin học một nghề thấp kém ; cảm động dịu dàng khi hiểu lòng con 
- 3 dòng cuối bài đọc chậm với giọng suy tưởng, sảng khoái, hồn nhiên
+ Cho h/s đọc lại bài theo hướng dẫn.
- 2 h/s đọc tiếp nối.
- GV hướng dẫn h/s luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn: Cương thấy coi thường. 
- HS nghe đọc mẫu 
- Hưỡng dẫn h/s đọc phân vai. 
C. Củng cố dặn dò:
- Em nhận xét gì về bạn nhỏ trong truyện ?
 - Dặn h/s về ôn bài + chuẩn bị bài sau.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 
- Bình chọn người đọc diễn cảm, đọc hay...
- 3 HS thực hiện đọc phân vai.
___________________________________
Toán:
 Tiết 41 : HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng song song.
- Kiểm tra được hai đường thẳng song song.
- Biết được hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau.
II. Đồ dùng dạy học:
	 - Thước thẳng và ê-ke.
	III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- Hai đường thẳng vuông góc tạo với nhau thành mấy góc vuông?
	B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu hai đường thẳng song song:
- GV vẽ hình chữ nhật lên bảng.
- Cho h/s nêu tên hình chữ nhật.
 A B
- Nếu kéo dài 2 cạnh AB và DC của hình chữ nhật ta được gì?
 D C
- Ta được hai đường thẳng song song với nhau.
- Em có nhận xét gì khi kéo dài 2 cạnh AD và BC?
- Khi kéo dài 2 cạnh đó ta cũng được 2 đường thẳng song song.
- Hai đường thẳng // với nhau là hai đường thẳng như thế nào?
- Là hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau.
- Cho h/s quan sát và nêu tên các đồ dùng có đường thẳng // trong thực tế.
- HS nêu VD: 2 mép đối diện của quyển sách HCN, 2 cạnh đối diện của bảng, cửa số cửa chính, khung ảnh
- Cho h/s thực hành vẽ 2 đường thẳng song song.
- GV theo dõi gợi ý h/s yếu, T; nhận xét- đánh giá.
- 2 h/s vẽ trên bảng vẽ.
- Lớp vẽ nháp.
3. Luyện tập:
Bài 1:
 A B
- GV vẽ hình chữ nhật: ABCD
- Yêu cầu h/s nêu tên các cặp cạnh của hình chữ nhật ABCD.
-‏ HS quan sát hình. D C
Hình chữ nhật: ABCD có các cặp cạnh AB và CD; AD và BC; AB và BC; CD và DA.
- Chỉ cho h/s thấy có 2 cạnh AB và CD là một cặp cạnh song song với nhau. Cho h/s tìm cặp cạnh khác.
- Ngoài ra còn có cặp cạnh AD và BC cũng // với nhau.
- GV vẽ lên bảng hình vuông MNPQ và yêu cầu h/s tìm các cặp cạnh song song với nhau.
Þ Hai đường thẳng song song có đặc điểm gì?
- Hình vuông MNPQ có các cặp cạnh: MN và PQ; MQ và NP song song với nhau. M N
- HS nêu. 
 Bài 2:
- Cho h/s đọc yêu cầu của bài tập.
 P Q
- Cho h/s quan sát hình trong SGK, nêu các cạnh // với BE.
- Các cạnh // với BE là : AG; CD.
- GV cho h/s tìm thêm các cạnh // với AB hoặc BC; EG; ED.
- GV đánh giá chung.
- HS tìm và nêu.
Lớp nhận xét - bổ sung.
 Bài 3**:
- Cho h/s quan sát kỹ các hình trong bài và nêu:
+ Hình MNPQ có các cặp cạnh nào // với nhau?
- Trong hình MNPQ có các cặp cạnh 
MN// QP.
+ Hình EDIHG có các cặp cạnh nào // với nhau?
C. Củng cố dặn dò:
- Cho h/s chơi trò chơi: "Tìm nhanh đường thẳng song song".
- Nhận xét giờ học dặn về nhà ôn bài chuẩn bị bài giờ sau.
- Hình EDIHG có cạnh DI // HG.
- HS thi đua tìm các đường thẳng // ?
___________________________________
Đạo đức:
 Tiết 9: TIẾT KIỆM THỜI GIỜ
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt....hàng ngày một cách hợp lí.
- Phê phán nhắc nhở các bạn cùng biết tiết kiệm thời gian.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh vẽ minh hoạ (HĐ1 - tiết 1)
 - Bảng phụ ghi các câu hỏi.
