Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Tiết 19 đến tiết 34

Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Tiết 19 đến tiết 34

. Mục tiêu:

Học xong bài này HS biết:

* Kiến thức: Mọi người cần phải yêu quê hương.

* Kỹ năng: Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.

* Thái độ: Yêu quý tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.

II. Đồ dùng dạy học:

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 môn Đạo đức - Tiết 19 đến tiết 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ , ngày tháng năm 20
ĐẠO ĐỨC
Tieát: 19 
Bài: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
* Kiến thức: Mọi người cần phải yêu quê hương.
* Kỹ năng: Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.
* Thái độ: Yêu quý tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Thẻ màu.
- HS: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS trả lời câu hỏi và đọc ghi nhớ.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 THỜI LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
9’
8’
9’
v Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “Cây đa làng em”.
0 Mục tiêu: Biết được một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương.
0 Cách tiến hành: 
- Cho thảo luận các câu hỏi trong SGK.
- Kết luận:Việc làm của bạn Hà thể hiện tình yêu quê hương.
v Hoạt động 2: Làm bài tập 1- SGK.
0 Mục tiêu: Nêu được những việc cần làm.
0 Cách tiến hành:
- Cho thảo luận để làm bài tập 1.
- Kết luận: a, b, c, d, e " tình yêu quê hương.
- Yêu cầu đọc ghi nhớ (SGK).
v Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
0 Mục tiêu: Kể việc làm của bản thân.
0 Cách tiến hành: 
- Yêu cầu trao đổi với nhau theo các gợi ý:
+ Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê hương mình?
+ Bạn đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương?
(Có thể cho HS nêu câu hỏi về những vấn đề mà mình quan tâm).
- Kết luận: Khen những HS biết thể hiện lòng yêu quê hương bằng việc làm cụ thể. 
- Nhóm 4 đọc thầm truyện – thảo luậ
- Lắng nghe.
- Nhóm đôi – trao đổi.
- 2 – 3 HS đọc.
- Nhóm 4 – thảo luận.
- Lắng nghe – tuyên dương.
4. Củng cố: (3’)
- Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Về vẽ bức tranh nói về việc làm em mong muốn thực hiện cho quê hương hoặc sưu tầm tranh, ảnh về quê hương mình.
- Chuẩn bị bài thơ, bài hát nói về quê hương.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................................
.
.
.
Thứ , ngày tháng năm 20
Tiết: 20
ĐẠO ĐỨC
Bài: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
* Kiến thức: Mọi người cần phải yêu quê hương.
* Kỹ năng: Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.
* Thái độ: Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Dây, kẹp, nẹp để trao tranh.
- HS: Các bài thơ, bài hát nói về tình yêu quê hương.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS trả lời câu hỏi cuối bài và đọc ghi nhớ.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 THỜI LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
7’
7’
6’
6’
v Hoạt động 1: Triển lãm nhỏ (bài tập 4 SGK).
0 Mục tiêu: Biết thể hiện tình cảm với quê hương.
0 Cách tiến hành:
- Hướng dẫn các nhóm trưng bày và triển lãm tranh.
- Tổ chức xem tranh và trao đổi, bình luận.
- Nhận xét về tranh, ảnh của HS và bày tỏ niềm tin rằng các em sẽ làm được những công việc thiết thực để tỏ lòng yêu quê hương.
v Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (Bài tập 2)
0 Mục tiêu: Biết bày tỏ thái độ phù hợp với một số ý kiến liên quan đến tình yêu quê hương.
0 Cách tiến hành: 
- Lần lượt nêu từng ý kiến.
- Mời giải thích lí do.
- Kết luận: Tán thành (a), (d)
v Hoạt động 3: Xử lí tình huống (Bài tập 3) 
0 Mục tiêu: Biết xử lí tình huống.
0 Cách tiến hành: Yêu cầu các nhóm thảo luận để xử lí tình huống.
- Kết luận: 
+ Tình huống (a): Tuấn có thể góp sách báo của mình, vận động các bạn
+ Tình huống (b): Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội.
v Hoạt động 4: Trình bày kết quản sưu tầm.
0 Mục tiêu: Củng cố bài.
0 Cách tiến hành: 
- Trình bày kết quả sưu tầm được.
- Kết luận: Nhắc nhở HS thể hiện tình yêu quê hương bằng việc làm cụ thể.
- Nhóm theo dãy bàn.
- Cả lớp xem tranh.
- Lắng nghe.
- Cá nhân – giơ thẻ màu.
- Một số HS giải thích.
- Nhóm 4 – theo từng tình huống, đại diện trình bày.
- Nhóm 4 – trình bày – trao đổi về ý nghĩa của bài thơ.
- Lắng nghe.
4. Củng cố: (3’)
- HS đọc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Về địa phương thể hiện tình yêu quê hương.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................................
..
..
.
= = = = ™ & — = = = = 
Thứ , ngày tháng năm 20
Tiết: 21	ĐẠO ĐỨC
Bài: UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ PHƯỜNG EM (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
* Kiến thức: Cần phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân (UBND) xã (phường) và vì sao phải tôn trọng UBND xã (phường).
