Giáo án Luyện tập Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019

Giáo án Luyện tập Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019

Đi hội chùa Hương

I, Mục tiêu: Giúp HS:

- Củng cố cách đọc đúng, đọc hay bài TĐ: Đi hội chùa Hương.

- Trả lời được câu hỏi về nội dung bài đọc.

II, Cách tiến hành:

 * Cho cả lớp đọc lại bài một lần.

 - HS chậm chỉ YC đọc một đoạn và trả lời một câu hỏi cuối bài.

 - HS đọc tốt đọc cả bài và trả lời từ 1 đến 2 câu hỏi cuối bài.

 * GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS.

 * Nhận xét, tuyên dương.

 

doc 12 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 08/07/2022 Lượt xem 225Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện tập Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
 Thứ hai ngày 11 tháng 3 năm 2019
 Tiết 1 Luyện toán
 Luyện tập
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố và khắc sâu cách tính giá trị của biểu thức. 
- Củng cố và rèn kĩ năng thực hiện thành thạo phép tính: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số .
 II. Cách tiến hành:
* Cho HS làm và chữa các BT sau:
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức sau:
 235 + 25 x 3 = 235 + 75 58 + 26 x 4 = 58 + 104
 = 310 = 162
 53 x 4 - 87 = 212 - 87 345 + 25 : 5 = 345 + 5
 = 125 = 350
Bài 2. Đặt tính rồi tính:
 4237 x 2 2346 x 4 2483 x 3 1248 x 5 1347 x 6
 4 237 2346 2483 1248 1347
 x x x x x
 2 4 3 5 6
 8474 9384 7449 6240 8082
Bài 3: 
	Bạn Hà mua một quyển vở hết 8000 đồng và một chiếc bút hết 3000 đồng. Bạn Hà đưa cho cô bán hàng 20000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại bao nhiêu tiền cho Hà?
Bài giải
Hà mua vở và bút hết số tiền là:
8000 + 3000 = 11000 ( đồng )
Cô bán hàng trả lại cho Hà số tiền là:
20000 - 11000 = 9000 ( đồng )
 Đáp số: 9000 đồng
Chấm, chữa bài và nhận xét.
 **********************************
 Tiết 2: Tiếng Anh
 Tiết 3: Tin học 
*******************************************************************
 Thứ ba ngày 12 tháng 3 năm 2019
 Tiết 1: ĐẠO ĐỨC 
 TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC ( Tiết 1)
(Lồng ghép đạo đức Bác Hồ)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Biết: Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
 Trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.
- Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở đồ dùng của bạn bè và mọi người. Nhắc mọi người cùng thực hiện.
* GDKNS: Kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định.
* DG ĐĐ Bác Hồ:
- Cảm nhận được phẩm chất cao quý của Bác Hồ: tôn trọng công sức lao động của mọi người, coi trọng lợi ích của nhân dân, của tập thể.
- Nêu được những biểu hiện, việc làm thể hiện các đức tính trên.
- Biết trân trọng, đặt lợi ích của cộng đồng, tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
II. CHUẨN BỊ:
	 Phiếu thảo luận ( HĐ2)
 Tài liệu "Bác Hồ và những bài học về ĐĐ, ..."
III. CÁC HĐ DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1.Bài cũ: 
Khi gặp đám tang cần làm gì?
2. Bài mới:
HĐ1: Sử lí tình huống qua đóng vai:
+ Mục tiêu: HS biết được một số biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
+ Cách tiến hành:
- GV chia lớp làm 4 nhóm, nêu tình huống: Nam và Minh đang làm bài thì có bác đưa thư ghé qua nhờ chuyển lá thư cho ông T hàng xóm và cả nhà đi vắng ...
 Nếu là Minh em sẽ làm gì khi đó, vì sao?
- Trong những cách giải quyết mà các nhóm đưa ra, cách nào phù hợp nhất?
- Em thử đoán xem, ông T sẽ nghĩ gì về Nam và Minh nếu thư bị bóc?
+Kết luận: Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng tài sản, thư từ của người khác.
* GV kể chuyện "Bác Hồ là thế đấy".
- HS làm việc cá nhân TLCH 1, 2, 3 (TL Bác Hồ...Trang 16)
- HS thảo luận nhóm đôi CH4: + Câu chuyện trên giúp em hiểu thêm điều gì về Bác Hồ.
HĐ2: Thảo luận nhóm:
+ Mục tiêu: HS hiểu được như thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và vì sao cần phải tôn trọng.
+ Cách tiến hành:
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm thảo luận nội dung phiếu(BT2).
+ Kết luận: Thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng...
HĐ3: Liên hệ thực tế:
+ Mục tiêu: HS tự đánh giá việc mình tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
+ Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi.
 Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì, của ai?
 Việc đó xảy ra như thế nào?
- GV tổng kết, khen những HS biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và đề nghị lớp noi theo.
* HĐ nối tiếp:
- Thực hiện tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Cần xuống xe hoặc đứng tránh sang một bên...
- Các nhóm thảo luận, tìm cách giải quyết rồi phân vai thể hiện.
- Các nhóm lên biểu diễn.
- Cá nhân HS trả lời.
- Lắng nghe.
- HS làm việc CN, nêu kq.
- HS thảo luân, trình bày kq thảo luận.
- Mỗi bàn là 1 nhóm thảo luận nội dung bài tập.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Nhóm khác bổ sung.
- Từng cặp HS trao đổi với nhau.
- Một số HS trình bày trước lớp.
 TiÕt 2 Tin häc
 TiÕt 3 Luyện toán
 Luyện Tập
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về xử lí số liệu ở mức độ đơn giản và lập dãy số liệu..
- Củng cố cách tính về giải bài toán bằng hai phép tính.
- Củng cố về tính chu vi hình chữ nhật.	
 II. Cách tiến hành:
 - Cho HS làm và chữa các bài tập sau:
 Bài 1: Đây là bảng thống kê số cây trồng của bốn đội trồng cây:
Đội
Một
Hai
Ba
Bốn
Số cây
75
60
80
65
	Nhìn vào bảng thống kê, hãy viết vào chỗ chấm:
 a, Đội trồng được nhiều cây nhất:..................Đội ba......................................
 Đội trồng được ít cây nhất nhất:...................Đội hai.....................................
 b, Cả bốn đội trồng được số cây: ......................280.....................................
Bài 2: Đội xe chở gạo gồm có 4 xe, xe đầu chở được 1250 kg gạo, 3 xe sau mỗi xe chở được 1425 kg gạo. Hỏi tất cả chở được bao nhiêu kg gạo?
Bài giải
 3 xe chở được số kg gạo là:
1425 x 3 = 4275 (kg)
Cả 4 xe chở được số gạo là:
4275 + 1250 =5525 (kg)
 Đáp số: 5525 kg gạo
Bài 3:
	 Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài là 450m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi khu đất đó?
Bài giải
Chiều rộng khu đất là:
450 : 3 = 150 ( m )
Chu vi khu đất là:
(450 + 150 ) x 2 = 1200 (m)
 Đáp số: 1200 m
Chấm, chữa bài và nhận xét. 