III. Các hoạt động dạy học:
	A. Kiểm tra: 
 - Thế nào là tiết kiệm tiền của? Tiết kiệm tiền của có lợi gì?
	B. Bài mới:
1. Hoạt động1: Tìm hiểu truyện kể.
- GV kể cho h/s nghe truyện "Một phút"
- HS nghe kết hợp với quan sát tranh. 
- Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời gian thế nào?
- Mi-chi-a thường chậm trễ hơn mọi người.
- Chuyện gì xảy ra vớ Mi-chi-a?
- Sau đó Mi-chi-a đã hiểu ra điều gì?
- Mi-chi-a đã thua cuộc trượt tuyết.
- Em đã hiểu rằng một phút cũng làm nên chuyện quan trọng.
- Em rút ra bài học gì từ câu chuyện của Mi-chi-a?
- Em phải quý trọng và tiết kiệm thời giờ.
- Cho h/s kể chuyện .
-** GV cho đại diện 2 nhóm lên đóng vai và kể lại câu chuyện "Một phút".
- HS kể theo nhóm 3- phân vai, thảo luận lời thoại.
- HS thực hiện kể chuyện.
Lớp nhận xét - bổ sung.
+ Kết luận: Từ câu chuyện của Mi-chi-a em rút ra bài học gì? 
- Cần phải biết quý trọng và tiết kiệm thời giờ dù chỉ là 1 phút.
2. Hoạt động 2: Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì?
- Cho h/s thảo luận các câu hỏi.
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu:
a) HS đến phòng thi muộn.
- HS thảo luận nhóm 2.
- Nêu kết quả thảo luận.
+ HS sẽ không được vào phòng thi.
b) Hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay?
+ Khách bị nhỡ tàu, mất thời gian và công việc.
c) Đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu chậm.
+ Có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
+ Thời giờ là rất quý giá, vậy em biết câu thành ngữ, tục ngữ nào nói về sự quý giá của thời gian?
+ Thời gian là vàng ngọc.
- Tại sao thời giờ lại rất quý giá?
+ Kết luận: GV chốt ý kiến.
- Vì thời giờ trôi đi không bao giờ trở lại.
3.Hoạt động 3: Thế nào là tiết kiệm thời giờ ?
- GV nêu các ‏ý kiến:
+ Thời giờ là cái quý nhất.
+ Thời giờ là cái ai cũng quý, không mất tiền mua nên không cần tiết kiệm.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.
- Thẻ đỏ ® tán thành.
- Thẻ xanh ® không tán thành.
+ Học suốt ngày không làm gì khác là tiết kiệm thời giờ.
- Thẻ xanh
+ Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ 1 cách hợp lí.
- Thẻ đỏ.
+ Tranh thủ làm nhiều việc là tiết kiệm thời giờ.
- Thẻ xanh
- Giờ nào việc nấy chính là tiết kiệm thời giờ.
- Thẻ đỏ.
+ Kết luận: Thế nào là tiết kiệm thời giờ. 
+ HS nhắc lại các ý kiến đã chọn.
4. Hoạt động nối tiếp :
- Gọi h/s đọc ghi nhớ.
- Em đã tiết kiệm thời gian chưa? Sau khi học song bài em cần làm gì?
- Nhận xét giờ học dặn h/s về nhà học thuộc ghi nhớ.
________________________________________________
BUỔI 2: 
Thể dục:
( Thầy Đăng soạn giảng)
_____________________________________
Kĩ thuật:
( Cô Năm soạn giảng)
____________________________________
Toán(Tăng)
( Cô Năm soạn giảng)
_________________________________________________________________
Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2010
BUỔI 1:
( Cô Năm soạn giảng)
______________________________________
BUỔI 2:
Toán:
 Tiết 17: ÔN TẬP: GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt.
- Biết kiểm tra góc, đọc tên góc.
II. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra :
- Nêu các góc vuông trong thực tế ?
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. HD ôn tập :
Bài 1 :(BT1-46VBT)
- HD mẫu. Góc bẹt.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV theo dõi HD h/s yếu, T so sánh để điền cho thích hợp.
Bài 2 : (BT2-46-VBT)
- Tổ chức hướng dẫn cho 2 nhóm mỗi nhóm5 h/s thi đua tiếp sức.
- Nhận xét đánh giá.
Bài 3** : (BT3-46VBT)
- Gọi h/s khá làm mẫu.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Nhận xét đánh giá.
C. Củng cố dặn dò :
- Nêu nhận xét về các góc em được biết ?
