Giáo án Luyện từ và câu 3 kì 1 - Triệu Xuân Tuấn - Trường tiểu học Hoà Tú 1A

Giáo án Luyện từ và câu 3 kì 1 - Triệu Xuân Tuấn - Trường tiểu học Hoà Tú 1A

Tuần 1

Tieát 1 Luyeän töø & Caâu

Bài: ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT. SO SÁNH

I/ Mục tiêu:

- Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật (BT1).

- Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ (BT2).

- Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì sao thích hình ảnh đó (BT3).

II/ Đồ dùng dạy - học:

- Bảng lớp viết câu văn BT2.

- Tranh minh họa cảnh biển bình yên

- Tranh minh họa một chiếc diều hình chữ ắ

III/ Hoạt động dạy - học:

 

doc 35 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 843Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 3 kì 1 - Triệu Xuân Tuấn - Trường tiểu học Hoà Tú 1A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tieát 1 Luyeän töø & Caâu
Bài: ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT. SO SÁNH
I/ Mục tiêu:
- Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật (BT1).
- Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ (BT2).
- Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì sao thích hình ảnh đó (BT3).
II/ Đồ dùng dạy - học:
- Bảng lớp viết câu văn BT2.
- Tranh minh họa cảnh biển bình yên
- Tranh minh họa một chiếc diều hình chữ ắ
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp:
- Gv cho hs cả lớp cùng hát vui.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đây là bài đầu tiên nên gv chỉ kiểm tra dụng cụ học tập của hs.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Trong tiết học hôm nay các em học bài ôn về từ chỉ sự vật. So sánh và làm một số bài tập có liên quan.
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
a. Bài tập 1
- GV gọi hs đọc yêu cầu bài tập
- Tổ chức cho hs trao đổi theo cặp tìm từ ngữ chỉ sự vật sau đó gọi hs lên làm bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét chốt bài đúng.
Tay em đánh răng
Răng trắng hoa nhài
Tay em chải tóc
Tóc ngời ánh mai
b. Bài tập 2
- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập
- Cho hs lên bảng làm mẫu
- GV mời hs lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong câu thơ, câu văn.
- GV tổ chức cho hs cùng nhận xét bài làm trên bảng.
- Cuối cùng gv kết luận: các tác giả quan sát tài tình nên đã phát hiện ra sự giống nhau giữa các sự vật trong thế giới xung quanh ta.
c. Bài tập 3:
- GV khuyến khích hs trong lớp tiếp nối nhau phát biểu tự do.
- GV theo dõi và bổ sung cho ý kiến được hoàn chỉnh đầy đủ ý.
4. Củng cố:
- GV hỏi tiết học hôm nay các em học bài gì?
- Chúng ta muốn học tốt hơn đòi hỏi trong tiết LTVC các em cần phát huy hơn nữa để học được tốt.
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem lại các bài tập.
- Chuẩn bị bài: từ ngữ về thiếu nhi. Ôn tập câu Ai là gì?
- Cả lớp cùng hát
- HS kiểm tra chéo nhau và báo cáo.
- Nghe giáo viên giới thiệu bài.
- 1hs đọc yêu cầu bài tập
- HS trao đổi cặp vài hs lên bảng tìm và gạch dưới từ chỉ sự vật
- Cả lớp chữa bài đúng vào vở
- 2hs đọc yêu cầu bài tập
- 1hs lên bảng làm mẫu cả lớp làm bài vào nháp
- 3hs lên bảng thi làm bài
- Cả lớp theo dõi chữa bài đúng
- HS đọc yêu cầu cả lớp thảo luận và thi nhau phát biểu ý kiến.
- 1hs trả lời bài vừa học.
- HS lắng nghe.
Tuần 2
Tieát 2 Luyeän töø & Caâu
Bài: TỪ NGỮ VỀ THIẾU NHI.
ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ?
I/ Mục tiêu:
- Tìm được một vài từ về trẻ em theo yêu cầu BT1.
- Tìm được các bộ phận câu trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? Là gì? (BT2).
Đặt được câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm (BT3).
II/ Đồ dùng dạy - học:
- 2 tờ phiếu khổ to kẻ bảng nội dung bài tập 1
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp:
- Gv cho hs cả lớp cùng hát vui
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi tiết học trước các em học được bài gì?
- GV gọi hs lên làm lại bài tập 1,2 tiết học trước.
- Gv nhận xét tiết kiểm tra.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Tiết học hôm nay các em học tìm hiểu về trẻ em; ôn luyện câu và tìm bộ phận câu.
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a. Bài tập 1
- Gv gọi hs đọc yêu cầu bài tập
- Gv chia lớp thành 2 nhóm và phát phiếu cho các nhóm thao luận nội dung yêu cầu bài tập, giáo viên quy định thời gian cho các nhóm thảo luận, sau thời gian gọi hs các nhóm lên trình bày.
- GV cùng cả lớp nhận xét và bổ sung ý kiến cho đủ.
b. Bài tập 2
- GV gọi hs đọc yêu cầu bài tập và cò thể giải thích cho hs nắm vững yêu cầu bài.
- GV mở bảng phụ ra mời hs lên bảng làm bài.
- Cả lớp và gv nhận xét chữa bài đúng.
c. Bài tập 3
- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 
- GV nhắc hs bài tập này yêu cầu các em xác định bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? Là gì?
- Gv mời hs lên bảng đặt câu
- Cả lớp và gv nhận xét chữa bài đúng
+ Cái gì là hình ảnh thân tuộc của làng quê Việt Nam.....
4. Củng cố:
- GV hỏi hôm nay các em học bài gì?
- Trong tiết học này các em cần nắm vững yêu cầu và trả lời được nội dung tìm hiểu bài tốt.
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà các em xem lại bài và học tuộc bài.
- Chuẩn bị bài: so sánh. Dấu chấm
- Cả lớp cùng hát
- 1hs trả lời bài học trước
- 1hs lên bảng làm mỗi em làm một bài
- Nghe giáo viên giới thiệu bài
- 2hs đọc yêu cầu bài tập.
- 2 nhóm thảo luận viết ra phiếu, sau đó dại diện nhóm lên dán bài trên bảng và đọc kết quả nhóm làm được. Nhóm còn lại nhận xét bổ sung cho đủ ý
- 1hs đọc yêu cầu bài tập
- 1hs giải thích mẫu câu a
- 2hs lên bảng làm, 3hs đứng tại chỗ làm bài miệng. Lớp theo dõi nhận xét
- 1hs đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp làm bài vào nháp, sau đó tiếp nối nhau đặt câu cho bộ phận in đậm, các em còn lại nhận xét bổ sung.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Tuần 3
Tieát 3 Luyeän töø & Caâu
Bài: SO SÁNH. DẤU CHẤM
I/ Mục tiêu:
- Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn (BT1).
- Nhận biết được các từ chỉ sự vật so sánh (BT2).
- Đặt đúng dấu chấm vào chỡ thích hợp trong đoạn văn và viết hoa đúng chữ đầu câu (BT3).
II/ Đồ dùng dạy - học:
- 4 băng giấy mỗi băng chỉ ghi 1 ý bài 1
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp:
- GV cho hs cả lớp hát vui.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gv hỏi tiết học trước các em học bài gì?
- GV gọi hs lên bảng làm lại bài tập 2 tiết trước.
- GV nhận xét tiết kiểm tra.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Hôm nay các em học LTVC tìm những hình ảnh so sánh và đặt dấu chấm.
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a. Bài tập 1.
- GV cho hs đọc yêu cầu bài tập và chia lớp thành 4 nhóm thảo luận tìm gạch dưới các từ được so sánh trong từng câu.
- Gọi hs lên trình bày, cả lớp và gv nhận xét chốt bài giải đúng.
b. Bài tập 2.
- Gọi hs đọc yêu câu bài sau đó cho hs tự làm bài 
- GV gọi hs lên bảng gạch bằng bút màu dưới những từ chỉ sự vật so sánh trong câu.
- Cả lớp và gv nhận xét chốt bài đúng.
* tựa- như- là- là- là.
c. Bài tập 3
- GV cho hs đọc kĩ đoạn văn
- Cho hs tự làm bài văn để chấm câu cho đúng ( nhớ viết hoa lại những chữ đúng đầu câu). GV quy định thời gian cho hs làm bài cá nhân; sau thời gian gọi hs lên bảng chữa bài
- Cả lớp và gv nhận xét chữa bài đúng.
4. Củng cố:
- GV hỏi hôm nay các em học bài gì?
- Qua bài tập vừa học các em phải nhớ rằng ta muốn viết đúng chữ các em cần chú ý đến những dấu câu, nhất là dấu chấm.
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài và chép lại các bài tập 
- Chuẩn bị bài: từ ngữ về gia đình. 
Ôn tập câu Ai là gì?
- Cả lớp cùng hát vui.
- 1hs trả lời bài cũ
- 1hs lên bảng làm mỗi em làm một bài
- Nghe giáo viên giới thiệu bài.
- 1hs đọc yêu cầu bài; sau đó thành lập nhóm thảo luận làm bài.
- Đại diện nhóm lên trình bày và đọc.
- Vài hs đọc yêu cầu bài, sau đó làm bài cá nhân
- 4hs lên bảng thi làm bài, cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- 1hs đọc yêu cầu bài tập.
- HS trao đổi cặp tìm ra dấu chấm thích hợp và viết lại chữ đầu câu; vài hs lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Tuần 4
Tieát 4 Luyeän töø & Caâu
Bài: TỪ NGỮ VỀ GIA ĐÌNH.
ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ?
I/ Mục tiêu:
- Tìm được một số từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình (BT1).
- Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp (BT2)
- Đặt được câu theo mẫu Ai là gì? (BT3 a,b,c).
II/ Đồ dùng dạy - học:
- Bảng lớp viết sẵn bài tập 2
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
- GV cho hs cả lớp cùng hát vui.
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi tiết học trước các em học bài gì?
- Gọi hs lên bảng làm lại bài tập 1,3.
- GV nhận xét tiết kiểm tra.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Gắn với chủ đề Mái ấm, tiết LTVC hôm nay sẽ giúp các em tìm một số từ chỉ gộp người trong gia đình. Sau đó các em tiếp tục ôn luyện kiểu câu Ai là gì?
b.Hướng dẫn làm bài tập:
a. Bài tập 1
- Gọi hs đọc các từ mẫu chỉ người trong gia đình ông bà, chú cháu,.....
- GV hướng dẫn giúp hs hiểu thế nào là những từ ngữ chỉ gộp trong gia đình chỉ người.
- Tổ chức cho hs trao đổi cặp tìm các từ chỉ gộp những người trong gia đình sau đó gọi hs phát biểu
- GV viết nhanh lên bảng và chốt bài đúng: ông bà, cha mẹ, cha chú, chú bác, anh em, chú dì, dì dượng, cô chú, chú cô,bác cháu, chú cháu,.....
b. Bài tập 2
- GV gọi hs đọc yêu cầu bài tập
- Gọi hs lên bảng làm mẫu
- GV chia lớp thành 3 nhóm yêu cầu các nhóm thảo luận 
- Gọi đại diện hs lên bảng trình bày kết quả nêu cách hiểu từng thành ngữ, tục ngữ. 
- GV nhận xét chốt bài đúng.
cha me đối với con cái
con cháu đối với ông bà, cha mẹ
anh chị em đối với nhau
c) con có cha như nhà có nóc
d) Con có mẹ như măng ắp bẹ
a) Con hiền, cháu thảo
b) con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ
e) Chị ngã em nâng.
g) Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần.
c. Bài tập 3
- GV cho hs cả lớp đọc thầm yêu cầu bài tập
- Cho hs trao đổi từng câu theo cặp sau đó tham gia phát biểu.
- GV nhận nhanh từng câu các em vừa đặt 
a) Tuấn là anh của Lan./ Tuấn là đứa con ngoan..
b) Bạn nhỏ là cô bé rất ngoan.....
c) Bà me là người rất yêu thương con.....
d) Sẻ non là nười bạn rất tốt. .....
4. Củng cố:
- Gv hỏi hôm nay các em học bài gì?
- Trong cuộc sống chúng ta phải biết thương yêu ông bà, cha mẹ....
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài và làm bài.
- Chuẩn bị bài: so sánh 
- Cả lớp cùng hát
- 1hs trả lời bài cũ.
- 2hs lên bảng làm lại bài mỗi em làm một bài
- Nghe giáo viên giới thiệu bài
- 2hs đọc yêu cầu bài tập và làm mẫu
- HS trao đổi theo cặp tìm và phát biểu
- HS viết nhanh vào vở
- HS đọc yêu cầu bài tập
- 1hs lên làm mẫu
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập
- 1hs lên bảng làm mẫu; tiếp theo hs trao đổi theo cặp và phát biểu về các bài còn lại
- 1hs trả lời bài vừa học.
- HS lắng nghe.
Tuần 5
Tieát 5 Luyeän töø & Caâu
Bài: SO SÁNH
I/ Mục tiêu:
- Nắm được một số kiểu so sánh mới: so sánh hơn kém (BT1).
- Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ ở (BT2).
- Biết thêm từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh (BT3, BT4).
II/ Đồ dùng dạy - học:
- Bảng lớp viết 3 khổ thơ ở BT1
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp:
- GV cho hs cả lớp cùng hát vui.
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi tiết trước các em đã học bài gì?
- GV gọi h ... làm bài trong VBT.
- Chuẩn bị bài: từ ngữ về dân tộc. Luyện tập về so sánh.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Tuần 15
Bài: TỪ NỮ VỀ DÂN TỘC.
LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNH
I/ Mục đích yêu cầu:
- Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta (BT1).
- Điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống (BT2).
- Dựa theo tranh gợi ý, viết (hoặc nói) được cau có hình ảnh so sánh (BT3).
- Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh (BT4).
II/ Đồ dùng dạy - học:
- Giấy khổ to viết tên một số dân tộc thiểu số Bắc - Trung - Nam.
- 4-5 tờ giấy khổ A4 để HS làm bài tập 1 theo nhóm.
- 4 băng giấy viết 4 câu văn ở BT2.
- Tranh minh hoạ BT3.
- Bảng lớp viết 3 câu văn ở BT4.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định lớp:
- GV cho HS cả lớp cùng hát vui.
B. Bài cũ:
- GV hỏi tiết LTVC tuần trước các em học bài gì?
- GV gọi HS lên bảng làm bài 2 và 3 trong VBT, mỗi em làm một bài.
- GV nhận xét tiết kiểm tra.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được học để mở rộng, làm giàu vốn từ về các dân tộc. Sau đó, tập đặt những câu văn có hình ảnh so sánh.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
a. Bài tập 1
- GV nêu yêu cầu bài tập (kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết) 
- GV chia lớp thành 3 nhóm yêu cầu các nhóm thảo luận tìm và viết nhanh tên các dân tộc thiểu số.
- GV gọi các nhóm lên trình bày, cả lớp và GV nhận xét chốt bài đúng
Các DTTS Miền Bắc
Tầy, Nùng, Thái, Mườn, Dao, Hmông, Hoa, Giáy,....
Các DTTS MiềnTrung
Vân Kiều, Cơ-ho, Khơ-mú, Ê-đê, Ba-na, Gia-rai, Chăm,...
Các DTTS Miền Nam
Khmer, Hoa, Xtiêng
b. Bài tập 2
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập và xem mẫu.
- GV dán 4 băng giấy trên bảng gọi 4HS lên bảng làm và đọc kết quả
- Cả lớp và GV nhận xét chốt bài đúng
Lời giải:
a) Để tránh thú dữ nhiều dân tộc ở miền núi có thói quen ở nhà sàn.
b) Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên nhà rông để múa hát
c) Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang.
d) Truyện hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc chăm
c. Bài tập 3
- GV gọi HS đọc yêu cầu BT, quan sát từng cặp tranh vẽ.
- GV cho HS tự làm bài cá nhân sau đó gọi HS lên đặt câu
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
+ Tranh 1: Trăng được so sánh với quả bóng tròn/
+ Tranh 2: Nụ cười của bé được so sánh với bông hoa/ Bông hoa được so sánh với nụ cười bé.....
+ Tranh 3: Nhọn đèn được so sánh với ngôi sao....
+ Tranh 4: Hình dáng của đất nước Việt Nam được so sánh với chữ S/....
d. Bài tập 4
- Cho HS đọc yêu cầu bài và làm bài cá nhân
- HS tiếp nối nhau làm bài. Cả lớp và GV nhận xét chốt bài đúng.
- GV điền từ đúng vào chỗ trống trong bảng
a) Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy ra.
b) Trới mưa đường đất sét trơn như bôi mỡ.
c) Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như núi/ trái núi.
D. Củng cố:
- GV gọi HS đọc lại BT4 và ghi nhớ các hình ảnh so sánh đẹp.
E. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài và làm bài trong VBT.
- Chuẩn bị bài: từ ngữ về thành thị, nông thôn. Dấu phẩy.
- Cả lớp cùng hát vui.
- 1HS trả lời bài cũ.