**********************************************************************
Thứ tư ngày 13 tháng 3 năm 2019
 Tiết 1 Luyện đọc
Đi hội chùa Hương
I, Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố cách đọc đúng, đọc hay bài TĐ: Đi hội chùa Hương.
- Trả lời được câu hỏi về nội dung bài đọc.
II, Cách tiến hành:
 * Cho cả lớp đọc lại bài một lần.
 - HS chậm chỉ YC đọc một đoạn và trả lời một câu hỏi cuối bài.
 - HS đọc tốt đọc cả bài và trả lời từ 1 đến 2 câu hỏi cuối bài.
 * GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS.
 * Nhận xét, tuyên dương. 
*******************************************
 Tiết 2: Thể dục
	 Tiết 3: 	Hoạt động ngoài giờ lên lớp
**********************************************************************
Thứ năm ngày 14 tháng 3 năm 2019
 Tiết 2 TẬP VIẾT
TUẦN 26
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T (1 dòng), D, Nh (1 dòng); viết đúng tên riêng Tân Trào (1 dòng) và câu ứng dụng “Dù ai mồng mười tháng ba” (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II. CHUẨN BỊ:
	GV: Mẫu chữ viết hoa T
	 Trên bảng lớp viết từ và câu ứng dụng.
III. CÁC HĐ DẠY HỌC:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhận xét
2. Dạy bài mới: GTB.
HĐ1: HD viết chữ hoa:
* Quan sát, nêu qui trình:
- Đưa mẫu chữ T cho HS quan sát.
- Viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết chữ: T, D, N.
* Viết bảng:
- Nhận xét, sửa sai cho HS.
HĐ2: HD viết từ ứng dụng( tên riêng).
* Giới thiệu từ ứng dụng:
- Giới thiệu về vùng đất Tân Trào.
* Quan sát, nhận xét.
- Khi viết từ Tân Trào ta viết như thế nào?
- Mỗi chữ cách nhau bằng bao nhiêu?
- GV viết mẫu, HD cách viết.
* Viết bảng:
- GV sửa lỗi sai cho HS.
HĐ3: HD viết câu ứng dụng.
* Giới thiệu từ ứng dụng:
Câu ca dao nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương 10-3 âm lịch hàng năm ...
* Quan sát, nhận xét:
- Những chữ nào trong câu cần phải viết hoa?
 Các chữ có độ cao như thế nào?
 Khi viết giữa các con chữ trong 1 chữ ta viết như thé nào?
- GV hướng dẫn cách viết.
* Viết bảng:
- GV nhận xét, sửa sai.
HĐ4: HD viết vào vở TV:
- GV nêu yêu cầu, HD cách trình bày.
 GV quan sát, giúp HS viết đúng, đẹp.
+ Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về viết và học thuộc câu ca dao.
-2HS viết bảng lớp, lớp viết giấy nháp: Sầm Sơn.
+ Nêu chữ hoa trong bài: T, D, N (Nh).
- Nêu qui trình viết.
- Quan sát GV viết mẫu.
+ 2HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con: T, D, N.
+ Đọc từ: Tân Trào.
- Viết hoa chữ đầu của mỗi chữ ghi tiếng.
- Cách nhau bằng 1 chữ o.
+ 2HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con: Tân Trào.
+ Đọc câu: Dù ai ... tháng 3.
- Dù, Nhớ, Tổ.
- Các con chữ: D, g, N, h, y, T, b cao 2 li rưỡi; Con chữ đ cao 2 li; Con chữ t cao 1 li rưỡi; Các con chữ còn lại cao 1 li.
- Viết liền mạch.
+ 1HS lên viết bảng, lớp viết bảng con: Tân Trào, giỗ Tổ.
- Viết bài vào vở.
 *************************************************
 Tiết 2: ĐỌC TRUYỆN
 Tiết 3: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CÁ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nêu được ích lợi của cá đối với đời sống con người.
- Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hoặc vật thật.