- Nhận xét giờ học ; dặn h/s ôn bài chuẩn bị bài sau.
- Nêu yêu cầu bài.
- HS theo dõi mẫu.
- HS làm bài vào VBT.
a. Góc bẹt, góc vuông, góc tù, góc nhọn.
b. bằng; lớn hơn, bé hơn., bé hơn.
- Nêu yêu cầu bài.
- Thực hiện chơi thi tiếp sức trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét bài, chữa bài VBT.
- Nêu yêu cầu bài.
- Làm mẫu:
Góc vuông đỉnh D; cạnh DA, DC.
- Lớp làm bài vào vở bài tập.
_____________________________________
Âm nhạc:
 Tiết 9 : ÔN BÀI HÁT : TRÊN NGỰA TA PHI NHANH
I. Mục tiêu:
 - Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca, biết thể hiện tình cảm của bài hát.
- Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ hoạ; gõ đệm theo tiết tấu, nhịp, phách. 
- Yêu thích ca hát.
II. Đồ dùng dạy học:
Thanh phách
III. Các hoạt động dạy và học:
	A. Phần mở đầu:
	- Giới thiệu nội dung bài học.
	B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Trên Ngựa ta phi nhanh ... ng.
- Nêu yêu cầu bài.
- HS vẽ bảng lớp, VBT.
- Nêu yêu cầu.
- HS làm bài VBT, 2 em lên bảng.
a.	 A
 B C
 H
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở.
- 1 h/s lên bảng vẽ HCN với kích thước 5dm và 3 dm.
 a. A 5cm B
 3cm
 D C
 b. Giải:
Chu vi HCN là:
(5+3)2=16 (cm)
 Đáp số: 16cm.
- Nêu yêu cầu bài.
- HS thực hành làm bài vào VBT.
_____________________________________
Tiếng Việt:
 Tiết 9: ÔN TẬP: ĐỘNG TỪ. LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục tiêu:
 Giúp h/s:
- Nhận biết được động từ trong câu hoặc nêu ví dụ về động từ.
- Tiếp tục luyện tập phát triển câu chuyện.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
 - Thế nào là động từ? Đặt câu với động từ ăn.
	B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HD luyện tập:
 Bài 1: (BT1-59VBT)
- Gọi h/s nêu yêu cầu bài. 
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV theo dõi nhắc nhở.
Bài 2**: Gọi h/s thực hành một số động tác(Hoặc GV) 
- Yêu cầu quan sát nêu các hoạt động và cho biết động từ.
- GV nhận xét.
Bài 3: Luyện tập phát triển câu chuyện.
- Yêu cầu h/s trao đổi nhóm 2 thực hiện làm bài tập-57VBT.
- GV tới các nhóm gợi ý h/s tập kể theo trình tự không gian.
- Nhận xét đánh giá.
C. Củng cố dặn dò:
- Thế nào là động từ? Nêu động từ chỉ hoạt động buổi tối của em?
- Nhận xét đánh giá tiết học. Tập kể câu chuyện theo trình từ thời gian hoặc không gian.
- HS phát biểu.
- Nêu yêu cầu bài.
- HS khá làm mẫu.
- HS làm bài ở VBT.
VD: quét nhà; đun nước,..
 Học bài, làm bài, 
- Lớp quan sát.
- Nêu các hành động của các bạn cho biết đâu là động từ.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài trao đổi nhóm 2.
Viết bài vào vở bài tập.
- HS trình bày trước lớp.
______________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Tiết 9: HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ VĂN NGHỆ, THỂ THAO CHÀO 
MỪNG ĐẠI HỘI LIÊN ĐỘI VÀ NGÀY THÀNH LẬP
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM 
I. Mục tiêu:
Học sinh:
- Tham gia trình diễn một số tiết mục văn nghệ chào mừng Ngày thành lập hội liên hợp phụ nữ Việt Nam và Đại hội liên đội. 
- Có ý thức trước các ngày lễ lớn trong nhà trường.
II. Các hoạt động:
1. Hoạt động văn hoá văn nghệ:
- GV nêu yêu cầu các hoạt động trong tiết học.
- Tổ chức cho h/s tham gia trình diễn các tiết mục văn nghệ.
+ Múa, hát.
+ Đọc thơ.
+ Kể chuyện.
- HD lớp nhận xét đánh giá các tiết mục văn nghệ.
- Nêu nhận xét về các hoạt động được tham gia khi vào đội?
- Khi muốn vào đội em cần làm thủ tục gì?
