Giáo án Lớp 5 - Buổi 2 - Tuần 13

Giáo án Lớp 5 - Buổi 2 - Tuần 13

TIẾT 1: LỊCH SỬ

“THÀ HI SINH TẤT CẢ

CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC”

I. Mục tiêu:

- Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đưng lên kháng chiến chống Pháp:

+ Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập, nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta.

+Rạng sáng ngày 19/12/1946 ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

+ Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác trong toàn quốc.

II. Chuẩn bị đồ dùng:

 Các hình minh hoạ trong SGK

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 11 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 825Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Buổi 2 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 – buổi hai
Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2012
Tiết 1: Lịch sử
“Thà hi sinh tất cả 
chứ nhất định không chịu mất nước”
I. Mục tiêu:	 
- Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đưng lên kháng chiến chống Pháp:
+ Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập, nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta.
+Rạng sáng ngày 19/12/1946 ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
+ Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác trong toàn quốc.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
 Các hình minh hoạ trong SGK
III. Các hoạt động dạy học: 
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ:
 Sau cách mạng tháng 8/1945 ND ta gặp những khó khăn gì ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
HĐ1:Thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta
+ Sau ngày ách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp đã có hành động gì ?
+ Những hành động của chúng thể hiện dã tâm gì? 
+ Trước hoàn cảnh đó, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta phải làm gì?
HĐ2:Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh 
+Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định phát động toàn quốc kháng chiến khi nào?
+ Ngày 20/12/1946 có sự kiện gì xảy ra?
Yêu cầu hs đọc lời kêu gọi của BH.
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tich HCM thể hiện điều gì?
+ Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện điều đó rõ nhất?
Mở rộng: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tich HCM được viết tại làng Vạn Phúc(Hà Đông – Hà Tây). Trong lời kêu gọi ngoài phần chỉ rõ quyết tâm chiến đấu vì độc lập của nhân dân Việt Nam, Bác còn động viên nhân dân: “ Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người VN thì phải đứng lên đánh TDP để cứu Tổ quốc. Ai có súng thì dùng súng. Ai có gươm thì dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc. Ai cũng phải ra sức chống TDP cứu nước!”
 “Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với 1 lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định sẽ về dân tộc ta”.
HĐ3: Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh
+ Thuật lại cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội, Huế, Đà Nẵng?
+ Yêu cầu hs quan sát hình 1 và cho biết hình chụp cảnh gì?
+ Việc quân và dân Hà Nội chiến đấu giam chân địch gần 2 tháng trời có ý nghĩa thế nào?
+ Hình 2 chụp cảnh gì?
+ ở các địa phương, nhân dân đã chiến đấu với tinh thần như thế nào?
+ Em biết gì về cuộc chiến đấu của ND quê hương em trong những ngày toàn quốc kháng chiến?
KL: Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, cả dân tộc VN đã đứng lên kháng chiến với tinh thần “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
C. Củng cố, dặn dò: 
-+ Em hãy nêu cảm nghĩ của em về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến ?
- Nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn dò hs về học bài và chuẩn bị bài sau .