- Biết cá là động vật có xương sống, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy, có vây.
II. CHUẨN BỊ: Các hình SGK tr100, 101
	- Sưu tầm tranh, ảnh về nuôi, đánh, bắt và chế biến cá.
III. HĐ DẠY - HỌC:
HĐ của thầy
HĐ của trò
Kiểm tra bài cũ: 
- Tôm, cua thường sống ở đâu?
 Nêu ích lợi của tôm, cua?
 2. Dạy bài mới: GTB
HĐ: Quan sát và thảo luận
 + Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được qs. 
+ Cách tiến hành: 
B1. Làm việc theo nhóm:
 - GV chia mỗi bàn HS là 1 nhóm.
 - GV gợi ý cho các nhóm thảo luận
1. Chỉ và nói tên các con cá. Nhận xét về độ lớn của chúng.
2. Bên ngoài cơ thể con cá có gì bảo vệ? Bên trong chúng có xương sống không? 
3. cá sống ở đâu? chúng thở, di chuyển bằng gì?
B2.Làm việc cả lớp:
 Kết luận: Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang, cơ thể chúng có vảy bao phủ, có vây.
 HĐ2: Thảo luận cả lớp:
+ Mục tiêu: Nêu được ích lợi của cá
 +Cách tiến hành:
 - Kể tên 1 số cá sống ở nước ngọt và nước mặn mà em biết? 
- Nêu ích lợi của cá.
 Giới thiệu về HĐ nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết?
+Kết luận: Phần lớn cá được sử dụng làm thức ăn ngon và bổ, nhiều chất đạm.
 - Sông, hồ, biển là môi trường thuận lợi để nuôi, đánh, bắt cá. Cá đã trở thành mặt hàng xuất khẩu của nước ta
3. Củng cố- dặn dò:
 Nhận xét tiết học
 - Về qs con chim để chuẩn bị bài sau. 
- HS trả lời.
- Các nhóm quan sát hình các con cá trong SGK tr100,101 và tranh ảnh sưu tầm.
 - HS thảo luận theo gợi ý của GV.
- Đại diện các nhóm tình bày, mỗi nhóm giới thiệu về 1 con. Nhóm khác nhận xét , bổ sung.
 - Lớp rút ra đặc điểm của con cá.
- Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Cá sống ở nước ngọt: cá mè, cá trắm ...
- Cá sống ở nước mặn: Cá thu, cá ngừ ...
- HS nêu: Cá làm thức ăn...
 HS nêu. 
 Thứ tư ngày 24 tháng 4 năm 2019
Tiết 4: Hoạt động NGLL
Bài 9: CÁC DÂN TỘC PHẢI ĐOÀN KẾT
I. Mục tiêu: 
- Hiểu được tình cảm yêu thương của Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
- Hiểu thế nào là đoàn kết và ý nghĩa của đoàn kết trong cuộc sống. Phê phán những việc làm ảnh hưởng không tốt đến tình đoàn kết.
- Thực hiện theo lối sống: đoàn kết, thân ái và giúp đỡ mọi người.
II. Chuẩn bị: 
- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống ...
III. Các hoạt động dạy học:
1. GV giới thiệu bài: Các DT phải đoàn kết.
2. Dạy bài mới:
* HĐ 1: Kể chuyện và tìm hiểu ND câu chuyện.
- GV kể lại câu chuyện "Các DT phải đoàn kết"Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống " lớp 3 - Trang 32.
- HS đọc lại truyện.
+ Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào trước câu TL đúng. (Câu 1,2,3 - tr33)
- HS trả lời CN.
 - Lớp nhận xét.
* HĐ 2: Hoạt động nhóm.
- Các nhóm thi xem nhóm nào tìm nhanh được một từ thể hiện ý nghĩa của câu chuyện, giải thích vì sao chọn từ đó.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Các nhóm thi tìm và giải thích.
- GV NX, KL.
* HĐ 3: Thực hành - ứng dụng:
- HS hoạt động CN bài tập 1, 2, 3 và nêu kq.
- Cả lớp hát bài "Lớp chúng ta đoàn kết" của nhạc sĩ Mộng Lân.
3. Củng cố, dặn dò:
- GD HS thực hiện theo lối sống: đoàn kết, thân ái và giúp đỡ mọi người.
- Nhận xét tiết học.