- 2HS lên bảng làm bài mỗi em làm một bài.
- Nghe GV giới thiệu bài
- Theo dõi GV nêu yêu cầu BT và đọc thầm theo
- Các nhóm thảo luận viết nhanh vào giấy.
- Đại diện nhóm lên dán bài trên bảng.
- HS đọc yêu cầu bài tập tự làm bài cá nhân
- 4HS lên bảng thi làm bài và đọc kết quả.
- HS chữa bài đúng vào vở.
- 2HS đọc yêu cầu BT và quan sát tranh minh hoạ
- HS tự làm bài cá nhân, mỗi em tập viết câu văn có hình ảnh so sánh với từng tranh.
- Vài HS đọc những câu văn mình viết, lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- HS chữa bài đúng vào vở
- HS đọc yêu cầu bài và làm bài cá nhân, vài HS tiếp nối nhau làm lớp nhận xét bổ sung.HS chữa bài đúng vào vở.
- Vài HS đọc lại BT4.
Tuần 16
Bài: TỪ NGỮ VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN.
DẤU PHẨY
I/ Mục đích yêu cầu:
- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm Thành thị và Nông thôn (BT1, BT2)
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3).
II/ Đồ dùng dạy - học:
- Bản đồ Việt Nam có tên các tỉnh , huyện, thị.
- Bảng lớp viết đoạn văn trong BT3.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định lớp:
- GV cho HS cả lớp cùng hát vui.
B. Bài cũ:
- GV hỏi tiết học trước các em học bài gì?
- GV kiểm tra miệng HS làm bài 1,3 trong VBT.
- GV nhận xét tiết kiểm tra.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Trong tiết học hôm nay, gắn với chủ điểm Thành thị và Nông thôn các em sẻ tìm hiểu để mở rộng thêm về vốn từ trên và làm bài tập điền dấu phẩy.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
a. Bài tập 1
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập; Nhắc HS chú ý nêu tên các thành phố không thuộc thị xã có diện tích nhỏ hơn
- GV tổ chức lớp thành nhiều nhóm nhỏ mỗi nhóm 4 em thảo luận ghi vào nháp; Sau đó mời đại diện phát biểu.
- GV và cả lớp nhận xét bổ sung
- Các thành phố lớn tương đương một tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẳng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ. / Các thành phố thuộc tỉnh tương đương quân, huyện: Điện Biên, Thái Nguyên, Việt Trì, Nam Định, Hạ Long, Thanh Hoá, Sóc Trăng,.....
b. Bài tập 2
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ trao đổi cặp và phát biểu ý kiến
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng
- Cả lớp cùng hát vui.
- 1HS trả lời bài cũ.
- 2HS lên bảng làm bài mỗi em làm một bài.
- Nghe GV giới thiệu chủ điểm
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Các nhóm thảo luận tìm và ghi vào nháp, đại diện các nhóm phát biểu.
- Nhiều HS đọc lại
- HS đọc yêu cầu bài tập; Trao đổi ý kiến tự làm bài cá nhân, sau đó nhiều em phát biểu
a) Ở thành phố
- Sự vật
- Công việc
- Đường phố, nhà cao tầng, đèn cao áp, công viên, rạp xiếc, rạp chiếu bóng, bể bơi, cửa hàng lớn, trung tâm văn hoá, xe buýt,...
- Kinh doanh, chế tạo máy móc, chế tạo ô tô, lái xe, nghiên cứu khoa học, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang,....
b) Ở nông thôn
- Sự vật
- Công việc
- Nhà ngói, nhà lá, ruộng vườn, cánh đồng, luỹ tre, cây đa, ao cá, hồ sen, trâu, bò, lợn, gà, liềm, hái, cào cỏ,....
- Cấy lùa, cày bừa, gặt hái, cắt rạ, phơi thóc, xay thóc, giã gạo, phun thuốc, bảo vệ lúa,....
c. Bài tập 3
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập tự làm bài cá nhân.
- GV dán 3 băng giấy lên bảng mời HS lên bảng làm bài đúng
- Cả lớp và GV nhận xét chữa bài đúng:
Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào kinh hay tầy, Mường hay Dao, Gia - Rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ có nhau, no đói giúp nhau.
D. Củng cố:
- Qua bài tập 1,2 giúp cho các em hiểu thêm về các dân tộc trên đất nước và hiểu thêm về thành thị và nông thôn....
E. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài và làm bài trong VBT.
- Chuẩn bị bài: ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào? Dấu phẩy
- Hs đọc yêu cầu bài tập, tự làm bài cá nhân
- 3HS lên bảng thi làm bài lớp nhận xét bổ sung.
- Nhiều HS đọc lại bài đúng.
- HS nhắc lại.
Tuần 17
Bài: ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM.
ÔN TẬP AI THẾ NÀO? DẤU PHẨY.
I/ Mục đích yêu cầu:
- Tìm được các từ chỉ đặc điểm của ngưới hoặc vật (BT1).
- Biết đặt câu theo mẫu Ai thế nào? Để miêu tả một đối tượng (BT2).
- Đặt được dấu phẩy vào chổ thích hợp trong câu (BT3 a,b).
- GDMT : tình cảm đối với con người và thiên nhiên đất nước.
II/ Đồ dùng dạy - học:
- Bảng lớp viết nội dung BT1
- Bảng phụ viết nội dung BT2+ 4-5 tờ giấy trắng khổ A4 
- Hai băng giấy, mỗi băng giấy viết nội dung BTa,b.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định lớp:
- GV cho HS cả lớp cùng hát vui.
B. Bài cũ:
- GV hỏi HS tiết học trước các em đã học bài gì?
- GV gọi HS lên bảng làm bài 1,2 trong VBT.
- GV nhận xét tiết kiểm tra.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Tiết LTVC hôm nay các em học tìm từ chỉ đặc diểm của ngưới hoặc vật, đặt câu theo mẫu Ai thế nào? Và đặt dấu phẩy vào chỗ trống.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
a. Bài tập 1
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập, GV nhắc HS các em có thể tìm nhiều từ ngữ nói về đặc điểm của một nhân vật
- Cả lớp và GV nhận xét chốt bài đúng
Bài giải:
a) Mến
dũng cảm/tốt bụng/không ngần ngại cứu người/biết sống vì người khác/.. 
b) Đom đóm
chuyên cần/chăm chỉ/tốt bụng
c) Chàng Mồ côi
-Chủ quán
thông monh/tài trí/công minh/biết bảo vệ lẽ phải/....
tham lam/dối trá/xấu xa/vu oan cho người khác/....
b. Bài tập 2
- GV nêu yêu cầu bài tập, nhắc HS có thể đặt nhiều câu theo mẫu Ai thế nào? Để tả một người (một vật hoặc cảnh) đã nêu.
- GV mời HS tập đặt câu (GV chốt lại: Bác nông dân rất chăm chỉ)
- GV phát 4-5 tờ giấy riêng cho HS, lớp tự làm bài cá nhân và thi nhau phát biểu
- GV chốt lại bài và chấm điểm một số bài đúng
- Cả lớp cùng hát vui.
- 1HS trả lời bài cũ
- 2HS lên bảng làm bài mỗi em làm một bài
- Nghe GV giới thiệu bài.
- HS đọc yêu cầu bài và làm bài cá nhân
- Nhiều HS tiếp nối nhau phát biểu
- HS theo dõi GV nêu yêu cầu tự đọc thầm lại mẫu; 
- 1HS đặt câu lớp theo dõi
- 4-5HS nhận giấy làm bài, cả lớp làm vào nháp; HS làm vào trong giấy dán bài lên bảng. HS tiếp nối nhau đọc câu văn
Bài giải:
Ai
thế nào?
a) Bác nông dân
chăm chỉ / rất chịu khó / rất vui vẻ khi cày xong thửa ruông/....
b) Bông hoa trong vườn
thật tươi tắn / thơm ngát / thật tươi tắn trong buổi sáng mùa thu / ....
c) Buổi sáng hôm qua
lạnh buốt / lạnh chưa từng thấy / chỉ hơi lành lạnh / .....
c. Bài tập
- GV hướng dẫn HS thực hiện như BT2. Sau khi HS làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến, GV dán 3 băng giấy lên bảng, mời HS lên thi điền dấu phẩy đúng
- Cả lớp và GV nhận xét chốt bài đúng:
Câu a) Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
Câu b) Nắng cuối thu vàng óng, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.
Câu c) Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
D. Củng cố:
- Qua các bài tập các em cần nắm vững yêu cầu bài tập để thực hiện bài tập được tốt.
E. dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài và làm bài trong VBT.
- Chuẩn bị tiết sau ôn tập và kiểm tra cuối kì I
- HS đọc yêu cầu bài tập tự làm bài cá nhân, nhiều HS phát biểu
- 3HS lên bảng thi làm bài lớp bổ sung.
- HS chữa bài đúng vào vở.
- HS nghi nhớ, nhắc lại
Tuần 18
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LTC3HKINT2CKTKN BVMT KNS.doc