- 1HS nêu
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Theo dõi, mở SGK
+ TDP đã quay lại nước ta: Đánh chiếm Sài Gòn, mở rrộng xâm lươc Nam Bộ. Đánh chiếm Hà Nội, Hải Phòng.
Ngày 18/12/1946 chúng gửi tối hậu thư đe doạ, đòi chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng....
+ Cho thấy chúng quyết tâm xâm lược nước ta mộ lần nữa.
+ ND không còn con đường nào khác là phải cầm súng đứng lên chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- HS đọc SGK từ: Đêm 18 rạng 19/12/1946.....không chịu làm nô lệ.
+ Đêm 18 rạng 19/12/1946 Đảng và Chính phủ đã họp và phát động toàn quốc kháng chiến chông thực dân Pháp.
+ Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tich HCM
1 hs đọc.
+ ... cho thấy tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vìđọc lập, tự do của nhan dân ta.
+ Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chiu làm nô lệ.
HS lắng nghe.
Lần lượt 3 hs nối tiếp nhau thuật lại cuộc chiến đấu ở 3 nơi.
+ Hình chụp cảnh ở phố mai Hắc Đế, nhân dân dùng giường, tủ, bàn, ghế ... dựng chiến luỹ trên đường phố để ngăn cản quân Pháp.
+ ... đã bảo vệ được cho hàng vạn đồng bào và Chính phủ rồ thành phố về căn cứ kháng chiến.
+ Các chiến sĩ ta đang ôm bom 3 càng, sẵn sàng lao vào quân địch
+ ở các địa phươngkhác trong cả nước, 
cuộc chiến đấu cũng diễn ra quyết liệt. ND chuẩn bị chiến đấu lâu dài với niềm tin “kháng chiến nhất địng thắng lợi”
+ Một số hs trình bày kq sưu tầm.
+ 1 số HS nêu.
- HS đọc nội dung ghi nhớ trong sgk
- Về học bài và chuẩn bị bài sau .
-------------------------------------------
Tiết 2: Luyện Toán
luyện tập chung
I. Mục tiêu : Rèn kĩ năng:
- Thực hiện cộng, trừ, nhân các số thập phân.
- Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân 
II. Các hoạt động dạy học.
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 1. Bài cũ 
2.Bài mới 
a) Giới thiệu bài .
b) HD học sinh luyện tập 
Giao BT 1; 2; 4 SGK trang 61
Bài 1: 
- Yêu cầu hs đọc đề bài và tự làm bài 
Gọi 3 hs lên bảng làm bài
- Gọi hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
- Yêu cầu hs nêu rõ cách tính 
Bài 2: 
- Gọi hs nêu y/c bài tập .
- Yêu cầu HS tự làm bài – gọi 3 HS lên bảng.
+ Muốn nhân 1 STP với 10;100;1000;  (0,1; 0,01; 0,001; ) ta làm như thế nào ?
Bài 4: 
- GV yêu cầu hs tự tính phần a
Gọi 2 HS lên bảng làm.
- Em có nhận xét gì về giá trị của 2 biểu thức (a + b) x c và ax b + a x c
* Đây chính là tính chất 1 tổng nhân với 1 số của phép nhân 2 STP
Bài 3: HSK
- Gọi hs đọc đề bài toán 
Yêu cầu hs tự làm 
Gọi 1 hs khá lên bảng.
- Gọi hs nhận xét bài làm của bạn
- GV chữa bài và cho điểm hs 
c) Củng cố –dặn dò 
 GV nhận xét tiết học .
.
+ HS đọc đề bài và nêu yêu cầu 
+3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở 
Kq: a)375,86 + 29,05 = 404,91
 b) 80,475 – 26,827 = 53,648
 c) 48,16 3,4 = 163,744
- Tính nhẩm 
-3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở Kq: a) 78,29 10 = 782,9
 78,29 0,1 = 7,829
b) 265,307 100 = 265307
 265,307 0,01 = 2,65307
 c) 0,68 10 = 6,8
 0,68 0,1 = 0,068
HS nêu cách làm.
-2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập để hoàn thành bảng số. 
a
b
c
(a + b) c
 a b + a c 
2,4
3,8
1,2
7,44
7,44
6,5
2,7
0,8
7,36
7,36
+ Giá trị của 2 biểu thức luôn bằng nhau. 
(a + b) x c = ax b + a x c
HS nêu tính chất.
- HS đọc đề bài 
-1HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở 
Bài giải
Giá 1kg đường là: 
38500 : 5 = 7700(đồng)
Số tiền phải trả để mua 3,5kg đường là 
7700 3,5 = 26950(đồng) 
Mua 3,5kg phải trả ít hơn mua 5kg số tiền là
38500 – 26950 = 11550(đồng) 
 Đáp số: 11550 đồng 
-Chuẩn bị bài sau 
-----------------------------------------
Tiết 3: Luyện đọc
người gác rừng tí hon
 I. Mục đích yêu cầu:
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.
- Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
 II. Các hoạt động dạy học
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ 
Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Hành trình của bầy ong” 
-GV nhận xét ghi điểm 
B. Bài mới:
* Giới thiệu và ghi đầu bài
HĐ1: Luyện đọc
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài. 
 GV có thể kết hợp khen những hs đọc đúng và sửa lỗi phát âm sai, ngắt giọng cho từng hs .
- Gọi hs đọc phần chú giải 
- Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp 
- Gọi hs đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu
HĐ2: Tìm hiểu bài
- Em hãy nêu nội dung chính của bài 
HĐ3:Luyện đọc diễn cảm
- Gọi 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn 
- Hướng dẫn hs tìm cách đọc hay 
- Tổ chức cho hs đọc diễn cảm đoạn 3
+ Treo bảng phụ có viết đoạn 3
+ Đọc mẫu 
+ Yêu cầu hs luyện đọc 
- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm 
GV nhận xét cho điểm hs 
C. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- dặn hs về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
- 3hs đọc bài và nêu nội dung của bài 
- HS nhận xét bạn đọc 
- Theo dõi, mở SGK
- HS đọc bài theo trình tự :
+ Ba em làm .ra bìa rừng chưa 
+ Qua khe lá.thu lại gỗ 
+ Đêm ấy dũng cảm 
- 1 HS đọc chú giải 
- HS luyện đọc theo cặp 
- 1 em đọc lại toàn bài
- HS theo dõi 
* Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. 
- 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn 
- HS cả lớp theo dõi, trao đổi tìm cách đọc hay 
+ HS theo dõi và tìm các từ cần nhấn giọng 
- 2HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc 
- HS thi đọc diễn cảm.
- lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay
- 1 hs nhắc lại nội dung bài 
- Về nhà đọc diễn cảm lại cả bài văn, chuẩn bị bài sau 
------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2012
Tiết 1: tiếng anh
--------------------------------------
Tiết 2: luyện toán
luyện tập chung 
I. Mục tiêu: Rèn kỹ năng:
- Thực hiện cộng, trừ, nhân các số thập phân.
- Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính 
II. Các hoạt động dạy học.
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 1. Bài cũ 
2.Bài mới 
1) Giới thiệu bài .
2) Luyện tập 
Giao BT 1;2;3;4 SGK trang 62
Bài 1:
- Yêu cầu hs đọc đề bài 
- Yêu cầu HS làm bài. 
- Gọi hs yếu lên bảng làm bài.
- Yêu cầu hs nêu rõ cách thực hiện 
Bài 2: 
- Gọi hs nêu y/c bài tập .
Nêu 2 cách có thể tính được kq của BT 
- Yêu cầu hs làm bài - Gọi hs TB lên bảng làm.
- Gọi hs nhận xét bài làm của bạn và nêu cách làm.
Bài 3: 
- Gọi hs nêu y/c bài tập .
- GV yêu cầu hs tự làm bài 
Gọi hs khá lên bảng
- Gọi hs nhận xét bài làm của bạn
- Yêu cầu hs nêu rõ cách làm của em là cách tính thuận tiện nhất 
Bài 4:
- Gọi hs đọc đề bài toán 
- Bài toán thuộc dạng toán nào đã biết? Giải bằng cách nào?
- Yêu cầu hs làm bài – Gọi 1 hs khá lên bảng.
3. Củng cố –dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn dò hs: Về nhà làm BT 3a,4(cách 2).
 Chuẩn bị bài sau
+ HS đọc đề bài 
+HS tự làm bài – 2 HS lên bảng. 
Kq: a) 316,93
 b) 61,72
- HS nhận xét bài làm của bạn 
+ Tính bằng hai cách 
+ HS nêu cách làm
+C1: Tìm tổng trước sau đó nhân 
+C2:Lấy từng số hạng của tổng (hiệu) nhân với số đã cho, rồi cộng (trừ) các tích tìm được với nhau
- 2HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở 
Kq: a) 42
 b) 19,44
 HS nêu cách làm.
+ Tính bằng cách thuận tiện nhất
- 2HS lên bảng làm bài, mỗi hs làm một phần cả lớp làm vào vở bài tập 
- HS nhận xét bài làm của bạn và bổ sung ý kiến 
- HS nêu cách làm.
- HS đọc đề bài 
- BT thuộc dạng quan hệ tỉ lệ. Giải theo cách rút về đơn vị.
-1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở 
Bài giải
Giá tiền một mét vải là 
60000 : 4 = 15000(đồng)
Số tiền phải trả để mua 6,8mét vải là 