- Em hiểu gì về truyền thống của phụ nữ Việt Nam. 
- GV tóm tắt giới thiệu thêm.
2. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét guìơ học.
- Dặn h/s tham gia phấn đấu vào đội viết đơn xin vào đội.
_________________________________________________________________ 
Thứ sáu ngày 8 tháng 10 năm 2010
BUỔI 1:
Toán:
 Tiết 45 : THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG 
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
- Biết sử dụng thước có vạch chia xăng- ti- mét và ê-ke để vẽ hình vuông có số đo cạnh cho trước.
- Vẽ được hình vuông bằng thước và ê ke.
II. Đồ dùng dạy học:
- Ê-ke, thước kẻ, com -pa.
III. Hoạt động dạy và học:
	A. Kiêmtra:
	- Gọi h/s lên bảng vẽ hình chữ nhật.
	- GV nhận xét cho điểm.
	B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước:
- 2 HS lên bảng vẽ hình chữ nhật Chiều dài 9 dm, chiều rộng 3 dm.
 - Lớp vẽ nháp Chiều dài 7cm, chiều rộng 5cm.
	.
- Em nhận xét gì về các cạnh của hình vuông?
- Các góc ở các đỉnh của hình vuông là góc gì?
- GV hướng dẫn h/s cách vẽ hình vuông.
- HS nêu ý kiến.
- Có các cạnh bằng nhau.
- Là các góc vuông.
- HS theo dõi,vẽ ra nháp.
+ Vẽ đoạn thẳng CD = 3 cm
 + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, lấy đoạn DA = 3cm; CB = 3.
 + Nối A với B ta được hình vuông ABCD. 
3. Thực hành:
 Bài 1*:
 A B
	3 cm
	 D 3 cm C
- Cho h/s đọc yêu cầu của bài tập.
- Gọi h/s nêu từng bước vẽ của mình.
- Yêu cầu h/s vẽ hình. GV theo dõi gợi ý h/s yếu, T.
- Nhận xét đánh giá.
- HS đọc: Vẽ hình vuông có đội dài cạnh là 4cm.
- HS nêu các bước vẽ. 
- Lớp nghe nhận xét - bổ sung. 
- HS thực hành vào vở.
 Bài 2**:
- HS nêu yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn h/s dựa theo số ô vở o li để vẽ hình vuông và hình chữ nhật..
- GV quan sát hướng dẫn 1 số h/s yếu.
- HS vẽ vào vở theo mẫu.
 Bài 3:
- Bài tập yêu cầu gì?
- Vẽ hình vuông ABCD có cạnh 5cm và dùng ê-ke kiểm tra.
- GV tổ chức cho h/s thực hành.
- 1 HS lên bảng.
- GV theo dõi gợi ý.
- Nhận xét đánh giá.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách vẽ hình vuông có độ dài cạnh cho trước?
	- Nhận xét giờ học, dặn h/s về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau.
- Lớp vẽ vào vở.
______________________________________
Tập làm văn:
 Tiết 18 : LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. Mục tiêu:
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích.
 - Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục.
II. Các hoạt động dạy học.
	A. Kiểm tra:
	- Kể lại truyện Yết Kiêu?
	- GV nhận xét cho điểm.
	B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn phân tích đề:
Đề bài: Em có nguyện vọng học thêm môn năng khiếu (học nhạc, võ thuật...). Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em.
	 Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi.
3. Xác định mục đích trao đổi:
- Cho h/s tiếp nối đọc gợi ý.
- Nội dung trao đổi là gì?
- 3 h/s đọc gợi ‏ý.
- Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em.
- Đối tượng trao đổi là ai?
- Mục đích trao đổi để làm gì?
- Anh hoặc chị của em.
- Làm cho anh, chị của em hiểu rõ nguyện vọng của em.
- Hình thức cuộc trao đổi là gì?
- Em và bạn trao đổi, bạn đóng vai anh (chị) của em.
- Em sẽ chọn môn năng khiếu nào để trao đổi.
+ Cho h/s đọc gợi ý 2.
- 1 h/s đọc ® lớp đọc thầm.
4. Thực hành trao đổi:
- Tổ chức cho h/s thực hành trao đổi theo cặp.
- GV giúp đỡ cặp yếu.
- HS thực hành trao đổi theo cặp.
- Thống nhất về dàn ý viết ra nháp.
+ Thi trình bày trước lớp:
- 1 số cặp h/s trình bày trước lớp.
- Gọi h/s trình bày.
- Lớp theo dõi nhận xét - bổ sung.
