Giáo án Luyện Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Bá Mạnh

Giáo án Luyện Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Bá Mạnh

I. MỤC TIÊU:

- Củng cố cách viết chữ hoa M (viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định) thông qua bài tập ứng dụng:

+ Viết tên riêng: "Mai Hắc Đế" bằng chữ cỡ nhỏ.

+ Viết các câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

GV:- Mẫu chữ viết hoa M.

 - GV viết sẵn câu tục ngữ lên bảng.

HS:Bảng con

 

doc 5 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1078Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Bá Mạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ bảy ngày 14 tháng 12 năm 2009
Luyện viết:
Ôn Chữ Hoa M
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách viết chữ hoa M (viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định) thông qua bài tập ứng dụng:
+ Viết tên riêng: "Mai Hắc Đế" bằng chữ cỡ nhỏ.
+ Viết các câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy - học
GV:- Mẫu chữ viết hoa M.
 - GV viết sẵn câu tục ngữ lên bảng.
HS:Bảng con
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
 2.Kiểm tra bài cũ 
- Nhắc lại từ và câu ứng dụng tiết trước?
- HS + GV nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
b. HD học sinh viết trên bảng con.
*. Luyện viết chữ hoa: 
- GV yêu cầu HS quan sát chữ viết trong vở TV 
- HS quan sát và trả lời 
+ Tìm các chữ hoa có trong bài 
- M, H, Đ
- GV viết mẫu chữ M, kết hợp nhắc lại cách viết.
- HS nghe và quan sát.
- GV đọc M, H, Đ
- HS viết vào bảng con 
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
*. HS viết từ ứng dụng. 
- GV gọi HS đọc
- 2HS đọc từ ứng dụng 
- GV giới thiệu về" Mai Hắc Đế"
- HS nghe 
- GV đọc: Mai Hắc Đế 
- HS tập viết trên bảng con
- GV quan sát sửa sai.
*. HS viết câu ứng dụng:
- GV gọi HS đọc câu ứng dụng 
- 2HS đọc câu ứng dụng 
"Mái nhà của chim
..........................
 Sóng xanh rập rình"
- GV giúp HS hiểu ND câu ứng dụng
- HS nghe 
- HS viết bảng con : Mái, Lợp, Sóng
- GV sửa sai cho HS 
c. Hướng dẫn viết vở TV
- GV nêu yêu cầu 
- HS nghe 
- GV quan sát, uấn nắn cho HS 
- HS viết bài vào vở TV
d. Chấm chữa bài;
- GV thu bài chấm điểm 
- GV nhận xét bài viết.
4. Củng cố 
- Nêu lại ND bài
5.Dặn dò:
VN ôn bài.
-----------------------------------------------------
Luyện Tiếng Việt
Nói về thành thị, nông thôn
I. Mục tiêu:
Rèn kĩ năng nói:
1. Nghe - nhớ những tình tiết chính để kể lại đúng nội dung truyện vui Kéo cây lúa lên. Lời kể vui, khôi hài.
2. Kể được những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị ) theo gợi ý trong SGK. Bài nói đủ ý nói về nông thôn (thành thị )
ii.Chuẩn bị:
GV:Bảng phụ
HS:Vở viết
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
 2.Kiểm tra bài cũ 
Gọi HS giới thiệu về tổ mình.
3.Bài mới:
a. Bài tập 1: - Gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập và gợi ý
- HS đọc thầm gợi ý, quan sát tranh minh hoạ.
- GV kể lần thứ nhất cho HS nghe 
- HS nghe 
- GV hỏi:
+ Truyện này có những nhân vật nào?
- Chàng ngốc và vợ 
+ Khi thấy lúa ở ruộng ở nhà mình bị xấu, chàng ngốc đã làm gì?
- Kéo cây lúa lên cho cao hơn ruộng lúa nhà bên cạnh.
- Về nhà anh chàng khoe gì với vợ ?
- Chàng ta khoe đã kéo cây lúa cao hơn ruộng lúa nhà bên cạnh.
+ Chị vợ ra đồng thấy kết quả ra sao ?
- Cả ruộng lúa nhà mình héo rũ.
+ Vì sao cây lúa nhà chàng ngốc bị héo ?
- Cây lúa bị kéo lên đứt rễ nên héo rũ.