* Kỹ năng: Thực hiện các qui định của UBND xã (phường); tham gia các hoạt động do UBND xã (phường) tổ chức.
* Thái độ: Tôn trọng UBND xã (phường).
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Ảnh UBND phường – Thẻ màu (Hoạt động 2) – Bảng phụ các băng giấy (Hoạt động 3).
- HS: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS trả lời câu hỏi cuối bài và đọc ghi nhớ.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 THỜI LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
8’
8’
v Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Đến Uỷ ban nhân dân phường.
0 Mục tiêu: Biết một số công việc của UBND phường và tầm quan trọng của UB.
0 Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc truyện trong SGK.
- Cho thảo luận các câu hỏi:
+ Bố Nga đến UBND phường để làm gì?
+ UBND phường làm công việc gì?
+ UBND phường có vai trò rất quan trọng nên mỗi người dân cần phải có thái độ như thế nào đối với UBND?
- Kết luận: UBND giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân địa phương.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
v Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK.
0 Mục tiêu: Biết một số việc làm của UBND.
0 Cách tiến hành: 
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ.
- Kết luận: UBND phường làm các việc: b, c, d, đ, e, h, i.
v Hoạt động 3: Làm bài tập 3 SGK.
0 Mục tiêu: Nhận biết được các hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND phường.
0 Cách tiến hành: 
- Giao nhiệm vụ cho HS.
- Gọi trình bày ý kiến.
- Kết luận: (b), (c) là hành vi, việc làm đúng, (a) là hành vi không nên làm.
- 1 – 2 HS đọc.
- Cả lớp thảo luận.
- 2 – 3 HS đọc.
- Nhóm 4 – Thảo luận.
- Lắng nghe – nhắc lại.
- Làm việc cá nhân.
- 1 số HS trình bày.
4. Củng cố: (3’)
- HS đọc ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Tìm hiểu UBND phường nơi mình ở, các công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà UBND phường đã làm.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................................
..
..
..
= = = = ™ & — = = = =
Thứ , ngày tháng năm 20
Tiết: 22
ĐẠO ĐỨC
Bài: UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ, (PHƯỜNG) EM (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Học xong bài này, HS biết:
* Kiến thức: Cần phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân (UBND) xã (phường) và vì sao phải tôn trọng UBND xã (phường).
* Kỹ năng: Thực hiện các quy định của UBND xã (phường), tham gia các hoạt động do UBND xã (phường).
* Thái độ: 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Ảnh UBND – phường.
- HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 THỜI LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
v Hoạt động 1: Xử lí tình huống (Bài tập 2).
0 Mục tiêu: Biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND xã (phường) tổ chức.
0 Cách tiến hành:
- Chia nhóm và giao tình hưống xử lí cho từng nhóm. 
- Kết luận: 
a. Nên vận động các bạn tham gia.
b. Nên đăng kí sinh hoạt hè.
c. Nên bàn với gia đình.
v Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (bài tập 4)
0 Mục tiêu: Biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền.
0 Cách tiến hành: Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đóng vai góp ý kiến cho UBND xã (phường) về các vấn đề có liên quan đến trẻ em. 
- Cho mỗi nhóm trình bày – thảo luận, bổ sung ý kiến.
- Kết luận: UBND phường luôn quan tâm, chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi của người dân, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em tham gia các hoạt động xã hội và tham gia đóng góp ý kiến là một việc làm tốt.
- Nhóm 4 – thảo luận.
- Lắng nghe.
- Nhóm cùng dãy bàn – mỗi nhóm chuẩn bị ý kiến về một vấn đề.
- Cử đại diện.
- Lắng nghe.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Làm phần trắc nghiệm ở vở bài tập.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................................
..
..
..
= = = = ™ & — = = = = 
Thứ , ngày tháng năm 20
ĐẠO ĐỨC
Bài: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (tiết 1)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
* Kiến thức: Tổ quốc của em là Việt Nam; Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày, đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
* Kỹ năng: Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
* Thái độ: Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, về nền văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác.
- HS: Tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS trả lời câu hỏi + đọc Ghi nhớ.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) (nêu MT)
b. Các hoạt động:
 THỜI LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
9’
9’
8’
v Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin.
0 Mục tiêu: Có những hiểu biết ban đầu về văn hoá, kinh tế, truyền thống và con người.
0 Cách tiến hành:
- Chia thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm nghiên cứu, chuẩn bị giới thiệu một nội dung của thông tin trong SGK.