 Tiết 3: LUYỆN VIẾT
 Luyện viết một đoạn văn
I, Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về cách viết một đoạn văn ngắn.
II, Cách tiến hành:
 Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn kể về một ngày hội mà em biết.
 * Cho cả lớp đọc đề bài.
 * HD HS viết bài theo gợi ý:
 - Đó là hội gì ?
 - Hội đó được tổ chức khi nào, ở đâu?
 - Mọi người đi xem hội như thế nào?
 - Hội được bát đầu bằng hoạt động gì?
 - Hội có những trò vui gì?
 - Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào?
- YC HS nói cho nhau nghe theo gơi ý trên. ( vài HS nối tiếp nhau nói ).
- YC HS viết những điều em vừa nói thành một đoạn văn ngắn.
- YC HS đọc đoạn văn mình vừa viết ( Vài HS đọc ).
 * GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS.
 * Nhận xét, tuyên dương. 
 *************************************
 TiÕt 3 Luyện viết
Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử
I, Mục tiêu: Giúp HS: 
- Nghe viết đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ đoạn một của bài: Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử.
- HS yếu nhìn sách để viết. 
II, Cách tiến hành:
- YC cả lớp đọc đồng thanh đoạn đầu của bài: Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử.
- YC hai HS đọc lại, cả lớp theo dõi và nêu từ khó viết.
- HS nghe đọc viết bài vào vở và đổi chéo vở cho nhau để soát bài.
- GV theo dõi, uốn nắn và chấm bài.
	* Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi rồi giải câu đố:
	Có sắc là trái thơm ngon
	Có huyền nước ngọt trái tròn trên cao
	Không ....ấu đố bạn trái nào
	Nằm ngay ...ữa .....uộng ăn vào mát ghê.
 - Nhận xét chung.
 Tiết 2 Luyện - Luyện từ và câu
 Tuần 26
I, Mục tiêu: Giúp HS:
- Mở rộng vốn từ: Lễ hội.
- Ôn luyện về đặt dấu phẩy.
II, Cách tiến hành: - YC HS làm bài và chữa bài.
 Bài 1. Viết tên hội hoặc lễ hội ở quê em, kể một số hoạt động có ở hội hoặc lễ hội đó. 
- YC HS đọc đề bài, làm bài theo cặp và trả lời:
- GV nhận xét, chốt bài.
Bài 2. Ghi tên hội ( hoặc lễ hội ) được nhắc đến trong các câu ca dao hoặc đoạn thơ sau: a, Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.
b, Hôm nay đi chùa Hương
 Hoa cỏ mờ hơi sương
 Cùng thầy me em dậy
 Em vấn đầu soi gương,
 Réo rắt suối đưa quanh,
 Ven bờ, ngọn núi xanh,
 Nhịp cầu xa nho nhỏ:
 Cảnh đẹp gần như tranh.
c, Trống giục. Chiêng rung. Hét nổ trời
 Hội vật đầu năm ngập biển người
 Sức xuân cuồn cuộn tràn da thịt
 Thua - được cùng chung những trận cười. 
- YC HS đọc thầm và trả lời: 
- GV nhận xét.
Bài 3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:
a, Nhờ biết lắng nghe con người có thể nhận biết các sự vật xung quanh nhạy bén hơn.
b, Vì thiếu hiểu biết về an toàn thực phẩm nhiều người đã mua những đồ ăn không rõ nguồn gốc và thời hạn sử dụng.
c, Do không hiểu về tác hại của rác thải đối với môi trường và sức khỏe on người nhiều hộ gia đình xả rác không đúng nơi quy định.
d, Tại chủ quan coi thường người khác Thỏ đã thua Rùa trong cuộc chạy đua.
- YC HS đọc thầm và tự làm 
- Gọi HS đọc kết quả bài làm của mình. 
- GV nhận xét, chữa bài.
III, Củng cố, dặn dò.
 - Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tap_lop_3_tuan_26_nam_hoc_2018_2019.doc