- GV cùng lớp bình chọn cặp trao đổi hay, thuyết phục.
- Cặp trao đổi hay nhất; bạn giàu sức thuyết phục người đối thoại nhất.
C. Củng cố dặn dò: 
- Khi trao đổi ý kiến với người thân em cần lưu ý gì?
- Nhận xét giờ học, dặn h/s về nhà viết lại vào vở bài trao đổi ở lớp.
______________________________________
Khoa học:
 Tiết 18: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
I. Mục tiêu:
Ôn tập các kiến thức về:
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
- Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Dinh dưỡng hợp lí.
- Phòng tránh đuối nước.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ôn tập về chủ đề con người và sức khoẻ.
III. Các hoạt động dạy học:
	A. Bài cũ:
- Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh đuối nước ?
- Nêu một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi?
	B. Bàimới:
 1. Hoạt động 1: Chơi trò chơi "Ai nhanh, ai đúng".
+ Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố hệ thống các kiến thức về: Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường. Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá.
+ Cách tiến hành:
- Cho h/s chơi theo đội.
- HS chia 2 nhóm.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Các đội nghe câu hỏi, đội nào có câu trả lời sẽ lắc chuông. Đội nào lắc chuông trước thì được trả lời trước.
- Mỗi câu trả lời đúng được 20 điểm.
- Cho các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi.
- HS trao đổi thông tin từ bài học trước.
- GV cho h/s đọc lần lượt các câu hỏi và điều kiện cuộc chơi.
- GV đánh giá và cho điểm.
- HS chơi trò chơi theo 2 đội.
Cho các đội khác nhận xét - đánh giá.
Câu 1: Trong quá trình sống con người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?
- Lấy không khí, nước và thức ăn.
- Thải ra những chất thừa, cặn bã.
Câu 2: Kể tên các nhóm chất dinh dưỡng mà cơ thể cần được cung cấp đầy đủ và thường xuyên?
- Gồm 4 nhóm:
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm.
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo.
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng.
Câu3: Kể tên và nêu cách phòng tránh 1 số bệnh do thiếu hoặc thừa dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá?
- Bệnh thiếu đạm: Bị suy dinh dưỡng; thiếu vi-ta-min A mắt nhìn kém, có thể dẫn tới mù loà; thiếu I-ốt cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ; thiếu vi-ta-min D sẽ bị còi xương.
Cách phòng: nên điều chỉnh thức ăn cho hợp lí, đến bệnh viện khám và chữa trị. 
- 1 số bệnh lây qua đường tiêu hoá: tiêu chảy, tả, lị.
- Cách phòng:+ Giữ vệ sinh ăn uống.
 + Giữ vệ sinh cá nhân.
 + Giữ vệ sinh môi trường.
Câu 4: Nên và không nên làm gì phòng tránh tai nạn đuối nước.
- Không chơi đùa gần hồ ao, sông, suối. Giếng nước phải xây thành cao, các chum vại, bể nước phải có lắp đậy.
- Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thuỷ...
- BGK hội ý thống nhất điểm.
- GV tuyên bố điểm cho các đội.
 2 . Hoạt động nối tiếp.
- Nêu cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá ? Em đã phòng những bệnh nào ?
- Dặn h/s áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
_____________________________________
Sinh hoạt:
 SƠ KẾT TUẦN 9
I. Mục tiêu:
- HS biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 9.
- Biết phát huy những ưu điểm đã đạt được và khắc phục những tồn tại còn mắc phải trong tuần 9.
- Hoạt động tập thể: tham gia múa hát hoặc chơi trò chơi.
II. Các hoạt động chính:
1. Sinh hoạt lớp:
- Các tổ trưởng nêu ý kiến nhận xét chung các mặt học tập và các hoạt động trong tổ ở tuần 9.
- Lớp trưởng nhận xét chung tình hình học tập và các hoạt động của lớp. Nêu phương hướng phấn đấu của tuần học mới.
- HS trong lớp nêu bổ sung ý kiến, hứa hen phấn đấu.
- GV nhận xét chung, bổ sung cho phương hướng của lớp tuần 9. Tuyên dương các tấm gương tiến bộ ở lớp trong tuần: Hải, Trung, Trang. Rút kinh nghiệm cho h/s còn chưa tiến bộ: Hài, Chung, Công.
 2. Hoạt động tập thể:
- HS tham gia chơi các trò chơi dân gian.
- GV theo dõi nhắc nhở tổ chức cho h/s tham gia chơi có ích, nhiệt tình.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 9-ĐẠI L4(CKTKN).doc