- Kết luận: Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào. Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày.
v Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
0 Mục tiêu: Có thêm hiểu biết và tự hào về đất nước Việt Nam.
0 Cách tiến hành: Yêu cầu thảo luận nhóm theo câu hỏi:
- Em biết thêm gì về đất nước Việt Nam? Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam? Nước ta còn có những khó khăn gì? Chúng ta cần làm gì để xây dựng đất nước?
- Kết luận: Cần cố gắng học tập, rèn luyện để góp p ... uận: 
+ Ý kiến (b), (c) là đúng.
+ Ý kiến (a) là sai.
- Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm.
- Nhóm 4 – quan sát – thảo luận.
- 1 HS đọc.
- Làm việc cá nhân.
- Làm việc nhóm 4.
- Đại diện nhóm.
- Lắng nghe.
4. Củng cố: (3’)
- HS đọc ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Dặn HS tìm hiểu một tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của địa phương.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................................
.
..
..
.= = = = ™ & — = = = =
Thứ , ngày tháng năm 20
ĐẠO ĐỨC
Bài: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
* Kiến thức: Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.
* Kỹ năng: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
* Thái độ: Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Ảnh về tài nguyên thiên nhiên địa phương, nước ta.
- HS: Tranh ảnh (nếu có) 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
HS trả lời câu hỏi và đọc ghi nhớ.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Tiết 2).
b. Các hoạt động:
 THỜI LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
9’
8’
9’
v Hoạt động 1: Làm bài tập 2.
0 Mục tiêu: Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên.
0 Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS giới thiệu có kèm theo tranh, ảnh minh hoạ.
- Giới thiệu thêm một số tài nguyên chính của Việt Nam như: Mỏ than Quảng Ninh, dầu khí Vũng Tàu, mỏ A- pa- tít Lào Cai.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 4.
0 Mục tiêu: Nhận biết được những việc làm đúng.
0 Cách tiến hành:
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận bài tập.
- Kết luận: a, đ, e: việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
 b, c, d: không phải các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Con người cần biết cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí để phục vụ cho cuộc sống không làm tổn hại đến thiên nhiên.
v Hoạt động 3: Làm bài tập 5 SGK.
0 Mục tiêu: Biết đưa ra các giải pháp, ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
0 Cách tiến hành:
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm: tìm biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (tiết kiệm điện nước, chất đốt, giấy viết).
- Kết luận: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình.
- Làm việc nhóm 4.
- Quan sát.
- Nhóm 4 thảo luận – trình bày.
- Lắng nghe.
- Làm việc nhóm 4 (theo màu hoa).
- Lắng nghe.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Dặn HS về nhà thực hiện các việc đã học.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = =
Thứ , ngày tháng năm 20
ĐẠO ĐỨC
ĐỊA PHƯƠNG
Tiết: 33 
Bài: VƯỢT LÊN BẤT HẠNH
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
* Kiến thức: Con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tim cậy, thì sẽ vượt qua được khó khăn.
* Kỹ năng: Xác định được những thuận lợi, khó khăn, biết đề ra kế hoạch.
* Thái độ: Cảm phục tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Nội dung truyện: Vượt lên bất hạnh.
- HS: Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
HS trả lời câu hỏi và đọc ghi nhớ.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Vượt lên bất hạnh.
b. Các hoạt động:
 THỜI LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
14’
12’
v Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện.
0 Mục tiêu: Biết được hoàn cảnh và biểu hiện vượt khó của Lê Hữu Tuấn.
0 Cách tiến hành:
- Đọc cho HS nghe thông tin về Lê Hữu Tuấn.
- Yêu cầu thảo luận câu hỏi:
+ Lê Hữu Tuấn đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và trong học tập?
+ Lê Hữu Tuấn đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào?
+ Em học tập được những gì từ tấm gương đó?
- Kết luận: Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lí thì vẫn có thể vừa học tốt, vừa giúp được gia đình.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành.
0 Mục tiêu: Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình, biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân.
0 Cách tiến hành: Yêu cầu HS ghi vào phiếu “Ước mơ của tôi” một ước mơ của mình và xây dựng kế hoạch thực hiện theo mẫu sau:
- Tôi tên:
- Ước mơ của tôi là:
- Để thực hiện ước mơ của mình, tôi sẽ: 
- Gọi HS trình bày.
- Kết luận: Sự cảm thông, động viên, giúp đỡ của bạn bè, tập thể là hết sức cần thiết để giúp ta vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