15000 6,8 = 102000(đồng) 
Mua 6,8m phải trả nhiều hơn mua 4m là
102000 – 60000 = 42000(đồng)
 Đáp số: 42000 đồng 
--------------------------------------
Tiết 3: Luyện viết
Bài 19 - 20
I. Mục đích , yêu cầu:
- Giúp HS yếu và HS trung bình viết đúng bài: 5( Vở thực hành luyện viết).
- HS năng khiếu viết đúng, đẹp và có sáng tạo.
II. Các hoạt động dạy học :
- GV đọc mẫu bài viết 1 lần.
* Hướng dẫn HS viết từ khó:
- Y/c HS tìm từ khó, dễ lẫn trong bài.
- Y/c HS phân tích cách viết mỗi từ đó.
- Nhắc nhở HS cách viết và trình bày bài viết.
* Viết:
- HS viết bài theo mẫu chữ trong bài.
- HS soát bài , chữa lỗi.
- Gv chấm một số bài. Nêu nhận xét.
* Củng cố dặn dò.
- Gv nhận xét tiết học.
- HD Hs về viết lại các tiếng, từ còn viết sai.
-----------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 21 háng 11 năm 2012
Tiết 1: Mĩ thuật
Tập nặn tạo dáng: Nặn dáng người
I. Mục tiêu:
- Hiểu đặc điểm, hình dáng của một số dáng người hoạt động. 
- Nặn được một, hai dáng người đơn giản
- HSK G: Hình nặn cân đối, giồng hình dáng người đang hoạt động. 
II. Đồ dùng dạy học: 
* GV: - SGK, SGV. 
 - Sưu tầm một số tranh ảnh về các dáng người đang hoạt động 
 - Bài nặn của HS lớp trước 
 - Đất nặn và một số đồ dùng cần thiết 
* HS: - SGK 
 - Đất nặn và một số đồ dùng để nặn 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 
HĐD
HĐH
* Giới thiệu bài: 
HĐ 1: Quan sát nhận sét: 
- GV gới thiệu các tranh ảnh về các dánh người đang hoạt động 
+ Nêu các bộ phận của cơ thể con người? 
+ Mỗi bộ phận cơ thể người có dạng hình gì? 
+ Nêu một số dáng hoạt động của con người? 
- GV nhận xét các dáng người đang hoạt động 
HĐ 2: Hướng dẫn nặn: 
- GV vừa nêu các bước nặn vừa nặn mẫu 
. Nặn các bộ phận trước, nặn các chi tiết sau rồi ghép và chỉnh sửa cho cân đối 
(. Hoặc nặn từ một thỏi đất và nặn thêm các chi tiết...) 
-GV gợi ý cách xắp xếp các hình nặn theo đề tài 
HĐ 3: Thực hành
- GV tổ chức cho các em nặn theo nhóm (mỗi nhóm 3 em)
HĐ 4: Nhận xét, đánh giá:
- GV tổ chức 
- GV nhận xét đánh giá chung
* Dặn dò:
HS về chuẩn bị bài cho tiết sau
HS mở SGK
- HS quan sát
- ... đầu, thân, chân, tay, ... 
- ... đầu dạng tròn, thân, chân, tay có dạng hình trụ
- Vài em nêu 
- HS theo dõi 
Cả lớp theo dõi
- HS thực hành
- HS trình bày bài 
- Các em nhận xét
------------------------------------
Tiết 2: Luyện Toán
chia một số thập phân cho một số tự nhiên 
I. Mục tiêu:	 
 Rèn kỹ năng thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên, biết vận dụng trong thực hành tính. 
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
 A. Bài cũ
B. Bài mới 
 Luyện tập 
Giao BT 1;2 SGK trang 63
Bài1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu hs nêu rõ cách đặt tính và thực hiện phép tính. 
- GV nhận xét ghi điểm
Bài2:- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV y/cầu hs nêu cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân sau đó làm bài 
- Gọi hs nhận xét bài làm của bạn 
Bài 3: HSK
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- GV chữa bài và ghi điểm hs 
C. Củng cố, dặn dò:
- T. hệ thống lại nội dung bài học .
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- HS làm bài tập 1,2 (sgk) 
+ Đặt tính rồi tính 
- 2HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở 
a. 5,28 4 b.95,2 68
 1 2 1,32 27 2 1,4 
 08 0
 0
- HS nhận xét bài làm của bạn 
HS nêu cách đặt tính và tính.
+ Tìm x.
- 2HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
a. x 3 = 8,4 b. 5 x = 0,25
 x = 8,4 : 3 x = 0,25 : 5
 x = 2,8 x = 0,05
- HS nhận xét bài làm của bạn và kiểm tra bài của mình 
- HS đọc đề bài.
- 1HS làm bài hs cả lớp làm bài vào vở bài tập Bài giải 
Trung bình mỗi giờ người đi xe máy đi được là: 
 126,54 : 3 = 42,18(km) 
 Đáp số: 42,18 km 
- HS học bài và làm bài tập về nhà