- GV kể lại lần 2
- HS nghe 
- 1HS giỏi kể lại câu chuyện
- Từng cặp HS tập kể 
- GV gọi HS thi kể 
- 3 - 4 HS thi kể 
- HS nhận xét - bình chọn 
- GV nhận xét ghi điểm.
b. Bài tập 2: Gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập + gọi ý SGK 
- HS nói mình chọn nói về đề tài gì 
- GV mở bảng phụ đã viết gợi ý và giúp HS hiểu gợi ý (a) của bài
- HS nghe 
- 1 HS làm mẫu - HS nhận xét 
- GV gọi HS trình bày 
- 1số HS trình bày bài trước lớp
- HS nhận xét, bình trọn 
- GV nhận xét, ghi điểm 
4.Củng cố:
- Nêu lại ND bài 
- 1HS 
5.Dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------------
Luyện toán
Tính giá trị biểu thức
i. Mục tiêu:
Giúp HS
- Biết cách tính giá trị biểu thức có các phép cộng, trừ, nhân, chia.
- áp dụng đố giải các bài toán có liên quan đến tính giá trị của biểu thức.
- Xếp 8 hình thành hình tứ giác (hình bình hành ) theo mẫu.
II.chuẩn bị:
GV:Phiếu học tập
HS:Bảng con
iii. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
 2.Kiểm tra bài cũ 
àm BT 2 + BT 3 (2HS) (tiết 78)
	- HS + GV nhận xét.
3. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
* HS nắm được quy tắc thực hiện
- GV viết lên bảng 60 + 35 : 5 
- HS quan sát 
+ Em hãy đọc biểu thức này ?
- Biểu thức 60 cộng 35 chia 7
+ Em hãy tính giá của biểu thức trên ?
- 1 HS tính:
60 + 35 : 5 = 60 + 7
 = 67
+ Từ ví dụ trên em hãy rút ra quy tắc ?
- HS nêu quy tắc -> nhiều HS nhắc lại 
- GV viết bảng 86 - 10 + 4
- HS quan sát 
+ Em hãy áp dụng qui tắc để tính giá trị của biểu thức ?
- HS làm vào nháp + 1HS lên bảng 
 86 - 10 x 4 = 86 - 40 
 = 46
- GV gọi HS nhắc lại cách tính ? 
- 1HS nêu cách tính
b. Hoạt động 2: Thực hành 
*. Bài 1. áp dụng quy tắc để tính giá trị của biểu thức 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm vào vở + 2HS lên bảng làm 
- GV yêu cầu HS làm vào vở + 2HS lên bảng làm 
253 + 10 x 4 = 235 + 40 
 = 293
- GV theo dõi HS làm bài 
93 - 48 : 8 = 93 - 6
 = 87.
- GV gọi HS nhận xét 
- HS nhận xét 
- GV nhận xét - ghi điểm 
*. Bài 2: áp dụng qui tắc tính giá trị của biểu thức và điền đúng các phép tính 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS làm vào SGK và gọi HS lên bảng làm. 
S
- HS làm vào SGK
- GV theo dõi HS làm bài 
S
37 - 5 x 5 = 12 
S
180 : 6 + 30 = 60 
S
30 + 60 x 2 = 150 
282 - 100 : 2 = 91 
- GV gọi HS nhận xét 
- HS nhận xét bài 
- GV nhận xét ghi điểm 
*. Bài 3: áp dụng qui tắc để giải được bài toán có lời văn. 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV gọi HS phân tích bài toán 
- 2 HS phân tích bài toán 
- GV yêu cầu HS làm vào vở + 1 HS lên bảng làm bài 
Bài giải
Tóm tắt 
Cả mẹ và chị hái được số táo là:
Mẹ hái: 60 quả táo 
60 + 35 = 95 (quả)
Chị hái 30
Mỗi hộp có số táo là:
Xếp đều: 5 hộp 
95 : 5 = 19 (quả)
1 hộp : quả táo ?
Đáp số: 19 quả
- GV gọi HS nhận xét 
- HS nhận xét bài bạn.
- GV nhận xét bài - ghi điểm 
*. Bài 4: Củng cố về xếp hình 
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- 2HS nêu yêu cầu BT
- HS quan sát hình mẫu 
- HS thảo luận cặp xếp hình 
- GV tổ chức cho HS thi xếp hình 
- HS thi xếp hình 
- GV nhận xét, tuyên dương
4. Củng cố 
- Nêu lại quy tắc tính giá trị của biểu thức
- 2HS 
5.Dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
--------------------------------------------------------------------------------------------	----------

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LUYEN TUAN 16.doc