- Lắng nghe.
- 2 HS cùng bàn trao đổi.
- Lắng nghe – nhắc lại cách sắp xếp thời gian hợp lí để có kết quả tốt.
- Làm việc cá nhân – ghi vào phiếu theo mẫu.
- Một vài HS.
- Lắng nghe, nhắc lại để thấy sự cảm thông trong cuộc sống.
4. Củng cố: (3’)
- HS kể về tấm gương vượt khó ở lớp.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Dặn HS tự phân tích khó khăn và biện pháp khắc phục của bản thân.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................................
.
..
..
= = = = ™ & — = = = =
Thứ , ngày tháng năm 20
ĐẠO ĐỨC
Bài: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG (Nguyễn Thị Định)
Tiết: 34 
I. Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
* Kiến thức: Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần tôn trọng phụ nữ.
* Kỹ năng: Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái.
* Thái độ: Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Thẻ các màu.
- HS: Phiếu học tập. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
HS trả lời câu hỏi và đọc ghi nhớ.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Nguyễn Thị Định.
b. Các hoạt động:
 THỜI LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
13’
12’
v Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin.
0 Mục tiêu: Biết những đóng góp của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội.
0 Cách tiến hành:
- Đọc cho HS nghe thông tin về Bà Nguyễn Thị Định.
- Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi:
+ Hãy ghi vào chỗ trống những từ đã cho sau đây sao cho phù hợp: đóng góp to lớn, bình đẳng, vai trò quan trọng.
+ Chúng ta cần tôn trọng phụ nữ vì họ là những người có trong gia đình, có những trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xây dựng đất nước. Ngày nay, phụ nữ và nam giới đều như nhau.
v Hoạt động 2: Thực hành.
0 Mục tiêu: Liên hệ thực tế.
0 Cách tiến hành: Yêu cầu HS dùng thẻ màu tán thành trước những biểu hiện biết tôn trọng phụ nữ:
a) Giúp đỡ họ khi cần thiết.
b) Đối xử với nam giới như nữ giời.
c) Chỉ chọn bạn cùng giới để chơi.
d) Yêu cầu bạn nữ làm theo mọi ý kiến của bạn.
đ) Chào hỏi lịch sự.
e) Chúc mừng tặng hoa cho các bạn nữ nhân ngày 8/3.
- Lắng nghe.
- 2 HS cùng bàn trao đổi ghi vào phiếu học tập – Trình bày – nhận xét.
- Cá nhân giơ thẻ màu (tán thành màu đỏ, không tán thành màu vàng).
4. Củng cố: (3’)
HS thi hát các bài hát về chủ đề Phụ nữ.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Dặn HS về biết giúp đỡ mẹ công việc vừa sức mình.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................................
.
..
= = = = ™ & — = = = =
Thứ , ngày tháng năm 20
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH CUỐI KÌ II
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: Củng cố, hệ thống lại các hiểu biết về tình yêu Tổ quốc, yêu hoà bình.
* Kỹ năng: Tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường, địa phương tổ chức
* Thái độ: Yêu hoà bình, Tổ quốc.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh ảnh.
- HS: Thẻ màu, tranh ảnh, bài báo. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS đọc ghi nhớ và trả lời câu hỏi.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Thực hành cuối kì II.
b. Các hoạt động:
 THỜI LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
15’
11’
v Hoạt động 1: Giới thiệu tranh, ảnh.
0 Mục tiêu: Hệ thống lại các kiến thức đã học.
0 Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS trình bày một số tranh, ảnh, bài báo về những hoạt động ở Việt Nam và trên thế giới vì hoà bình, phản đối chiến tranh, về những hoạt động các tổ chức Liên Hợp Quốc
- Nêu câu hỏi để HS thảo luận:
 + Nước ta hoàn toàn thống nhất năm nào?
 + Hãy hát hoặc đọc một bài thơ về hoà bình?
 + Trụ sở chính của cơ quan Liên Hợp Quốc nằm ở đâu?
 +Tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa gì đối với đời con người?
v Hoạt động 2: Làm bài tập.
0 Mục tiêu: Biết bày tỏ thái độ.
0 Cách tiến hành:
- Treo bảng phụ có ghi nội dung bài tập – yêu cầu HS đọc và lần lượt sử dụng thẻ màu để tỏ thái độ tán thành hay không tán thành với các ý mà nội dung bài tập nêu.
- Làm việc theo nhóm – dán những gì sưu tầm được lên bảng nhóm – cử đại diện trình bày.
- 2 HS cùng bàn trao đổi – Tiếp nối nhau trả lời còn lại lắng nghe nhận xét, bổ sung (nếu cần).
- Cá nhân – đọc kĩ từng thông tin suy nghĩ – sử dụng thẻ màu để bày tỏ ý kiến.
4. Củng cố: (3’)
- Tổ chức cho HS trình bày các bài hát hoặc đọc thơ hay vẽ tranh về các nội dung vừa ôn tập.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Dặn HS về thực hiện những điều đã được học, đọc thêm sách báo để có thêm các thông tin cần thiết.
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = =
DUYEÄT
KHOÁI TRÖÔÛNG
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
HIEÄU TRÖÔÛNG
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 5 dao duc ca nam ckt kns 2012 2013.doc