- Chuẩn bị bài sau 
---------------------------------
Tiết 3: luyện đọc
trồng rừng ngập mặn 
I. Mục đích yêu cầu:	
- Biết đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa học.
 -Hiểu nội dung: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.(Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa). 
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ
B. Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc 
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt) 
- Khi HS đọc GV chú ý sửa lỗi phát âm ngắt giọng cho từng hs.
- Gọi hs đọc phần chú giải 
- Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp 
- Gọi hs đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu, lưu ý hs cách đọc nhấn giọng ở những từ ngữ : xói lở, bị vỡ, tuyên truyền, phấn khởi, vững chắc  
HĐ2: Tìm hiểu bài 
- Tổ chức cho hs đọc thầm, trao đổi trả lời câu hỏi tìm hiểu bài (sgk) theo nhóm đôi 
* Em hãy nêu nội dung chính của bài 
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi 3 hs tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài
- Tổ chức cho hs đọc diễn cảm đoạn 3
+ Treo bảng phụ 
+ Đọc mẫu 
+ Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp 
- Tổ chức cho hs thi đọc 
- Nhận xét, cho điểm từng hs 
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- dặn dò hs
- Theo dõi, mở SGK
- HS đọc bài theo thứ tự :
+ Trước đây.sóng lớn 
+ Mấy năm qua..Cồn Mờ
+ Nhờ phục hồi .vững chắc đê điều 
- 1 HS đọc chú giải 
- HS luyện đọc theo cặp 
- 1 em đọc lại toàn bài
- HS theo dõi 
- HS cùng đọc thầm, trao đổi trả lời câu hỏi tìm hiểu bài 
* Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi. 
3 hs nối tiếp nhau đọc bài 
+ Theo dõi GV đọc mẫu 
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc và chỉnh sửa lỗi cho nhau 
- HS thi đọc diễn cảm.
- lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay
- 1 hs đọc toàn bài 
- Về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau 
-----------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 23 tháng 11 năm 2012
Tiết 1: luyện Toán
Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,..
I. Mục tiêu :
- Rèn kỹ năng chia một số thập phân cho 10, 100, 1000... và vận dụng để giải bài toán có lời văn
II. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
Hướng dẫn HS làm bài tập 
Giao BT: 1,2,3 SGK trang 65
Bài 1: 
Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm – Gọi 2 em lên bảng làm bài.
* Muốn nhân một STP với 10, 100, 1000, 
ta làm thế nào ?
Bài 2: HSK làm cả bài.
Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm – Gọi 2 em lên bảng làm bài.
* Muốn chia 1 STP cho 10; 100,  ta có thể nhân số đó với 0,1; 0,01; 
Bài 3:
- GV gọi 1 hs đọc đề toán.
- Yêu cầu HS tự làm bài – Gọi 1 HS lên bảng..
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học
+ Tính nhẩm
-HS lên bảng thực hiện phép chia.
- HS khác nhận xét 
a. 43,2 : 10 = 4,32.
 0,65 : 10 = 0,065
 432,9 :100 = 4,329
 13,96 : 1000 = 0,01396
b. 23,7 : 10 = 2,37
 2,07 : 10 = 0,207
 2,23 : 100 = 0,0223
 999,8 : 1000 = 0,9998
HS nêu cách nhân.
+ Tính nhẩm rồi so sánh kết quả.
 HS tự làm bài – 2 HS lên bảng
 a) 12,9 :10 và 12,9 0,1
 12,9 :10 = 1,29
 12,9 0,1 = 1,29
Vậy: 12,9 :10 = 12,9 0,1
b) 123,4 :100 và 123,4 0,01
123,4 :100 = 1,234
 123,4 0,01 = 1,234
Vậy: 123,4 :100 = 123,4 0,01
 HS đọc đề bài.
- HS tự làm – 1 HS lên bảng.
Bài giải
Số gạo đã lấy ra là:
537,25 : 10 =53,725 (tấn).
Số gạo còn lại trong kho là:
537,25 – 53,725 = 483,525(tấn)
 Đ/s : 483,525 tấn.
- HS khác nhận xét bổ sung.
- Chuẩn bị bài sau 
---------------------------------
Tiết 2: sinh hoạt
--------------------------------
Tiết 3: HĐNG
-----------------------------------------------------------------------------
Nhận xét BGH
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 13.chieu.doc